Return to Video

Vesak 2020: Những thử thách trong Thập Kỷ mới - Ajahn Brahmali

  • 0:01 - 0:06
    OK, chào tất cả các bạn
    trong Hội Ái hữu Phật giáo (BF).
  • 0:06 - 0:11

    Đây là Ajahn Brahmali từ thành phố Perth,
    đang ở trung tâm thiền Jhana Grove.
  • 0:11 - 0:17

    Xin chúc các bạn ở Singapore
    mùa lễ Vesak (Tam Hợp) vui vẻ.
  • 0:17 - 0:22

    Tôi hy vọng mọi việc không quá khó khăn
    ở Singapore, hiện nay toàn thế giới
  • 0:22 - 0:27

    đang gặp chút khó khăn. Nhưng hy vọng
    chúng ta sẽ có một mùa lễ Vesak vui vẻ
  • 0:27 - 0:30

    mặc dù có nhiều luật lệ ngăn cấm, lệnh
    đóng cửa và những vấn đề bạn gặp phải.
  • 0:30 - 0:35

    Tôi nghĩ, nếu là Phật tử thì
    trong chừng mực nào đó
  • 0:35 - 0:39

    các bạn đã quen với khái niệm
    độc cư và ở một mình.
  • 0:39 - 0:43

    Là Phật tử vào thời điểm này rất tốt,
    vì tôi nghĩ, chúng ta đã quen thuộc
  • 0:43 - 0:47

    với những khái niệm này hơn nhiều người khác.
    Vì vậy, hy vọng các bạn có thể vui hưởng
  • 0:47 - 0:52

    sự bình yên, sự im lặng và hãy tận dụng nó.
    Ở tu viện hiện giờ rất tốt vì mọi thứ
  • 0:52 - 0:56

    đều tĩnh lặng và bình yên. Vậy nên
    chắc chắn chúng tôi sẽ có một mùa lễ Vesak
  • 0:56 - 1:02

    rất vui vẻ ở đây, chắc chắn như vậy.
    Tôi được Hội BF mời cho một bài pháp
  • 1:02 - 1:12

    về đề tài “Những thử thách
    trong thập kỷ tới”. Đây là thời điểm
  • 1:12 - 1:17

    thích hợp để nói về đề tài này. Chúng ta
    vừa mới bước vào đầu thập kỷ này.
  • 1:17 - 1:23

    Có thể nói chúng ta đã không bắt đầu nó
    một cách tốt đẹp. Một khởi đầu
  • 1:23 - 1:29

    khá tệ cho thập kỷ này. Cả thế giới,
    cả toàn thể thế giới đều phải
  • 1:29 - 1:35

    gánh chịu tai ương và những khó khăn
    của virus corona. Vì vậy, ở mặt
  • 1:35 - 1:40

    nào đó có vẻ như một khởi đầu không hay.
    Tuy nhiên, đôi khi bạn tự hỏi
  • 1:40 - 1:44

    có lẽ không, nó không đến nỗi xấu
    như đôi lúc người ta nghĩ.
  • 1:44 - 1:49

    Đúng, có khổ đau, nhưng có thể
    cũng có những điều tích cực
  • 1:49 - 1:54

    khởi sinh từ những hoàn cảnh như vậy.
    Vì vậy, tôi muốn nói về những thử thách
  • 1:54 - 2:00

    của thập kỷ sắp tới, và câu hỏi
    trước tiên thường được đặt ra
  • 2:00 - 2:04

    khi bàn luận về những thử thách,
    chúng ta đang bàn chuyện tương lai,
  • 2:04 - 2:08

    vì đây rõ ràng là bàn chuyện tương lai,
    có thực sự hữu ích gì không khi
  • 2:08 - 2:13

    bàn chuyện tương lai? Đó có phải là điều
    chúng ta thực sự nên làm không?
  • 2:13 - 2:18

    Khi nói chuyện về tương lai
    tôi luôn nhớ một điều. Nó nhắc tôi
  • 2:18 - 2:23

    câu chuyện nổi tiếng về Ajahn Chah.
    Ajahn Chah chính là thầy của
  • 2:23 - 2:28

    Ajahn Brahm ở Thái Lan. Ajahn Chah
    là một trong những vị thánh vĩ đại nhất
  • 2:28 - 2:33

    trong thế kỷ 20 ở Thái Lan, tính tình
    của ngài rất đặc biệt, khác thường.
  • 2:33 - 2:39

    Một trong những câu chuyện về ngài là,
    hôm đó, một người dân làng đến thăm ngài.
  • 2:39 - 2:44

    Người này rất lo lắng về tương lai,
    ông ta muốn biết tương lai mình
  • 2:44 - 2:49

    sẽ ra sao. Và ông ta biết
    Ajahn Chah nổi tiếng có tài
  • 2:49 - 2:54

    thần thông và mọi thứ khác.
    Vì vậy ông ta muốn hỏi Ajahn Chah
  • 2:54 - 2:59

    xem ngài có thể nói gì đó về tương lai
    của mình. Thế rồi ông tìm đến Ajahn Chah
  • 2:59 - 3:05

    và nói “Luang Por, thưa ngài
    con rất lo lắng về tương lai, xin ngài
  • 3:05 - 3:11

    nói cho con biết về tương lai của con”.
    Ajahn Chah nhìn ông ta, các bạn biết đấy,
  • 3:11 - 3:17

    những vị có nhiều oai lực như
    các chư tăng, hay đôi khi bất cứ ai,
  • 3:17 - 3:21

    có cái nhìn đầy uy lực,
    khi họ nhìn bạn, cũng giống như thể
  • 3:21 - 3:24

    họ thấy xuyên thấu bạn
    hay đại loại như thế.
  • 3:24 - 3:29

    Và ngài nhìn, nhìn vào mắt ông ta,
    nhìn chăm chú rồi nói
  • 3:29 - 3:32

    “Ừ, tôi có thể cho ông biết tương lai”.
    “Dạ, con xin ngài, xin ngài,
  • 3:32 - 3:35

    cho con biết tương lai của con!
    Con rất mong biết tương lai con”.
  • 3:35 - 3:39

    “Được rồi. Tôi đang nhìn ông,
    đang đọc tâm ông ”.
  • 3:39 - 3:43

    Và Ajahn Chah như thực sự
    đang nỗ lực làm ra vẻ
  • 3:43 - 3:48

    muốn tìm hiểu để biết tương lai của
    ông ta một cách rất ấn tượng.
  • 3:48 - 3:52

    Ông này càng lúc càng nóng lòng
    muốn nghe về tương lai của mình.
  • 3:52 - 3:56

    Một trong những điều thú vị
    về những vị thầy như Ajahn Chah,
  • 3:56 - 4:00

    hay những vị đầy ấn tượng khác.
    Họ thường có tài đóng kịch giỏi,
  • 4:00 - 4:04

    họ có thể lấy một sự việc
    rất đơn giản để làm cho giáo Pháp
  • 4:04 - 4:09

    thấm thía một cách sâu xa.
    Nếu bạn giả vờ đóng kịch,
  • 4:09 - 4:11

    nếu bạn biết, bằng cách nào đó,
    tạo ra sự hồi hộp
  • 4:11 - 4:16

    và một chút căng thẳng
    trong tình huống đó.
  • 4:16 - 4:21

    Nhiều khi nhờ vậy bài pháp
    sẽ có hiệu quả mạnh mẽ hơn.
  • 4:21 - 4:23

    Thật vậy, bạn hiểu ý tôi chứ,
    có nhiều vị có tài
  • 4:23 - 4:28

    tạo ra sự hồi hộp. Thế rồi,
    Ajahn Chah nhìn ông ta, nói
  • 4:28 - 4:32

    “Được, tôi đang đoán tương lai cho ông”.
    “Dạ, xin ngài cho con biết tương lai”.
  • 4:32 - 4:37

    Và rồi, Ajahn Chah nói:
    “Tương lai của ông là...”
  • 4:37 - 4:42

    “Dạ, dạ, nó sẽ ra sao?”
    “Tương lai của ông là không chắc chắn”.
  • 4:42 - 4:48

    Và ngài chỉ nói có vậy thôi,
    “Tương lai ông không chắc chắn”.
  • 4:48 - 4:52

    Và ông này, dĩ nhiên,
    có lẽ hơi thất vọng,
  • 4:52 - 4:55

    vì đó không phải là điều ông ta
    muốn nghe. Ông ta muốn nghe
  • 4:55 - 4:59

    điều gì đó sâu xa hơn,
    ông ta muốn nghe nói về cuộc đời mình,
  • 4:59 - 5:02

    muốn nghe xem ông ta
    cần phải làm những gì,
  • 5:02 - 5:05

    phải sống như thế nào
    để tránh được những rối rắm.
  • 5:05 - 5:09

    Ông ta muốn hiểu thêm về hạnh phúc
    và khổ đau trong chính cuộc đời ông ta.
  • 5:09 - 5:14

    Và tất cả những gì Ajahn Chah nói
    chỉ là “tương lai không chắc chắn”.
  • 5:14 - 5:20

    Tại sao Ajahn Chah làm như thế?
    Có nhiều lý do, một trong những lý do,
  • 5:20 - 5:25

    như bạn biết, không thể nào đi loanh quanh
    nói về tương lai của tất cả mọi người.
  • 5:25 - 5:29

    Và tôi cũng không biết có thể đoán
    tương lai như vậy được không.
  • 5:29 - 5:34

    Nếu đọc kinh Phật các bạn sẽ thấy
    Đức Phật nói gì về những điều này.
  • 5:34 - 5:38

    Đức Phật không bao giờ nói về tương lai,
    ngài thực sự không bao giờ nói bất kỳ
  • 5:38 - 5:41

    điều gì về người nào, về nơi chốn
    họ sẽ đến, điều gì sẽ xảy ra cho họ,
  • 5:41 - 5:46
    và đại loại những điều như vậy.
    Và đây có thể là một lý do,
  • 5:46 - 5:51
    thực sự không thể nào đoán trước
    tương lai con người, bởi vì tương lai
  • 5:51 - 5:56

    vô cùng phức tạp, với quá nhiều
    quan hệ nhân duyên trong đó.
  • 5:56 - 6:02

    Rất khó làm cho nó gắn kết chặt chẽ
    để trở thành một tiên đoán,
  • 6:02 - 6:06

    như điều gì thực sự sẽ xảy ra. Theo tôi,
    có điều khác, lý do khác nữa, tại sao
  • 6:06 - 6:12

    Ajahn Chah làm như vậy, vì suy nghĩ
    về tương lai thường là một việc làm
  • 6:12 - 6:19

    phí thì giờ. Phải, tương lai thật
    khó lường, và không chắc chắn.
  • 6:19 - 6:22

