Return to Video

H&M và Zara: Liệu thời trang nhanh có thể thân thiện môi trường?

  • 0:02 - 0:04
    Người dẫn: Truyền thông
    liên tục tấn công ta,
  • 0:04 - 0:07
    gây áp lực và khiến ta
    phải mua những bộ cánh thời thượng.
  • 0:07 - 0:09
    Chỉ để vứt bỏ chúng đi
    khi chúng không còn hợp thời nữa.
  • 0:10 - 0:14
    Ước tính 93 triệu tấn quần áo
    bị đưa đến bãi rác hay bị đốt bỏ hàng năm.
  • 0:14 - 0:19
    Suki Dsanj-Lenz: Và cứ mỗi giây
    là khoảng một xe tải chở rác thải dệt may,
  • 0:19 - 0:22
    được chở đến bãi rác.
  • 0:22 - 0:23
    Mỗi một giây.
  • 0:23 - 0:27
    N: Sản xuất quần áo
    làm ô nhiễm nguồn nước và thải khí CO2.
  • 0:27 - 0:29
    Mô hình thời trang nhanh
    được tiên phong bởi Zara
  • 0:29 - 0:33
    có nghĩa rằng các thương hiệu
    đang sản xuất gấp đôi lượng đồ mỗi năm
  • 0:33 - 0:34
    so với đầu những năm 2000.
  • 0:34 - 0:36
    Nhưng họ nói điều đó sắp thay đổi
  • 0:36 - 0:38
    vì giờ ta có thể mua
    quần áo thân thiện môi trường.
  • 0:38 - 0:42
    Và có thể tái chế khi không dùng nữa.
  • 0:42 - 0:43
    Liệu những điều này có đáng tin không?
  • 0:50 - 0:52
    Inditex, công ty mẹ của Zara,
  • 0:52 - 0:53
    và Tập đoàn H&M
  • 0:53 - 0:55
    là 2 nhà bán lẻ thời trang
    lớn nhất thế giới
  • 0:55 - 0:58
    và đều có các bộ sưu tập
    tuyên bố giảm được
  • 0:58 - 1:00
    tác động môi trường của sản xuất quần áo.
  • 1:00 - 1:02
    Không chỉ vậy, hai gã khổng lồ thời trang
  • 1:02 - 1:06
    còn nói rằng họ đang làm cho toàn bộ
    thương hiệu trở nên bền vững hơn.
  • 1:06 - 1:09
    Cùng nhìn vào những lời hứa hẹn của họ,
    đầu tiên là chất liệu.
  • 1:09 - 1:10
    [CHẤT LIỆU]
  • 1:11 - 1:15
    Chất liệu chính của Zara & H&M,
    và trên toàn cầu, là polyester,
  • 1:15 - 1:19
    chiếm khoảng 52% tổng sản lượng sợi,
  • 1:19 - 1:21
    và bông, chiếm khoảng 24%.
  • 1:21 - 1:24
    PET là tên gọi khác của polyester
  • 1:24 - 1:27
    và cũng là loại nhựa
    được dùng để làm nước đóng chai.
  • 1:27 - 1:29
    Thực ra,
  • 1:29 - 1:32
    60% của sản lượng PET đến từ dệt may,
  • 1:32 - 1:34
    và chỉ 30% đến từ nước đóng chai.
  • 1:35 - 1:37
    Nguyên liệu này được sản xuất từ dầu mỏ,
  • 1:37 - 1:39
    chế biến dùng nhiều năng lượng
  • 1:39 - 1:41
    và thải CO2,
  • 1:41 - 1:44
    các axit và amoniac vào nguồn nước.
  • 1:44 - 1:49
    Polyester tái chế dùng năng lượng ít hơn
    đến 60% so với vật liệu nguyên sinh
  • 1:49 - 1:51
    và có thể được làm từ phế liệu dệt may
  • 1:51 - 1:53
    hoặc rác thải nhựa.
