Return to Video

Công nghệ vì Tiếp cận Công bằng: Khuyết tật Học tập

  • 0:10 - 0:11
    Tên tôi là Shelby,
  • 0:11 - 0:14
    sinh viên năm cuối
    của Đại học Washington.
  • 0:14 - 0:17
    Tôi mắc chứng khó đọc/khó viết,
  • 0:17 - 0:19
    tôi được chẩn đoán khi lên 7 tuổi
  • 0:19 - 0:23
    nên đây vẫn luôn là một thử thách
    mà tôi luôn tìm cách vượt qua,
  • 0:23 - 0:25
    dần dần theo thời gian.
  • 0:25 - 0:26
    Tôi nghĩ thử thách lớn nhất
  • 0:26 - 0:29
    là khi có nhiều tài liệu cần đọc.
  • 0:29 - 0:31
    Vào ngay bây giờ,
    chỉ cho lớp kinh tế là
  • 0:31 - 0:36
    tôi đã phải đọc một
    quyển sách dày, kèm theo
  • 0:36 - 0:38
    vài bài đọc thêm, nên
    chỉ việc đọc hết số đó,
  • 0:38 - 0:42
    trong 1-2 ngày, hơn 100 chương,
  • 0:42 - 0:43
    thật là một thử thách khổng lồ.
  • 0:43 - 0:47
    Đây là lúc tôi chắc chắn
  • 0:47 - 0:50
    phải dùng công nghệ
    chuyển văn bản sang giọng nói.
  • 0:50 - 0:53
    [máy tính]
  • 0:53 - 0:57
    Các phần mềm tiếp cận
    giúp tôi chọn đoạn văn bản
  • 0:57 - 0:58
    và đọc to nó lên.
  • 0:58 - 1:02
    Có một phần mềm khác
    gọi là NaturalReader,
  • 1:02 - 1:05
    cũng có chức năng tương tự.
  • 1:05 - 1:07
    Nhưng cái hay ở NaturalReader là
  • 1:07 - 1:10
    cho ta thấy đoạn đang được đọc.
  • 1:10 - 1:12
    [máy tính]
  • 1:12 - 1:15
    [máy tính]
  • 1:15 - 1:17
    Nó giúp tôi hiểu được.
  • 1:17 - 1:19
    Khi đọc một mình,
  • 1:19 - 1:22
    tôi chỉ cần nghe một lần
    và có thể quay lại,
  • 1:22 - 1:24
    tôi sẽ hiểu được rằng:
    Đây là nội dung khá
  • 1:24 - 1:27
    quan trọng, cần chú ý.
  • 1:27 - 1:32
    Nếu phải tự đọc thì
    rất mất thời gian và
  • 1:32 - 1:34
    tôi dễ bị xao lãng.
  • 1:34 - 1:39
    Công nghệ thật sự có ích
    và giúp tôi hoàn thành công việc.
  • 1:39 - 1:43
    Tôi thấy rất tốt vì mình
    hoàn thành công việc sớm
  • 1:43 - 1:45
    chứ không phải thức trắng cả đêm.
  • 1:45 - 1:49
    Từng có những ngày tôi
    phải thức đến 5 giờ sáng
  • 1:49 - 1:50
    chỉ để đọc tài liệu
  • 1:50 - 1:52
    và hiểu chúng để có thể bàn luận
  • 1:52 - 1:55
    hay ít nhất nói rằng "Tôi đã đọc
    nhưng chưa hiểu toàn bộ.",
  • 1:55 - 1:56
    rồi bắt đầu bàn luận từ đó.
  • 1:58 - 2:01
    Tôi là Matthew, mắc chứng ADD.
  • 2:01 - 2:06
    Tôi được chẩn đoán mắc ASD
    và Asperger ở mức độ nhẹ.
  • 2:06 - 2:07
    Tôi dùng Co:Writer,
  • 2:07 - 2:09
    phần mềm giúp dự đoán từ ngữ.
  • 2:09 - 2:11
    Có 6 từ để lựa chọn
  • 2:11 - 2:14
    và bạn dùng phím số để thao tác.
  • 2:14 - 2:18
    Khi học tôi sẽ dùng nó cho
    việc viết các bài quan trọng,
  • 2:18 - 2:22
    cần phải chính xác về ngữ pháp,
  • 2:22 - 2:25
    chính tả nữa, đặc biệt vì
  • 2:25 - 2:27
    đôi khi tôi gặp khó khăn về đánh vần.
  • 2:30 - 2:32
    Tôi là Jayda,
  • 2:32 - 2:37
    khuyết tật của tôi là ADD và khó đọc.
  • 2:37 - 2:45
    ADD nghĩa là tôi khó mà
    ngồi yên trong thời gian dài.
  • 2:45 - 2:47
    Tôi dùng công cụ quét tài liệu,
  • 2:47 - 2:49
    máy scan này có ích vì nó
  • 2:49 - 2:56
    đọc to nội dung tài liệu
  • 2:56 - 3:01
    chứ tôi không phải tự đọc một mình.
  • 3:01 - 3:05
    Tôi dàn dựng thiết bị xong
  • 3:05 - 3:09
    rồi đăng nhập vào phần mềm
  • 3:09 - 3:17
    trên máy tính, chọn phần tài liệu
    và máy sẽ đọc cho tôi nghe.
  • 3:17 - 3:22
    Tôi có thể học đi học lại,
  • 3:22 - 3:26
    nhưng rất dễ quên bài học.
  • 3:26 - 3:31
    Máy này giúp việc học
    được dễ dàng hơn vì
  • 3:31 - 3:37
    có ngay bản tài liệu
    điện tử trên máy tính
  • 3:37 - 3:41
    được đọc to trong khi
    tôi có thể viết ghi chú,
  • 3:41 - 3:45
    viết song song với máy đọc.
  • 3:45 - 3:50
    Mọi việc tùy thuộc tình trạng của bạn,
  • 3:50 - 3:55
    tôi cũng sẽ liên tục
    tìm hiểu về chính mình.
  • 3:56 - 3:58
    Tên tôi là Damon,
  • 3:58 - 4:00
    sinh viên năm cuối tại
    Đại học Washington.
  • 4:00 - 4:04
    Tôi thuộc khoa Khoa học Dân tộc bản xứ
    châu Mỹ và Nhân loại học.
  • 4:04 - 4:07
    Tôi mắc ADD và chứng khó đọc.
  • 4:07 - 4:10
    Vì thế mà ví dụ,
  • 4:10 - 4:13
    tôi cần nhiều thời gian hơn cho cả
  • 4:13 - 4:20
    việc đọc tài liệu được giao lẫn
    việc viết những tiểu luận cần thiết.
  • 4:20 - 4:22
    Khả năng sử dụng máy tính
  • 4:22 - 4:25
    cũng là một khả năng rất có ích,
  • 4:25 - 4:29
    dù là trong lớp học hay bài kiểm tra.
  • 4:29 - 4:34
    Nhất là khi bài kiểm tra ở dạng viết luận,
  • 4:34 - 4:37
    tôi cần công cụ hỗ trợ kiểm tra chính tả.
  • 4:42 - 4:44
    Tên tôi là Sheryl Burgstahler,
  • 4:44 - 4:46
    giám đốc Dịch vụ Công Nghệ Dễ tiếp cận
  • 4:46 - 4:50
    tại Đại học Washington, Seattle.
  • 4:50 - 4:52
    Như bạn đã thấy, việc người khuyết tật
  • 4:52 - 4:56
    có khả năng tiếp cận các
    công nghệ hỗ trợ cần thiết là
  • 4:56 - 4:59
    vô cùng quan trọng,
  • 4:59 - 5:03
    chúng giúp họ thành công trong
    học tập, công việc, đời sống,
  • 5:03 - 5:05
    mọi loại hình hoạt động họ tham gia.
  • 5:05 - 5:09
    Một điều quan trọng khác nữa là
  • 5:09 - 5:10
    các nhân viên IT,
  • 5:10 - 5:15
    bao gồm lập trình web, tạo lập
    tài liệu, phần mềm, v.v...
  • 5:15 - 5:20
    thiết kế sao cho những sản phẩm IT đó
    tương thích với các công nghệ hỗ trợ
  • 5:21 - 5:25
    tăng tính tiếp cận cho người
    khuyết tật lẫn toàn xã hội.
  • 5:25 - 5:29
    Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:
  • 5:34 - 5:38
    Video này được tài trợ bởi
    Quỹ Khoa học Quốc gia,
  • 5:38 - 5:42
    mã số CNS-1042260.
  • 5:45 - 5:49
    Bản quyền thiết lập năm 2019
    thuộc về Đại học Washington.
  • 5:50 - 5:54
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 5:55 - 5:59
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Công nghệ vì Tiếp cận Công bằng: Khuyết tật Học tập
Description:

Các học viên có khuyết tật học tập nói về các công nghệ hỗ trợ họ sử dụng. Họ chia sẻ thông tin về công nghệ trong viết luận, sắp xếp dữ liệu, phần mềm chuyên môn, v.v...

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
06:03

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions