Return to Video

Sử dụng Công cụ hỗ trợ đọc SR

  • 0:02 - 0:03
    Tên tôi là Sheryl Burgstahler
  • 0:03 - 0:08
    phụ trách Dịch vụ Công Nghệ
    Dễ tiếp cận cho Đại học Washington.
  • 0:08 - 0:12
    Dịch vụ này hiện cũng có mặt
    ở các chi nhánh Bothell và Tacoma.
  • 0:13 - 0:15
    Tên tôi là Hadi Rangin
  • 0:15 - 0:21
    thành viên của Nhóm CNTT
    Dễ tiếp cận tại Đại học Washington.
  • 0:26 - 0:31
    Là một chuyên gia về khả năng tiếp cận,
    ông cũng trực tiếp sử dụng công nghệ này.
  • 0:31 - 0:35
    Ông sử dụng một bàn hiển thị Braille
    và phần mềm hỗ trợ đọc SR
  • 0:35 - 0:37
    có khả năng đọc mọi thứ trên màn hình.
  • 0:38 - 0:42
    Tôi khiếm thị và cần dùng
    chương trình hỗ trợ đọc SR
  • 0:42 - 0:45
    ở mọi nơi, mọi lúc.
  • 0:45 - 0:51
    Chương trình SR là một phần mềm
    thay tôi giao tiếp với hệ thống quản trị
  • 0:51 - 0:54
    của máy tính và truyền tải lại
    mọi thông tin cần thiết.
  • 0:54 - 0:57
    [âm thanh SR]
  • 0:57 - 1:00
    Ngay cả khi bạn có thị lực bình thường
  • 1:00 - 1:04
    thì bạn cũng đọc văn bản
    ở nhiều tốc độ khác nhau.
  • 1:04 - 1:05
    Đúng chứ?
  • 1:05 - 1:09
    Đôi khi bạn phải ngừng giữa chừng
    để xem lại những gì mình đã đọc
  • 1:09 - 1:12
    từ đó tiếp nhận thông tin mình cần.
  • 1:12 - 1:13
    Với chúng tôi cũng tương tự.
  • 1:13 - 1:20
    Ví dụ, việc 'đọc' các cuộc đối thoại
    thông thường diễn ra khá nhanh,
  • 1:20 - 1:26
    nhưng với nội dung chuyên môn
    thì cần phải chậm lại.
  • 1:26 - 1:28
    Ngừng lại nhiều hơn.
  • 1:28 - 1:29
    SR: Đại học Dễ tiếp cận.
  • 1:29 - 1:30
    SR: Một.
  • 1:30 - 1:33
    Tôi đã giảm tốc độ của SR.
  • 1:33 - 1:34
    SR: Đầu đề.
  • 1:34 - 1:36
    Tiêu đề cấp độ 1,
    Đại học dễ tiếp cận.
  • 1:36 - 1:37
    Kết thúc đầu đề.
  • 1:37 - 1:40
    Nhưng với thư điện tử thì...
  • 1:40 - 1:41
    SR: tăng tốc tăng tốc tăng tốc
  • 1:41 - 1:45
    [tốc độ quá nhanh để hiểu nghĩa]
  • 1:45 - 1:47
    Tôi có thể tăng tốc như thế.
  • 1:47 - 1:50
    Nhưng chỉ có SR thôi thì chưa đủ.
  • 1:50 - 1:53
    Các trang web phải được thiết kế
    để tăng tính tiếp cận cho SR
  • 1:53 - 1:57
    để người đọc cảm nhận
    được toàn bộ nội dung.
  • 1:57 - 2:01
    Tôi sẽ cho bạn xem hai trang web
  • 2:01 - 2:08
    có thiết kế thị giác y như nhau.
  • 2:08 - 2:09
    Nhưng một cái dễ tiếp cận.
  • 2:09 - 2:11
    Cái còn lại thì không.
  • 2:11 - 2:17
    Bạn sẽ hiểu được một trang web
    không có tính tiếp cận cao
  • 2:17 - 2:20
    thì khác nhau thế nào với chúng tôi.
  • 2:25 - 2:26
    Đây là...
  • 2:26 - 2:27
    SR: Đại học Dễ tiếp cận
  • 2:27 - 2:30
    Đây là phiên bản dễ tiếp cận
  • 2:30 - 2:35
    của trang web về
    một trường đại học giả lập.
  • 2:35 - 2:38
    Tên nó là Đại học Dễ tiếp cận.
  • 2:38 - 2:40
    Ví dụ, đây là một trang web dễ tiếp cận.
  • 2:40 - 2:45
    Tôi có thể yêu cầu SR đọc lên
    phần lớn các nội dung có trong trang.
  • 2:45 - 2:47
    SR: Các phần của văn bản.
  • 2:47 - 2:48
    Mô hình cây.
  • 2:48 - 2:50
    Nó cho tôi biết trang này
    có phần tiêu đề.
  • 2:50 - 2:51
    SR: Điều hướng trình đơn chính.
  • 2:51 - 2:53
    Có phần trình đơn chính...
  • 2:53 - 2:54
    SR: Nội dung chính
  • 2:54 - 2:55
    Phần nội dung chính...
  • 2:55 - 2:56
    SR: Biểu mẫu đăng ký.
  • 2:56 - 2:58
    Còn một phần khác...
  • 2:58 - 2:59
    SR: Thông tin nội dung.
  • 2:59 - 3:04
    Phần thông tin nội dung này
    cũng chính là phần chân của trang web.
  • 3:04 - 3:08
    Nên giả sử trang web này
    đã được lập trình chính xác,
  • 3:08 - 3:13
    thì giờ tôi đã nắm rõ
    các phần chính của nó.
  • 3:18 - 3:26
    Giờ thì tôi sẽ chuyển sang phiên bản
    khó tiếp cận của cùng trang web khi nãy.
  • 3:26 - 3:28
    SR: Trang chủ, Đại học Dễ tiếp cận.
  • 3:28 - 3:34
    Nó trông y hệt như phiên bản dễ tiếp cận,
  • 3:34 - 3:40
    nhưng khi tôi yêu cầu SR
    đọc các phần chính...
  • 3:40 - 3:41
    SR: Không tìm thấy.
  • 3:41 - 3:43
    Nó chỉ nói rằng 'Không tìm thấy.'
  • 3:43 - 3:53
    Nghĩa là với tôi, đó là toàn bộ
    nội dung của trang web.
  • 3:53 - 3:56
    Nếu không có các tính năng
    tăng tính tiếp cận,
  • 3:56 - 3:59
    thì mọi thứ đều tương tự nhau.
  • 3:59 - 4:04
    Nên chúng tôi không có cách nào
  • 4:04 - 4:09
    để biết một phần quan trọng
    bắt đầu hay kết thúc thế nào.
  • 4:09 - 4:13
    Không chỉ việc đọc nội dung,
  • 4:13 - 4:15
    mà việc điều hướng cũng khó khăn.
  • 4:15 - 4:21
    Chúng tôi phải mày mò cả một trang,
  • 4:21 - 4:27
    đó là vấn đề cực kỳ mất thời gian.
  • 4:27 - 4:33
    Khi bạn biết mình đang ở đâu
    và cần tìm cái gì trong văn bản
  • 4:33 - 4:37
    thì bạn thấy chuyện này bình thường.
  • 4:37 - 4:40
    Nhưng quá trình tìm hiểu hay còn
    gọi là quá trình điều hướng
  • 4:40 - 4:45
    là quá trình phức tạp nhất
    đối với lĩnh vực tính tiếp cận.
  • 4:45 - 4:49
    Để có thể điều hướng,
    tôi phải đọc hết toàn bộ mọi thứ.
  • 4:49 - 4:52
    Trong phiên bản dễ tiếp cận,
  • 4:52 - 4:55
    tôi có thể dễ dàng nhận biết
    các phần quan trọng nhất
  • 4:55 - 5:02
    rồi chọn và di chuyển tới
    các phần một cách nhanh chóng.
  • 5:02 - 5:05
    SR: Thoát khỏi Trình đơn.
    Khung tiêu đề.
  • 5:05 - 5:13
    Tiêu đề cũng là một cách
    để tiếp nhận thông tin
  • 5:13 - 5:19
    về cấu trúc của nội dung.
  • 5:21 - 5:25
    Nó cho tôi cái nhìn tổng quát về
  • 5:25 - 5:29
    các phần lớn hay nhỏ của nội dung đó.
  • 5:29 - 5:31
    Nên ở đây tôi hiểu là...
  • 5:31 - 5:32
    SR: Chào mừng 2.
  • 5:32 - 5:34
    Slideshow Câu chuyện nổi bật 2.
  • 5:34 - 5:35
    Đại học Dễ tiếp cận 1.
  • 5:35 - 5:41
    Đại học Dễ tiếp cận là Tiêu đề 1
    và bên dưới chính là...
  • 5:41 - 5:42
    SR: Câu chuyện nổi bật.
  • 5:42 - 5:45
    Câu chuyện nổi bật là Tiêu đề 2.
  • 5:45 - 5:48
    SR tự động cho tôi biết rằng
  • 5:48 - 5:53
    phần này là phần phụ của
    phần mang tiêu đề bên trên.
  • 5:53 - 5:58
    Bạn cũng có thể nhận thấy cấu trúc chung
  • 5:58 - 6:02
    của cả trang web và
    các phần bên trong.
  • 6:02 - 6:06
    Đó là sự khác biệt giữa hai phiên bản
    dễ tiếp cận và khó tiếp cận.
  • 6:08 - 6:12
    SR chỉ có thể ứng dụng vào
    các văn bản có trên màn hình
  • 6:12 - 6:17
    nên khi người ta chỉ scan văn bản giấy
    rồi đưa ảnh chụp lên Internet
  • 6:17 - 6:20
    thì SR không thể nào đọc được nó.
  • 6:20 - 6:25
    Nên trong trường hợp này,
    các kỹ sư lập trình phải biết cách
  • 6:25 - 6:29
    làm sao để SR có thể đọc được
    các văn bản này, nói cách khác,
  • 6:29 - 6:32
    SR có thể tiếp cận, xử lý, và đọc lên
  • 6:32 - 6:36
    nội dung đó cho người dùng.
  • 6:36 - 6:37
    SR: Enter.
  • 6:37 - 6:37
    Tin nhắn.
  • 6:37 - 6:38
    Chào mọi người.
  • 6:38 - 6:41
    Điều căn bản nhất là mọi người khuyết tật
  • 6:41 - 6:44
    đều có thể tiếp cận với CNTT,
    nhưng đó chưa phải là kết thúc.
  • 6:45 - 6:48
    Để họ sử dụng các công nghệ hiệu quả,
  • 6:48 - 6:51
    thì công nghệ mà người khác phát triển
  • 6:51 - 6:55
    ví dụ như trang web, phần mềm, PDF...
  • 6:55 - 6:57
    cũng phải được thiết kế sao cho
  • 6:57 - 6:59
    có thể ứng dụng được
    trong các công nghệ hỗ trợ này.
  • 7:01 - 7:05
    Để biết thêm thông tin về tính tiếp cận
    trong CNTT, hãy truy cập liên kết này.
  • 7:10 - 7:15
    Video này được UW-IT tài trợ.
  • 7:17 - 7:21
    Mọi ý kiến, thông tin, kết luận, nhận định
    có trong video này thuộc về cá nhân
  • 7:23 - 7:27
    chứ không đại diện cho quan điểm của
    Hiệp hội Khoa học Quốc gia.
  • 7:28 - 7:32
    Bản quyền thiết lập năm 2017
    thuộc về Đại học Washington.
  • 7:34 - 7:38
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 7:38 - 7:42
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Sử dụng Công cụ hỗ trợ đọc SR
Description:

Hadi Rangin là một chuyên gia và phần mềm hỗ trợ đọc SR. Trong video này, ông ấy sẽ chỉ ra những yếu tố cần thiết để một trang web có thiết kế tốt, và chúng tồn tại thế nào trong mắt người khiếm thị.

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
07:46

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions