1 00:00:06,763 --> 00:00:11,000 Trông như một tập hợp các số được sắp xếp theo thứ tự 2 00:00:11,000 --> 00:00:14,506 nhưng lại là một kho báu toán học. 3 00:00:14,506 --> 00:00:18,654 Những nhà toán học Ấn Độ gọi nó là Nấc thang lên đỉnh Tu Di. 4 00:00:18,654 --> 00:00:21,131 Ở Iran, nó có tên Tam giác Khayyam 5 00:00:21,131 --> 00:00:23,738 Và ở Trung Quốc, là Tam giác Dương Huy. 6 00:00:23,738 --> 00:00:28,033 Ở hầu hết các nước phương Tây, nó được biết đến với tên Tam giác Pascal, 7 00:00:28,033 --> 00:00:31,085 đặt theo tên nhà toán học người Pháp, Bryce Pascal, 8 00:00:31,085 --> 00:00:32,714 nghe có vẻ hơi bất công 9 00:00:32,714 --> 00:00:35,674 vì rõ ràng khám phá của ông muộn hơn những người khác 10 00:00:35,674 --> 00:00:37,766 nhưng ông vẫn có nhiều đóng góp. 11 00:00:37,766 --> 00:00:42,270 Vậy điều gì khiến nó hấp dẫn các nhà toán học trên thế giới đến vậy? 12 00:00:42,270 --> 00:00:46,124 Nói ngắn gọn, nó chứa đầy quy luật và bí ẩn. 13 00:00:46,124 --> 00:00:49,428 Trước nhất là quy tắc tạo thành. 14 00:00:49,428 --> 00:00:51,017 Bắt đầu với số một, 15 00:00:51,017 --> 00:00:54,477 hãy tưởng tượng những số không vô hình ở hai bên. 16 00:00:54,477 --> 00:00:58,592 Cộng chúng lại theo cặp, sẽ tạo thành dòng tiếp theo. 17 00:00:58,592 --> 00:01:02,066 Hãy lặp lại việc này. 18 00:01:02,066 --> 00:01:05,784 Cứ tiếp tục như vậy, bạn có được một tam giác như thế này, 19 00:01:05,784 --> 00:01:09,325 dù thực tế, Tam giác Pascal có thể đến vô tận. 20 00:01:09,325 --> 00:01:14,914 Mỗi dòng ứng với các hệ số trong khai triển nhị thức 21 00:01:14,914 --> 00:01:18,898 có dạng (x+y)^n, 22 00:01:18,898 --> 00:01:21,307 trong đó n là số dòng, 23 00:01:21,307 --> 00:01:23,746 và bắt đầu tính từ số không. 24 00:01:23,746 --> 00:01:26,552 Do đó, nếu cho n=2 và khai triển nó, 25 00:01:26,552 --> 00:01:31,107 bạn sẽ được: (x^2) + 2xy + (y^2). 26 00:01:31,107 --> 00:01:34,023 Hệ số, hay số đứng trước biến, 27 00:01:34,023 --> 00:01:38,397 trùng với các con số của dòng tương ứng trong Tam giác Pascal. 28 00:01:38,397 --> 00:01:43,256 Bạn sẽ thấy điều tương tự với n=3, được khai triển thành thế này. 29 00:01:43,256 --> 00:01:48,493 Dùng tam giác này, ta có thể tra các hệ số này nhanh chóng và dễ dàng. 30 00:01:48,493 --> 00:01:50,037 Và hơn thế nữa. 31 00:01:50,037 --> 00:01:52,897 Ví dụ, tính tổng các số trên mỗi dòng 32 00:01:52,897 --> 00:01:56,039 ta được dãy lũy thừa cơ số 2. 33 00:01:56,039 --> 00:02:01,771 Hoặc trên một dòng, coi mỗi số là một phần của khai triển trong hệ thập phân. 34 00:02:01,771 --> 00:02:07,835 Nói cách khác, dòng hai được biểu diễn: (1x1)+(2x10)+(1x100). 35 00:02:07,835 --> 00:02:12,111 Bạn sẽ có 121, tức 11^2. 36 00:02:12,111 --> 00:02:15,872 Hãy xem điều gì xảy ra khi làm tương tự với dòng sáu. 37 00:02:15,872 --> 00:02:21,036 Tổng là 1.771.561, 38 00:02:21,036 --> 00:02:23,736 tức 11^6, 39 00:02:23,736 --> 00:02:25,136 và tiếp tục như vậy. 40 00:02:25,136 --> 00:02:27,890 Nó cũng có các ứng dụng trong hình học. 41 00:02:27,890 --> 00:02:29,971 Hãy nhìn vào các đường chéo. 42 00:02:29,971 --> 00:02:34,117 Hai đường đầu tiên không có gì thú vị: toàn số một, và các số nguyên dương, 43 00:02:34,117 --> 00:02:36,656 hay còn được gọi là số tự nhiên. 44 00:02:36,656 --> 00:02:40,707 Nhưng các số trên đường chéo tiếp theo được gọi là số tam giác 45 00:02:40,707 --> 00:02:42,783 vì bạn có thể lấy các điểm đó, 46 00:02:42,783 --> 00:02:46,389 xếp chúng thành các tam giác đều. 47 00:02:46,389 --> 00:02:49,307 Đường chéo kế tiếp chứa số tứ diện 48 00:02:49,307 --> 00:02:54,622 vì đơn giản, bạn có thể xếp chúng thành một tứ diện. 49 00:02:54,622 --> 00:02:57,996 Hoặc tô tất cả các số lẻ. 50 00:02:57,996 --> 00:03:00,881 Có vẻ như chẳng có gì đặc biệt nếu tam giác này quá nhỏ 51 00:03:00,881 --> 00:03:03,298 nhưng nếu thêm vào hàng ngàn dòng, 52 00:03:03,298 --> 00:03:07,439 bạn sẽ có một hệ chiết hình gọi là Tam giác Sierpinski. 53 00:03:07,439 --> 00:03:10,756 Tam giác này không chỉ là một kiệt tác toán học. 54 00:03:10,756 --> 00:03:12,742 Nó còn khá hữu dụng, 55 00:03:12,742 --> 00:03:15,481 nhất là với xác suất và tính toán 56 00:03:15,481 --> 00:03:18,566 trong ngành toán học tổ hợp. 57 00:03:18,566 --> 00:03:20,454 Giả sử bạn muốn có năm người con, 58 00:03:20,454 --> 00:03:22,270 và muốn biết xác suất 59 00:03:22,270 --> 00:03:26,590 của việc có được gia đình mơ ước với ba con gái và hai con trai. 60 00:03:26,590 --> 00:03:28,388 Trong khai triển nhị thức, 61 00:03:28,388 --> 00:03:32,116 nó tương ứng với tổng số con gái và con trai, tất cả mũ năm. 62 00:03:32,116 --> 00:03:33,660 Hãy cùng nhìn vào dòng thứ năm, 63 00:03:33,660 --> 00:03:37,131 số đầu tiên ứng với năm người con gái 64 00:03:37,131 --> 00:03:39,929 và số cuối ứng với năm người con trai. 65 00:03:39,929 --> 00:03:42,692 Số đứng thứ ba chính là con số ta muốn tìm. 66 00:03:42,692 --> 00:03:46,642 Lấy mười chia cho tổng các xác suất trong dòng. 67 00:03:46,642 --> 00:03:51,490 Vậy là 10/32, hay 31.25%. 68 00:03:51,490 --> 00:03:55,316 Hoặc nếu bạn chọn ngẫu nhiên năm người trong một đội bóng rổ 69 00:03:55,316 --> 00:03:57,084 trong một nhóm 12 người, 70 00:03:57,084 --> 00:04:00,102 có thể lập được tất cả bao nhiêu nhóm năm người? 71 00:04:00,102 --> 00:04:01,422 Trong toán tổ hợp, 72 00:04:01,422 --> 00:04:05,062 bài toán này sẽ được biểu diễn dưới dạng tổ hợp chập 5 của 12, 73 00:04:05,062 --> 00:04:07,237 và có thể dùng công thức này để tính, 74 00:04:07,237 --> 00:04:11,708 hay bạn có thể chỉ nhìn vào số thứ sáu trên dòng 12 của tam giác 75 00:04:11,708 --> 00:04:13,383 và tìm được đáp án. 76 00:04:13,383 --> 00:04:15,079 Quy luật trong Tam giác Pascal 77 00:04:15,079 --> 00:04:19,387 là minh chứng cho cấu trúc đan xen một cách tinh tế của toán học. 78 00:04:19,387 --> 00:04:23,271 Cho tới ngày nay, nó vẫn đang tiết lộ thêm những bí mật mới. 79 00:04:23,271 --> 00:04:27,422 Ví dụ, các nhà toán học gần đây phát hiện ra cách để khai triển nó 80 00:04:27,422 --> 00:04:30,019 cho tới loại đa thức này. 81 00:04:30,019 --> 00:04:32,138 Ta có thể tìm thấy gì tiếp theo? 82 00:04:32,138 --> 00:04:34,457 Điều đó tùy thuộc vào bạn.