  • 1:53 - 1:57
    Nhưng vì các sợi vải không đồng nhất
    nên lại cần nhuộm nhiều hơn.
  • 1:57 - 1:58
    Chuyên gia cho rằng
  • 1:58 - 2:02
    vải polyester có thể rụng đến
    700.000 sợi vi nhựa
  • 2:02 - 2:03
    với mỗi lần giặt,
  • 2:03 - 2:05
    chúng sẽ trôi ra biển,
  • 2:05 - 2:07
    và có trong thực phẩm của chúng ta.
  • 2:09 - 2:10
    Bông thì không có những vấn đề này,
  • 2:10 - 2:13
    nhưng nó vẫn là chất hóa học
    và cây thâm canh cần nước.
  • 2:13 - 2:15
    Theo Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế,
  • 2:15 - 2:19
    để làm ra một cân bông
    cần 20.000 lít nước,
  • 2:19 - 2:23
    đủ để sản xuất một chiếc áo cộc
    và một chiếc quần bò.
  • 2:23 - 2:27
    Ngoài ra, khoảng 11% thuốc trừ sâu
    toàn cầu được dùng trên cánh đồng bông.
  • 2:27 - 2:29
    Vậy bông hữu cơ có tốt hơn?
  • 2:29 - 2:31
    SDL: Về cơ bản thì
    có sự khác biệt to lớn
  • 2:31 - 2:32
    giữa bông hữu cơ và bông.
  • 2:32 - 2:36
    N: Đây là Suki,
    đại diện của Fashion Revolution,
  • 2:36 - 2:38
    một tổ chức toàn cầu ủng hộ
  • 2:38 - 2:42
    sự minh bạch và bền vững
    của ngành công nghiệp thời trang.
  • 2:42 - 2:48
    SDL: Bông hữu cơ, về lâu dài,
    sẽ tốt hơn cho người nông dân
  • 2:48 - 2:51
    và môi trường cũng như
    đất dùng để sản xuất nó,
  • 2:51 - 2:54
    sử dụng ít nước hơn
  • 2:54 - 2:57
    và không cần tưới tiêu nhiều.
  • 2:57 - 2:59
    N: Chúng tôi đã yêu cầu
    phỏng vấn H&M
  • 2:59 - 3:01
    về tính bền vững trong sản phẩm của họ,
  • 3:01 - 3:02
    nhưng họ từ chối.
  • 3:02 - 3:03
    Qua email, họ đã nói,
  • 3:03 - 3:05
    "Chúng tôi vui mừng vì
    cuối năm nay,
  • 3:05 - 3:08
    lượng bông được sử dụng
    đều đến từ các nguồn hữu cơ."
  • 3:08 - 3:11
    Zara cũng đã phản hồi qua email, nói rằng,
  • 3:11 - 3:15
    "Trong năm 2019, Tập đoàn [Inditex,
    công ty mẹ của Zara]
  • 3:15 - 3:18
    đã sử dụng hơn 38.000 tấn
    bông bền trong sản xuất hàng may mặc,
  • 3:18 - 3:21
    tăng 105% so với năm 2018."
  • 3:22 - 3:24
    Nhưng bền vững thực sự có nghĩa là gì?
  • 3:24 - 3:28
    Không có định nghĩa tiêu chuẩn nào,
    và nó không hoàn toàn là hữu cơ.
  • 3:28 - 3:31
    H&M nói rằng bông bền
    cũng có thể tái chế được
  • 3:31 - 3:34
    hoặc là bông sử dụng ít thuốc trừ sâu
    và sinh vật biến đổi gen.
  • 3:38 - 3:39
    Zara nói rằng bông của họ là bền vững,
  • 3:39 - 3:42
    nhưng gọi nó là thân thiện
    với hệ sinh thái thay vì hữu cơ.
  • 3:42 - 3:46
    Họ nói rằng bông này sử dụng
    phân bón và thuốc trừ sâu tự nhiên.
  • 3:46 - 3:49
    và đã được chứng nhận
    bởi Tiêu chuẩn Chất hữu cơ
  • 3:49 - 3:52
    và Tiêu chuẩn Dệt may Hữu cơ Toàn cầu,
  • 3:52 - 3:54
    nghĩa là họ kiểm soát
    lượng hóa chất và nước
  • 3:54 - 3:56
    sử dụng trong toàn bộ
    quá trình sản xuất.
  • 3:59 - 4:02
    Cụm từ như "nhận thức"
    và "thân thiện với hệ sinh thái"
  • 4:02 - 4:03
    rất khó để kiểm chứng,
  • 4:03 - 4:05
    và cũng khiến người tiêu dùng thắc mắc.
  • 4:05 - 4:08
    Nhưng theo tổ chức phi lợi nhuận
    Textile Exchange.
  • 4:08 - 4:13
    vào năm 2016, H&M là hãng
    sử dụng bông hữu cơ thứ hai thế giới.
  • 4:13 - 4:15
    Zara thì đứng thứ tư.
  • 4:16 - 4:18
    Cùng nhìn vào chất tổng hợp.
  • 4:18 - 4:20
    trong bộ sưu tập hữu cơ của H&M,
  • 4:20 - 4:24
    quần áo vải tổng hợp
    phải tái chế được ít nhất 50%.
  • 4:24 - 4:28
    Zara không đưa ra con số cụ thể,
    và việc gắn nhãn có thể gây hoang mang.
  • 4:28 - 4:31
    Chiếc áo khoác này có ghi
    là 100% polyamide tái chế
  • 4:31 - 4:33
    khiến nó có vẻ
    là đồ tái chế hoàn toàn.
  • 4:33 - 4:35
    Nhưng phần ruột lại là polyester
  • 4:35 - 4:37
    Đó lại là chất liệu hoàn toàn khác.
  • 4:37 - 4:39
    Và đây không phải lần đầu tiên
    việc này xảy ra.
  • 4:39 - 4:43
    Số phần trăm tái chế trên mác
    thường không phải con số của cả bộ đồ,
  • 4:43 - 4:48
    thực tế thì nó chỉ khiến bộ đồ
    trông có vẻ được tái chế hơn.
  • 4:48 - 4:50
    Về vấn đề nhãn mác rõ ràng,
  • 4:50 - 4:52
    những chiếc mác Join Life
    cũng trên trang web của Zara.
  • 4:52 - 4:55
    và cũng được đóng dấu
    bởi Hội đồng Quản lý Rừng.
  • 4:55 - 4:59
    Điều này có vẻ ngụ ý rằng quần áo
    đã đạt chứng nhận của tổ chức này.
  • 4:59 - 5:02
    Tuy nhiên, con dấu chỉ là
    chứng nhận cho nhãn mác,
  • 5:02 - 5:04
    không phải chứng nhận cho cả bộ đồ.
  • 5:04 - 5:06
    Nói về vấn đề gây hiểu lầm.
  • 5:07 - 5:12
    Zara đã cam kết sử dụng
    bông và polyester hữu cơ đến năm 2025.
  • 5:12 - 5:16
    H&M nói rằng tất cả chất liệu
    sẽ là chất liệu bền vững đến năm 2030,
  • 5:16 - 5:19
    và vào năm 2019,
    con số đó đã là 57%.
  • 5:19 - 5:21
    Nếu họ tuân thủ những cam kết này,
  • 5:21 - 5:24
    đây sẽ là thay đổi lớn
    đối với nền công nghiệp.
  • 5:24 - 5:26
    Nhưng chất liệu chỉ là một phần.
  • 5:27 - 5:29
    [SỰ MINH BẠCH TRONG CHUỖI CUNG ỨNG]
  • 5:29 - 5:32
    Để biết được loại bông đó
    có thật sự là hữu cơ,
  • 5:32 - 5:34
    hay loại polyester đó
    thực chất đã được tái chế,
  • 5:34 - 5:37
    người tiêu dùng cần được biết
    về quy trình sản xuất.
  • 5:37 - 5:39
    Với chiếc áo phông Conscious
    của H&M,
  • 5:39 - 5:42
    bạn có thể biết cụ thể
    nhà máy đã sản xuất nó.
  • 5:42 - 5:46
    Nên về lý thuyết là có thể
    kiểm tra tính hữu cơ của nhà máy.
  • 5:46 - 5:49
    Zara chỉ liệt kê số lượng
    nhà cung ứng của họ ở một thành phố,
  • 5:49 - 5:51
    nhưng không đưa ra
    tên và địa chỉ cụ thể.
  • 5:51 - 5:54
    Các nhà cung ứng được đánh giá
    bởi Fashion Revolution,
  • 5:54 - 5:56
    một tổ chức ủng hộ sự minh bạch
  • 5:56 - 5:58
    và tính bền vững trong thời trang.
  • 5:58 - 6:02
    Không một ai trong số 250 thương hiệu lớn
    đạt được trên 80%,
  • 6:02 - 6:06
    nhưng trong năm 2020, H&M
    là thương hiệu đạt điểm cao nhất, 73%
  • 6:06 - 6:08
    nên khá là rõ ràng.
  • 6:08 - 6:10
    Zara thì đạt 43%.
  • 6:10 - 6:11
    Không quá cao.
  • 6:11 - 6:13
    Điều này rất quan trọng vì:
  • 6:13 - 6:16
    Kim Weerd: Nhà cung cấp
    là một trong số ít cổ đông
  • 6:16 - 6:18
    biết rõ nhất các hoạt động
    trong một thương hiệu.
  • 6:18 - 6:20
    N: Kim có nền tảng về nhân quyền
  • 6:20 - 6:23
    và là quản lý nhà máy
    may mặc ở Campuchia.
  • 6:23 - 6:27
    KW: Cổ đông là người duy nhất có quyền
    truy cập thông tin mà người tiêu dùng cần
  • 6:27 - 6:31
    để họ có thể kiểm tra hành động
    của thương hiệu mà chống đối lời của họ.
  • 6:31 - 6:33
    N: Vì vậy, việc biết về nhà cung cấp
  • 6:33 - 6:37
    cho phép ta giữ lại thương hiệu
    thực hiện tuyên bố về sự bền vững, nhưng -
  • 6:37 - 6:41
    SDJ: Chỉ vì thương hiệu đó minh bạch,
    không có nghĩa là nó bền vững.
  • 6:41 - 6:43
    Nó không hề có nghĩa như vậy.
  • 6:43 - 6:45
    Và điều đó vô cùng quan trọng.
  • 6:45 - 6:47
    N: Kể cả thương hiệu
    hiểu rõ chuỗi cung ứng của họ,
  • 6:47 - 6:51
    việc làm ra một món đồ
    thân thiện với hệ sinh thái là rất khó.
  • 6:51 - 6:52
    Jessie Li: Chọn một món đồ vải bò.
  • 6:52 - 6:56
    Có thể thấy việc nhuộm được thực hiện
    theo cách thân thiện hơn với môi trường.
  • 6:56 - 6:59
    nhưng vải bông thì không được
    sản xuất giống như vậy.
  • 6:59 - 7:01
    N: Jessi đã làm việc trong
    nhiều ngành
  • 7:01 - 7:03
    từ kiểm định sản phẩm đến mua hàng,
  • 7:03 - 7:06
    cho đến phát triển sản phẩm.
    ở cả Trung Quốc và Campuchia.
  • 7:06 - 7:08
    JL: Hoặc lấy một ví dụ khác.
  • 7:08 - 7:12
    Toàn bộ các phần của quần áo
    được tạo ra từ vải thừa,
  • 7:12 - 7:14
    nhưng không được nhuộm
    một cách có trách nhiệm.
  • 7:14 - 7:16
    Vì vậy, chúng có màu xanh lá,
  • 7:16 - 7:19
    nhưng với những cấp độ khác nhau
  • 7:19 - 7:21
    hoặc mức độ xấu ít nhiều khác nhau.
  • 7:21 - 7:24
    N: Vì một món đồ được tạo nên
    từ nhiều chất liệu khác nhau,
  • 7:24 - 7:26
    và được sản xuất
    theo cách khác nhau,
  • 7:26 - 7:29
    rất khó để tạo ra từng phần
    mà ít gây hại đến môi trường.
  • 7:29 - 7:30
    Đây cũng là lý do
  • 7:30 - 7:34
    vì sao tái chế quần áo khó hơn
    so với những gì H&M và Zara tuyên bố.
  • 7:34 - 7:36
    [TÁI CHẾ]
  • 7:37 - 7:38
    N: Quảng cáo của H&M
  • 7:38 - 7:42
    cho biết công ty đang hướng tới
    tương lai vòng tròn của quần áo.
  • 7:42 - 7:43
    Theo trang web,
  • 7:43 - 7:45
    có thể đem quần áo
    đến bất kỳ hàng nào,
  • 7:45 - 7:48
    và nó sẽ được bán lại
    như những món đồ cũ,
  • 7:48 - 7:50
    được tái sử dụng như vải,
    hay được tái chế.
  • 7:50 - 7:52
    [Mang những món không dùng
    tới bất kỳ hàng nào.]
  • 7:52 - 7:55
    [Chúng tôi đảm bảo sẽ cho chúng
    một cuộc đời mới].
  • 7:55 - 7:57
    Zara có chiến dịch tương tự.
  • 7:57 - 7:59
    Họ nói rằng họ hợp tác
    với nhiều tổ chức địa phương,
  • 7:59 - 8:02
    sau này sẽ quản lý
    quá trình sản xuất quần áo.
  • 8:02 - 8:04
    [TÁI SỬ DỤNG CHO VẬT LIỆU CÔNG NGHIỆP]
  • 8:05 - 8:07
    Vậy điều gì sẽ xảy ra?
  • 8:07 - 8:10
    Chúng được tái bán, tái sử dụng,
    và tái chế,
  • 8:10 - 8:12
    nhưng không theo tỉ lệ
    mà bạn có thể nghĩ.
  • 8:12 - 8:15
    Hơn nửa số quần áo quyên góp
    được bán ở nước ngoài.
  • 8:15 - 8:18
    Phần còn lại trở thành
    nguyên liệu công nghiệp,
  • 8:18 - 8:21
    bị thiêu, hoặc được đưa tới bãi rác.
  • 8:22 - 8:25
    Chưa tới 1% nguyên liệu
    của quần áo đã qua sử dụng
  • 8:25 - 8:27
    được tái chế thành quần áo mới.
  • 8:27 - 8:30
    Lý do phần lớn vì thiếu công nghê.
  • 8:30 - 8:32
    Còn nhớ các chất liệu
    dùng cho áo khoác không?
  • 8:32 - 8:35
    Thực sự thì, chúng cần được
    gỡ ra rồi tái chế.
  • 8:35 - 8:40
    Maxi Bohn: "Hàng may mặc
    được làm từ chất liệu đơn,
  • 8:40 - 8:44
    hoặc có thể cắt xẻ dễ dàng,
  • 8:44 - 8:49
    có thể được tái chế.
  • 8:49 - 8:51
    N: Maxi khởi đầu là
    một thợ may được chứng nhận
  • 8:51 - 8:53
    trong vòng mười năm qua
  • 8:53 - 8:57
    và tiến tới phát triển sản phẩm
    cho Hugo Boss và hãng bán lẻ trực tuyến.
  • 8:57 - 8:59
    MB: Nhưng hãy nghĩ về
    tủ đồ của bạn.
  • 8:59 - 9:03
    Cần bao nhiêu bộ sẽ đáp ứng
    những yêu cầu này?
  • 9:03 - 9:06
    N: Nên việc đem cho quần áo
    sẽ tốt hơn là vứt bỏ chúng,
  • 9:06 - 9:08
    nhưng cơ hội để chúng được tái chế
  • 9:08 - 9:10
    là rất thấp.
  • 9:12 - 9:14
    H&M và Zara đang đầu tư
    vào nghiên cứu về tái chế,
  • 9:14 - 9:16
    nhưng xem xét
    báo cáo hàng năm của họ,
  • 9:16 - 9:20
    và số tiền là lần lượt 0,5%
    và 0,02% lợi nhuận của họ.
  • 9:20 - 9:23
    Họ nói rằng quần áo được trao đổi
    theo chu kỳ, nhưng không phải.
  • 9:23 - 9:24
    Và kể cả đã làm vậy -
  • 9:24 - 9:28
    SDL: Đó không phải giải pháp
    cho việc tiêu thụ quá mức.
  • 9:28 - 9:31
    Hay sản xuất quá mức của chúng ta.
  • 9:31 - 9:34
    N: Vấn đề là quá nhiều quần áo
    được sản xuất, và được mua,
  • 9:34 - 9:36
    dù quần áo có thân thiện
    với hệ sinh thái hay không.
  • 9:36 - 9:39
    MB: Cứ cho là bạn đưa tới đây
    một người và người đó nói,
  • 9:39 - 9:44
    "Biết gì không? Tôi cần quái gì phải
    quan tâm xem nó tái chế hay hữu cơ chứ.
  • 9:46 - 9:49
    Tôi sẽ mua một chiếc quần đẹp
    một lần mỗi năm,
  • 9:49 - 9:51
    và tôi không quan tâm,"
  • 9:51 - 9:54
    và rồi có những người này nói rằng,
  • 9:54 - 9:58
    "Có đấy, tôi rất để ý, tôi muốn
    bảo vệ môi trường vì tôi quan tâm đến nó.
  • 9:58 - 10:02
    Và chiếc quần bò
    tôi định mua mỗi tháng
  • 10:02 - 10:03
    sẽ bền mãi."
  • 10:03 - 10:04
    Vậy nên -
  • 10:05 - 10:08
    người này có vẻ vẫn "tốt hơn?"
  • 10:08 - 10:11
    N: Việc mua quần áo mỗi tháng
    vẫn còn khá mới.
  • 10:11 - 10:15
    Trước những năm 90, nhà thiết kế
    sẽ thiết kế đồ cho hai mùa diễn mỗi năm,
  • 10:15 - 10:19
    và giờ các hãng bán lẻ thời trang
    bán chúng chỉ trong vòng hai tuần.
  • 10:19 - 10:22
    Nhiều quần áo hơn nghĩa là
    giá rẻ hơn, chất lượng thấp hơn,
  • 10:22 - 10:25
    và sẽ nhanh chóng bị đưa tới
    bãi rác hoặc bị thiêu.
  • 10:26 - 10:28
    Nhưng không chỉ hãng
    thời trang nhanh lớn;
  • 10:28 - 10:30
    mà công nghiệp
    thời trang nói chung,
  • 10:30 - 10:33
    và mong muốn liên tục thay đổi
    trang phục của ta cần dừng lại.
  • 10:35 - 10:41
    SDL: Chúng ta cần nghĩ về
    cách ta mua đồ và mục đích mua nó.
  • 10:42 - 10:46
    Nhưng đó là bước đi táo bạo
  • 10:46 - 10:51
    của một số thương hiệu thời trang
    nổi tiếng và hãng thời trang bây giờ
  • 10:51 - 10:53
    không theo mùa,
  • 10:53 - 10:57
    và ngả mũ trước họ
    đó là điều quan trọng phải làm.
  • 10:57 - 10:59
    N: Khái niệm này không phải
    là hi sinh phong cách,
  • 10:59 - 11:03
    thay vào đó khiến quần áo bền
    hơn so với việc bỏ nó đi.
  • 11:03 - 11:06
    Karishma Khan: Vì vậy, tóm lại,
    điều mà ta đang cố làm
  • 11:06 - 11:09
    là tạo ra quần áo có thể nói
    là không theo mùa cho lắm.
  • 11:09 - 11:12
    Quần áo nên được tạo ra
    để mặc trong nhiều năm.
  • 11:12 - 11:14
    Tôi muốn tập trung
    vào chất lượng.
  • 11:14 - 11:16
    N: Karishma là
    nhà sáng lập Ka-Sha,
  • 11:16 - 11:19
    một thương hiệu Ấn Độ xuất hiện
    trên tạp chí như Forbes và Vogue
  • 11:19 - 11:21
    vì theo đuổi thời trang
    thân thiện hệ sinh thái.
  • 11:21 - 11:23
    KK: Tôi cố gắng
    tạo ra sản phẩm
  • 11:23 - 11:26
    phù hợp để mặc ở nhiều nơi
  • 11:26 - 11:28
    tùy vào người mặc và
    cách nó được mặc.
  • 11:28 - 11:31
    Nên chúng tôi có nhiều
    góc nhìn với quần áo.
  • 11:31 - 11:34
    N: Vậy bạn sẽ làm gì
    khi bạn muốn mua quần áo mới?
  • 11:34 - 11:37
    H&M và Zara nói rằng bộ sưu tập
    của họ thân thiện hơn với môi trường,
  • 11:37 - 11:38
    và chúng thật sự như vậy.
  • 11:38 - 11:42
    Nếu bạn muốn đảm bảo rằng
    toàn bộ chuỗi cung ứng là bền vững,
  • 11:42 - 11:43
    có nhiều thương hiệu nhỏ hơn
  • 11:43 - 11:46
    có thể tính trước mọi bước
    trong quá trình sản xuất của họ.
  • 11:48 - 11:50
    Việc mua quần áo
    không theo mùa thay vì thời thượng,
  • 11:50 - 11:54
    nghĩa là chúng không lỗi thời
    và không bị bỏ đi.
  • 11:54 - 11:56
    Vì đây là ngành công nghiệp hiếm
  • 11:56 - 11:59
    nơi người tiêu thụ thực ra
    mới là có tầm ảnh hưởng.
  • 12:00 - 12:02
    JL: Khi nhìn vào bức tranh toàn cảnh,
  • 12:02 - 12:07
    tôi nhận ra có lẽ chấm dứt tiêu thụ
    là điều [mà] có thể cân bằng thương hiệu
  • 12:07 - 12:09
    và thúc đẩy họ,
  • 12:09 - 12:14
    gây áp lực để họ thay đổi.
  • 12:14 - 12:18
    N: Vậy nên không chỉ tự hỏi mình rằng
    người làm ra và chất liệu bộ đồ bạn mặc,
  • 12:18 - 12:21
    mà nên tự hỏi rằng, "Mình
    có cần quần áo mới không?"
  • 12:21 - 12:23
    Và nên bắt đầu tự hỏi
    từ đó.
  • 12:24 - 12:26
    Nếu bạn muốn xem thêm
    những video tương tự,
  • 12:26 - 12:28
    chúng tôi đăng về
    chủ đề môi trường mỗi thứ Sáu.
  • 12:28 - 12:30
    Ấn thích và đăng ký
    để không bỏ lỡ nhé.
  • 12:30 - 12:33
    Phụ đề bởi Maurício Kakuei Tanaka
Title:
H&M và Zara: Liệu thời trang nhanh có thể thân thiện môi trường?
Description:

Sản xuất quần áo gây hại cho môi trường, nhưng những công ty thời trang nhanh như H&M và Zara đã trình làng bộ sưu tập thân thiện môi trường với tuyên bố giảm thiểu những tác hại liên quan đến quá trình sản xuất. Họ cũng nói rằng họ đang hướng thương hiệu của mình đến sự bền vững. Nhưng liệu tất cả có phải chỉ là lời nói?

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Environment and Climate Change
Duration:
12:35

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions