Return to Video

Our Technology for Equal Access: Sensory Impairments

  • 0:11 - 0:15
    Tôi tên Eric và khuyết tật của tôi
    được gọi là hội chứng Stargardt
  • 0:15 - 0:18
    một loại thoái hóa điểm vàng
    ở trung tâm nhãn cầu
  • 0:18 - 0:23
    làm giảm khả năng thị giác,
    như đọc chữ nhỏ hoặc nhìn chi tiết,
  • 0:23 - 0:26
    nên tôi phải dùng khóe mắt
    để nhìn theo hướng ngoại vi.
  • 0:26 - 0:28
    [máy tính]
  • 0:28 - 0:31
    Công nghệ hỗ trợ chủ yếu
  • 0:31 - 0:33
    tôi dùng trên máy tính là ZoomText,
  • 0:33 - 0:36
    giúp phóng to màn hình,
  • 0:36 - 0:39
    cho phép tôi điều chỉnh
    cỡ chữ to nhỏ tùy theo
  • 0:39 - 0:41
    loại tài liệu tôi đang đọc.
  • 0:41 - 0:44
    Trong ZoomText cũng có
    tính năng SR tích hợp
  • 0:44 - 0:47
    mà tôi dùng để đọc tài liệu
  • 0:47 - 0:49
    vì mắt tôi rất dễ mỏi mệt.
  • 0:49 - 0:52
    Tôi dùng màn hình TV trên bàn
  • 0:52 - 0:54
    để nhìn nội dung trên bảng
  • 0:54 - 0:56
    và những gì mà giáo viên trình chiếu.
  • 0:57 - 0:59
    Xin chào, tôi là Mike.
  • 0:59 - 1:04
    Tôi có khuyết tật về mắt,
  • 1:04 - 1:09
    nhìn tầm gần bình thường nhưng
    vật càng xa thì càng nhòe hơn.
  • 1:09 - 1:12
    Tôi dùng một loạt
    công nghệ hỗ trợ
  • 1:12 - 1:15
    trong đời sống.
  • 1:15 - 1:20
    Điện thoại của tôi có
    tính năng tuyệt vời,
  • 1:20 - 1:24
    với vô số ứng dụng hữu ích
  • 1:24 - 1:29
    cho tôi mỗi ngày.
  • 1:29 - 1:37
    Tôi dùng ứng dụng
    Voice Dream Reader,
  • 1:37 - 1:42
    nó có thể tùy chỉnh
    nhiều loại hình truyền thông
  • 1:42 - 1:47
    và đọc to chúng lên cho tôi.
  • 1:47 - 1:53
    [iPad]
  • 1:53 - 1:57
    Đấy là nội dung trên tấm bảng.
  • 1:57 - 2:01
    Tính năng quét/scan rất
    quan trọng với người có
  • 2:01 - 2:08
    khuyết tật thị giác, vì trên thế giới
    thì tài liệu phần lớn dưới dạng văn bản,
  • 2:08 - 2:13
    nghĩa là không thân thiện
    với người khuyết tật thị giác lắm,
  • 2:13 - 2:14
    và người khiếm thị nữa.
  • 2:16 - 2:17
    Xin chào.
  • 2:17 - 2:19
    Tên tôi là Jessie,
  • 2:19 - 2:24
    sinh viên năm 4
    tại Đại học Washington,
  • 2:24 - 2:29
    chuyên ngành tin học và
    ngành phụ là tính đa dạng.
  • 2:29 - 2:33
    Tôi là người khiếm thính,
  • 2:33 - 2:37
    Công nghệ hỗ trợ đầu tiên
    là ghép ốc tai, đây là công cụ
  • 2:37 - 2:42
    cá nhân riêng biệt mà
    tôi cần để nghe được.
  • 2:42 - 2:48
    Tôi cũng thường dùng một
    hệ thống FM, tôi sẽ đưa nó
  • 2:48 - 2:52
    cho giáo sư để có thể
    nghe họ được trực tiếp hơn.
  • 2:52 - 2:55
    Nó giống như cái micro vậy.
  • 2:55 - 2:59
    Một công nghệ khác tôi
    dùng hầu như mỗi ngày
  • 2:59 - 3:02
    là CART, C-A-R-T,
  • 3:02 - 3:06
    viết tắt của
    Communication Access Realtime.
  • 3:06 - 3:12
    Nó là một công cụ có thể
    thuyết minh trong thời gian thực,
  • 3:12 - 3:16
    tôi có thể đọc đoạn
    thuyết minh trên màn hình
  • 3:16 - 3:20
    ngay khi các thầy cô đang nói.
  • 3:21 - 3:23
    Tôi là Takashi,
  • 3:23 - 3:26
    tôi mắc chứng tách
    võng mạc bẩm sinh,
  • 3:26 - 3:29
    khiến võng mạc của tôi
    bị ảnh hưởng nhiều.
  • 3:29 - 3:32
    Thường thì tôi dùng điện thoại
  • 3:32 - 3:36
    chụp lại nội dung trên bảng hoặc bài tập
  • 3:36 - 3:39
    và phóng to lên hết mức có thể.
  • 3:39 - 3:45
    Tôi không dùng SR nhiều
  • 3:45 - 3:48
    nhưng tôi có cả SR và
    ZoomText trên laptop.
  • 3:48 - 3:52
    Điện thoại thông minh là
    một công cụ tuyệt vời.
  • 3:52 - 3:57
    Tôi thấy thật may mắn khi
    sinh ra trong thời đại này,
  • 3:57 - 4:02
    tôi không thể tưởng tượng
    được học tập hay cả cuộc sống
  • 4:02 - 4:05
    mà thiếu đi điện thoại thông minh.
  • 4:07 - 4:10
    Tôi khiếm thính và
  • 4:10 - 4:15
    phải dùng hai máy trợ thính
    trong suốt thời thơ ấu, khi
  • 4:15 - 4:19
    lên 17, tôi làm phẫu thuật ghép
    ốc tai bên phía tai phải
  • 4:19 - 4:22
    vì tôi không nghe được gì
    từ tai bên phải cả.
  • 4:22 - 4:27
    Khi ở trường thì tôi nhờ
    một phiên dịch giả ngôn ngữ ký hiệu
  • 4:27 - 4:31
    và một người ghi chú cho mỗi khóa học
  • 4:31 - 4:34
    giúp đỡ khi tôi yêu cầu,
  • 4:34 - 4:39
    nếu trong lớp học có video
  • 4:39 - 4:44
    thì thường sẽ có phụ đề,
    nếu không thì giáo viên
  • 4:44 - 4:46
    sẽ cung cấp cho một bản sao chép.
  • 4:46 - 4:52
    Trong các khóa kỹ thuật
    nhiều dự án nhóm thì
  • 4:52 - 4:58
    tôi rất cần phiên dịch ASL giúp đỡ.
  • 4:58 - 5:00
    Khi nói chuyện với người khác
  • 5:00 - 5:03
    thì tôi chắc chắn cho họ
    biết tình trạng của mình.
  • 5:03 - 5:07
    Tôi sẽ nhờ họ nói chậm hơn
  • 5:07 - 5:10
    hoặc to hơn, mọi người luôn
    rất sẵn lòng giúp đỡ tôi.
  • 5:11 - 5:12
    Tên tôi là Vincent
  • 5:12 - 5:15
    đang theo học tiến sĩ ở
    Đại học Công nghệ Georgia,
  • 5:15 - 5:17
    chuyên ngành khoa học máy tính lấy
    con người làm trọng tâm.
  • 5:17 - 5:21
    Khuyết tật có nhiều loại khác nhau,
  • 5:21 - 5:24
    và người cùng mắc một khuyết tật
    cũng có cách tiếp cận thông tin khác nhau.
  • 5:24 - 5:32
    Ví dụ, tôi khiếm thị hoàn toàn
    và chủ yếu tôi sử dụng máy tính -
  • 5:32 - 5:34
    tôi nói thế là vì tôi dùng 5-6 máy tính
  • 5:34 - 5:36
    có hệ điều hành khác nhau -
  • 5:36 - 5:38
    theo nhiều cách khác nhau.
  • 5:38 - 5:41
    Tôi tiếp cận thông tin
    qua nhiều chương trình SR,
  • 5:41 - 5:45
    và giả lập thông tin dựa trên cả
    phần cứng lẫn phần mềm.
  • 5:45 - 5:47
    Thứ dụng cụ tôi đang đeo
    cũng không gây chú ý.
  • 5:47 - 5:50
    Đây là loại công nghệ
    hiếm có trên thị trường,
  • 5:50 - 5:53
    từng thuộc về quân đội
    nên lúc đó nó rất đắt tiền.
  • 5:53 - 5:57
    Đây là bộ tai nghe dẫn truyền âm thanh
    qua xương, thiết kế dành cho bộ binh.
  • 5:57 - 6:00
    Hầu như lúc nào tôi cũng mang nó.
  • 6:00 - 6:03
    Đây là công nghệ từng không
    xuất hiện trên thị trường, nhưng giờ đây
  • 6:03 - 6:06
    ai cũng có thể sử dụng,
    Đồng hồ của tôi cũng được kết nối.
  • 6:06 - 6:09
    Khi có thông báo thì tôi
    có thể nghe được ngay,
  • 6:09 - 6:10
    dù có người khác xung quanh,
  • 6:10 - 6:13
    tôi vẫn nghe được mọi thứ:
  • 6:13 - 6:15
    thông báo, tin nhắn, v.v...
  • 6:15 - 6:19
    Giờ tôi thậm chí còn không dùng
    điện thoại nhiều nữa.
  • 6:24 - 6:25
    Tên tôi là Sheryl Burgstahler,
  • 6:25 - 6:28
    giám đốc Dịch vụ Công Nghệ Dễ tiếp cận
  • 6:28 - 6:31
    tại Đại học Washington, Seattle.
  • 6:31 - 6:34
    Như bạn đã thấy, việc người khuyết tật
  • 6:34 - 6:38
    có khả năng tiếp cận các
    công nghệ hỗ trợ cần thiết là
  • 6:38 - 6:40
    vô cùng quan trọng,
  • 6:40 - 6:44
    chúng giúp họ thành công trong
    học tập, công việc, đời sống,
  • 6:44 - 6:47
    mọi loại hình hoạt động họ tham gia.
  • 6:47 - 6:51
    Một điều quan trọng khác nữa là
    các nhân viên thuộc mảng IT:
  • 6:51 - 6:57
    bao gồm lập trình web, tạo lập
    tài liệu, phần mềm, v.v..
  • 6:57 - 7:02
    thiết kế sao cho những sản phẩm IT đó
    tương thích với các công nghệ hỗ trợ
  • 7:02 - 7:04
    tăng tính tiếp cận cho người
    khuyết tật lẫn toàn xã hội.
  • 7:06 - 7:10
    Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:
  • 7:15 - 7:19
    Video này được tài trợ bởi
    Quỹ Khoa học Quốc gia,
  • 7:20 - 7:24
    mã số CNS-1042260.
  • 7:26 - 7:30
    Bản quyền thiết lập năm 2019
    thuộc về Đại học Washington.
  • 7:32 - 7:36
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 7:36 - 7:40
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Our Technology for Equal Access: Sensory Impairments
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
07:44

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions