Return to Video

Sự quay là cái quái gì trên trái đất này thế? - Brian Jones

  • 0:15 - 0:17
    Lần tiếp theo bạn xem một thời sự nói về một cơn lốc
  • 0:17 - 0:19
    hay một cơn bão nhiệt đới
  • 0:19 - 0:21
    đang đập té tát những cơn gió mạnh vào cây cối và nhà của,
  • 0:21 - 0:25
    hãy tự hỏi chính bạn, "Làm sao mà gió lại trở nên nhanh như vậy?"
  • 0:25 - 0:27
    Đủ để làm bạn ngạc nhiên, đó chính là một chuyển động đã được bắt đầu
  • 0:27 - 0:29
    từ hơn năm tỷ năm về trước.
  • 0:29 - 0:32
    Nhưng, để hiểu tại sao, chúng ta cần hiểu về sự quay quanh trục [của Trái Đất].
  • 0:32 - 0:35
    Trong vật lý, chúng ta nói nhiều về hai loại chuyển động.
  • 0:35 - 0:36
    Đầu tiên là chuyển động trên một đường thẳng.
  • 0:36 - 0:39
    Bạn đẩy một vật và nó chuyển động về phía trước.
  • 0:39 - 0:42
    Loại thứ hai, là chuyển động quay quanh trục, bao gồm một vật quay
  • 0:42 - 0:45
    xung quanh trục quay của nó.
  • 0:45 - 0:47
    Một vật trong chuyển động thẳng sẽ di chuyển vĩnh cửu
  • 0:47 - 0:48
    trừ phi có một số thứ,
  • 0:48 - 0:50
    như là lực ma sát của mặt đất bên dưới chúng
  • 0:50 - 0:52
    làm giảm tốc độ của nó và cuối cùng làm nó dừng lại.
  • 0:52 - 0:55
    Một điều tương tự xảy ra khi bạn làm quay thứ gì đó.
  • 0:55 - 0:58
    Nó sẽ tiếp tục quay cho tới khi nào một cái gì đó dừng nó lại.
  • 0:58 - 1:00
    Nhưng chuyển động quay này có thể được tăng tốc.
  • 1:00 - 1:02
    Nếu một người đang lướt đi trên mặt băng
  • 1:02 - 1:05
    trên một đường chuyển động thẳng và cô thu tay mình lại
  • 1:05 - 1:07
    cô ấy sẽ tiếp tục trượt đi với cùng vận tốc.
  • 1:07 - 1:09
    Nhưng nếu cô ấy đang quay tròn trên mặt băng
  • 1:09 - 1:10
    và cố ấy thu tay lại
  • 1:10 - 1:12
    bạn biết điều gì sẽ xuất hiện tiếp đó.
  • 1:12 - 1:13
    Cố ấy sẽ quay nhanh hơn.
  • 1:13 - 1:17
    Điều này được gọi là "sự bảo toàn momem góc."
  • 1:17 - 1:21
    Bằng toán học, mô mem góc là tích của hai số,
  • 1:21 - 1:22
    số thứ nhất cho biết tốc độ quay,
  • 1:22 - 1:25
    và số thứ hai cho biết khoảng cách của khối tâm đến trục quay.
  • 1:25 - 1:27
    Nếu một vật đang quay tự do,
  • 1:27 - 1:28
    khi số thứ nhất trở nên lớn hơn
  • 1:28 - 1:30
    thì số thứ hai sẽ nhỏ đi.
  • 1:30 - 1:32
    Cánh tay ép sát vào người, chuyển động quay nhanh hơn.
  • 1:32 - 1:35
    Khi cánh tay đưa ra xa thân người, chuyển động quay chậm lại.
  • 1:35 - 1:37
    Chuyển động quay cũng gây ra nhiều hiệu ứng khác nữa.
  • 1:37 - 1:38
    Nếu bạn đang chơi đu quay
  • 1:38 - 1:40
    và bạn tung một quả bóng cho một người bạn của bạn,
  • 1:40 - 1:43
    nó nhìn có vẻ như đang đi theo dạng một đường cong.
  • 1:43 - 1:45
    Mặc dù vậy, chuyển động đó không phải là một đường cong
  • 1:45 - 1:47
    Nó thực sự là một đường thẳng.
  • 1:47 - 1:49
    Bạn chính là người đang đi theo đường cong đó
  • 1:49 - 1:51
    nhưng từ điểm nhìn của bạn
  • 1:51 - 1:52
    quả bóng như đang đi dưới dạng đường cong.
  • 1:52 - 1:55
    Chúng ta gọi cái này là " Hiệu ứng coriolis"
  • 1:55 - 1:57
    Ổ, và vì vậy bạn đang đi trên đu quay
  • 1:57 - 1:59
    ngay lúc này tại chính thời điểm này.
  • 1:59 - 2:01
    Chúng ta gọi cái đu này là trái đất
  • 2:01 - 2:04
    Trái đất quay quanh trục của nó một lần mỗi ngày
  • 2:04 - 2:05
    Nhưng tại sao trái đất lại quay?
  • 2:05 - 2:08
    Bây giờ, đó là một câu chuyện đã hình thành cách đây hàng tỷ năm về trước
  • 2:08 - 2:10
    Một đám mây bụi và khí đã hình thành nên
  • 2:10 - 2:11
    mặt trời và trái đất và những hành tinh khác
  • 2:11 - 2:12
    và bạn và tôi
  • 2:12 - 2:15
    bắt đầu bị nén lại và trọng lực kéo chúng lại với nhau
  • 2:15 - 2:17
    Trước khi nó bắt đầu sụp đổ
  • 2:17 - 2:19
    đám mây này đã từng quay rất nhẹ nhàng
  • 2:19 - 2:20
    Và, khi nó co sụp lại
  • 2:20 - 2:23
    giống như người trượt băng kéo tay cô ấy lại sát người
  • 2:23 - 2:25
    tốc độ quay trở nên nhanh hơn và nhanh hơn
  • 2:25 - 2:27
    Và tất cả mọi thứ được hình thành từ đám mây đó
  • 2:27 - 2:27
    mặt trời
  • 2:27 - 2:29
    và các hành tinh xung quanh mặt trời
  • 2:29 - 2:31
    và các mặt trăng xung quanh các hành tinh,
  • 2:31 - 2:33
    tất cả đểu thừa hưởng từ sự quay này.
  • 2:33 - 2:36
    Và sự quay được kế thừa này cho ta cái gọi là đêm và ngày
  • 2:36 - 2:39
    Và chu trình ngày-đêm này đem đến cho chúng ta thời tiết.
  • 2:39 - 2:40
    Trái đất được làm ấm lên vào phía có ban ngày,
  • 2:40 - 2:42
    lạnh đi vào phần có ban đêm,
  • 2:42 - 2:45
    và ở xích đạo thì ấm hơn khi ở cực.
  • 2:45 - 2:46
    Chính sự khác nhau về nhiệt độ này
  • 2:46 - 2:48
    đã tạo nên sự khác biệt về áp suất khí quyển
  • 2:48 - 2:49
    và sự khác nhau về áp suất khí quyển
  • 2:49 - 2:50
    làm cho không khí chuyển động.
  • 2:50 - 2:52
    Chúng tạo nên gió
  • 2:52 - 2:53
    nhưng, bởi vì trái đất quay
  • 2:53 - 2:55
    và dòng không khí chuyển động theo đường lệch sang bên phải
  • 2:55 - 2:56
    ở bán cầu bắc
  • 2:56 - 2:59
    bởi vì " Hiệu ứng coriolis"
  • 2:59 - 3:01
    Nếu đó là một vùng có áp suất thấp trong khí quyển,
  • 3:01 - 3:02
    không khí sẽ đẩy tràn qua vùng áp thấp này
  • 3:02 - 3:04
    giống như nước bị dẫn xuống mương máng.
  • 3:04 - 3:06
    Nhưng không khí uốn cong sang bên phải khi chúng chuyển động
  • 3:06 - 3:08
    và điều này dẫn tới một sự quay
  • 3:08 - 3:11
    Với một áp suất cực thấp trong một cơn bão
  • 3:11 - 3:13
    không khí bị kéo gần hơn và gần hơn
  • 3:13 - 3:14
    và tốc độ của nó trở nên nhanh và nhanh hơn,
  • 3:14 - 3:18
    và điều này lý giải tại sao chúng ta có những vùng gió mạnh của một cơn lốc biển.
  • 3:18 - 3:20
    Vì vậy, khi bạn nhìn thấy một cơn gió lốc trên dự báo thời tiết
  • 3:20 - 3:22
    hãy nghĩ về điều này:
  • 3:22 - 3:25
    Sự quay suy cho cùng đến từ sự tự quay của trái đất,
  • 3:25 - 3:26
    và sự quay của trái đất là một dấu tích
  • 3:26 - 3:28
    một cổ vật,
  • 3:28 - 3:30
    của một chuyển động quay nhẹ nhàng của đám mây bụi và khí
  • 3:30 - 3:32
    đã co sụp để tạo nên trái đất
  • 3:32 - 3:34
    vài tỷ năm về trước.
  • 3:34 - 3:36
    Bạn đang xem một vài thứ, sự quay
  • 3:36 - 3:37
    nó còn lâu đời hơn bụi bẩn,
  • 3:37 - 3:39
    còn lâu đời hơn những hòn đá
  • 3:39 - 3:41
    và còn lâu đời hơn cả chính trái đất này
Title:
Sự quay là cái quái gì trên trái đất này thế? - Brian Jones
Speaker:
Brian Jones
Description:

Xem đầy đủ bài học tại: http://ed.ted.com/lessons/what-on-earth-is-spin-brian-jones

Tại sao trái đất lại quay? Liệu một quả bóng rổ rơi xuống từ vòng quay ngựa gỗ có di chuyển theo một đường cong, như cách mà chúng ta nhìn thấy chúng không, hay lại là một đường thẳng? Làm thế nào tốc độ có thể được điều chỉnh trong khi quay? Tóm lại, tại sao chuyển động quay lại đặc biệt đến vậy? Brian Jones miêu tả chi tiết một loạt những khía cạnh chóng mặt mà sự quay này ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta.

Bài học: Brian Jones, hoạt hình: Flaming Medusa Studios.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
03:57
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nhu PHAM commented on Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nguyen Ngoc edited Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nguyen Ngoc edited Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
Nguyen Ngoc edited Vietnamese subtitles for What on Earth is spin?
  • Cảm ơn bạn. Bài dịch tốt quá.

Vietnamese subtitles

Revisions