Return to Video

Một đời Tỉnh Thức và Từ Ái - Để tri ân Ajahn Brahm nhân ngày sinh nhật 70 tuổi

  • 0:05 - 0:09
    Để bày tỏ lòng tri ân đến Ajahn Brahm
    nhân ngày sinh nhật 70 tuổi của Ajahn
  • 0:10 - 0:14
    Hầu hết các cuộc phỏng vấn trong phim này
    được thu lại trong thời gian đại dịch.
  • 0:14 - 0:21
    Vì sự hạn chế đi lại nên một số các cuộc phỏng vấn được thực hiện
    trực tuyến, mong quý vị thông cảm cho chất lượng hình ảnh và âm thanh.
  • 0:21 - 0:25
    Trong tất cả các truyền thống, bạn biết đấy,
  • 0:25 - 0:29
    làm thế nào để có được một dòng truyền thừa mới
  • 0:29 - 0:34
    hay một bậc thầy đã phát triển dòng truyền thừa của mình
  • 0:34 - 0:37
    đại loại là họ phải có một cái gì đó độc đáo
  • 0:37 - 0:39
    duy nhất khiến cho họ khác biệt.
  • 0:41 - 0:45
    Một đời
  • 0:45 - 0:49
    Một đời
    Tỉnh Thức và Từ Ái
  • 0:54 - 0:58
    Tu Viện Phật Giáo Bodhinyana
    Serpentine, Tây Úc
  • 1:00 - 1:02
    Chánh điện
  • 1:06 - 1:10
    Thư viện
  • 1:10 - 1:12
    Cửa chính vào chánh điện
  • 1:20 - 1:22
    Giọng nói của Thầy Bodhi
    Học giả Phật giáo hàng đầu, Tu viện Chuang Yen, New York
  • 1:23 - 1:26
    Tôi nhớ khá rõ ràng lần đầu tiên
    tôi gặp Ajahn Brahm,
  • 1:26 - 1:29
    Tôi nghĩ là năm 1993.
  • 1:29 - 1:32
    Khi đó tôi ở Vajirarama,
  • 1:32 - 1:36
    nơi có một vị sư già người Đức ngài Nyanavimala
  • 1:36 - 1:41
    người đã hiến dâng cả đời cho cuộc sống
    khổ hạnh, khắc khổ.
  • 1:41 - 1:47
    Tôi nói với Ajahn Brahm
    có thể sư muốn nói chuyện với vị sư người Đức
  • 1:47 - 1:51
    tên ngài là Nyanavimala,
    tôi sẽ dàn xếp một buổi gặp gỡ cho sư.
  • 1:51 - 1:55
    Rồi thì Ajahn Brahm và vị sư kia đi vào phòng
  • 1:55 - 1:59
    và tôi đã lưỡng lự, tôi có nên vào hay
    nên ở lại?
  • 1:59 - 2:04
    Tôi nghĩ có lẽ nên để các vị ấy nói chuyện riêng
    với ngài Nyanavimala.
  • 2:04 - 2:07
    Thế là tôi ở lại phòng mình
  • 2:07 - 2:14
    và tôi nghe giọng ngài Nyanavimala vang rền,
    bạn biết đấy, nó như kéo dài vô tận.
  • 2:14 - 2:22
    Và tôi tự nghĩ, ồ, mình đã bị thiệt thòi mất
    một bài pháp tuyệt vời của ngài Nyanavimala.
  • 2:22 - 2:24
    Đến một lúc cửa phòng mở
  • 2:24 - 2:28
    và Ajahn Brahm và sư kia đi ra,
  • 2:28 - 2:33
    tôi nhìn Ajahn Brahm và dường như
    mắt sư lấp lánh sao.
  • 2:33 - 2:37
    Sư nói, ồ, đó là một trong những bài pháp
    tuyệt vời nhất mà tôi từng nghe.
  • 2:44 - 2:49
    Tu viện Bodhinyana
  • 2:55 - 2:57
    Cổng chính của tu viện
  • 3:08 - 3:09
    Phòng ăn của chư tăng
  • 3:09 - 3:12
    Giọng nói của ông John Cianciosi
    Cựu viện chủ tu viện Bodhinyana (Ajahn Jagaro)
  • 3:12 - 3:18
    Năm 1981 có một nhóm người ở Tây Úc
  • 3:18 - 3:22
    lạ nhất lại là ở Perth, tôi chưa bao giờ đến Perth,
  • 3:22 - 3:27
    họ đến viếng tu viện Wat Pah Pong rồi ghé qua
    thăm Wat Nanachat.
  • 3:27 - 3:34
    Ý định của họ là ráng mời các vị thầy
    hay các sư Tây Phương
  • 3:34 - 3:42
    trở về Úc, đặc biệt là đến Perth
    để thành lập một tu viện ẩn lâm.
  • 3:42 - 3:47
    Bạn biết đấy, quả là hơi quá tham vọng
  • 3:47 - 3:53
    nhìn lại tình trạng của hội Phật Giáo
    Tây Úc thời bấy giờ,
  • 3:53 - 3:59
    nó rất nhỏ nhưng họ thật hết lòng.
  • 3:59 - 4:03
    Ban đầu Ajahn Chah cũng không thiết tha lắm
  • 4:03 - 4:08
    chủ yếu vì chúng tôi còn là những nhà sư trẻ
  • 4:08 - 4:12
    và Perth thì ở quá xa.
  • 4:12 - 4:14
    Giọng nói của ông Dennis Sheppard
    Cựu hội trưởng hội Phật giáo Tây Úc
  • 4:14 - 4:19
    Tôi nghĩ đã có nhiều lần các thầy
    phải nhịn đói trong nhiều ngày.
  • 4:19 - 4:23
    Tôi biết có những lúc Ajahn Jagaro
    và Ajahn Brahm
  • 4:23 - 4:26
    khi đó thấp hạ hơn Ajahn Jagaro,
  • 4:26 - 4:30
    các thầy biết có đồ ăn trong tủ lạnh
    nhưng không thể dùng được
  • 4:30 - 4:33
    vì không có cư sĩ nào đến để dâng mời.
  • 4:33 - 4:40
    Vì vậy, những điều này hẳn nhiên
    rất khó khăn cho các thầy
  • 4:40 - 4:45
    và có lẽ cũng vì vậy mà thầy Puriso
    cuối cùng lại trở về Bangkok
  • 4:45 - 4:48
    và Ajahn Brahm đã sang thay thế.
  • 4:48 - 4:52
    Thật là một nhà sư, bạn biết đấy,
    thầy thật là một nhà sư rất tốt
  • 4:52 - 4:54
    Khi mới đến thầy gầy nhom.
  • 4:54 - 4:58
    Thật sự là rất, rất gầy.
  • 4:58 - 5:03
    Ajahn Jagaro đã nói với tôi “vị này là sư của sư”
    (ý nói xuất sắc)
  • 5:03 - 5:06
    Chúng tôi thức dậy lúc 3g sáng
  • 5:06 - 5:11
    và rồi chúng tôi tụng kinh hay
    ngồi thiền chung vào lúc 4g.
  • 5:11 - 5:15
    thường thì tiếp tục cho đến trước bình minh.
  • 5:15 - 5:20
    Trước bình minh chúng tôi cùng nhau
    dọn dẹp phòng ăn
  • 5:21 - 5:25
    và khi đã gọn gàng thì chúng tôi đi khất thực
    khoảng một tiếng rưỡi.
  • 5:26 - 5:31
    Tịnh Thất của Ajahn Brahm trong tu viện
  • 5:34 - 5:37
    Giọng nói của Thầy Analayo
    Học giả Phật giáo hàng đầu, IMS, Massachusetts, Hoa Kỳ
  • 5:37 - 5:46
    Có một hội nghị hơi lạ ở Nhật Bản
    cho những người xuất gia khắp nơi trên thế giới
  • 5:46 - 5:50
    và Ajahn Brahm ở trong phái đoàn của Úc.
  • 5:50 - 5:52
    Và thầy làm như thế này…
  • 5:52 - 5:57
    Thầy cầm một ly nước -
    tôi không có ly nước tôi chỉ có thứ này thôi,
  • 5:57 - 6:01
    tôi sẽ không bao giờ quên,
    rồi thầy cầm ly nước và hỏi tôi:
  • 6:01 - 6:07
    “Analayo, làm sao để đảm bảo nước hoàn toàn tĩnh lặng?”
  • 6:07 - 6:13
    Và tôi bắt đầu suy nghĩ, hmm, tôi phải
    thư giãn vai, cầm ly thật nhẹ nhàng.
  • 6:13 - 6:18
    Và rồi thầy chỉ đặt mạnh ly xuống
    và buông nó ra.
  • 6:18 - 6:27
    Và điều này đã hoàn toàn biến đổi sự hiểu biết
    và sự trau dồi tâm định tĩnh của tôi.
  • 6:27 - 6:31
    Sau đó, khi ngồi thiền và áp dụng nó vào
    thực hành tôi có một sự hiểu biết hoàn toàn khác
  • 6:31 - 6:36
    về thế nào là định, là samadhi, thế nào
    là samatha-tĩnh lặng, ý nghĩa của chúng.
  • 6:36 - 6:40
    Và quan trọng hơn nhiều chỉ là về sự buông bỏ
  • 6:40 - 6:45
    và để cho tâm tự nhiên lắng đọng
    và tự nó hợp nhất.
  • 6:45 - 6:52
    Đây là một sự trợ giúp quan trọng cho tôi,
    cho sự tu tập của tôi và cách tôi giảng dạy thiền.
  • 6:55 - 6:58
    Phòng ăn và nơi sinh hoạt của chư tăng
  • 6:59 - 7:04
    Mỗi sáng người giữ 8 giới (áo trắng) huân tập để được phân chia công việc trong ngày
  • 7:19 - 7:22
    Giọng nói của Ni sư Candavisuddhi
    Lãnh đạo tâm linh, dự án Anukampa, Anh quốc
  • 7:22 - 7:26
    Tôi tình cờ lấy mấy đĩa CD
    của các nhà sư Tây Phương
  • 7:26 - 7:29
    tôi hơi có thành kiến về các sư Tây Phương
  • 7:29 - 7:32
    bởi vì tôi cho là họ không thực sự hiểu
    được chiều sâu của giáo pháp.
  • 7:32 - 7:37
    Giáo pháp thực sự là ở Châu Á, kiểu như,
    với những nhà sư đi tu từ khi mới năm tuổi.
  • 7:37 - 7:39
    Giống như vị thầy của tôi.
  • 7:39 - 7:46
    Nên tôi cũng chẳng quan tâm gì mấy. Nhưng rồi
    tôi thấy 1 CD với tên của một người tôi không biết,
  • 7:46 - 7:49
    tên đó là, Ajahn Brahmavamso.
  • 7:49 - 7:56
    Tôi nghĩ OK tôi sẽ nghe thử cho biết, cái gì đó
    bằng tiếng Anh, vì thầy tôi chỉ nói tiếng Miến thôi.
  • 7:56 - 8:03
    Và tôi nghe bài giảng này, sau bài pháp đầu tiên
    tôi hết sức bất ngờ vì chưa bao giờ nghe
  • 8:03 - 8:11
    về đề tài này, rõ ràng với bối cảnh cụ thể.
    Đến bài giảng thứ hai toản thân tôi đầy hỷ lạc,
  • 8:11 - 8:17
    và tim tôi như mở ra, tôi cảm thấy tôi
    cần phải đi tìm người này, vị thầy này.
  • 8:39 - 8:45
    Buổi lễ thọ 10 giới để trở thành Sa di
  • 9:13 - 9:14
    Giọng nói của Thầy Mettavihari
    Lãnh đạo hội Dhammavahini, Tích Lan
  • 9:15 - 9:18
    Những gì thầy thể hiện là lối sống của thầy và
  • 9:18 - 9:22
    cách thầy xử sự và cách thầy giảng pháp,
  • 9:22 - 9:27
    nó rất, rất quan trọng cho chúng tôi. Ngay cả
    khi thầy nói về thiền, thầy nói về định
  • 9:27 - 9:31
    theo một cách khác, thầy không gọi là tập trung,
  • 9:31 - 9:35
    thầy gọi là yên tĩnh và ở tại một điểm.
  • 9:35 - 9:40
    Thầy làm điều đó rất khác
    không phải cách bình thường.
  • 9:40 - 9:43
    Nó cũng gây rất nhiều cảm hứng cho chúng tôi, cho các sư.
  • 9:43 - 9:46
    Ý tôi là, cho cư sĩ, những chuyện cười của thầy
    rất hữu ích,
  • 9:46 - 9:48
    nhưng cho các nhà sư chúng tôi
    chính lối sống của thầy
  • 9:48 - 9:55
    thật sự giúp chúng tôi rất nhiều và chúng tôi thấy
    thầy thực hành những gì thầy giảng dạy
  • 9:55 - 9:57
    và điều này gây nhiều cảm hứng.
  • 9:57 - 10:00
    Tôi nghĩ Đức Phật rất uyển chuyển khi ngài nói.
  • 10:00 - 10:03
    Ngài nói với mọi người trong cuộc sống
    bình thường của họ.
  • 10:03 - 10:04
    Ngài nói với những nông dân.
  • 10:04 - 10:06
    Ngài nói với mọi hạng người khác nhau.
  • 10:06 - 10:10
    Và bạn không thể lấy kinh sách và nói,
    hãy nhìn xem, đây là cách duy nhất.
  • 10:10 - 10:14
    Những gì bạn cần làm là cố gây cảm hứng cho mọi người.
  • 10:14 - 10:17
    Và nếu bạn nói tùy vào tình huống
    thì điều đó hữu ích.
  • 10:17 - 10:23
    Bạn nói thế nào cho phù hợp với
    môi trường sống của họ.
  • 10:23 - 10:25
    Và tôi nghĩ Ajahn Brahm làm điều này rất hay.
  • 10:25 - 10:29
    Ý tôi là, không nhất thiết phải nói lý thuyết
    từ sách vở
  • 10:29 - 10:32
    nhưng phải theo cách mà mọi người có thể hiểu
  • 10:32 - 10:34
    và mọi người được truyền cảm hứng từ đó.
  • 10:34 - 10:36
    Và tôi nghĩ thầy đã rất thành công.
  • 10:36 - 10:42
    Trong những năm qua,
    tôi thấy thầy cho nhiều bài giảng dễ tiếp cận hơn,
  • 10:42 - 10:47
    bài giảng phổ biến về những đề tài và vấn đề
    liên quan đến đời sống của các cư sĩ.
  • 10:47 - 10:49
    Và trong những năm qua, tôi biết nhờ vậy
  • 10:49 - 10:57
    thầy đã khiến cho giáo pháp dễ tiếp cận,
    thích hợp và ý nghĩa với các cư sĩ.
  • 10:57 - 11:07
    Cách thầy giảng là để giải quyết vấn đề thực tế,
    cụ thể của việc sống theo đạo Phật trên thế giới.
  • 11:14 - 11:20
    Có một trang Facebook của người hâm mộ
    Ajahn Brahm.
  • 11:20 - 11:24
    Vì tò mò, tôi đã xem, có lẽ từ nhiều năm trước.
  • 11:24 - 11:29
    Tôi nhìn số người hâm mộ trên trang này
    và vì tò mò
  • 11:29 - 11:33
    tôi nhìn trang người hâm mộ Rolling Stones.
  • 11:33 - 11:40
    Thời đó Ajahn Brahm có nhiều người hâm mộ hơn Rolling Stones.
  • 11:43 - 11:44
    Giọng nói của bà Cecilia Mitra
    cựu hội trưởng hội Phật giáo Tây Úc
  • 11:44 - 11:46
    Thầy viết rất nhiều sách,
  • 11:46 - 11:50
    “Từ chánh niệm đến giác ngộ” chẳng hạn,
  • 11:50 - 11:52
    Thầy dạy mọi người cách thiền
  • 11:52 - 11:55
    và dạy mọi người thiền không phải là cầu nguyện,
    không phải là suy ngẫm.
  • 11:55 - 11:58
    Tôi nghĩ nhiều người cho rằng thiền giống như
  • 11:58 - 12:00
    bạn đến đó rồi bạn mong chờ các thứ.
  • 12:01 - 12:05
    Sau khi cúng dường thực phẩm các Phật tử lên nghe chư tăng tụng kinh chúc phúc.
  • 12:19 - 12:25
    Thầy nhấn mạnh về chỉ quán -
    samatha vipassana,
  • 12:25 - 12:31
    không phải hoặc là cái này hay cái kia.
  • 12:31 - 12:35
    Đó là an định và minh sát,
  • 12:35 - 12:40
    thật sự đó là những gì Ajahn Chah chỉ dạy
    và nhấn mạnh.
  • 12:40 - 12:49
    Nhưng thường thì trong nhiều cộng đồng
    Phật giáo, ngay cả ngày nay, cách mọi người nói
  • 12:49 - 12:56
    theo kiểu hoặc bạn làm cách này hay cách kia
    và nếu bạn làm cách này thì không làm cách kia.
  • 12:56 - 13:04
    Vì vậy thầy nhấn mạnh một lần nữa về
    sự cần thiết của định thâm sâu,
  • 13:04 - 13:10
    những chỉ dẫn rõ ràng của thầy
    về cách phát triển những tầng thiền đó,
  • 13:10 - 13:12
    tôi nghĩ nó đã đem lại rất nhiều,
  • 13:12 - 13:25
    kiểu như phục hồi lại việc thực hành thiền định
    trong truyền thống Phật giáo.
  • 13:40 - 13:41
    Giọng nói của thầy He An Sunim
    Hàn quốc
  • 13:41 - 13:45
    Khi tôi đến thăm Wat Pah Nanachat ở Đông Bắc Thái Lan,
  • 13:45 - 13:49
    tình cờ tôi đọc được sách dạy thiền của
    Ajahn Brahm,
  • 13:49 - 13:52
    “Từ chánh niệm đến giác ngộ”
  • 13:52 - 13:54
    Khi tôi đọc cuốn sách này,
  • 13:54 - 13:59
    tôi hét lên “Eureka”
    (khoảnh khắc tìm thấy tuyệt vời)
  • 13:59 - 14:12
    Đọc xong sách đó, tất cả những thắc mắc chưa có
    câu trả lời về thiền của tôi đều được giải quyết.
  • 14:12 - 14:21
    Tôi bắt đầu thiền từ khi mới là sinh viên đại học
    và tôi thực hành rất chăm chỉ với sức mạnh ý chí.
  • 14:21 - 14:28
    Tôi đã gặp nhiều thầy, đọc nhiều sách về thiền,
    nhưng không có thầy nào,
  • 14:28 - 14:33
    không có sách nào chỉ dạy về sự buông bỏ,
  • 14:33 - 14:37
    chỉ dạy về từ bỏ sức mạnh ý chí.
  • 14:37 - 14:43
    Tôi đã may mắn được ở với thầy
    trong tu viện Bodhinyana ở Úc.
  • 14:43 - 14:58
    Tôi đã học được rất nhiều từ những lời dạy,
    hành vi và thái độ của thầy.
  • 15:01 - 15:06
    Những hồi ức của tôi về Ajahn Brahm khá
    nhất quán
  • 15:06 - 15:15
    tôi luôn ấn tượng bởi con người rất
    vui vẻ của thầy,
  • 15:15 - 15:22
    với tánh đôn hậu, hạnh phúc, rất tích cực,
  • 15:22 - 15:27
    hiếm khi thể hiện bất kỳ cảm giác tiêu cực
  • 15:27 - 15:31
    hay bất kỳ cảm giác xuống tinh thần nào.
  • 15:31 - 15:34
    Thầy dường như là người luôn lạc quan,
  • 15:34 - 15:37
    đầy năng lượng tốt,
    thân thiện với tất cả mọi người.
  • 15:37 - 15:43
    Tôi không nghĩ có người nào mà không
    hợp với Ajahn Brahm.
  • 15:43 - 15:46
    Có những vị sư khác
    không hòa hợp với nhau.
  • 15:46 - 15:50
    Tất cả mọi người đều hợp với Ajahn
  • 15:50 - 15:52
    và thầy có vẻ hợp với tất cả mọi người.
  • 15:57 - 16:00
    Giọng nói của Thầy Somdet Thepsirin
    thành viên hội đoàn Tăng Già tối cao, Thái Lan
  • 16:00 - 16:04
    Chỉ nhìn bề ngoài, nói chung thầy có vẻ giống như
    hầu hết các sư Tây Phương khác,
  • 16:04 - 16:05
    thể chất tốt và có sức chịu đựng.
  • 16:06 - 16:08
    Nhưng thầy dễ mến, nói chuyện một cách
    thẳng thắn.
  • 16:08 - 16:12
    Có lần tôi hỏi thầy xoay sở với đồ ăn như thế nào
    khi thầy sống ở đây.
  • 16:13 - 16:15
    Thầy nói thầy có thể ăn đồ Á Châu
    không có vấn đề
  • 16:15 - 16:18
    Nhưng khi thầy sang Perth,
    thầy không ăn được đồ Á châu nữa,
  • 16:18 - 16:19
    nó quá cay.
  • 16:19 - 16:24
    Khi về lại phương Tây, thầy quen lại
    với đồ ăn Tây Phương.
  • 16:24 - 16:26
    Khi ở Thái Lan, thầy có thể ăn đồ ăn Á châu
  • 16:26 - 16:28
    Nhưng sau này thầy không ăn được nữa, cay quá.
  • 16:28 - 16:32
    Lúc trước chúng tôi vẫn dọn đồ ăn đó cho thầy,
  • 16:32 - 16:36
    bây giờ chúng tôi phải dọn hai thứ,
    pizza hay đại loại như thế.
  • 16:43 - 16:46
    Giọng nói của Ni sư Hasapanna
    Viện trưởng Ni viện Dhammasara, Úc
  • 16:46 - 16:49
    Tôi nhớ những ngày đầu khi nghe
    bài giảng của thầy,
  • 16:49 - 16:51
    tôi thường có rất nhiều hỷ lạc.
  • 16:51 - 16:57
    Tôi luôn chảy nước mắt và có nhiều hạnh phúc,
    nó luôn gây cảm hứng cho tôi.
  • 16:57 - 17:03
    Không có thầy tôi không nghĩ chúng tôi
    có thể có được ni viện Dhammasara,
  • 17:03 - 17:08
    chúng tôi có rất nhiều tỳ kheo ni.
  • 17:08 - 17:10
    Đôi khi có những người nói rất hay,
  • 17:10 - 17:12
    nhưng có thể họ không thực sự
    làm những gì họ nói,
  • 17:12 - 17:15
    nhưng thầy là người thật sự
  • 17:15 - 17:17
    làm những gì mình nói.
  • 17:21 - 17:24
    Giọng nói của Ni sư Dhammananda
    Viện trưởng Ni viện Songdhammakalyani, Thái Lan
  • 17:24 - 17:28
    Khi Ajahn Brahm và tăng đoàn ở Úc
  • 17:28 - 17:35
    cho phụ nữ được thọ giới năm 2009
  • 17:35 - 17:42
    đó là điều mà tôi… tôi rất cảm động
  • 17:42 - 17:47
    Tôi rất xúc động thấy thật sự là
  • 17:47 - 17:51
    các sư huynh, những người
    anh em tỳ khưu của tôi,
  • 17:51 - 17:54
    vẫn còn hiểu kinh văn,
  • 17:54 - 17:58
    vẫn đọc kinh văn theo tinh thần
    mà Đức Phật muốn.
  • 17:58 - 18:01
    Đó thật sự là một thông điệp quan trọng đối với tôi.
  • 18:01 - 18:06
    Tôi chưa bao giờ nói điều này cho thầy biết,
  • 18:06 - 18:14
    nhưng nó có ý nghĩa rất lớn cho một người
    đang đơn độc tranh đấu vào thời điểm đó.
  • 18:14 - 18:21
    Xin lỗi! xin lỗi đã...xin lỗi tôi đã rơi nước mắt,
  • 18:21 - 18:28
    chỉ để quý vị biết tầm quan trọng
    của hành động của thầy
  • 18:28 - 18:30
    và hành động của tăng đoàn
    theo truyền thống Nguyên Thủy.
  • 18:31 - 18:35
    Ni viện Dhammasara
  • 18:42 - 18:48
    Tôi sẽ không bao giờ có thể đến được vị trí
    của tôi ngày hôm nay nếu tôi là phụ nữ.
  • 18:48 - 18:51
    Tôi sẽ không thể dễ dàng trở thành tu sĩ.
  • 18:51 - 18:57
    Tôi sẽ không dễ dàng tìm được nơi cư trú,
    tôi cũng sẽ không nhận được tất cả hỗ trợ.
  • 18:57 - 19:00
    Và thật sự là quá bất công.
  • 19:00 - 19:04
    Và trong trường hợp phân biệt đối xử
  • 19:04 - 19:08
    những người trong chúng ta hưởng lợi từ
    hệ thống đó,
  • 19:08 - 19:13
    không có cảm giác tội lỗi,
    nhưng chúng ta phải có trách nhiệm.
  • 19:13 - 19:18
    Chúng ta phải tiến thêm một bước
    để giải quyết sự phân biệt đối xử như vậy.
  • 19:18 - 19:21
    Tôi rất mừng vì Ajahn Brahm, và cả
    Bhikkhu Bodhi,
  • 19:21 - 19:24
    rất thẳng thắn về điều này,
    và cả Bhante Gunaratana,
  • 19:24 - 19:27
    một số những vị sư được trọng vọng và lỗi lạc
  • 19:27 - 19:29
    đã có quan điểm rất rõ ràng về điều này.
  • 19:32 - 19:35
    Phòng ăn của các Ni sư- Ni viện Dhammasara
  • 19:36 - 19:38
    Giọng nói của Ni sư Kusuma
    Người sáng lập ra hội chúng Tỳ kheo ni Theravada
  • 19:38 - 19:42
    Ajahn Brahmavamso - tôi tôn kính thầy
  • 19:42 - 19:48
    bởi vì thầy là người
    đã đi một bước rất, rất mạnh mẽ
  • 19:48 - 19:55
    ngược lại truyền thống phát triển sau này,
  • 19:55 - 20:03
    họ đều là những nhà sư truyền thống
    nhưng họ không tuân theo Đức Phật.
  • 20:03 - 20:07
    Chánh điện Ni viện Dhammasara
  • 20:27 - 20:31
    Thật không may các khía cạnh văn hóa của
    một quốc gia
  • 20:31 - 20:37
    đôi khi thay thế giáo lý nguyên thủy
    của một tôn giáo.
  • 20:37 - 20:39
    Và đó là điều đã xảy ra với Phật giáo.
  • 20:39 - 20:42
    Nhưng Ajahn Brahm đã nhìn thấy xa hơn
  • 20:42 - 20:49
    và thầy đã truyền giới cho tỳ kheo ni
    theo lời dạy ban đầu của Đức Phật.
  • 20:49 - 20:51
    Ni viện Dhammasara
  • 20:52 - 20:55
    Đức Phật nói phải có tỳ kheo, tỳ kheo ni,
  • 20:55 - 20:59
    nam cư sĩ và nữ cư sĩ
    được thiết lập trong giáo pháp.
  • 20:59 - 21:01
    Và ngài thậm chí còn đi xa đến mức nói rằng
    ngài sẽ không nhập Niết Bàn
  • 21:01 - 21:05
    cho đến khi nào bốn chúng được thành lập
    vững mạnh,
  • 21:05 - 21:08
    và họ thực hành chánh pháp,
  • 21:08 - 21:10
    họ có khả năng giảng dạy người khác,
  • 21:10 - 21:13
    họ có khả năng bảo tồn những lời Phật dạy.
  • 21:15 - 21:21
    Tôi nghĩ nếu Phật giáo nguyên thủy châu Á
    tiến sang thế kỷ 21
  • 21:23 - 21:27
    họ phải vượt qua những ý tưởng hạn hẹp, gò bó
  • 21:27 - 21:32
    kế thừa cơ bản từ lối suy nghĩ từ thời trung cổ.
  • 21:44 - 21:46
    Giọng nói của Ni sư Santini
    Viện trưởng Ni viện Wisma Kusalayani,
    Nam Dương
  • 21:46 - 21:50
    Tôi biết Ajahn Brahm qua những quyển sách
  • 21:51 - 21:55
    và rồi tôi gặp thầy ở tu viện Bodhinyana
  • 21:55 - 21:58
    lúc đang có nghi thức thọ đại giới cho 4 tỳ khưu ni.
  • 21:58 - 22:03
    Ni sư Vayama, Ni sư Seri, Ni sư Nirhoda
    và Ni sư Hasapanna.
  • 22:03 - 22:07
    Chúng tôi rất biết ơn sự can đảm của
    Ajahn Brahm
  • 22:08 - 22:18
    Thầy quan tâm đến việc khôi phục lại một
    trong 4 cột trụ của Phật giáo.
  • 22:18 - 22:26
    Những đệ tử của Ajahn Brahm cũng rất can đảm.
  • 22:28 - 22:36
    Các Ni sư bận rộn với đủ mọi việc
    trong khuôn viên ni viện Dhammasara
  • 22:36 - 22:41
    Cưa, dọn cây khô để phòng cháy rừng
  • 22:45 - 22:50
    Tôi rất mừng vì chúng tôi đã không hủy bỏ
    mà vẫn tiếp tục với lễ truyền giới
  • 22:50 - 22:55
    bởi vì rất là căng thẳng
    khi người ta tiếp tục nói với bạn
  • 22:55 - 22:58
    rằng bạn đang làm điều thật là…
  • 22:58 - 23:02
    thí dụ như tạo ra sự chia rẽ chẳng hạn.
  • 23:02 - 23:06
    Đôi khi nó thực sự khiến tôi cảm thấy tồi tệ dễ sợ,
  • 23:06 - 23:09
    vì mình đã gây ra quá nhiều rắc rối
  • 23:09 - 23:14
    và vấn đề cho tăng đoàn,
    những thứ như thế.
  • 23:14 - 23:16
    Tôi chỉ giữ thêm nhiều giới luật,
  • 23:16 - 23:18
    tôi có làm gì đâu?
  • 23:18 - 23:20
    có hại ai đâu?
  • 23:28 - 23:30
    Giọng nói của ông Richard Gombrich
    Giáo sư danh dự đại học Oxford, Anh quốc
  • 23:30 - 23:35
    Tôi đã nghe nói về quan điểm ủng hộ phụ nữ
  • 23:35 - 23:40
    trở thành tỳ kheo ni của thầy..v..v…
  • 23:40 - 23:45
    và cách thầy bị đối xử tệ đến thế nào ở Thái Lan.
  • 23:45 - 23:49
    Tôi nghĩ đó là một trong những chủ đề
    quan trọng nhất
  • 23:49 - 23:52
    mà ta có thể thảo luận khi nói về
    Phật giáo hiện đại.
  • 23:52 - 23:55
    Lời của Ajahn Ganha, viện trưởng tu viện
    Wat Subtawee, Thái Lan
    được dịch và đọc lại bởi một Phật tử
  • 23:55 - 24:00
    Ajahn Brahm yêu kính giáo pháp và
    là một nhà sư tuyệt vời,
  • 24:00 - 24:04
    một nhà sư chân chính.
  • 24:04 - 24:10
    Thầy cư xử đúng đắn, có trách nhiệm
    và biết hy sinh.
  • 24:12 - 24:20
    Thầy không cần phải ở dưới quyền của
    Wat Nong Pah Pong hay bất kỳ ai,
  • 24:20 - 24:24
    thầy vẫn là đệ tử của Ajahn Chah,
  • 24:24 - 24:29
    thầy vẫn là đệ tử của Đức Phật.
  • 24:29 - 24:35
    Vì vậy thầy đang ở Perth, Ajahn Brahm,
    hãy tự mình làm chủ chính mình.
  • 24:35 - 24:41
    hãy vui vẻ, can đảm và là “số một”.
  • 24:47 - 24:54
    Ưu điểm là Ajahn Brahm có thể làm
    mọi việc theo cách riêng của mình
  • 24:54 - 24:59
    Thầy không cần phải báo cáo hay bị
    chất vấn quá nhiều
  • 24:59 - 25:05
    để tuân thủ chặt chẽ một số nghi thức
    và các chuẩn mực văn hóa
  • 25:05 - 25:08
    khá quan trọng trong truyền thống đó,
  • 25:08 - 25:14
    những điều thật ra không nhất thiết là nền tảng
    cho sự đào tạo chư tăng.
  • 25:14 - 25:17
    Đó là những thứ của Thái, văn hóa Thái.
  • 25:17 - 25:21
    Vì vậy thầy có thể thoát khỏi sự gò bó đó
  • 25:21 - 25:26
    và cho phép thầy định hình phong cách trình bày,
  • 25:26 - 25:31
    giảng dạy, trông nom tu viện,
  • 25:31 - 25:35
    và đào tạo chư tăng.
    Nó cho thầy nhiều tự do hơn
  • 25:35 - 25:41
    để hình thành truyền thống tu hành
    mà bạn có thể gọi đó là di sản của thầy.
  • 25:41 - 25:45
    Đôi khi nó cho bạn thấy khi bạn đã
    sẵn sàng cho việc gì đó rồi thì...mọi thứ
  • 25:45 - 25:50
    kết nối với nhau một cách tự nhiên vì bạn
    đã sẵn sàng để nhìn nhận nó theo cách đó.
  • 25:50 - 25:52
    Thật kỳ diệu!
  • 25:52 - 25:57
    Ajahn Brahmali, con có một câu hỏi
  • 25:57 - 26:01
    Nếu mình thiền khá thường xuyên….
  • 26:03 - 26:06
    Phật giáo phương Tây thực sự
    giải thích Phật giáo
  • 26:06 - 26:08
    theo cách cần được giải thích,
  • 26:08 - 26:10
    không phải là về việc thờ cúng tổ tiên,
  • 26:10 - 26:13
    không phải là về việc cầu nguyện với Đức Phật.
  • 26:13 - 26:17
    mà là về việc hiểu biết bốn sự thật cao quý,
  • 26:17 - 26:20
    về chánh kiến.
  • 26:20 - 26:23
    Và đó là điều mà Ajahn Brahm rất xuất sắc.
  • 26:23 - 26:30
    Và thầy đã có một phong cách giảng dạy
    độc đáo, duy nhất.
  • 26:30 - 26:35
    Và người mất mát nhiều nhất (biggest loser)
    trên toàn thế giới chính là Đức Phật.
  • 26:35 - 26:40
    Ngài là người mất mát nhiều nhất.
    Ngài mất (lost) tất cả.
  • 26:40 - 26:51
    Vậy tôi khuyên các bạn là “Hãy biến đi”
    (Ajahn chơi chữ lost=mất, get lost = biến đi, cút đi)
  • 26:51 - 26:53
    Hãy nhìn những gì chúng ta đang làm.
    Chúng ta mất tất cả.
  • 26:53 - 26:58
    Mất đi những chấp chước.
    Mất đi mọi ý tưởng về thành tựu.
  • 26:58 - 27:03
    Chúng ta mất các thứ. Biến mất.
    Không còn hiện hữu.
  • 27:03 - 27:04
    Đó là đạo lộ.
  • 27:04 - 27:08
    Tôi nghĩ khi người ta nhìn thầy,
  • 27:08 - 27:11
    nếu mới gặp và thấy thầy, bạn biết đó,
  • 27:11 - 27:15
    chỉ có chuyện cười và vui vẻ,
  • 27:15 - 27:17
    tôi nghĩ nó có vẻ như,
  • 27:17 - 27:22
    có lẽ một phần nào đó nó làm mất đi
    cái nghiêm túc của sự tu hành của thầy.
  • 27:22 - 27:24
    Thầy Sujato
    Trụ trì chùa Lokantara Vihara, Sydney
  • 27:24 - 27:29
    Sự giảng dạy của thầy luôn luôn tập trung
    vào việc dẫn dắt mọi người đến Niết bàn.
  • 27:29 - 27:36
    Theo nghĩa đó phạm vi nó rất hẹp, nhưng
    thầy biết cách tiếp cận được nhiều người.
  • 27:36 - 27:39
    Một trong những kỹ năng bị xem thường
  • 27:39 - 27:46
    là khả năng tiếp cận và truyền cảm hứng
    cho một lượng người rất lớn,
  • 27:46 - 27:50
    với cách giảng pháp dễ hiểu
    và dễ tiếp cận nhưng đồng thời
  • 27:50 - 27:55
    cũng dẫn đến những hiểu biết rất sâu sắc,
  • 27:55 - 27:58
    và những đột phá và những tầng thiền.
  • 27:58 - 28:01
    Nhiều khi người ta lấy những giáo pháp
    rất cao siêu này
  • 28:01 - 28:04
    như các tầng thiền hay Niết bàn..v..v..
  • 28:04 - 28:06
    và họ làm loãng đi, hạ thấp xuống
  • 28:06 - 28:09
    để họ tưởng như là có thể
    tiếp cận được với nhiều người hơn.
  • 28:09 - 28:11
    Ajahn Brahm không bao giờ làm vậy.
  • 28:11 - 28:14
    Những gì thầy làm cho thấy rằng
    có những lời dạy đúng đắn, đầy ý nghĩa
  • 28:14 - 28:17
    mà dễ dàng, đơn giản và dễ tiếp cận
  • 28:17 - 28:20
    ai cũng có thể áp dụng tại đây, ngay bây giờ.
  • 28:20 - 28:23
    Và nếu bạn phát triển những điều này, bạn có thể
  • 28:23 - 28:28
    trông đợi, thậm chí ngộ ra được những điều
    tuyệt vời, sâu sắc, mãnh liệt và uyên thâm.
  • 28:28 - 28:33
    Cách mà thầy có thể đưa giáo pháp vào
    phương tiện truyền thông phổ biến
  • 28:33 - 28:38
    với những bài giảng trên YouTube
    qua kênh YouTube của hội Phật giáo Tây Úc,
  • 28:38 - 28:43
    thầy đã đem giáo pháp đến cho
    một lượng người rất lớn, những người
  • 28:43 - 28:47
    thậm chí chưa bao giờ thể hiện sự quan tâm
    đến Phật giáo hay thiền định trước đó.
  • 28:47 - 28:52
    Những bài giảng của thầy thích hợp,
    nói về cuộc sống hàng ngày.
  • 28:52 - 28:55
    Thầy giảng về cách đối xử với
    những người khó chịu, đối mặt với cảm xúc,
  • 28:55 - 28:58
    cách vượt qua sự oán giận.
  • 28:58 - 29:01
    Những việc đó tạo được sự đồng cảm
    với mọi người.
  • 29:01 - 29:05
    Làm sao để có cuộc sống ngay thẳng
    đạo đức trên đời,
  • 29:05 - 29:10
    Làm sao áp dụng đạo đức trong Phật giáo vào những
    tình huống khó xử và những thử thách chúng ta đối mặt.
  • 29:10 - 29:17
    Cách dùng những chiêm nghiệm và
    thiền định trong đạo Phật để
  • 29:17 - 29:28
    tâm chúng ta dễ thích nghi và thiết thực hơn
    trong những tương tác hàng ngày với người khác
  • 29:28 - 29:34
    và đối mặt với tình huống khó khăn trên thế giới.
  • 29:34 - 29:39
    Vâng, tôi nghĩ Ajahn Brahm đã làm rất tốt
    việc trình bày giáo pháp theo cách đó.
  • 29:42 - 29:46
    Các sư đang xây dựng thêm những cốc mới
  • 29:48 - 29:51
    Giọng nói Dr.Victor Wee
    Cựu hội trưởng hội Phật giáo BGF, Mã Lai
  • 29:51 - 29:57
    Thật sự Ajahn Brahm đã đóng góp cho
    toàn thể cộng đồng Phật giáo quốc tế.
  • 29:57 - 30:03
    Bởi vì thầy có “xưởng đào tạo sư” ở đây
    và “xưởng” này đã đầy
  • 30:03 - 30:05
    với một danh sách chờ dài.
  • 30:05 - 30:10
    Và những người đang được đào tạo ở đây
    đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
  • 30:10 - 30:16
    Đây là một nhóm người quốc tế.
    Nhiều nơi trong những xứ Phật giáo
  • 30:16 - 30:19
    thật khó mà có được người muốn trở thành sư.
  • 30:19 - 30:21
    Nhưng ở đây thì lại có một danh sách chờ dài.
  • 30:21 - 30:26
    Chúng tôi nghĩ điều này sẽ giúp ích sau này
    khi các sư đã qua quá trình đào tạo
  • 30:26 - 30:29
    họ sẽ thực hành và giúp cho cả cộng đồng.
  • 30:30 - 30:32
    Giọng nói của Thầy Buddharakkhita
    Viện trưởng trung tâm Phật giáo Uganda, Phi Châu
  • 30:32 - 30:38
    Thầy có một “nhà máy sản xuất” các sư,
    và tất cả sắp hàng chờ.
  • 30:38 - 30:42
    Thực ra tôi biết đến Ajahn Brahm
    khi tôi vừa mới xuất gia.
  • 30:42 - 30:50
    Tôi nghe pháp khi ở tu viện Bhavana
    bắt đầu với Bhikkhu Bodhi.
  • 30:50 - 30:57
    Nhưng những bài giảng của Bhikkhu Bodhi
    rất sâu sắc, uyên thâm và chuyên sâu.
  • 30:57 - 31:04
    Sau khi nghe hết các bài giảng của Bhikkhu Bodhi,
    tôi lên Google và tìm thấy bài giảng của Ajahn Brahm.
  • 31:04 - 31:09
    Và tôi thầy thầy rất có khiếu hài hước.
  • 31:09 - 31:16
    Thầy là một trong những sư Tây Phương đầu tiên
    thật sự cân bằng giữa học và hành,
  • 31:17 - 31:21
    thiết lập phương pháp này như cách tiếp cận,
  • 31:21 - 31:25
    những điều này không loại trừ lẫn nhau,
  • 31:25 - 31:28
    đặc biệt như trong truyền thống của Thái Lan,
  • 31:28 - 31:35
    các bạn biết đấy, đây là một sự phân chia lớn,
  • 31:35 - 31:39
    Những sư tu hành thì không học,
    sư học thì không hành.
  • 31:44 - 31:47
    Giọng nói của Thầy Aranavihari
    tu viện Na Uyana, Tích Lan
  • 31:47 - 31:51
    Các sư Thái Lan thường dựa theo truyền thống văn hóa,
  • 31:51 - 31:54
    họ rất tôn kính nhà vua.
  • 31:54 - 32:00
    họ cũng tôn kính sư trưởng hay
    sư trụ trì như vậy.
  • 32:00 - 32:08
    Khi đến đây (Úc), không có những quan hệ như vậy
    giữa sư thấp hạ và sư cao hạ.
  • 32:08 - 32:13
    Vì vậy rất khó để gây dựng. Cần thời gian để gây dựng.
  • 32:13 - 32:17
    Vì vậy gửi các sư về Thái Lan để được đào tạo
    rồi quay trở lại đây là điều tốt,
  • 32:17 - 32:20
    giờ thì không gửi như vậy được nữa,
  • 32:20 - 32:24
    cốt là để họ học cung cách đối xử
    với sư trưởng.
  • 32:24 - 32:32
    Nhưng ở đây bây giờ không có chuyện này nên thầy
    phải cư xử với các sư một cách rất khéo léo.
  • 32:32 - 32:35
    Bởi vậy tôi nghĩ Ajahn Brahm thực sự rất khéo léo
  • 32:35 - 32:42
    trong cách đối xử theo cách dân chủ
    cũng là cách Đức Phật đã dạy chúng ta.
  • 32:42 - 32:49
    Cách đối xử với mọi người và cách Vinayakamma,
    làm và thực hành theo giới luật.
  • 32:49 - 32:54
    Hoàn toàn đúng theo cách Đức Phật dạy.
  • 32:57 - 33:05
    Cách Ajahn Brahm giảng dạy giáo pháp
    không chỉ Phật tử mới nhận được sự lợi ích
  • 33:05 - 33:10
    mà cả những người không phải Phật tử.
  • 33:10 - 33:16
    Chủ đích của Giáo pháp là như vậy,
  • 33:16 - 33:25
    vì những điều tốt đẹp, sự an lành
    và hạnh phúc của tất cả chúng sinh.
  • 33:25 - 33:32
    Và bằng cách làm đó Ajahn Brahm
    đã đạt được toàn bộ mục tiêu của Giáo Pháp.
  • 33:34 - 33:36
    Trung tâm thiền Jhana Grove
  • 33:37 - 33:39
    Dr. Susan Lee
    Sáng lập viên Bodhinyana Quốc Tế, HongKong
  • 33:39 - 33:45
    Thầy đã tạo dựng một nơi đẹp đẽ tuyệt vời này,
    có một không hai trên thế giới,
  • 33:45 - 33:51
    để mọi người có nơi thực hành tốt đẹp.
  • 33:52 - 33:57
    Tôi đã đến nhiều nơi khác nhau để tu tập.
    Nhưng không thể bằng nơi này.
  • 33:57 - 34:04
    Vì vậy tôi rất trân trọng cái nhìn sâu sắc
    hay tầm nhìn xa của thầy để tạo dựng nơi này.
  • 34:04 - 34:10
    Ở mọi nơi khi thầy đi giảng dạy,
    bao giờ cũng có một khóa thiền.
  • 34:10 - 34:16
    đối với tôi, đó là trải nghiệm lại giáo pháp,
    không chỉ là lắng nghe.
  • 34:16 - 34:29
    Vì vậy, trải nghiệm, thực hành, học hỏi, đó là cách duy nhất
    để tôi vun bồi trí tuệ, trí tuệ của chính mình.
  • 34:29 - 34:30
    Giọng Thầy Thầy Gak San Sunim
    Hàn Quốc
  • 34:30 - 34:38
    Khi tôi học được từ Ajahn Brahm về “không làm gì cả”
    Cuối cùng tôi đã trải nghiệm nimitta lần đầu.
  • 34:38 - 34:45
    Nó hoàn toàn khác hẳn nimitta tôi có ở Pa-Awk .
  • 34:45 - 34:50
    Trong quá trình tu tập “không làm gì cả” ở đây,
    tôi đã hoàn toàn hiểu được lời Phật dạy.
  • 34:50 - 34:55
    Khi về Hàn quốc tôi cố gắng giảng dạy
    phối hợp giữa giáo lý truyền thống của Hàn
  • 34:55 - 35:00
    và giáo lý nguyên thủy của Đức Phật
    theo Ajahn Brahm.
  • 35:00 - 35:05
    30 năm tu hành theo truyền thống của tôi
    đã thay đổi
  • 35:05 - 35:09
    chỉ sau một khóa tu học với Ajahn Brahm.
  • 35:09 - 35:12
    Tất cả những ai học giáo lý nguyên thủy
    của Đức Phật đều biết
  • 35:12 - 35:14
    sự thực hành đáng phục của Ajahn Brahm.
  • 35:14 - 35:16
    Tôi rất biết ơn và cảm kích Ajahn Brahm
    và tăng đoàn ở đây.
  • 35:18 - 35:21
    Kathina ceremony - Lễ dâng Y
  • 35:22 - 35:27
    Vào cuối ba tháng an cư kiết hạ của chư tăng,
    hàng ngàn người đã đến tham dự buổi lễ dâng y Kathina
  • 35:51 - 35:54
    Hai năm trước khi lên chương trình
    cho thầy ở Mã Lai, thầy viết lại cho tôi,
  • 35:54 - 36:01
    “Victor, tôi không còn trẻ nữa! tôi là ông sư già”
  • 36:01 - 36:08
    Vì vậy bây giờ chúng tôi phải rất cẩn thận,
    đôi khi chúng ta không nhận ra rằng
  • 36:08 - 36:12
    những người bên ta thực sự đang già đi.
  • 36:12 - 36:19
    Và khi thầy già đi,
    chúng ta cần phải chăm sóc thầy kỹ hơn.
  • 36:22 - 36:28
    Trong sáu năm biết thầy, thầy làm việc nhiều quá
  • 36:28 - 36:35
    và tôi mong muốn thầy chăm sóc bản thân hơn.
  • 36:35 - 36:41
    Đó là mong ước của tôi và thật sự, thật sự tiếp thu,
  • 36:41 - 36:49
    nhận được sự kính yêu của mọi người, sự tôn trọng,
    sự cảm kích và lòng biết ơn.
  • 36:56 - 37:03
    Tu viện Bodhinyana - Chánh điện
  • 37:04 - 37:05
    Một đời
  • 37:05 - 37:10
    Một đời
    Tỉnh Thức và Từ Ái
  • 37:10 - 37:12
    Đây là Ajahn Brahm. Kia là Ajahn Brahm.
  • 37:12 - 37:16
    Tôi không biết thầy ấy,
    thầy là điều tưởng tượng của tôi.
  • 37:16 - 37:23
    Thầy là một ảo ảnh. Thầy là một ảo giác.
    Thầy như trò đùa của một nhà ảo thuật ở ngã tư đường.
  • 37:23 - 37:24
    Câu chuyện yêu thích nhất của thầy
    với Ajahn Brahm là gì?
  • 37:24 - 37:28
    Câu chuyện yêu thích nhất với Ajahn Brahm
    là khi thầy bị phỏng vấn và
  • 37:28 - 37:32
    thầy cảm thấy phát chán, quyết định rời đi.
    Từ biệt! Từ biệt!
Title:
Một đời Tỉnh Thức và Từ Ái - Để tri ân Ajahn Brahm nhân ngày sinh nhật 70 tuổi
Description:

Phim này được thực hiện để bày tỏ lòng tri ân đến Ajahn Brahm nhân ngày sinh nhật thứ 70 của Ajahn vào ngày 7 tháng 8 năm 2021. Phim có những đoạn phỏng vấn các chư tăng ni lỗi lạc, trong đó phải kể đến Thầy Somdet Thepsirin, Thầy Ganha, Thầy Bodhi, Thầy Analayo, Ni sư Dhammananda, Thầy Mettavihari và Ni sư Kusuma. Có những cảnh ở Tu viện Bodhinyana và Ni viện Dhammasara ở Tây Úc và một số cảnh ở Thái Lan.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Buddhist Society of Western Australia
Duration:
38:52

Vietnamese subtitles

Revisions