    Chúng ta không bao giờ thực sự
    biết được nó sẽ đi về đâu.
  • 6:22 - 6:27

    Những quan hệ nhân duyên
    dẫn tới nó quá phức tạp,
  • 6:27 - 6:31

    cố gắng tìm hiểu về tương lai,
    thực chẳng khác gì hơn
  • 6:31 - 6:35

    là một sự phỏng đoán .
    Bởi vì nó là sự phỏng đoán,
  • 6:35 - 6:38

    bởi vì nó có vấn đề,
    bởi vì nó không thực sự đúng.
  • 6:38 - 6:43

    Nhiều khi tốt hơn hết là nhớ
    những lời dạy sâu sắc của Đức Phật,
  • 6:43 - 6:48

    như sự vô thường, không chắc chắn,
    không đáng tin cậy. Quan trọng
  • 6:48 - 6:53

    hơn nhiều là phải nhớ khái niệm
    tổng quát thay vì cố gắng xác định
  • 6:53 - 6:58

    một tương lai cụ thể
    có liên quan đến riêng cá nhân bạn.
  • 6:58 - 7:05

    Và theo tôi, đây là nội dung chính
    của lời giảng dạy của Ajahn Chah
  • 7:05 - 7:08

    trong trường hợp này.
    Hãy nhớ đến Pháp, Pháp là những gì
  • 7:08 - 7:12

    sẽ dẫn bạn tiến về phía trước.
    Hãy quên đi những chi tiết
  • 7:12 - 7:15

    cụ thể của cuộc đời, chúng thực sự
    không quan trọng lắm.
  • 7:15 - 7:20

    Vì thế cách ngài Ajahn Chah xử sự
    rất là thú vị.
  • 7:20 - 7:25

    Và theo tôi đây là một bài học rất hay,
    hy vọng người đàn ông đó lãnh hội được.
  • 7:25 - 7:30

    Và hy vọng bài học chỉ cho ông ta
    biết đôi chút về cách sống,
  • 7:30 - 7:36

    cách suy nghĩ về cuộc đời, và làm thế nào
    để tránh những chông gai trong cuộc sống.
  • 7:36 - 7:42

    Và khi chúng ta nói về tương lai
    trong thập kỷ tới,
  • 7:42 - 7:47

    những thử thách cho Phật giáo,
    hay cho cá nhân chúng ta
  • 7:47 - 7:51

    trong vài năm tới đây.
    Điều quan trọng cần nhớ,
  • 7:51 - 7:55

    là phải thận trọng về cách
    chúng ta nghĩ về tương lai.
  • 7:55 - 7:59

    Không nhất thiết sai
    khi nghĩ về tương lai nói chung.
  • 7:59 - 8:03

    Thỉnh thoảng trong kinh,
    Đức Phật nói đến tương lai,
  • 8:03 - 8:06

    không theo một cách cụ thể,
    như tôi đã nói trước đây,
  • 8:06 - 8:09

    ngài không bao giờ nói về tương lai
    một cách cụ thể.
  • 8:09 - 8:13

    Ngài nói về tương lai
    trong một nghĩa tổng quát.
  • 8:13 - 8:19

    Và có lẽ các bạn còn nhớ, trong kinh
    Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật cho chư tăng
  • 8:19 - 8:26

    và mọi người một bài pháp về những gì sẽ
    hỗ trợ cho đạo Phật trong tương lai.
  • 8:26 - 8:30

    Ngài dạy về bảy điều sẽ hỗ trợ
    Phật giáo trong tương lai.
  • 8:30 - 8:34

    Vậy nên, tuy ngài có đưa ra hướng dẫn
    về tương lai, nhưng là lời dạy
  • 8:34 - 8:39

    có tính cách rất tổng quát,
    không phải chi tiết cụ thể những gì
  • 8:39 - 8:45

    sẽ xảy ra cho con người. Vì vậy,
    có cách đúng và có cách không đúng
  • 8:45 - 8:50

    khi nói về tương lai.
    Và cách nghĩ sai lầm về tương lai
  • 8:50 - 8:55

    là khi chúng ta nghĩ về tương lai
    dựa trên sự sợ hãi.
  • 8:55 - 9:02

    Và đó là phần lớn những gì người ta làm
    khi người ta muốn biết về tương lai,
  • 9:02 - 9:06

    khi người ta muốn kiểm soát môi trường
    xung quanh, hay muốn kiểm soát đời mình.
  • 9:06 - 9:11

    Và đây chính là những gì xảy ra cho người
    đàn ông này, khi ông ta tìm đến Ajahn Chah,
  • 9:11 - 9:14

    Đến với Ajahn Chah,
    về cơ bản ông ta đến vì sợ hãi.
  • 9:14 - 9:18

    Ông ta lo lắng cho tương lai của mình,
    e rằng nó sẽ không ổn,
  • 9:18 - 9:22

    ông ta lo lắng những gì nào ai biết được.
    Tuy nhiên, các bạn biết mà,
  • 9:22 - 9:25

    có rất nhiều điều bất ổn có thể xảy ra
    trong đời, vì vậy ông ta lo
  • 9:25 - 9:28

    về một số những điều đó.
    Và nó đến từ sự sợ hãi.
  • 9:28 - 9:31

    Đó là cách sai lầm
    khi nghĩ về tương lai.
  • 9:31 - 9:36

    Bởi vậy Ajahn Chah mới cho ông ta
    bài pháp tổng quát này.
  • 9:36 - 9:43

    Vậy sợ hãi là vấn đề,
    và trong những lúc này,
  • 9:43 - 9:47

    khi có một vấn đề tầm cỡ lớn
    trên thế giới, với virus corona
  • 9:47 - 9:53

    lan đi khắp nơi, đương nhiên
    có rất nhiều sợ hãi.
  • 9:53 - 9:56

    Khi có nhiều thứ không ổn,
    hay có vẻ không ổn,
  • 9:56 - 9:59

    xảy ra trên thế giới, bạn có thể
    chắc rằng người ta sẽ sợ hãi.
  • 9:59 - 10:04

    Và dĩ nhiên người ta khiếp sợ,
    và lo lắng vì đủ mọi lý do.
  • 10:04 - 10:09

    Người ta không muốn bệnh,
    người ta không muốn chết,
  • 10:09 - 10:13

    cho dù khả năng chết vì
    virus corona là rất nhỏ.
  • 10:13 - 10:18

    Nhưng người ta rõ ràng vẫn sợ chết,
    nhất là nếu bạn thuộc một trong những nhóm
  • 10:18 - 10:22

    người dễ bị nhiễm bệnh, mà ngay cả trong
    trường hợp đó, có lẽ khả năng chết
  • 10:22 - 10:26

    cũng chỉ cao hơn chút đỉnh.
    Nhưng còn đủ loại vấn đề khác nữa.
  • 10:26 - 10:30

    Khắp nơi trên thế giới, nhiều người
    cảm thấy bị thử thách về tâm lý
  • 10:30 - 10:35

    khi phải ở một mình,
    khi có lệnh đóng cửa
  • 10:35 - 10:39

    phải ở nhà với gia đình,
    bị bắt buộc ở với mọi người
  • 10:39 - 10:43

    suốt ngày, nhiều người thấy
    rất rất khó khăn.
  • 10:43 - 10:47

    Hy vọng một số các bạn, nếu đã từng
    hành thiền chút đỉnh,
  • 10:47 - 10:52
    hy vọng nó sẽ giúp các bạn
    tận hưởng sự độc cư và sự cách ly
  • 10:52 - 10:55

    khi phải ở trong nhà.
    Hy vọng các bạn có thể
  • 10:55 - 10:59

    tận dụng thời gian này, nhờ đã được
    huấn luyện chút ít về cách
  • 10:59 - 11:03
    làm thế nào để sống trong tĩnh lặng,
    làm thế nào để sống một mình.
  • 11:03 - 11:07

    Đối với một số bạn,
    điều đó có thể còn khó khăn.
  • 11:07 - 11:10

    Nhưng hy vọng với một số bạn
    nó sẽ hữu ích. Nhưng trên thế giới
  • 11:10 - 11:13

    người ta lo lắng nhiều
    vì điều này. Rồi thì dĩ nhiên,
  • 11:13 - 11:17

    còn có tình trạng kinh tế.
    Người ta bàn về, bạn biết đấy,
  • 11:17 - 11:20

    những vấn đề kinh tế,
    kinh tế thế giới,
  • 11:20 - 11:26

    và cả kinh tế cá nhân của mọi người.
    Người ta nói về đủ loại
  • 11:26 - 11:30

    hậu quả kinh tế
    do virus corona gây nên.
  • 11:30 - 11:35

    Vậy nên người ta bận tâm về nhiều thứ
    có tiềm năng gặp bất ổn,
  • 11:35 - 11:39

    nhiều thứ trong cuộc sống,
    có thể trở thành xấu.
  • 11:39 - 11:43

    Và tất cả những thứ đó, khi bạn nhìn lại,
    tất cả những thứ đó
  • 11:43 - 11:46

    chúng từ đâu đến?
    Thưa, tất cả đến từ sự sợ hãi,
  • 11:46 - 11:50

    nó đến từ sự không chắc chắn
    của tương lai, nó đến từ
  • 11:50 - 11:54

    sự lo lắng về cuộc sống,
    và tất cả những điều có thể
  • 11:54 - 12:00

    trở thành tồi tệ trong tương lai.
    Vì vậy, theo quan điểm Phật giáo,
  • 12:00 - 12:05

    và đây là điều rất thú vị của đạo Phật,
    đó là tương lai của chúng ta
  • 12:05 - 12:10
    không do những thứ như
    virus corona quyết định.
  • 12:10 - 12:15
    Virus corona chỉ là một loại khổ đau khác
    mà chúng ta phải trải qua,
  • 12:15 - 12:18

    nó gây nhiều đau khổ,
    nó ảnh hưởng đến nhiều người,
  • 12:18 - 12:23

    vì lý do đó, bạn biết đấy,
    nó là một đại nạn trên thế giới.
  • 12:23 - 12:27

    Tuy nhiên nó vẫn chỉ là một trong
    những thứ sinh rồi lại diệt.
  • 12:27 - 12:32

    Nó chỉ là một vấn đề tạm thời
    và sẽ biến mất sau đó. Vì vậy,
  • 12:32 - 12:38

    trong đạo Phật, có thứ khác quan trọng
    hơn nhiều cho tương lai của chúng ta,
  • 12:38 - 12:41

    cho dù có virus
    corona hay không,
  • 12:41 - 12:44

    cho dù có khổ đau nhất thời nào khác
    trong đời sống chúng ta hay không.
  • 12:44 - 12:50

    Vấn đề quan trọng hơn, dĩ nhiên,
    chúng ta là con người như thế nào.
  • 12:50 - 12:55

    chúng ta có sống lương thiện không,
    chúng ta có tử tế không,
  • 12:55 - 12:59

    chúng ta có từ bi và quan tâm
    đến thế giới xung quanh không.
  • 12:59 - 13:04

    Đó mới thật là điều quan trọng,
    là những gì chúng ta nên chú tâm đến.
  • 13:04 - 13:09

    Bởi vì nếu chúng ta tử tế,
    nếu chúng ta quan tâm, có trí tuệ,
  • 13:09 - 13:13

    và tùy theo cách chúng ta sống,
    đó mới là những gì tạo ra
  • 13:13 - 13:18

    một tương lai tốt đẹp.
    Vì vậy, đôi khi là con người,
  • 13:18 - 13:22

    thật lạ lùng khi chúng ta thường
    quan tâm đến những điều không đáng.
  • 13:22 - 13:26

    Chúng ta sợ virus corona.
    Nhiều người sợ virus corona,
  • 13:26 - 13:30

    nhưng họ không sợ cách sống bất thiện.
    Nhiều người có thể sống bất thiện,
  • 13:30 - 13:33

    nhưng họ không sợ điều này,
    mà họ sợ virus corona.
  • 13:33 - 13:36

    Thật ra, cách tiếp cận của Phật giáo
    hoàn toàn ngược lại.
  • 13:36 - 13:41

    Điều chúng ta thực sự nên sợ hãi
    là sống một đời sống bất thiện,
  • 13:41 - 13:45

    sống thiếu lòng từ ái, bi mẫn,
    và thiếu sự quan tâm.
  • 13:45 - 13:48

    Thiếu tất cả những đức tính này,
    là những gì chúng ta nên sợ hãi.
  • 13:48 - 13:52

    Virus corona chỉ là một cái đốm,
    chỉ là một đột biến trên biểu đồ
  • 13:52 - 13:57

    cuộc đời chúng ta, tồi tệ một thời gian
    rồi lại biến đi thôi.
  • 13:57 - 14:01

    Đó thực sự không phải là vấn đề,
    và khi chúng ta suy nghĩ về cuộc đời
  • 14:01 - 14:05

    theo cách đó thì thực sự chúng ta
    sẽ ngạc nhiên thấy rằng,
  • 14:05 - 14:10

    virus corona “có lớp vỏ bạc” rất lớn,
    đúng thế, đám mây virus corona
  • 14:10 - 14:14

    thực sự có lớp vỏ bạc rất lớn xung quanh.
    tục ngữ: trong cái rủi có cái may
  • 14:14 - 14:20

    Thật ra, cũng có thể nói rằng,
    toàn thể đám mây là bạc,
  • 14:20 - 14:27

    viền xung quanh màu xám, và phần chính
    của đám mây thực sự là bạc.
  • 14:27 - 14:30
    Tại sao vậy? Tại sao virus corona
  • 14:30 - 14:35
    lại thực sự là một điều tích cực như vậy?
    Một lý do,
  • 14:35 - 14:40
    điều này các bạn có thể
    đọc thấy tin tức trên thế giới,
  • 14:40 - 14:44

    đôi khi những hoàn cảnh khó khăn
    đã khiến người ta thể hiện ra
  • 14:44 - 14:49

    những gì tốt đẹp nhất trong họ.
    Bạn có để ý thấy lòng tốt
  • 14:49 - 14:53

    của con người thường được biểu hiện
    vào những lúc khó khăn?
  • 14:53 - 14:57

    bạn có thấy khắp nơi trên thế giới
    người ta giúp đỡ nhau, người ta
  • 14:57 - 15:01

    đi chợ dùm cho những người già,
    giúp đỡ người già. Bởi vì đó là
  • 15:01 - 15:06

    những người bị ảnh hưởng tồi tệ
    nhất trong những đại nạn,
  • 15:06 - 15:10

    những trận đại dịch. Các bạn thấy
    lòng tốt của những người
  • 15:10 - 15:14

    vỗ tay tán dương cho hội NHS
    Cơ quan Y Tế Quốc gia Anh Quốc
  • 15:14 - 15:19

    Bạn thấy lòng tốt của những người ở bên Ý,
    ra đứng trên lan can nhà để hỗ trợ nhau,
  • 15:19 - 15:25

    và cùng nhau chia sẻ tiếng cười.
    Cũng vậy, các bạn thấy ngay ở đây,
  • 15:25 - 15:30

    ở tu viện Bodhinyana ở Perth.
    Một trong những điều tuyệt vời là
  • 15:30 - 15:35

    hằng ngày tu viện chúng tôi
    nhận được rất nhiều sự hỗ trợ
  • 15:35 - 15:39

    của dân chúng từ thành phố Perth.
    Hàng ngày, có rất nhiều người
  • 15:39 - 15:44

    lái xe suốt từ thành phố Perth
    thẳng đến tu viện của chúng tôi.
  • 15:44 - 15:47

    Những ngày này, khi đến tu viện,
    bạn sẽ không thể thực sự dừng lại,
  • 15:47 - 15:52

    không thể nói chuyện với bất cứ ai,
    không thể vào bên trong tòa nhà nào,
  • 15:52 - 15:56

    không thể nghe những chuyện cười
    của Ajahn Brahm hay những thứ như vậy.
  • 15:56 - 15:59

    Chẳng có thì giờ đâu cho
    mấy chuyện cười. Tôi nghĩ nhiều người
  • 15:59 - 16:03
    đến tu viện chỉ để có khoảng thời gian
    vui vẻ, để nghe Ajahn Brahm kể chuyện,
  • 16:03 - 16:07
    để ngồi kề cà tán gẫu chút xíu,
    để có khoảng thời gian tuyệt vời.
  • 16:07 - 16:09
    Và dĩ nhiên sau đó
    khi về nhà các bạn cảm thấy
  • 16:09 - 16:13
    nhẹ nhàng vui vẻ hơn nhiều.
    Vì các bạn đã ở gần
  • 16:13 - 16:17
    một người có tâm nhẹ nhàng tươi sáng,
    điều này cũng giúp cho cuộc sống của bạn
  • 16:17 - 16:22

    nhẹ nhàng hơn khi đứng trước
    một người như vậy.
  • 16:22 - 16:26

    Nhưng bây giờ những thứ đó không có nữa.
    Khi bạn đến tu viện bây giờ.
  • 16:26 - 16:30

    Bạn đến tu viện, bạn chỉ để lại
    thực phẩm thôi, thậm chí bạn còn
  • 16:30 - 16:34

    không thể vào bên trong
    mà chỉ để ở bên ngoài.
  • 16:34 - 16:36

    Sẽ có một vị sư ở đó,
    thường là Ajahn Brahm,
  • 16:36 - 16:40

    Ajahn sẽ tụng một bài chúc phúc ngắn,
    và rồi các bạn trở ra xe, lái thêm
  • 16:40 - 16:44

    một tiếng nữa để về lại Perth.
    Với vài bạn khác phải mất hơn một tiếng
  • 16:44 - 16:49

    mới về đến Perth. Và người ta làm như vậy,
    rất nhiều người đã làm như vậy .
  • 16:49 - 16:54

    Tôi nghĩ, trong chừng mực nào đó,
    trong thời buổi Covid bây giờ
  • 16:54 - 17:00

    chúng tôi được sự trợ giúp nhiều hơn
    những lúc bình thường.
  • 17:00 - 17:03

    Trước đây khi các bạn có thể đến
    và trò chuyện với bạn bè,
  • 17:03 - 17:06

    đến và nghe Ajahn Brahm,
    và bạn cũng có thể trò chuyện với
  • 17:06 - 17:10

    những sư khác nếu các bạn muốn.
    Những lúc bình thường, khi mọi thứ
  • 17:10 - 17:14

    mở cửa, số người đến tu viện
    có lẽ ít hơn. Thật là tuyệt diệu,
  • 17:14 - 17:17

    sự hỗ trợ mà chúng tôi nhận được.
    Một số lượng lớn thực phẩm được
  • 17:17 - 17:22

    mang đến. Người ta thậm chí còn
    cúng dường nhiều hơn qua mạng
  • 17:22 - 17:28

    để giúp tu viện vì e ngại
    chúng tôi không có đủ,
  • 17:28 - 17:34

    làm vậy ít nhất chúng tôi
    có thể có chút tài chánh dự phòng,
  • 17:34 - 17:39

    có thể gửi một trong những giới tử
    đi mua thêm nếu thực sự cần.
  • 17:39 - 17:43

    Vì vậy trong tình trạng Covid đã có
    nhiều người thể hiện lòng tốt,
  • 17:43 - 17:48

    và điều này thật là tuyệt diệu.
    Bên cạnh đó, khi nhìn ra thế giới
  • 17:48 - 17:52

    tôi thấy ai cũng đau khổ,
    thật rất khó mà
  • 17:52 - 17:57

    không cảm thương cho thế giới.
    Phải, người ta quá đau khổ,
  • 17:57 - 18:00

    không thực sự hiểu, không hiểu
    đây là bản chất của cuộc đời,
  • 18:00 - 18:04

    không biết làm sao để đương đầu
    với những việc này,
  • 18:04 - 18:08
    không có một con đường tâm linh
    giúp mình thoát khỏi những vấn đề này.
  • 18:08 - 18:12
    Bị si mê, chìm trong tăm tối.
    Làm sao có thể không có lòng trắc ẩn
  • 18:12 - 18:16

    cho thế gian trong những lúc này.
    Vì vậy, điều tốt đẹp ở đây là nó có
  • 18:16 - 18:20

    xu hướng phát huy những đức tính
    tuyệt vời nhất của con người.
  • 18:20 - 18:24

    Nhất là đối với chúng ta, những Phật tử
    thực hành theo giáo lý của đạo Phật.
  • 18:24 - 18:28

    Đây là một cơ hội lớn lao để bộc lộ
    những đức tính tốt đẹp và khiến chúng ta
  • 18:28 - 18:33

    trở nên những con người tốt hơn.
    Và dĩ nhiên, điều nghịch lý là,
  • 18:33 - 18:38

    nếu virus corona khiến chúng ta
    trở thành những người tốt hơn,
  • 18:38 - 18:44

    thì tương lai chúng ta cũng sẽ trở nên
    tốt hơn, tươi sáng hơn.
  • 18:44 - 18:49

    Như thế lại càng ít có lý do
    để sợ hãi và lo lắng về tương lai.
  • 18:49 - 18:52

    Bởi vì tất cả những thứ
    thực sự quan trọng cho tương lai
  • 18:52 - 18:56

    đã được vun bồi,
    đã được xây đắp,
  • 18:56 - 19:02

    phần nào nhờ virus corona. Vậy thì,
    chẳng đáng kinh ngạc lắm sao,
  • 19:02 - 19:06

    khi nhìn thế giới theo cách như vậy,
    bạn đã biến con virus corona,
  • 19:06 - 19:10

    từ một thứ gì đó khủng khiếp xấu xa
    và bạn biến nó thành
  • 19:10 - 19:16

    một thứ chứa đựng đầy
    những yếu tố tích cực.
  • 19:16 - 19:21

    Virus corona thường có thể có tác dụng
    rất tích cực trong đời sống chúng ta,
  • 19:21 - 19:29

    và đó thật là một điều tuyệt diệu.
    Theo tôi, đây là sự thật hiển nhiên
  • 19:29 - 19:35

    của đời sống, khi chúng ta gặp khó khăn
    và vấn đề trong cuộc sống,
  • 19:35 - 19:40

    những gì tốt đẹp nhất của con người
    thường được bộc lộ ra.
  • 19:40 - 19:44

    Đây là điều phải suy gẫm,
    đúng vậy, chúng ta luôn lo sợ về
  • 19:44 - 19:47

    những khó khăn và những vấn đề,
    nhưng nhiều khi chúng ta nên
  • 19:47 - 19:51

    sợ hãi hơn khi chẳng có
    khó khăn nào trên thế giới,
  • 19:51 - 19:55

    bởi vì khi đó nó có thể khiến
    chúng ta tự mãn, nó có thể khiến
  • 19:55 - 19:59

    chúng ta u mê. Khi không có vấn đề
    chúng ta quên đi bản chất của thực tại.
  • 19:59 - 20:02

    Nhưng khi gặp khó khăn, thực sự nó
    có thể có tác động rất lớn.
  • 20:02 - 20:09

    Và tôi sẽ cho thêm một ví dụ về điều này.
    Cách đây nhiều năm,
  • 20:09 - 20:14

    tôi có đọc một cuốn sách,
    chắc cũng đã 30 năm rồi.
  • 20:14 - 20:18

    Có thể hơn 30 năm, tôi đọc một cuốn sách
    bàn về hạnh phúc của con người.
  • 20:18 - 20:21

    Nó có tựa là
    “Con người và hạnh phúc”
  • 20:21 - 20:28

    Năm 1945 một người đàn ông đã viết
    cuốn sách này. 1945 là khi
  • 20:28 - 20:34

    Thế Chiến Thứ Hai mới vừa chấm dứt,
    và người đàn ông này suy gẫm về
  • 20:34 - 20:39

    Thế chiến Thứ Hai, suy gẫm về
    ý nghĩa của hạnh phúc trong bối cảnh
  • 20:39 - 20:43

    của Thế Chiến Thứ Hai. Vì vậy nó
    khá thú vị trên nhiều phương diện.
  • 20:43 - 20:47

    Dĩ nhiên, nếu đọc về
    Thế chiến Thứ Hai
  • 20:47 - 20:51

    trong các sách về lịch sử
    bạn sẽ chỉ thấy
  • 20:51 - 20:55

    những điều tiêu cực,
    với hàng chục triệu người chết.
  • 20:55 - 21:00

    Tôi nghĩ, theo ước tính thì có
    gần cả trăm triệu người chết
  • 21:00 - 21:03

    trong Thế Chiến Thứ Hai,
    và dĩ nhiên, mức độ tàn phá
  • 21:03 - 21:08

    trên toàn thế giới thật khủng khiếp.
    Cho nên phải nói là rất rất khó khăn,
  • 21:08 - 21:11

    và tất nhiên có nhiều khổ đau
    trong Thế Chiến Thứ Hai.
  • 21:11 - 21:15

    Thế nhưng, những điều ông tác giả này
    đề cập đến, rất là thú vị.
  • 21:15 - 21:18

    Phải, ông ta vừa trải qua
    thế chiến thứ hai,
  • 21:18 - 21:23

    ông đã cảm nhận được cuộc thế chiến,
    đã biết chính xác ông như thế nào,
  • 21:23 - 21:27

    cuộc chiến như thế nào.
    Và ông nói rằng, đối với nhiều người,
  • 21:27 - 21:32
    Thế chiến Thứ Hai thực sự
    là khoảng thời gian có nhiều hạnh phúc.
  • 21:32 - 21:37

    Ông ta gọi đó là nghịch lý của
    hạnh phúc, khi mọi người nghĩ
  • 21:37 - 21:41

    đó là quãng thời gian đầy khổ đau,
    thực ra, có rất nhiều
  • 21:41 - 21:44

    yếu tố tạo nên hạnh phúc
    trong đời sống mọi người.
  • 21:44 - 21:51

    Điều này lạ lùng quá phải không?
    Tại sao vậy? Tại sao có chuyện như thế?
  • 21:51 - 21:55

    Và ông giải thích rằng lý do
    tại sao có rất nhiều niềm vui
  • 21:55 - 22:00

    trong thế chiến thứ hai, là bởi vì
    vào thời điểm này, có một ý thức
  • 22:00 - 22:05

    đồng hành rất mạnh mẽ giữa mọi người.
    Người ta đến với nhau,
  • 22:05 - 22:11

    lo cho nhau, cảm thấy có cùng
    một mục đích chung trong cuộc sống,
  • 22:11 - 22:15

    một nhận thức sâu sắc về
    ý nghĩa của cuộc sống.
  • 22:15 - 22:19

    Ý nghĩa đó là đất nước
    chúng ta bị xâm lăng,
  • 22:19 - 22:23

    bây giờ chúng ta quyết phải
    tận dụng hoàn cảnh này,
  • 22:23 - 22:27

    chúng ta phải cố gắng
    sống cùng nhau, hợp tác với nhau
  • 22:27 - 22:32

    để khắc phục khó khăn
    do thế chiến thứ hai gây ra.
  • 22:32 - 22:36

    Không nhất thiết có nghĩa là chiến đấu,
    vì ở Na Uy không có giao tranh nhiều lắm.
  • 22:36 - 22:39

    Đúng hơn là cùng đến với nhau,
    cùng làm việc với nhau
  • 22:39 - 22:43

    để có thể vượt qua
    vấn đề bị lấn chiếm.
  • 22:43 - 22:47

    Có ý thức mạnh mẽ về tình bạn,
    cùng hướng tới một mục đích chung,
  • 22:47 - 22:52

    có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau.
    Ông ta nói điều này rất là rõ ràng
  • 22:52 - 22:58

    trong suốt thế chiến, tinh thần đó cao
    hơn nhiều so với thời gian bình thường.
  • 22:58 - 23:04

    Thật vậy, khi đời sống bên ngoài
    gặp quá nhiều khó khăn,
  • 23:04 - 23:07

    khi có nhiều người chết,
    khi đời sống vật chất
  • 23:07 - 23:11

    bị thiếu thốn, khi hạ tầng cơ sở
    bị tàn phá, khi dân chúng bị
  • 23:11 - 23:15

    đưa vào các trại tập trung,
    khi có tất cả những thứ
  • 23:15 - 23:20

    khủng khiếp đó, thì cũng có một thứ khác
    xuất hiện, và đó là phẩm chất bên trong
  • 23:20 - 23:26

    chúng ta bắt đầu được bộc lộ ra.
    Bởi vậy, cho dù, hay có thể chính vì
  • 23:26 - 23:32

    tất cả những khó khăn bên ngoài, mà
    chúng ta phát hiện ra được nguồn lực
  • 23:32 - 23:38

    tinh thần bên trong chúng ta. Chúng được
    vun bồi, trở thành vững mạnh hơn,
  • 23:38 - 23:43

    chính vì những khó khăn từ bên ngoài.
    Và điều tuyệt vời là nó
  • 23:43 - 23:47

    dẫn tới một cuộc sống
    có chất lượng hơn, phong phú hơn,
  • 23:47 - 23:52

    một cuộc sống có mục đích,
    có ý nghĩa hơn xa so với
  • 23:52 - 23:59

    cuộc sống chúng ta thường có.
    Điều này rất rất là thú vị, bởi vì nó
  • 23:59 - 24:04

    cho chúng ta thấy tại sao và bằng cách nào
    Phật giáo có thể giúp đỡ một cách hữu hiệu.
  • 24:04 - 24:09

    Phải, đạo Phật hướng đến việc
    phát triển những phẩm chất
  • 24:09 - 24:12

    bên trong chúng ta,
    những đức tính bên trong chúng ta.
  • 24:12 - 24:18

    Và qua trải nghiệm của trận thế chiến
    thứ hai, chúng ta thấy phẩm chất bên trong
  • 24:18 - 24:24

    quan trọng hơn nhiều đối với hạnh phúc
    của chúng ta, đối với sự biết đủ,
  • 24:24 - 24:27

    sự hài lòng và ý nghĩa
    cuộc đời chúng ta,
  • 24:27 - 24:32

    hơn tất cả những gì chúng ta có bên ngoài.
    Vì vậy cho nên đây là điều chúng ta
  • 24:32 - 24:36

    nên quan tâm, đây là những gì thực sự
    quan trọng, và nếu tập trung vào
  • 24:36 - 24:39

    những đức tính bên trong thì,
    thế giới bên ngoài sẽ không còn có thể
  • 24:39 - 24:44

    tác động lên chúng ta như trước nữa.
    Đây là một bài học rút ra từ sự quan sát
  • 24:44 - 24:48

    của tác giả cuốn sách, người đã sống
    trong suốt thế chiến thứ hai,
  • 24:48 - 24:54

    và nói về hạnh phúc con người
    trong nghịch cảnh và khó khăn.
  • 24:54 - 25:00

    Hy vọng chúng ta có thể áp dụng
    bài học đó ít nhiều trong cuộc sống,
  • 25:00 - 25:03

    để bảo đảm, ngay bây giờ, trong thời buổi
    khó khăn do Covid-19 gây ra, chúng ta
  • 25:03 - 25:08

    cũng sẽ có thể tạo ra điều gì đó
    tích cực từ hoàn cảnh khó khăn này.
  • 25:08 - 25:14

    Tương tợ như người ta đã từng làm,
    có lẽ, từ ngàn xưa, khi mọi thứ
  • 25:14 - 25:20

    thực sự trở nên khó khăn.
    Chúng ta đã nói sơ lược
  • 25:20 - 25:24

    về thế nào là cách sai lầm
    và cũng là một chút về cách đúng đắn
  • 25:24 - 25:29

    khi nghĩ về tương lai.
    Cách sai là nghĩ về nó
  • 25:29 - 25:33

    với sự sợ hãi.
    Cách đúng đắn thực sự là
  • 25:33 - 25:38

    nghĩ về nó trong tinh thần
    coi khó khăn là một cơ hội.
  • 25:38 - 25:42

    Cơ hội luôn có ở đó
    nếu chúng ta biết nhìn đúng cách.
  • 25:42 - 25:49

    Vậy đâu là cách nhìn đúng
    về tương lai, nếu chúng ta
  • 25:49 - 25:55

    nói về tương lai theo nghĩa
    rộng hơn, hoặc chúng ta
  • 25:55 - 25:57

    nhìn nó từ một quan điểm
    hoàn chỉnh hơn.
  • 25:57 - 26:00

    Thế nào là cách suy nghĩ đúng
    về tương lai?
  • 26:00 - 26:03

    Nếu sợ hãi là cách sai,
    chúng ta có thể nói điều gì đơn giản
  • 26:03 - 26:09
    về cách suy nghĩ đúng
    về tương lai?
  • 26:09 - 26:13
    Tôi có thể nói, một trong
    những cách đúng đắn
  • 26:13 - 26:16
    căn bản nhất khi suy nghĩ về tương lai là,
  • 26:16 - 26:22
    kết hợp chánh kiến trong
    cách chúng ta suy nghĩ về tương lai.
  • 26:22 - 26:27
    Khi đem chánh kiến vào thì chúng ta sẽ
    suy nghĩ về tương lai một cách đúng đắn.
  • 26:27 - 26:31

    Khi đó chúng ta sẽ hiểu ý tưởng
    về tương lai theo cách đúng đắn.
  • 26:31 - 26:36

    Điều này đưa chúng ta về lại với
    cách Ajahn Chah chỉ giáo người đàn ông.
  • 26:36 - 26:41

    Đó là ý niệm tương lai không chắc chắn,
    tương lai của bạn là vô thường,
  • 26:41 - 26:46

    tương lai của bạn không đáng tin cậy.
    Khái niệm đem chánh kiến
  • 26:46 - 26:50

    vào cách bạn suy nghĩ về tương lai,
    chính là như vậy.
  • 26:50 - 26:55

    Vì thế, trước khi tôi tiếp tục
    nói thêm một chút về
  • 26:55 - 27:01

    chánh kiến và tương lai,
    chúng ta hãy nói ngắn gọn về tà kiến
  • 27:01 - 27:05

    và xem thế nào là cách sai lầm
    khi nghĩ về tương lai.
  • 27:05 - 27:12

    Chúng ta đã nói về sợ hãi,
    nhưng một cách tổng quát hơn, ngoài
  • 27:12 - 27:16

    tư tưởng về sự sợ hãi,
    còn có những lối nhìn
  • 27:16 - 27:21

    không đúng khác về tương lai.
    Có lẽ các bạn đã để ý thấy,
  • 27:21 - 27:26

    khi nhìn cách người ta nói
    về virus corona ngay lúc này,
  • 27:26 - 27:31

    thường thường họ nói về tương lai,
    và họ hay nói kiểu như
  • 27:31 - 27:36

    “một khi virus corona chấm dứt,
    thế giới sẽ là một thế giới đổi khác,
  • 27:36 - 27:40

    thế giới sẽ không giống như trước nữa”.
    Và có khi họ nói
  • 27:40 - 27:43

    về những hậu quả tiêu cực,
    và có khi họ nói về những hậu quả
  • 27:43 - 27:46

    tích cực. Đúng, sẽ có vài
    hậu quả tích cực
  • 27:46 - 27:52

    từ trận dịch. Có thể
    lần tới khi có đại dịch
  • 27:52 - 27:56

    chúng ta sẽ chuẩn bị tốt hơn.
    Có thể chúng ta sẽ hiểu biết hơn
  • 27:56 - 28:00

    về cách chăm sóc/bảo vệ thế giới
    một cách hữu hiệu hơn. Có thể sẽ có
  • 28:00 - 28:03

    những tác động tích cực hơn về vấn đề
    thay đổi khí hậu. Người ta nói về tất cả
  • 28:03 - 28:09

    những thứ đó. Theo tôi, đó thực sự
    là một ví dụ của tà kiến.
  • 28:09 - 28:16

    Đúng, có lẽ các bạn sẽ ngạc nhiên
    khi nghe nói đây lại là
  • 28:16 - 28:19

    một ví dụ của tà kiến, bởi vì nó
    có thể không hiển nhiên lắm.
  • 28:19 - 28:23
    Nhưng, theo tôi, đó là một ví dụ
    của tà kiến, ý tưởng cho rằng một khi
  • 28:23 - 28:27

    thoát khỏi virus corona,
    sẽ có những điều tốt đẹp phát sinh từ đó.
  • 28:27 - 28:31

    Bởi vì, theo kinh nghiệm của tôi,
    đó không phải là cách
  • 28:31 - 28:36

    thế giới vận hành.
    Cách thế giới vận hành
  • 28:36 - 28:40

    là khi bị dịch corona, mình phải
    trải qua khó khăn một thời gian,
  • 28:40 - 28:46

    và rồi sau khi hết nạn dịch,
    tất nhiên, cái cảm giác đó,
  • 28:46 - 28:49

    nỗi đau đó sẽ còn để lại dấu ấn
    trong tâm trí bạn một thời gian.
  • 28:49 - 28:53

    Như vậy, trong vài tháng, vài năm,
    sau đại dịch, chúng ta sẽ vẫn
  • 28:53 - 28:56

    còn nhớ về nó. Và bởi vì chúng ta
    còn nhớ về nó, nó vẫn sẽ còn có
  • 28:56 - 29:00

    tác động đến cách chúng ta sống. Có thể
    chúng ta sẽ sống một cách quan tâm hơn,
  • 29:00 - 29:05
    có trí tuệ hơn trong một thời gian.
    Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi,
  • 29:05 - 29:10

    con người thường hay chóng quên.
    Có thể một vài năm sau khi
  • 29:10 - 29:14

    trận dịch đã qua, chúng ta
    sẽ quên hết mọi thứ về nó.
  • 29:14 - 29:19

    Những bài học mà chúng ta tưởng như
    đã rút ra được từ trận đại dịch
  • 29:19 - 29:23

    sẽ hoàn toàn bị quên lãng.
    Những bài học sẽ không còn đó nữa.
  • 29:23 - 29:30

    Lý do chuyện này xảy ra là vì
    một khi trận dịch chấm dứt,
  • 29:30 - 29:33

    một khi chúng ta trở về lại
    cuộc sống bình thường, chúng ta lại
  • 29:33 - 29:37

    bắt đầu dính mắc, bắt đầu đắm mình
    trong những thứ bình thường của cuộc sống.
  • 29:37 - 29:41

    Chúng ta bắt đầu hưởng thụ những thứ
    bình thường của thế gian.
  • 29:41 - 29:44

    Và, khi chúng ta bắt đầu buông lung,
    chúng ta bắt đầu tham muốn các thứ,
  • 29:44 - 29:49

    bắt đầu dính mắc với những thứ trong
    thế gian, chúng ta trở nên mê mờ.
  • 29:49 - 29:54

    Chúng ta say sưa (intoxicated), như
    Đức Phật đã nói. Và, khi chúng ta say sưa,
  • 29:54 - 30:00

    một trong những hậu quả của nó
    chính là sự mê mờ, si mê.
  • 30:00 - 30:03

    Đây là một trong những điều
    cực hay mà Đức Phật
  • 30:03 - 30:07

    đã giảng trong các bài kinh.
    Say sưa không phải chỉ với rượu chè
  • 30:07 - 30:11

    hay ma túy, trong kinh điển
    thường là nói về rượu.
  • 30:11 - 30:15

    Say sưa, đắm chìm đến từ
    nhiều ngọn nguồn khác nhau
  • 30:15 - 30:19

    Đức Phật dạy về say sưa (say mê)
    với đời sống. Phải, tôi là sự sống,
  • 30:19 - 30:22

    tôi có thể làm việc tào lao,
    tôi có thể hưởng thụ,
  • 30:22 - 30:26

    tôi có thể làm mọi chuyện.
    Và khi bạn say sưa,
  • 30:26 - 30:28

    say với cuộc sống,
    say với tuổi trẻ,
  • 30:28 - 30:31

    bạn say sưa bởi sức mạnh
    và quyền lực. Bạn có thể làm
  • 30:31 - 30:35

    bất kỳ điều gì bạn muốn, và rồi,
    dĩ nhiên, bạn sẽ bắt đầu quên
  • 30:35 - 30:39

    về sự thật của cuộc sống.
    Bởi vì bạn chỉ nhớ phần tốt đẹp
  • 30:39 - 30:43

    và quên đi mặt trái của nó.
    Và một trong những thứ say sưa
  • 30:43 - 30:49

    Đức Phật đã dạy, đó là say sưa
    với sự buông lung trong những
  • 30:49 - 30:54

    dục lạc thế gian.
    Và khi say sưa như thế, chúng ta sẽ
  • 30:54 - 31:00

    quên đi mặt trái của cuộc đời.
    Và, tôi có thể gần như bảo đảm,
  • 31:00 - 31:03

    như chúng ta từng biết trong lịch sử,
    đây chính xác là cách người ta hành động.
  • 31:03 - 31:08

    Khi dịch corona chấm dứt,
    chẳng bao lâu, chúng ta sẽ trở lại
  • 31:08 - 31:12

    với những lề thói say sưa bình thường
    và chúng ta quên hết những bài học
  • 31:12 - 31:15

    mà lẽ ra chúng ta phải nhớ
    về con virus corona.
  • 31:15 - 31:20

    Rồi, dĩ nhiên, lần tới,
    khi virus corona xảy đến,
  • 31:20 - 31:25

    ở đây tôi dùng virus corona
    như một phép ẩn dụ,
  • 31:25 - 31:27

    ẩn dụ ám chỉ tất cả
    những vấn đề trong cuộc sống.
  • 31:27 - 31:30

    Lần tới khi virus corona khác
    xảy đến, một cuộc chiến khác,
  • 31:30 - 31:34

    một thảm cảnh trong gia đình,
    một căn bệnh khác, dù là gì đi nữa,
  • 31:34 - 31:39

    chúng ta cũng sẽ không được chuẩn bị.
    Và chắc chắn chúng ta sẽ lại phải
  • 31:39 - 31:42

    trải qua nỗi khổ đau y như thế.
    Bởi vì chúng ta chưa thực sự học được
  • 31:42 - 31:48

    bất cứ điều gì từ trận dịch virus
    corona lần này. Và nếu nhìn lại
  • 31:48 - 31:54

    lịch sử loài người, bạn sẽ thấy đây
    chính là cách vận hành của con người.
  • 31:54 - 31:59

    Nếu nhìn lại, hãy lấy ví dụ về
    thế chiến Thứ Hai lần nữa.
  • 31:59 - 32:02

    Đúng là rất thú vị,
    một trong những điều người ta nói
  • 32:02 - 32:07

    sau khi Thế chiến Thứ Hai chấm dứt.
    Bởi vì sự tàn phá quá khủng khiếp,
  • 32:07 - 32:11

    Bởi vì số người chết quá nhiều.
    Bởi vì nó tác động lên
  • 32:11 - 32:17

    quá nhiều người, bằng nhiều cách
    thê thảm, người ta nói vào cuối
  • 32:17 - 32:22

    thế chiến thứ hai, sẽ không bao giờ nữa.
    Phải, chúng ta muốn bảo đảm sẽ củng cố
  • 32:22 - 32:27

    lại xã hội để những thảm họa, những khổ đau
    khủng khiếp cho nhân loại như thế này
  • 32:27 - 32:33

    có thể tránh được trong tương lai.
    Và rồi, họ đã làm những gì?
  • 32:33 - 32:37

    Họ lập ra những tổ chức như
    Liên Hiệp Quốc, thí dụ vậy.
  • 32:37 - 32:42

    Liên Hiệp Quốc được thành lập đặc biệt
    để giúp chúng ta hợp tác nhiều hơn.
  • 32:42 - 32:48

    Rất khó làm cho con người hợp tác.
    Chúng ta luôn muốn tranh cãi với nhau,
  • 32:48 - 32:52

    xung đột với nhau.
    Nhưng Liên Hiệp Quốc được lập ra
  • 32:52 - 32:57

    để giúp chúng ta hợp tác nhiều hơn.
    Đó thực là một ý tưởng tuyệt diệu.
  • 32:57 - 33:01

    Rồi thì ở Châu Âu, Châu Âu
    có lẽ là một trong những nơi mà
  • 33:01 - 33:04

    Thế Chiến Thứ Hai thực sự rất tồi tệ.
    Một trong những nơi tệ hại nhất
  • 33:04 - 33:09

    trên thế giới. Hàng chục triệu
    người chết chỉ ở Châu Âu thôi. Thế rồi,
  • 33:09 - 33:14

    những gì họ làm ở Châu Âu là
    thành lập khối Liên Âu, hay trước đó,
  • 33:14 - 33:19

    nó nằm dưới một cái tên khác.
    Nó được lập vào những năm 1950. Và
  • 33:19 - 33:26

    mục đích chính của tổ chức Liên Âu cũng
    là để tránh những thảm họa như
  • 33:26 - 33:30

    Thế Chiến Thứ Hai xảy ra trong tương lai.
    Đó là một trong những
  • 33:30 - 33:35

    mục đích chính của nó,
    và nó đã hoạt động rất tốt.
  • 33:35 - 33:39

    Và Châu Âu thật sự khá yên ổn
    trong bảy, tám thập kỷ qua .
  • 33:39 - 33:44

    Bảy thập kỷ nó đã hoạt động khá tốt.
    Nó đã hoàn thành mục đích của
  • 33:44 - 33:49

    ý tưởng về Liên Âu. Thế nhưng, các bạn
    có thể thấy ký ức về Thế Chiến Thứ Hai
  • 33:49 - 33:56

    giờ đây đã nhạt nhòa. Tất cả những người
    trải qua Thế chiến Thứ Hai
  • 33:56 - 34:01

    giờ đây hầu hết đã chết cả rồi.
    Chỉ còn lại một số người có thể
  • 34:01 - 34:05

    đã trải qua Thế chiến thứ hai
    trong thời thơ ấu. Nhưng có rất ít
  • 34:05 - 34:09

    người còn sống đã thực sự nhớ
    chính xác về cuộc thế chiến.
  • 34:09 - 34:14

    Và khi ký ức về những thảm họa đó đi
    vào quên lãng, các bạn có thể thấy
  • 34:14 - 34:18

    chúng ta không thực sự coi trọng những
    tổ chức giúp giữ hòa bình trên thế giới.
  • 34:18 - 34:22

    Các bạn có thể thấy Liên Hiệp Quốc
    bị xem nhẹ như thế nào.
  • 34:22 - 34:27

    Mình luôn thấy điều này. Chẳng hạn
    Tổ chức Y Tế Thế giới thỉnh thoảng bị
  • 34:27 - 34:31

    những chính khách trên thế giới đả kích.
    Và khi chúng ta xem nhẹ những tổ chức
  • 34:31 - 34:37

    thực sự đưa mình lại với nhau, chúng ta
    cũng xem nhẹ hòa bình trên thế giới.
  • 34:37 - 34:43

    Theo tôi, đó là đi ngược với quan điểm
    của đạo Phật khi chúng ta xem nhẹ tổ chức
  • 34:43 - 34:47

    lớn có vai trò kiến tạo sự hòa hợp trên
    thế giới, đưa chúng ta lại với nhau.
  • 34:47 - 34:51

    Xem nhẹ những điều này nghĩa là sẽ
    khó hơn rất nhiều để chúng ta
  • 34:51 - 34:55

    hợp tác và tạo sự hòa hợp
    trên thế giới. Đó là chống lại
  • 34:55 - 34:59

    quan điểm nhà Phật,
    dưới mắt nhìn của tôi.
  • 34:59 - 35:03

    Và không chỉ Liên Hiệp Quốc. Ta thấy
    những vấn đề tương tự xảy ra ở châu Âu.
  • 35:03 - 35:08

    Ta thấy tổ chức Liên Âu cũng bị xem nhẹ.
    Chúng ta vừa trải qua sự kiện Brexit
  • 35:08 - 35:13

    ở Anh (nước Anh tách khỏi Liên Âu).
    Và đó cũng là một việc tương tự,
  • 35:13 - 35:17

    xem nhẹ những tổ chức giúp đưa chúng ta
    lại với nhau, khiến sự hòa hợp trở nên
  • 35:17 - 35:22

    khả thi. Theo tôi, đây cũng là đi ngược
    lại những nguyên tắc Phật giáo, theo đó
  • 35:22 - 35:28

    ta thực sự cần phải làm việc với nhau
    để tạo sự hòa hợp trên thế giới, và để
  • 35:28 - 35:34

    cùng nhau giải quyết những vấn đề. Thế là,
    chúng ta lại đã quên những bài học quá khứ.
  • 35:34 - 35:40

    Chúng ta quên những ý tưởng này và chúng ta
    bắt đầu trở nên hung hăng hơn, dữ dằn hơn
  • 35:40 - 35:44

    với nhau. Rồi thì, nếu chúng ta cứ
    tiếp tục hung hăng hơn, thô bạo hơn
  • 35:44 - 35:48

    với nhau, thì từ từ nó sẽ dẫn trở lại
    những vấn đề như trong quá khứ.
  • 35:48 - 35:55

    Nó dẫn trở lại chiến tranh, dẫn trở lại
    hiếu chiến, dẫn trở lại tất cả những thứ
  • 35:55 - 35:59

    thực sự đã từng gây vấn đề trong suốt
    chiều dài lịch sử của loài người, và
  • 35:59 - 36:05

    đây là nơi mà cuối cùng mọi sự sẽ
    dẫn tới. Chúng ta không thực sự học hỏi,
  • 36:05 - 36:10

    đây chính là vấn đề. Thực ra, tôi có thể
    đi xa hơn để nói rằng chúng ta không thể
  • 36:10 - 36:16

    học hỏi, điều này hầu như bất khả thi.
    Vì sao? Bởi vì bản chất của chúng ta
  • 36:16 - 36:21

    là bị say sưa đắm chìm trong giây phút
    hiện tại. Chúng ta say sưa
  • 36:21 - 36:24

    với dục lạc của thế gian.
    Vì thế chúng ta luôn dễ quên,
  • 36:24 - 36:34

    chúng ta không thể nào nhớ đầy đủ.
    Các bạn biết không, cái ý tưởng
  • 36:34 - 36:40

    chúng ta cần phải nhớ quá khứ của mình,
    đã được một triết gia châu Âu gói gọn lại,
  • 36:40 - 36:46

    tôi nói một phần ở đây, là ý tưởng lần đầu
    được nói đến bởi triết gia người Tây Ban Nha.
  • 36:46 - 36:50

    Ý tưởng này, có lẽ nhiều bạn đã từng nghe,
    vì nó là một danh ngôn trên thế giới.
  • 36:50 - 36:55

    Câu danh ngôn đó là “Những ai không
    nhớ quá khứ của mình, họ nhất định sẽ
  • 36:55 - 37:02
    lập lại những lỗi lầm của họ”.
    Người ta thường hay nói những người um ..,
  • 37:02 - 37:10

    đại khái như là vậy, tôi nghĩ
    câu nói đó gần gần như vậy.
  • 37:10 - 37:15

    Nếu quên quá khứ của mình nhất định bạn sẽ
    lập lại cùng những lỗi lầm lúc trước.
  • 37:15 - 37:21

    Trên bề mặt câu nói đó có vẻ rất
    thông thái. Dường như nó là một trong
  • 37:21 - 37:25

    những ý tưởng mà các triết gia trên
    thế giới cũng đã chia xẻ. Nó rất
  • 37:25 - 37:31

    minh triết và rất hữu ích. Là điều mà
    chúng ta có thể sử dụng trong đời sống
  • 37:31 - 37:34

    hầu bảo đảm thế giới là một nơi
    tốt đẹp hơn. Vì vậy, trên bề mặt
  • 37:34 - 37:39

    nó có vẻ rất có trí tuệ. Nhưng nếu nhìn
    sâu hơn, và đây là một trong những điều
  • 37:39 - 37:43

    tôi thường nhắc nhở mọi người nên làm,
    khi nghe những câu gọi là “danh ngôn”,
  • 37:43 - 37:47

    những châm ngôn trên thế gian, điều
    rất quan trọng là phải tìm hiểu chúng
  • 37:47 - 37:52

    sâu hơn. Bởi vì, thường thường bạn
    sẽ thấy, nhìn từ quan điểm Đạo Phật,
  • 37:52 - 37:58

    những câu nói được gọi là châm ngôn
    trên thế gian, thực ra là thiếu sót.
  • 37:58 - 38:03

    Dĩ nhiên chúng có chứa đựng vài sự thật,
    vì vậy mà chúng ta tin vào những điều này.
  • 38:03 - 38:08

    Nếu không học hỏi từ quá khứ, chắc chắn bạn
    sẽ lặp lại lỗi lầm của quá khứ. Rõ ràng
  • 38:08 - 38:11

    có vài sự thật trong câu nói đó. Nhưng,
    nó cũng có một nhược điểm cơ bản.
  • 38:11 - 38:18

    Và nhược điểm là mục đích
    của kiểu nói đó, hiển nhiên
  • 38:18 - 38:23

    là để cho người ta cảm giác hy vọng.
    Ý tưởng của câu nói này
  • 38:23 - 38:26

    là cho mọi người cảm giác hy vọng.
    Rằng, tất cả những gì chúng ta cần làm
  • 38:26 - 38:32

    chỉ là nhớ quá khứ của mình. Vậy nên,
    hãy cố gắng hết sức để nhớ quá khứ,
  • 38:32 - 38:37

    để chúng ta không mắc phải những lỗi lầm
    tương tự trong tương lai. Tôi nghĩ, đó là
  • 38:37 - 38:42

    cách hiểu cơ bản của loại triết lý này.
    Nó dựa trên khái niệm rằng chúng ta
  • 38:42 - 38:48
    có thể thay đổi mọi thứ, chỉ cần mình
    suy nghĩ về thế giới một cách đúng đắn.
  • 38:48 - 38:53
    Đó là mục đích của các câu nói triết lý
    kiểu như thế này. Nhưng tôi nghi ngờ
  • 38:53 - 38:58

    ý tưởng đó, liệu chúng ta thực sự có
    khả năng học hỏi từ quá khứ không?
  • 38:58 - 39:04

    Nếu có khả năng thì cũng rất giới hạn
    mà thôi. Chúng ta nhớ sự việc trong
  • 39:04 - 39:09

    một thời gian, rồi sau đó những
    say sưa dục lạc sẽ trở lại với chúng ta.
  • 39:09 - 39:13

    Chúng áp đảo chúng ta, và chúng ta sẽ
    quên đi thực tế về cách thức sự vật
  • 39:13 - 39:20

    thực sự vận hành. Đây là nhược điểm
    của câu nói phải học hỏi từ quá khứ.
  • 39:20 - 39:26

    Bởi vì thực sự chúng ta không làm được
    việc đó. Và tôi học được
  • 39:26 - 39:30

    từ Ajahn Brahm, một ý tưởng rất hay,
    đó là luôn luôn phải đặt nghi vấn
  • 39:30 - 39:35

    về những câu châm ngôn của thế gian.
    Phải hiểu những giới hạn của chúng.
  • 39:35 - 39:39

    Bởi vì ngay cả một triết gia,
    người đưa ra câu nói dường như rất sâu sắc,
  • 39:39 - 39:46

    nhưng thật ra, họ cũng bị ràng buộc
    bởi những giới hạn của con người
  • 39:46 - 39:51

    bình thường, với những dính mắc,
    ham muốn các thứ trên đời. Và bởi vì
  • 39:51 - 39:56

    họ còn bị ràng buộc bởi những điều đó, thì
    trong chừng mực nào đó họ cũng si mê.
  • 39:56 - 40:01

    Họ sẽ nhìn thế giới qua những thiên kiến
    và lối nhìn đời hẹp hòi.
  • 40:01 - 40:05

    Họ thực sự không thể nhìn thế giới
    với cái nhìn sáng suốt như chúng ta
  • 40:05 - 40:10

    đòi hỏi trên đường tu Phật.
    Vì vậy, ông triết gia này,
  • 40:10 - 40:14

    khi đưa ra ý tưởng của mình, ông ta có thể
    còn bị những dính mắc trong thế gian.
  • 40:14 - 40:20

    Ông ta đã cố gắng tìm một giải pháp, và
    giải pháp là ráng nhớ quá khứ của mình,
  • 40:20 - 40:25

    vì như vậy bạn sẽ không lặp lại cùng
    những lỗi lầm trong tương lai. Nhưng,
  • 40:25 - 40:30

    theo tôi, ý tưởng đó không thực sự phù hợp
    với quan điểm nhà Phật. Mình chỉ có thể
  • 40:30 - 40:36
    học hỏi từ quá khứ phần nào thôi,
    rồi cuối cùng chúng ta cũng sẽ phảimắc lại
  • 40:36 - 40:43

    những lỗi lầm tương tự. Điều này đúng
    một phần vì chúng ta bị say sưa,
  • 40:43 - 40:50
    nó cũng đúng vì thế giới quan Phật giáo
    là một thế giới quan tuần hoàn.
  • 40:50 - 40:56

    Chúng ta không thực sự luôn luôn tiến tới
    một tương lai tốt đẹp hơn. Đôi khi chúng ta
  • 40:56 - 41:01

    quay trở lại khởi điểm ban đầu. Khái niệm
    về sự tuần hoàn là khái niệm của đạo Phật,
  • 41:01 - 41:05

    gần như là bạn trở lại nơi bạn bắt đầu,
    và bạn đi luân hồi vòng vòng.
  • 41:05 - 41:10

    Khi bạn đi vòng vòng nghĩa là
    bạn không thực sự làm được bất kỳ
  • 41:10 - 41:16

    bước tiến nào. Bạn chẳng thực sự
    đi đến đâu cả. Đây là vấn đề, và đó là
  • 41:16 - 41:22

    tại sao những triết lý loại này không có
    tác dụng. Vậy nên tôi khuyên các bạn,
  • 41:22 - 41:28

    khi nghe những câu triết lý thông thái
    trên thế giới, phải xem xét kỹ lưỡng,
  • 41:28 - 41:32

    nhìn chúng từ quan điểm Phật giáo.
    Hiểu rằng thông thường chúng có những
  • 41:32 - 41:38

    giới hạn. Chúng có một sự thật nào đó,
    nhưng sự thật đó cũng rất giới hạn.
  • 41:38 - 41:45

    Hy vọng các bạn không quá chán nản.
    Có thể bài giảng của tôi trở nên
  • 41:45 - 41:50

    quá tối tăm, quá tiêu cực, chỉ nói
    toàn chuyện khó khăn. Tuy nhiên,
  • 41:50 - 41:56

    hễ khi nào có vấn đề trên thế giới
    thì rồi cũng sẽ có giải pháp. Và
  • 41:56 - 42:01

    ý tưởng này, dĩ nhiên, cũng là quan điểm
    của đạo Phật. Vì thế, không phải tôi
  • 42:01 - 42:06

    toàn chỉ ra những khó khăn. Tôi hy vọng
    không làm các bạn xuống tinh thần
  • 42:06 - 42:11

    và trở nên chán nản hơn trong ngày lễ
    Vesak này. Để quân bình lại, thay vì
  • 42:11 - 42:15

    toàn chuyện tiêu cực thì bây giờ tôi sẽ
    nhìn nhiều hơn về phía tích cực của
  • 42:15 - 42:21

    mọi thứ. Như vậy, quan điểm sai lầm là
    khi cho rằng tương lai phần nào sẽ
  • 42:21 - 42:26

    tốt đẹp hơn, phần nào sẽ được cải tiến.
    Thực ra nó sẽ không như vậy.
  • 42:26 - 42:34

    Và cách đúng để suy nghĩ về tương lai.
    Chúng ta nên dùng chánh kiến khi nhìn
  • 42:34 - 42:39

    vào những thử thách của thập kỷ tới
    là đề tài của bài giảng hôm nay.
  • 42:39 - 42:44

    Chúng ta nên nhớ lời dạy của
    Đức Phật về những vấn đề này.
  • 42:44 - 42:48

    Một phần thiết yếu của tư tưởng về
    chánh kiến, trong giáo lý Tứ Diệu Đế,
  • 42:48 - 42:53

    là một trong những điều căn bản
    được Đức Phật dạy.
  • 42:53 - 42:58

    Diệu đế thứ nhất, sự thật về khổ.
    Và trong sự thật cao quý đó,
  • 42:58 - 43:04

    bệnh tật là một nỗi khổ,
    “byādhipi dukkho”-Bệnh tật là khổ.
  • 43:04 - 43:11

    Vậy nên, quan điểm trong đạo Phật
    “bệnh tật là khổ” chính là một phần của
  • 43:11 - 43:16

    chánh kiến. Và như vậy có nghĩa đây là
    một điều quan trọng ta cần phải nhớ.
  • 43:16 - 43:20

    Tất cả chúng ta đều biết rằng bệnh tật
    là một nỗi khổ. Nhưng ý nghĩa của
  • 43:20 - 43:26

    câu nói này sâu sắc hơn thế nhiều.
    Nó có nghĩa rằng bệnh tật là một phần
  • 43:26 - 43:30

    không thể tách rời của kiếp nhân sinh.
    Nó là một cái gì bạn không thể
  • 43:30 - 43:33

    trốn chạy khỏi.
    Khi có sức khỏe
  • 43:33 - 43:37

    thì cũng sẽ có bệnh tật.
    Bệnh tật và sức khỏe luôn phải
  • 43:37 - 43:41

    song hành với nhau. Và đây thực sự cho
    ta thấy, ý tưởng “bệnh tật là khổ”
  • 43:41 - 43:47

    chính là một phần của chánh kiến.
    Khi bạn nhớ điều đó, khi bạn
  • 43:47 - 43:52

    nhớ rằng bệnh tật sẽ phải đến
    và là một phần của đời sống,
  • 43:52 - 43:57

    thì bạn cũng biết rằng, trong tương lai,
    ở một thời điểm nào đó,
  • 43:57 - 44:02

    sau khi virus corona chấm dứt,
    không phải tất cả sẽ là hạnh phúc
  • 44:02 - 44:07

    và sức khỏe. Ở một lúc nào đó trong
    tương lai sẽ có một virus corona khác.
  • 44:07 - 44:10

    Sẽ có nhiều vấn đề nữa trong đời bạn
    sau khi hết virus corona.
  • 44:10 - 44:16

    Những thứ này luôn trở lại. Thật vậy,
    cách suy nghĩ đúng là phải nhớ rằng
  • 44:16 - 44:21

    bệnh tật, những vấn đề của thế giới,
    luôn luôn có đó,
  • 44:21 - 44:26

    ngay bên dưới bề mặt.
    Chúng rất gần gũi với chúng ta, như thể
  • 44:26 - 44:32

    chúng đã là một phần không thể thiếu
    của chúng ta. Tất cả chỉ cần
  • 44:32 - 44:36

    có đủ điều kiện,
    và hoàn cảnh thích hợp,
  • 44:36 - 44:40

    thì chúng lại xảy ra, chúng lại
    trồi lên trên bề mặt, và rồi lại có thêm
  • 44:40 - 44:45

    những vấn đề nữa trong tương lai.
    Vì vậy, cách đúng để nghĩ về tương lai
  • 44:45 - 44:51

    là phải nhớ rằng virus corona,
    ở thời điểm hiện tại, chỉ là một ví dụ,
  • 44:51 - 44:57

    và những thứ này có xu hướng
    lặp đi lặp lại đều đặn trong tương lai.
  • 44:57 - 45:03

    Dù đó là virus corona của vấn đề cá nhân.
    Dù đó là virus corona của người thân
  • 45:03 - 45:08

    bị bệnh và qua đời, dù đó là
    virus corona của chiến tranh xảy ra
  • 45:08 - 45:12

    trên thế giới, virus corona của những
    khó khăn kinh tế, của thay đổi khí hậu.
  • 45:12 - 45:16

    Tất cả những thứ đó có chiều hướng
    sẽ lại xảy ra trong tương lai.
  • 45:16 - 45:21

    Và đó là cách đúng để suy nghĩ
    về nó. Cách suy nghĩ về thế giới
  • 45:21 - 45:25

    như thế này thực sự có một
    tác động rất lớn lao.
  • 45:25 - 45:29

    Bởi vì khi suy nghĩ về thế giới theo
    cách này, các bạn sẽ bắt đầu thay đổi
  • 45:29 - 45:34

    thái độ đối với mọi thứ. Các bạn sẽ
    bắt đầu sống theo một cách khác.
  • 45:34 - 45:39

    Bạn sẽ bắt đầu hiểu ra những giới hạn
    của kiếp nhân sinh. Đó là cái thấy rõ ràng,
  • 45:39 - 45:43

    là hiểu biết đúng, là chánh kiến.
    Và khi làm thế các bạn sẽ bắt đầu
  • 45:43 - 45:50

    xem trọng những giá trị tâm linh
    trong cuộc sống của mình nhiều hơn.
  • 45:50 - 45:55

    Nếu thế giới bên ngoài luôn có vấn đề,
    nếu biết sẽ không bao giờ tìm thấy
  • 45:55 - 46:03

    hạnh phúc ở thế giới bên ngoài,
    thì điều hữu ích nhất là trở về với
  • 46:03 - 46:07

    những giá trị tâm linh. Bạn biết
    đó là nơi bạn có thể thực sự tạo ra
  • 46:07 - 46:11

    sự thay đổi. Là nuôi dưỡng tâm hồn,
    là phát triển những phẩm chất bên trong.
  • 46:11 - 46:16

    Như trong câu chuyện tôi kể trước đây,
    với thế chiến thứ hai, khi mọi sự
  • 46:16 - 46:22

    sụp đổ chung quanh, bạn có thể thấy,
    hạnh phúc bên trong quan trọng hơn
  • 46:22 - 46:26

    bội phần, bằng cách hướng tâm
    về những giá trị tâm linh.
  • 46:26 - 46:31

    Đó là điều sẽ xảy ra khi bạn có
    cái nhìn hiểu biết về thế giới.
  • 46:31 - 46:36

    Vì thế khi hết virus corona,
    đừng cho phép bạn xao lãng về
  • 46:36 - 46:40

    thực tế của cuộc sống.
    Đừng cho phép bạn quên những bài học
  • 46:40 - 46:46

    của quá khứ, về con virus corona,
    hãy mang nó theo bạn
  • 46:46 - 46:52

    đi vào tương lai. Đừng làm những gì
    người khác làm, đừng để mình bị say sưa.
  • 46:52 - 46:57

    Mang chánh kiến theo bạn vào tương lai.
    Đây là lý do tại sao chánh kiến
  • 46:57 - 47:01

    vô cùng quan trọng trong đạo Phật.
    Thay vì quên đi nỗi khổ đau,
  • 47:01 - 47:06

    thực tại của cuộc đời, hãy mang
    chúng theo với bạn vào tương lai,
  • 47:06 - 47:11

    và điều này sẽ giúp chúng ta
    trên con đường tâm linh.
  • 47:11 - 47:16

    Nó giúp chúng ta thực hành đúng cách,
    và làm cho đời sống có giá trị theo
  • 47:16 - 47:22

    một ý nghĩa sâu sắc hơn hẳn những gì
    cuộc sống cho phép chúng ta sống.
  • 47:22 - 47:25

    Và điều này trở thành một kết quả
    tốt đẹp của virus corona. Nó có thể
  • 47:25 - 47:30

    trở thành, một kết quả tốt đẹp
    của tất cả những rối rắm trên thế gian,
  • 47:30 - 47:34

    nơi chúng ta xoay chuyển cuộc sống của mình
    theo hướng tích cực. Chúng ta trở nên
  • 47:34 - 47:38

    quan tâm và tử tế hơn, chúng ta trở nên
    tốt đẹp hơn bội phần. Đây là một điều
  • 47:38 - 47:43

    tuyệt vời, và là những điều chúng ta
    nên nhớ trong dịp lễ Vesak này,
  • 47:43 - 47:49

    khi mà chúng ta cần tự nhắc nhở mình
    về Đức Phật và những giáo lý của Ngài.
  • 47:49 - 47:59

    Tôi muốn nêu lên, một cách rất ngắn gọn
    một vài vấn đề nữa. Vấn đề thứ nhất,
  • 47:59 - 48:05

    tôi chỉ muốn nêu lên rất ngắn gọn,
    một khái niệm khác có tính cốt lõi
  • 48:05 - 48:10

    của chánh kiến trong đạo Phật.
    Và đó là bởi vì chúng ta đang nói
  • 48:10 - 48:14

    về tương lai, về chánh kiến,
    và những bài học cần được rút ra
  • 48:14 - 48:17

    cho thập kỷ trước mắt.
    Một trong những điều Đức Phật dạy
  • 48:17 - 48:25

    trong kinh, rất hay, là ngay cả
    giáo pháp, ngay cả những lời dạy của
  • 48:25 - 48:29

    Đức Phật cũng không thực sự chắc chắn.
    Giáo pháp luôn suy đồi,
  • 48:29 - 48:35

    càng ngày càng tiến đến,
    càng trở nên bị tha hóa,
  • 48:35 - 48:39

    và sẽ từ từ biến mất trên thế gian.
    Và dĩ nhiên, Đức Phật nói điều này
  • 48:39 - 48:46

    vì Ngài muốn chúng ta có thêm cảm hứng
    để thực hành ngay từ bây giờ.
  • 48:46 - 48:50

    Bây giờ là cơ hội chúng ta có. Mình không
    biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
  • 48:50 - 48:55

    Bởi vì chúng ta đang nói về thập kỷ tới,
    và những thử thách của nó. Tôi muốn
  • 48:55 - 49:00

    nhắc nhở các bạn một cách vắn tắt,
    những điều mà chúng ta có thể chờ đợi
  • 49:00 - 49:05

    trong thập kỷ tới, đó là một số
    những vị đạo sư được kính yêu nhất
  • 49:05 - 49:11

    trên thế giới, rất có thể một số
    các vị đó sẽ qua đời trong thập kỷ tới.
  • 49:11 - 49:17

    Tôi luôn tự nhắc nhở mình rằng,
    những vị thầy mà tôi ngưỡng vọng nhất,
  • 49:17 - 49:21
    hẳn nhiên phải kể đến những vị
    như Ajahn Brahm,
  • 49:21 - 49:26
    những vị thầy ở Thái Lan mà
    chúng ta biết đến, chẳng hạn như
  • 49:26 - 49:32
    Luang Por GunHah, như Luang Por Liam,
    trụ trì tu viện Wat Pah Pong.
  • 49:32 - 49:37
    Có những vị, chỉ bằng sự có mặt đầy uy lực
    đã khiến ta cảm thấy tràn trề phấn khởi.
  • 49:37 - 49:42

    Tuy nhiên, tất cả các vị ấy đều đã
    lớn tuổi. Thật vậy, những vị mà
  • 49:42 - 49:48

    chúng ta bám vào, chúng ta nương tựa,
    dựa dẫm để bảo đảm chúng ta có thể
  • 49:48 - 49:53

    thực hành giáo pháp trong tương lai.
    Họ thực sự có vẻ bắt đầu khá yếu.
  • 49:53 - 49:58

    Tôi sẽ không ngạc nhiên lắm nếu
    cả ba vị thầy này, Luang Por Liam
  • 49:58 - 50:03

    đã có sẵn nhiều vấn đề sức khỏe,
    Ajahn Gunhah rất nhiều bệnh tật,
  • 50:03 - 50:08

    Ajahn Brahm tương đối khỏe hơn một chút,
    tuy rằng Ajahn Brahm
  • 50:08 - 50:12

    cũng có một số vấn đề nào đó.
    Các bạn biết tôi muốn nói gì chứ,
  • 50:12 - 50:18

    tôi không đi vào chi tiết, nhưng
    bạn biết đấy, như vấn đề tăng cân
  • 50:18 - 50:23

    và đại loại những thứ như vậy.
    Vì thế, rất có khả năng những vị này,
  • 50:23 - 50:27

    ít nhất là một trong ba vị này, có thể
    hai trong ba người, có thể cả ba
  • 50:27 - 50:32

    sẽ qua đời trong thập kỷ tới. Điều đó
    có nghĩa gì? Nó cho chúng ta thấy
  • 50:32 - 50:37

    một số nơi nương tựa mà chúng ta có
    trên đời sẽ không còn nữa.
  • 50:37 - 50:42

    Đối với nhiều người trong chúng ta, đây
    sẽ là một trải nghiệm vô cùng chấn động,
  • 50:42 - 50:46

    khi những người thầy gần gũi nhất
    của chúng ta ra đi. Nó sẽ gần giống
  • 50:46 - 50:51

    như khi Đức Phật nhập diệt.
    Nhớ lại khi Đức Phật nhập diệt,
  • 50:51 - 50:56

    đó là khoảng thời gian cực kỳ
    khó khăn cho cộng đồng Phật giáo .
  • 50:56 - 51:01

    Nếu bạn đọc bài kinh Đại Bát Niết Bàn
    nói về giờ phút Đức Phật ra đi.
  • 51:01 - 51:05

    Người ta tuyệt vọng, lăn lộn
    trên mặt đất, người ta khóc lóc,
  • 51:05 - 51:11

    bứt tóc bứt tai, người ta vô cùng
    đau buồn vào những giờ phút đó.
  • 51:11 - 51:14

    Chỉ có các vị A-la-hán là không khóc
    hay cảm thấy tuyệt vọng.
  • 51:14 - 51:19

    Và rồi những điều tương tự
    cũng sẽ xảy ra với chúng ta,
  • 51:19 - 51:26

    khi một số các bậc thầy vĩ đại ngày nay
    qua đời. Sẽ có vị thầy nào khác
  • 51:26 - 51:30

    thay thế không? Chắc chắn rồi,
    sẽ luôn có những vị thầy mới
  • 51:30 - 51:34

    thế chỗ của họ. Tuy nhiên, có khi
    chúng ta không biết họ là ai,
  • 51:34 - 51:38

    không biết họ có cao quý bằng không?
    Không biết khi nào sẽ được gặp họ?
  • 51:38 - 51:42

    Có gặp họ trong kiếp này không?
    hay đại khái như vậy. Vì vậy, bất kể
  • 51:42 - 51:47

    điều gì xảy ra cũng sẽ rất khó khăn.
    Vậy nên một lần nữa, hãy nhớ về sự
  • 51:47 - 51:50

    bất định của tương lai.
    Khi bạn nhớ điều đó, bạn sẽ hiểu
  • 51:50 - 51:55

    bây giờ thực sự là cơ hội.
    Tương lai không chắc chắn. Tất cả
  • 51:55 - 51:59

    những điều này nhất định vô thường.
    Và vì chúng vô thường, chúng ta
  • 51:59 - 52:05

    phải nắm ngay cơ hội để làm những điều
    tốt đẹp, để làm những điều đúng.
  • 52:05 - 52:09

    Và chúng ta dùng những nhận thức về sự
    bất định của tương lai để làm điều
  • 52:09 - 52:14

    tích cực trong đời sống, hầu thúc đẩy
    chúng ta tiến bộ trên đường đạo,
  • 52:14 - 52:18

    và cho chúng ta thêm động lực
    để thực hành đúng cách.
  • 52:18 - 52:28

    Và đây là tất cả những gì cần nói.
    Khi chúng ta sống theo lối này.
  • 52:28 - 52:32

    Khi sống một đời sống tốt đẹp nhất
    có thể. Khi chúng ta có cái nhìn đúng
  • 52:32 - 52:36

    về những vấn đề trên thế gian, về sự
    bất định của tương lai, không thể biết
  • 52:36 - 52:40

    điều gì sắp xảy ra, thì chúng ta sẽ
    coi trọng đời sống tâm linh nhiều hơn.
  • 52:40 - 52:45

    Khi quan tâm đến đời sống tâm linh
    nhiều hơn, về cơ bản những gì
  • 52:45 - 52:50

    chúng ta làm, là làm người tử tế,
    làm người tốt đẹp.
  • 52:50 - 52:55
    Chúng ta làm cho viên kim cương bên trong
    chúng ta tỏa sáng.
  • 52:55 - 53:00
    Như thể chúng ta đang mang theo
    một viên kim cương trong tim.
  • 53:00 - 53:04
    Chúng ta đánh bóng sự rực rỡ của viên
    kim cương bằng cách sống tử tế,
  • 53:04 - 53:06
    bằng cách sống quan tâm, bi mẫn,trí tuệ,
  • 53:06 - 53:09
    bằng cách thực hành thiền định.
  • 53:09 - 53:14
    Khi đánh bóng nó chúng ta sẽ làm sáng
    tâm hồn bên trong của chúng ta.
  • 53:14 - 53:19
    Thêm một ẩn dụ tuyệt vời khác,
    ẩn dụ Đức Phật đã dùng.
  • 53:19 - 53:23
    Đó là ẩn dụ về vàng,
    vàng bên trong chúng ta,
  • 53:23 - 53:27

    vàng bên trong là tâm của chúng ta.
    Khi sống thiện là chúng ta đang
  • 53:27 - 53:32

    đánh bóng chất vàng đó. Chúng ta
    loại bỏ những ô nhiễm trong tâm.
  • 53:32 - 53:36

    Và khi chúng ta loại bỏ những ô nhiễm
    ra khỏi chất vàng bên trong đó thì vàng
  • 53:36 - 53:39
    ngày càng bóng hơn, ngày càng sáng hơn,
    ngày càng đẹp đẽ hơn.
  • 53:39 - 53:43
    Tương tự như vậy với đời sống
  • 53:43 - 53:47
    và tâm hồn chúng ta, mình trở
    thành những con người đẹp rực rỡ, sáng lạn
  • 53:47 - 53:51

    trên thế gian khi chúng ta thực hành con
    đường đạo. Thật tuyệt diệu biết bao nếu đó
  • 53:51 - 53:56
    là kết quả của những khó khăn trong đời.
  • 53:56 - 54:01
    Bởi vì khi rẽ sang một hướng mới,
    chúng ta sẽ trở thành một nguồn
  • 54:01 - 54:07
    hạnh phúc lớn lao cho bản thân và
    cho những người chung quanh.
  • 54:07 - 54:11
    Đó là chánh kiến, đó là phương cách
    đúng đắn để suy nghĩ về cuộc đời
  • 54:11 - 54:19
    trong ngày lễ Vesak. Tôi chúc tất cả các bạn
    một ngày lễ Vesak vui vẻ. Chúc các bạn
  • 54:19 - 54:24
    hạnh phúc, và mãn nguyện mà con đường tu
    tập đạo Phật có thể mang lại cho các bạn.
  • 54:24 - 54:30
    Hy vọng các bạn có thể chuyển hoàn cảnh
    khó khăn thành một hoàn cảnh đầy tốt đẹp.
  • 54:30 - 54:35
    Làm được vậy là các bạn
    đã thực sự hiểu được Phật giáo là gì.
  • 54:35 - 54:38

    Chúc tất cả một ngày Vesak đầy hạnh phúc.
    Xin tạm biệt.
Title:
Vesak 2020: Những thử thách trong Thập Kỷ mới - Ajahn Brahmali
Description:

Nhân dịp lễ Vesak 2020, Ajahn Brahmali giảng pháp qua zoom cho hội ái hữu Phật giáo Singapore.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Buddhist Society of Western Australia
Duration:
54:38

Vietnamese subtitles

Revisions