Return to Video

Khuynh hướng lạc quan

  • 0:00 - 0:04
    Tôi sẽ chia sẻ với các bạn
    về sự lạc quan--
  • 0:04 - 0:06
    hay chính xác hơn
    là khuynh hướng thiên về tính lạc quan.
  • 0:06 - 0:08
    Đó là một ảo ảnh tri thức
  • 0:08 - 0:10
    mà chúng tôi đã nghiên cứu
    tại phòng nghiên cứu của mình vài năm trước,
  • 0:10 - 0:12
    và 80% chúng ta có nó
  • 0:12 - 0:15
    Đó là chúng ta có khuynh hướng
    đánh giá quá cao
  • 0:15 - 0:18
    khả năng trải nghiệm những điều tốt
    trong cuộc sống của mình
  • 0:18 - 0:22
    và đánh giá quá thấp khả năng
    trải nghiệm những điều xấu.
  • 0:22 - 0:25
    Vì thế chúng ta đánh giá thấp
    khả năng bị ung thư
  • 0:25 - 0:26
    hay tai nạn xe hơi.
  • 0:26 - 0:30
    Chúng ta đánh giá quá cao việc sống lâu,
    hay viễn cảnh sự nghiệp trong tương lai.
  • 0:30 - 0:33
    Tóm lại, chúng ta lạc quan hơn là thực tế,
  • 0:33 - 0:35
    nhưng chúng ta lại lãng quên đi điều đó.
  • 0:35 - 0:37
    Ví dụ như là trong hôn nhân,
  • 0:37 - 0:41
    Ở thế giới phương tây, tỷ lệ ly dị là 40%
  • 0:41 - 0:44
    có nghĩa là 5 cặp vợ chồng
  • 0:44 - 0:47
    thì 2 cặp sẽ ly dị và chia tài sản.
  • 0:47 - 0:51
    Nhưng khi bạn hỏi những cặp vợ chồng mới cưới
    về khả năng ly dị
  • 0:51 - 0:54
    họ sẽ cho là 0%.
  • 0:54 - 0:58
    và ngay cả khi những luật sư của những vụ ly dị,
    người đáng lẽ phải biết rõ nhất,
  • 0:58 - 1:02
    đánh giá rất thấp khả năng ly dị
    của chính mình.
  • 1:02 - 1:05
    Vì thế, hoá ra những con người lạc quan
    ít có khả năng ly dị hơn
  • 1:05 - 1:07
    nhưng lại nhiều khả năng tái giá hơn.
  • 1:07 - 1:10
    Samuel Johnson từng nói là,
  • 1:10 - 1:14
    "Tái giá là chiến thắng của hy vọng
    đối với trải nghiệm"
  • 1:14 - 1:16
    (tiếng cười)
  • 1:16 - 1:20
    Vì thế nếu chúng ta kết hôn,
    chúng ta có khả năng có con nhiều hơn,
  • 1:20 - 1:24
    và chúng ta đều nghĩ
    những đứa con của mình sẽ đặc biệt tài năng.
  • 1:24 - 1:26
    Đây là đứa cháu 2 tuổi của tôi, Guy.
  • 1:26 - 1:29
    và tôi muốn chỉ rõ rằng
  • 1:29 - 1:31
    thằng bé chính là một ví dụ tệ hại
    về khuynh hướng thiên về tính lạc quan,
  • 1:31 - 1:34
    bởi thằng bé thực tế tài năng
    một cách độc đáo.
  • 1:34 - 1:36
    (tiếng cười)
  • 1:36 - 1:37
    và không phải chỉ mình tôi như thế
  • 1:37 - 1:40
    cứ 4 người anh, thì có 3 người sẽ nói
  • 1:40 - 1:43
    họ lạc quan về tương lai của gia đình mình
  • 1:43 - 1:45
    Đó là 75%
  • 1:45 - 1:47
    nhưng chỉ có 30% nói rằng
  • 1:47 - 1:50
    họ nghĩ gia đình họ nói chung
  • 1:50 - 1:52
    tốt hơn một vài thế hệ trước.
  • 1:52 - 1:54
    và đây là một điều thật sự quan trọng,
  • 1:54 - 1:56
    bởi chúng ta lạc quan về chính bản thân,
  • 1:56 - 1:58
    chúng ta lạc quan
    về chính những đứa con của mình,
  • 1:58 - 2:00
    chúng ta lạc quan
    về gia đình chúng ta
  • 2:00 - 2:03
    nhưng chúng ta không lạc quan đến vậy
    về người ngồi cạnh chúng ta,
  • 2:03 - 2:05
    và chúng ta hơi bi quan
  • 2:05 - 2:09
    về vận mệnh của những công dân
    và đất nước mình.
  • 2:09 - 2:13
    Nhưng lạc quan riêng tư
    về tương lai riêng của chúng ta
  • 2:13 - 2:15
    thì khó mà thay đổi.
  • 2:15 - 2:19
    Và không có nghĩa là chúng ta nghĩ rằng
    mọi thứ sẽ trở nên ổn thoả bằng phép mầu
  • 2:19 - 2:23
    mà là chúng ta có khả năng kì diệu
    để làm nên điều đó.
  • 2:23 - 2:26
    Tôi là một nhà khoa học,
    tôi tiến hành những thí nghiệm
  • 2:26 - 2:28
    Vì thế để cho các bạn biết
    điều mà tôi muốn nói,
  • 2:28 - 2:31
    tôi sẽ tiến hành một thí nghiệm
    tại đây với các bạn.
  • 2:31 - 2:34
    Tôi sẽ cho các bạn
    một danh sách những khả năng và đặc tính
  • 2:34 - 2:37
    và tôi muốn các bạn
    đánh giá từng khả năng này
  • 2:37 - 2:42
    so với những người còn lại.
  • 2:42 - 2:45
    Điều đầu tiên
    là việc hoà thuận với người khác.
  • 2:45 - 2:51
    Ai ở đây nghĩ rằng
    mình ở mức 25% phía dưới?
  • 2:51 - 2:55
    Được rồi,có khoảng 10 người trong 1500 người.
  • 2:55 - 2:59
    Ai tin rằng mình ở 25% phía trên?
  • 2:59 - 3:02
    hầu hết chúng ta ở đây.
  • 3:02 - 3:07
    tiếp theo, tương tự với khả năng lái xe của bạn
  • 3:07 - 3:10
    rồi bạn thú vị như thế nào?
  • 3:10 - 3:13
    bạn cuốn hút như thế nào?
  • 3:13 - 3:15
    bạn trung thực như thế nào?
  • 3:15 - 3:20
    và cuối cùng là bạn khiêm tốn như thế nào?
  • 3:20 - 3:23
    hầu hết chúng ta đánh giá chính mình cao
    hơn mức trung bình
  • 3:23 - 3:25
    ở hầu hết những khả năng.
  • 3:25 - 3:27
    điều này không thể thống kê
  • 3:27 - 3:31
    tất cả chúng ta không thể giỏi hơn
    tất cả những người còn lại được!
  • 3:31 - 3:32
    (Tiếng cười)
  • 3:32 - 3:35
    nhưng nếu chúng ta tin rằng
    mình tốt hơn những người khác,
  • 3:35 - 3:39
    có nghĩa là chúng ta có nhiều khả năng
    được thăng chức và không ly dị hơn,
  • 3:39 - 3:42
    bởi chúng ta hoà đồng hơn, thú vị hơn.
  • 3:42 - 3:44
    Đó là một hiện tượng toàn cầu.
  • 3:44 - 3:46
    Khuynh hướng thiên về tính lạc quan
    đã được quan sát
  • 3:46 - 3:48
    ở nhiều quốc gia--
  • 3:48 - 3:51
    ở những nền văn hóa phương tây,
    ở những nền văn hoá phương đông,
  • 3:51 - 3:53
    ở đàn bà và đàn ông,
  • 3:53 - 3:54
    ở những đứa trẻ và người già.
  • 3:54 - 3:56
    Nó rất phổ biến.
  • 3:56 - 4:00
    Nhưng câu hỏi là
    liệu đìều đó có tốt cho chúng ta?
  • 4:00 - 4:02
    Vì có một vài người nói không.
  • 4:02 - 4:04
    Vài người nói là
    bí mật để thành công
  • 4:04 - 4:07
    là mong đợi thấp.
  • 4:07 - 4:10
    Tôi nghĩ lý lẽ đó như thế này:
  • 4:10 - 4:12
    Nếu chúng ta không mong đợi
    điều tốt đẹp nhất,
  • 4:12 - 4:16
    nếu chúng ta không mong đợi
    tìm thấy tình yêu, khoẻ mạnh và thành công,
  • 4:16 - 4:19
    thì chúng ta sẽ chẳng thất vọng
    khi những điều đó không xảy ra.
  • 4:19 - 4:22
    Và nếu chúng ta không thất vọng
    khi những điều tốt không xảy ra,
  • 4:22 - 4:24
    và chúng ta sẽ ngạc nhiên
    khi những điều đó xảy ra,
  • 4:24 - 4:26
    chúng ta sẽ hạnh phúc.
  • 4:26 - 4:28
    Đó là một lý thuyết đúng,
  • 4:28 - 4:31
    nhưng nó hoá ra lại sai
    vì ba lý do.
  • 4:31 - 4:36
    Một : dù điều gì xảy ra,
    dù thành công hay thất bại,
  • 4:36 - 4:39
    những người với mong đợi cao hơn,
    luôn cảm thấy tốt hơn.
  • 4:39 - 4:43
    bởi cách mà chúng ta cảm thấy
    khi bị đuổi hay được là nhân viên của tháng
  • 4:43 - 4:46
    tuỳ thuộc vào cách
    chúng ta cảm nhận về sự kiện đó.
  • 4:46 - 4:50
    Nhà tâm lý học Margaret Marshall
    và John Brown
  • 4:50 - 4:53
    nghiên cứu những sinh viên
    với những mong đợi cao và thấp
  • 4:53 - 4:58
    Và họ phát hiện ra rằng
    khi những con người với mong đợi cao thành công,
  • 4:58 - 5:00
    họ cho rằng sự thành công đó
    là do chính họ
  • 5:00 - 5:03
    "Tôi là một thiên tài vì thế tôi được A,
  • 5:03 - 5:05
    vì thế mà tôi sẽ được A nữa
    và nữa trong tương lai"
  • 5:05 - 5:08
    Khi họ thất bại,
    thì đó không phải vì họ ngu
  • 5:08 - 5:11
    mà vì bài kiểm tra không công bằng.
  • 5:11 - 5:14
    lần tới họ sẽ làm tốt hơn.
  • 5:14 - 5:17
    Những người với mong đợi thấp thì ngược lại
  • 5:17 - 5:20
    Khi thất bại, họ nghĩ đó là do họ
  • 5:20 - 5:21
    và khi họ thành công
  • 5:21 - 5:24
    đó là do tình cờ gặp bài kiểm tra dễ
  • 5:24 - 5:27
    Lần tiếp theo, thực tế sẽ bắt kịp họ
  • 5:27 - 5:29
    Vì thế mà họ cảm thấy tệ hơn
  • 5:29 - 5:32
    Lý do thứ hai: Cho dù kết quả là gì,
  • 5:32 - 5:36
    hành động dự đoán khiến chúng ta vui vẻ.
  • 5:36 - 5:39
    Nhà kinh tế hành vi George Lowenstein
  • 5:39 - 5:41
    hỏi những học sinh trong trường mình
  • 5:41 - 5:46
    tưởng tượng được hôn nồng nàn bởi một người nổi tiếng, bất kì một người nổi tiếng nào
  • 5:46 - 5:48
    và rồi ông nói "Các em sẵn sàng trả bao nhiêu
  • 5:48 - 5:50
    cho nụ hôn đó, từ một người nổi tiếng
  • 5:50 - 5:53
    nếu nụ hôn đó là ngay lúc này đây
  • 5:53 - 5:58
    trong 3 giờ nữa, trong 24 giờ nữa,
    trong 3 ngày nữa,
  • 5:58 - 6:00
    trong một năm, 10 năm nữa?
  • 6:00 - 6:03
    Ông ta tìm ra rằng
    những sinh viên sẵn sàng trả nhiều nhất
  • 6:03 - 6:05
    không phải để được hôn ngay lập tức,
  • 6:05 - 6:08
    mà là một nụ hôn trong ba ngày nữa.
  • 6:08 - 6:12
    Họ sẵn sàng trả nhiều hơn để đợi.
  • 6:12 - 6:15
    Nhưng lại không sẵn sàng
    trả cho một năm hay 10 năm;
  • 6:15 - 6:17
    không ai muốn một người nổi tiếng đã già
  • 6:17 - 6:22
    Nhưng ba ngày có vẻ là một lượng tốt nhất.
  • 6:22 - 6:24
    Tại sao lại như thế?
  • 6:24 - 6:27
    nếu bạn được hôn bây giờ,
    nó sẽ xong và hết.
  • 6:27 - 6:29
    nhưng nếu 3 ngày nữa bạn được hôn,
  • 6:29 - 6:33
    đó là ba ngày của sự kích thích bồn chồn
    và cảm giác hồi hộp chờ đợi
  • 6:33 - 6:35
    Điều mà các sinh viên muốn
    là có được thời gian đó
  • 6:35 - 6:38
    để tưởng tượng nơi điều đó sẽ diễn ra,
  • 6:38 - 6:39
    cách điều đó sẽ diễn ra.
  • 6:39 - 6:42
    Mong đợi khiến họ vui.
  • 6:42 - 6:45
    Đó chính là lý do tại sao
    người ta thích thứ 6 hơn chủ nhật.
  • 6:45 - 6:48
    Đó thực sự là một điều gây tò mò,
  • 6:48 - 6:51
    bởi thứ 6 là ngày làm việc
    và chủ nhật là ngày vui chơi,
  • 6:51 - 6:54
    thế nên bạn tưởng rằng
    người ta thích chủ nhật hơn
  • 6:54 - 6:56
    nhưng không phải như vậy.
  • 6:56 - 6:58
    Không phải vì họ thực sự thích ở văn phòng
  • 6:58 - 7:00
    và họ không thể chịu được
    việc đi dạo ở công viên
  • 7:00 - 7:02
    hay ăn một bữa sáng-trưa lười biếng.
  • 7:02 - 7:04
    Chúng ta biết rằng
    bởi khi chúng ta hỏi người ta
  • 7:04 - 7:07
    về ngày mà họ thích nhất trong tuần
  • 7:07 - 7:10
    ngạc nhiên thay thứ 7 được nêu lên đầu tiên
  • 7:10 - 7:13
    rồi thứ 6 rồi chủ nhật.
  • 7:13 - 7:14
    người ta thích thứ 6 hơn
  • 7:14 - 7:18
    bởi thứ 6 mang lại mong chờ
    cho ngày cuối tuần sắp tới
  • 7:18 - 7:20
    tất cả những dự định bạn có.
  • 7:20 - 7:23
    vào chủ nhật,
    điều duy nhất bạn mong chờ
  • 7:23 - 7:25
    là một tuần làm việc
  • 7:25 - 7:30
    vì thế mà người ta lạc quan mong đợi
    nhiều nụ hôn trong tương lai,
  • 7:30 - 7:32
    nhiều cuộc đi dạo trong công viên,
  • 7:32 - 7:36
    và sự mong chờ
    tăng cường hạnh phúc của chúng ta.
  • 7:36 - 7:39
    Thực tế, nếu không có khuynh hướng
    thiên về sự lạc quan,
  • 7:39 - 7:42
    chúng ta sẽ bị trầm uất nhẹ
  • 7:42 - 7:44
    Những người hơi trầm uất,
  • 7:44 - 7:47
    họ không có thiên hướng gì
    khi nhìn vào tương lai.
  • 7:47 - 7:51
    Thực ra họ là những cá nhân
    thực tế hơn là lành mạnh
  • 7:51 - 7:53
    Nhưng những cá nhân bị trầm uất nặng
  • 7:53 - 7:55
    họ có khuynh hướng bi quan.
  • 7:55 - 7:58
    Vì thế, họ có xu hướng cho rằng
  • 7:58 - 8:00
    viễn cảnh tương lai thì tệ hơn là trên thực tế.
  • 8:00 - 8:03
    VÌ thế mà sự lạc quan
    thay đổi thực tại chủ quan
  • 8:03 - 8:07
    Cách chúng ta trông đợi vào thế giới
    thay đổi cách chúng ta nhìn nhận nó.
  • 8:07 - 8:10
    Nhưng nó cũng thay đổi thực tại khách quan.
  • 8:10 - 8:13
    Nó hoạt động như là
    một lời tiên tri tự hoàn thiện
  • 8:13 - 8:15
    và đó là lý do thứ ba
  • 8:15 - 8:18
    tại sao việc giảm đi sự mong đợi
    sẽ không làm cho bạn hạnh phúc.
  • 8:18 - 8:20
    Những thí nghiệm đơn đã cho thấy
  • 8:20 - 8:23
    sự lạc quan không chỉ liên quan đến thành công,
  • 8:23 - 8:25
    mà nó còn dẫn đến thành công.
  • 8:25 - 8:30
    Sự lạc quan dẫn đến thành công
    trong học viện, thể thao và chính trị
  • 8:30 - 8:34
    và có lẽ cái lợi đầy ngạc nhiên nhất
    của lạc quan là sức khỏe
  • 8:34 - 8:38
    nếu chúng ta tin tương lai tươi sáng,
  • 8:38 - 8:40
    stress và lo lắng sẽ được giảm thiểu.
  • 8:40 - 8:44
    Vì thế, nói chung, sự lạc quan
    mang đến rất nhiều lợi ích.
  • 8:44 - 8:48
    Nhưng câu hỏi khiến tôi bối rối là
  • 8:48 - 8:52
    làm sao chúng ta có thể giữ được
    sự lạc quan khi đối mặt với thực tế?
  • 8:52 - 8:55
    Là một nhà thần kinh khoa học,
    điều này đặc biệt khó hiểu,
  • 8:55 - 8:58
    bởi theo tất cả những lý thuyết
    có được ngoài kia,
  • 8:58 - 9:02
    thì khi những mong đợi của chúng ta không đạt được,
    chúng ta nên thay đổi chúng
  • 9:02 - 9:04
    Nhưng đó không phải là thứ chúng tôi tìm kiếm.
  • 9:04 - 9:07
    Chúng tôi yêu cầu người ta
    đến phòng thí nghiệm của mình
  • 9:07 - 9:10
    để thử tìm ra điều gì đang diễn ra.
  • 9:10 - 9:13
    Chúng tôi đề nghị họ
    đánh giá xác suất khả năng
  • 9:13 - 9:15
    trải nghiệm những sự kiện kinh khủng
    xảy ra trong đời của mình.
  • 9:15 - 9:20
    Chẳng hạn như
    khả năng bạn bị ung thư là bao nhiêu?
  • 9:20 - 9:22
    Và rồi chúng tôi nói cho họ biết
    xác suất trung bình
  • 9:22 - 9:25
    của những người như họ
    sẽ phải chịu những không may đó.
  • 9:25 - 9:28
    Chẳng hạn như ung thư là 30%.
  • 9:28 - 9:31
    Rồi chúng tôi hỏi họ một lần nữa,
  • 9:31 - 9:34
    "Có bao nhiêu khả năng
    bạn sẽ bị bệnh ung thư?"
  • 9:34 - 9:36
    Điều chúng tôi muốn biết là
  • 9:36 - 9:39
    họ có dùng những thông tin
    mà chúng tôi đưa cho họ
  • 9:39 - 9:41
    để thay đổi niềm tin của họ hay không.
  • 9:41 - 9:44
    Và thật sự là có --
  • 9:44 - 9:46
    nhưng hầu hết
    khi thông tin chúng tôi đưa cho họ
  • 9:46 - 9:49
    tốt hơn điều mà họ dự đoán.
  • 9:49 - 9:50
    Ví dụ là
  • 9:50 - 9:53
    nếu ai đó nói rằng
    "khả năng bị ung thư của tôi là
  • 9:53 - 9:56
    khoảng 50%"
  • 9:56 - 9:58
    và chúng tôi nói " Này tin tốt là
  • 9:58 - 10:01
    xác suất trung bình chỉ có 30% thôi,"
  • 10:01 - 10:03
    lần kế tiếp họ sẽ nói
  • 10:03 - 10:06
    "Thế thì có lẽ khả năng của tôi là tầm 35%"
  • 10:06 - 10:08
    Họ đã ghi nhận nhanh chóng và hiệu quả.
  • 10:08 - 10:11
    Nhưng nếu có ai đó nói là
  • 10:11 - 10:14
    "Khả năng bị ung thư của tôi khoảng 10%"
  • 10:14 - 10:17
    va chúng tôi nói với họ "này, tin xấu.
  • 10:17 - 10:20
    xác suất trung bình là khoảng 30% cơ"
  • 10:20 - 10:22
    thì lần kế tiếp họ sẽ nói
  • 10:22 - 10:25
    "Đúng rồi, tôi vẫn nghĩ của mình là khoảng 11%"
  • 10:25 - 10:27
    (tiếng cưới)
  • 10:27 - 10:30
    Vậy là không phải họ không ghi nhận một tí nào
    -- họ có chứ--
  • 10:30 - 10:32
    nhưng ít hơn rất rất nhiều
    so với khi chúng tôi cho họ
  • 10:32 - 10:35
    thông tin tốt về tương lai.
  • 10:35 - 10:38
    Và không phải vì
    họ không nhớ con số chúng tôi đưa ra;
  • 10:38 - 10:41
    mọi người đều nhớ
    xác suất trung bình của ung thư
  • 10:41 - 10:43
    là khoảng 30%
  • 10:43 - 10:45
    và xác suất trung bình của ly dị là 40%
  • 10:45 - 10:50
    Nhưng họ không nghĩ
    con số này liên quan đến mình.
  • 10:50 - 10:54
    Điều đó có nghĩa là
    những dấu hiệu nhắc nhở như thế này
  • 10:54 - 10:57
    chỉ có tầm ảnh hưởng giới hạn.
  • 10:57 - 11:01
    Đúng rồi , hút thuốc gây chết người,
    nhưng hầu như nó giết những người khác.
  • 11:01 - 11:03
    Điều tôi muốn biết là
  • 11:03 - 11:06
    điều gì diễn ra trong bộ não con người
  • 11:06 - 11:10
    ngăn cản chúng ta nghĩ rằng
    những biển nhắc nhở là cho chính mình
  • 11:10 - 11:11
    Nhưng đồng thời,
  • 11:11 - 11:13
    khi nghe về thị trường nhà ở
    đang rất có hy vọng
  • 11:13 - 11:18
    chúng ta nghĩ
    "Oh nhà của tôi chắc chắn sẽ tăng giá gấp đôi"
  • 11:18 - 11:20
    Để thử và tìm hiểu điều đó
  • 11:20 - 11:22
    tôi đã yêu cầu những người
    tham gia vào cuộc thí nghiệm
  • 11:22 - 11:24
    nói dối vào chiếc máy quét nói dối.
  • 11:24 - 11:26
    Nó trông như thế này đây.
  • 11:26 - 11:29
    Bằng cách sử dụng phương pháp
    gọi là MRI chức năng,
  • 11:29 - 11:32
    chúng tôi có thể xác định
    vùng nào trong não
  • 11:32 - 11:35
    đang phản ứng với thông tin tích cực
  • 11:35 - 11:39
    Một trong những vùng này
    gọi là thùy não trước bên trái
  • 11:39 - 11:43
    Nếu có ai nói
    "khả năng bị ung thư của tôi là 50%"
  • 11:43 - 11:44
    và chúng tôi nói rằng
    "Này ,có tin tốt.
  • 11:44 - 11:47
    khả năng trung bình là 30%"
  • 11:47 - 11:50
    thủy não trái sẽ phản ứng mãnh liệt.
  • 11:50 - 11:55
    Và không phụ thuộc vào bạn
    là người hơi lạc quan hay cực kì lạc quan,
  • 11:55 - 11:57
    hay hơi chút bi quan
  • 11:57 - 12:00
    não trái của mọi người đều
  • 12:00 - 12:01
    hoạt động hoàn toàn tốt,
  • 12:01 - 12:04
    dù cho bạn là Barack Obama hay Woody Alien
  • 12:04 - 12:06
    Ở mặt kia của bộ não,
  • 12:06 - 12:11
    thùy não phải đang phản ứng với tin xấu
  • 12:11 - 12:14
    và đây là vấn đề:
    nó không hoạt động tốt cho lắm
  • 12:14 - 12:16
    Bạn càng lạc quan ,
  • 12:16 - 12:19
    thì vùng này càng ít
  • 12:19 - 12:22
    phản ứng với những thông tin tiêu cực
    không mong đợi
  • 12:22 - 12:25
    Và nếu não của bạn
  • 12:25 - 12:28
    buồn rầu vì tin xấu về tương lai,
  • 12:28 - 12:33
    bạn sẽ cứ để quang cảnh đầy hoa hồng như thế
  • 12:33 - 12:38
    chúng tôi muốn biết liệu mình có thể
    làm thay đổi điều này hay không?
  • 12:38 - 12:41
    Chúng tôi có thể thay đổi
    khuynh hướng lạc quan này không
  • 12:41 - 12:45
    bằng cách xâm nhập
    vào hoạt động của não ở những vùng này?
  • 12:45 - 12:48
    Và có cách để chúng tôi thực hiện điều này.
  • 12:48 - 12:50
    Đây là cộng sự của tôi Ryota Kanai
  • 12:50 - 12:54
    và điều anh ta làm
    là đưa một miếng nam châm nhỏ
  • 12:54 - 12:56
    qua sọ của những người
    tham gia cuộc nghiên cứu
  • 12:56 - 12:59
    vào trong thùy não trước trán.
  • 12:59 - 13:00
    Và bằng cách làm như thế
  • 13:00 - 13:03
    anh ta can thiệp vào hoạt đông của não
  • 13:03 - 13:05
    trong khoảng nửa giờ.
  • 13:05 - 13:07
    Sau đó, mọi việc trở lại bình thường,
    tôi chắc chắn với bạn như thế.
  • 13:07 - 13:09
    (tiếng cười)
  • 13:09 - 13:13
    Hãy xem điều gì sẽ xảy ra.
  • 13:13 - 13:15
    Đầu tiên, tôi sẽ cho bạn thấy
  • 13:15 - 13:17
    khuynh hướng trung bình
    mà chúng tôi nhìn thấy được.
  • 13:17 - 13:20
    Nếu tôi thí nghiệm lên tất cả các bạn bây giờ
  • 13:20 - 13:22
    đây là số lượng mà các bạn sẽ biết
  • 13:22 - 13:25
    nhiều hơn từ tin tốt đến tin xấu,
  • 13:25 - 13:28
    Giờ thì chúng tôi can thiệp vào vùng này
  • 13:28 - 13:32
    và chúng tôi hòa nhập thông tin tiêu cực vào
  • 13:32 - 13:36
    và tính tích cực càng gia tăng lớn hơn.
  • 13:36 - 13:41
    Chúng tôi khiến con người thiên nhiều hơn
    về cách mà họ xử lý thông tin
  • 13:41 - 13:44
    Rồi chúng tôi xâm nhập vào vùng não
  • 13:44 - 13:48
    và thâm nhập thông tin tốt vào
  • 13:48 - 13:52
    và tính tích cực biến mất.
  • 13:52 - 13:54
    Chúng tôi rất ngạc nhiên với kết quả này
  • 13:54 - 13:56
    bởi chúng tôi có thể loại bỏ
  • 13:56 - 13:59
    xu hướng ăn sâu trong con người này.
  • 13:59 - 14:04
    và đúng lúc đó chúng tôi dừng lại
    và hỏi chính mình,
  • 14:04 - 14:09
    liệu chúng ta có muốn phân tách
    những ảo tưởng lạc quan thành những mảnh nhỏ
  • 14:09 - 14:14
    nếu có thể làm điều đó, liệu chúng ta có muốn
    lấy thiên hướng tính cực ra khỏi con người?
  • 14:14 - 14:19
    Tôi đã nói cho tất cả các bạn biết
    những cái lợi của khuynh hướng lạc quan,
  • 14:19 - 14:23
    mà có lẽ khiến bạn muốn giữ nó
    mãi mãi trong suốt cuộc đời.
  • 14:23 - 14:25
    Nhưng tất nhiên,
    cũng có những cạm bẫy,
  • 14:25 - 14:28
    và chúng ta sẽ thật là ngốc
    nếu bỏ qua chúng.
  • 14:28 - 14:32
    Ví dụ như bức email mà tôi nhận được
  • 14:32 - 14:35
    từ một lính cứu hỏa ở California.
  • 14:35 - 14:38
    Anh ta viết rằng "Những cuộc điều tra về thiệt hại
    xảy ra cho lính cứu hỏa
  • 14:38 - 14:42
    thường bao gồm " Chúng tôi không nghĩ
    cơn hỏa hoạn gây thiệt hại như thế"
  • 14:42 - 14:44
    ngay cả khi tất cả những thông tin có được
  • 14:44 - 14:47
    là để đưa ra những quyết định an toàn
  • 14:47 - 14:51
    Người chỉ huy này đang sử dụng những phát hiện
    của chúng tôi về khuynh hướng lạc quan
  • 14:51 - 14:53
    để cố gắng giải thích
    cho những lính cứu hỏa
  • 14:53 - 14:55
    rằng tại sao họ nghĩ và làm như thế,
  • 14:55 - 15:02
    để khiến họ nhận ra chính xác
    về khuynh hướng lạc quan trong con người.
  • 15:02 - 15:07
    Rằng khuynh hướng lạc quan không thực tế
    có thể dẫn đến hành vi liều lĩnh,
  • 15:07 - 15:11
    đến sự suy sụp kinh tế,
    đến những dự định sai lầm.
  • 15:11 - 15:13
    Ví dụ như chính phủ Anh,
  • 15:13 - 15:16
    đã nhận ra rằng khuynh hướng lạc quan
  • 15:16 - 15:19
    có thể khiến cá nhân
  • 15:19 - 15:23
    đánh giá thấp chi phí và thời gian
    của những dự án.
  • 15:23 - 15:27
    Vì thế họ điều chỉnh ngân sách của Olympic 2012
  • 15:27 - 15:29
    bởi vì khuynh hướng lạc quan.
  • 15:29 - 15:32
    Bạn của tôi sắp cưới trong vài tuần nữa
  • 15:32 - 15:34
    cũng làm điều tương tự
    cho thu chi cho đám cưới.
  • 15:34 - 15:37
    Nhân tiện ,tôi đã hỏi anh ta
    về khả năng ly dị của mình,
  • 15:37 - 15:41
    anh ta nói rằng,
    anh ấy khá chắc chắn rằng nó là 0%
  • 15:41 - 15:43
    Vì thế, điều chúng tôi muốn làm
  • 15:43 - 15:47
    là bảo vệ mình
    khỏi sự nguy hiểm của sự lạc quan
  • 15:47 - 15:50
    nhưng cùng lúc vẫn không đánh mất hy vọng,
  • 15:50 - 15:53
    mà vẫn được hưởng lợi từ sự lạc quan.
  • 15:53 - 15:56
    Tôi tin rằng
    có cách để chúng ta làm được điều đó.
  • 15:56 - 15:58
    Chìa khóa ở đây chính là kiến thức.
  • 15:58 - 16:01
    Chúng ta không được sinh ra với sự hiểu biết
    thiên bẩm về những khuynh hướng này.
  • 16:01 - 16:05
    Chúng phải được xác định
    bởi các nghiên cứu khoa học.
  • 16:05 - 16:09
    Nhưng tin tốt là
    việc biết về khuynh hướng lạc quan
  • 16:09 - 16:11
    không phá đi ảo ảnh
  • 16:11 - 16:13
    Nó như là một ảo ảnh thị giác,
  • 16:13 - 16:16
    mà hiểu chúng không có nghĩa là
    có thể làm cho chúng mất đi.
  • 16:16 - 16:19
    Điều này tốt vì nó có nghĩa là
  • 16:19 - 16:21
    chúng ta có thể cố gắng
    tạo nên sự cân bằng,
  • 16:21 - 16:23
    nghĩ ra kế hoạch và qui luật
  • 16:23 - 16:26
    để bảo vệ mình
    khỏi sự lạc quan không thực tế,
  • 16:26 - 16:29
    nhưng vẫn đầy hy vọng.
  • 16:29 - 16:33
    Tôi nghĩ bức tranh hoạt hình này
    mô tả điều đó một cách tuyệt vời
  • 16:33 - 16:36
    Bởi nếu bạn là một trong những con chim cánh cụt
    bi quan trên kia
  • 16:36 - 16:38
    không tin rằng mình có thể bay,
  • 16:38 - 16:41
    bạn chắc chắn sẽ không bao giờ có thể.
  • 16:41 - 16:43
    Bởi để có thể phát triển
  • 16:43 - 16:45
    chúng ta cần phải tưởng tượng
    một hiện tại khác đi
  • 16:45 - 16:49
    và chúng ta cần phải tin rằng
    thực tại đó là có thể xảy ra.
  • 16:49 - 16:52
    Nhưng nếu bạn là một chú chim cánh cụt
    cực kì lạc quan
  • 16:52 - 16:55
    nhảy xuống môt cách mù quáng
    và hy vọng vào điều tốt nhất sẽ xảy đến,
  • 16:55 - 17:00
    bạn có thể thấy
    mình là một mớ bòng bong khi chạm đất
  • 17:00 - 17:02
    Nhưng nếu bạn
    là một chú chim cánh cụt lạc quan
  • 17:02 - 17:03
    tin rằng mình có thể bay,
  • 17:03 - 17:06
    nhưng mang theo dù sau lưng
  • 17:06 - 17:09
    phòng trường hợp mọi việc không trôi chảy
    như dự định
  • 17:09 - 17:11
    bạn sẽ vẫn chao liệng như đại bàng,
  • 17:11 - 17:14
    ngay cả khi chỉ là một chú chim cánh cụt
  • 17:14 - 17:16
    XIn cảm ơn.
  • 17:16 - 17:19
    (tiếng vỗ tay)
Title:
Khuynh hướng lạc quan
Speaker:
Tali Sharot
Description:

Có phải chúng ta sinh ra là đã lạc quan hơn thực tế? Tali Sharot chia sẻ một nghiên cứu mới cho rằng bộ não của chúng ta được thiết kế để nhìn thiên về những khía cạnh tốt -- và giải thích điều đó vừa có lợi vừa có hại như thế nào.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:40
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for The optimism bias
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for The optimism bias
Nhu PHAM commented on Vietnamese subtitles for The optimism bias
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The optimism bias
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for The optimism bias
Ha Thu Hai edited Vietnamese subtitles for The optimism bias
Ha Thu Hai edited Vietnamese subtitles for The optimism bias
Ha Thu Hai edited Vietnamese subtitles for The optimism bias
Show all
  • Bạn ơi,

    lưu ý nhỏ là dòng dài quá 42 ký tự thì xuống dòng nhé.

    Thân.
    Như

Vietnamese subtitles

Revisions