Return to Video

Phát triển trong Công nghệ và Nhân dạng Khuyết tật

  • 0:04 - 0:06
    Con người ai cũng khác biệt,
  • 0:06 - 0:08
    không có người nào giống người nào,
  • 0:08 - 0:09
    không có ai là hoàn hảo.
  • 0:09 - 0:14
    Ý tưởng dùng công nghệ
  • 0:14 - 0:18
    để tạo ra một thế giới lý tưởng
    ít nhất là một ý tưởng thú vị.
  • 0:18 - 0:21
    Một điều người ta luôn hỏi tôi
  • 0:21 - 0:23
    về Olympics và Paralympics.
  • 0:23 - 0:28
    Tôi tin rằng 10-20 năm nữa,
    vận động viên Paralympics
  • 0:28 - 0:30
    sẽ nhanh hơn là một người
    bình thường, không khuyết tật.
  • 0:30 - 0:34
    Tại sao lại phải thay đổi
    khả năng tự nhiên của bản thân?
  • 0:36 - 0:46
    [nhạc]
  • 0:56 - 0:57
    Tôi là Sheryl Burgstahler,
  • 0:57 - 1:03
    Giám đốc Dịch vụ Công nghệ
    Dễ tiếp cận ở Đại học Washington.
  • 1:03 - 1:05
    Khoa học và công nghệ
    đã phát triển tới mức
  • 1:05 - 1:09
    con người có thể
    loại bỏ một số khuyết tật.
  • 1:09 - 1:12
    Nhưng liệu khả năng có
    đồng nghĩa với cần thiết?
  • 1:12 - 1:15
    Chúng tôi trò chuyện
    với một số học viên khuyết tật
  • 1:15 - 1:17
    về câu hỏi này.
  • 1:18 - 1:25
    Tôi ủng hộ ý tưởng
    dùng công nghệ để hỗ trợ
  • 1:25 - 1:31
    và phát triển nhân loại,
  • 1:31 - 1:36
    nhưng đồng thời nó cũng dẫn đến
    một câu hỏi khó trả lời là
  • 1:36 - 1:39
    tới lúc nào thì nên dừng?
  • 1:39 - 1:45
    Cá nhân tôi khẳng định
    công nghệ đã giúp tôi tới gần
  • 1:45 - 1:48
    những thứ mà vốn dĩ khó khăn
  • 1:48 - 1:53
    và tiến bộ trong công nghệ
  • 1:53 - 1:56
    rất hữu dụng với
    người khuyết tật
  • 1:56 - 2:01
    nhưng chắc chắn có tồn tại
    khác biệt lớn giữa, ví dụ,
  • 2:01 - 2:06
    xe lăn được cải tiến
    và một bộ xương ngoài,
  • 2:06 - 2:08
    bộ xương đó sẽ giúp
    người ngồi xe lăn đi lại được.
  • 2:08 - 2:13
    Tôi nghĩ điểm khác biệt chính
    giữa hai thứ này là một cái
  • 2:13 - 2:17
    bổ sung và hỗ trợ cho
    đời sống người khuyết tật
  • 2:17 - 2:19
    hoặc giúp ho tiếp cận
    mọi thứ dễ dàng hơn.
  • 2:19 - 2:23
    Cái còn lại thì muốn
    loại bỏ khuyết tật.
  • 2:23 - 2:28
    Tôi nghĩ đây chính là điểm chính
    mà những người lành lặn
  • 2:28 - 2:31
    sẽ thường bỏ qua.
  • 2:31 - 2:35
    Tôi cho rằng mọi thứ
    đều có hai mặt tốt xấu,
  • 2:35 - 2:38
    nhưng nếu thứ này giúp bạn
    hoàn thành công việc nào đó,
  • 2:38 - 2:42
    mà bạn vẫn sử dụng được sức mạnh
    trí não và biết chuyện gì đang xảy ra
  • 2:42 - 2:44
    thì tôi nghĩ đấy là
    một thứ tuyệt vời.
  • 2:44 - 2:47
    Tôi cho rằng nếu đó là
    điều bạn thật sự muốn,
  • 2:47 - 2:50
    muốn tốt hơn,
    muốn vượt lên,
  • 2:50 - 2:52
    thì đó sẽ là một lựa chọn.
  • 2:52 - 2:54
    Nhưng đó không nên
    là một điều bắt buộc.
  • 2:54 - 2:57
    Như riêng cá nhân tôi,
    tôi rất hài lòng với hiện tại.
  • 2:57 - 3:00
    Tôi không thấy mình
    phải thay đổi điều gì cả.
  • 3:00 - 3:03
    Nếu phải lựa chọn có đi bộ
    được không thì tôi sẽ từ chối.
  • 3:03 - 3:05
    Tôi yêu cuộc sống hiện tại của mình.
  • 3:05 - 3:10
    Thay vì dùng công nghệ để
    tạo ra con người hoàn hảo,
  • 3:10 - 3:12
    chúng ta nên để tâm hơn
  • 3:12 - 3:15
    vào việc giải quyết những
    vấn đề thực tiễn trước mắt,
  • 3:15 - 3:19
    tạo ra một xã hội có
    tính tiếp cận cao với
  • 3:19 - 3:22
    những người trước nay chưa được
  • 3:22 - 3:24
    có cơ hội như người khác.
  • 3:26 - 3:29
    Với một số người bạn
    có khuyết tật của tôi,
  • 3:29 - 3:33
    cuộc sống của họ luôn bị đe dọa,
  • 3:33 - 3:35
    nếu có công nghệ mới với
  • 3:35 - 3:37
    nghiên cứu mới, thuốc thang mới
  • 3:37 - 3:41
    giúp họ khỏe hơn và sống lâu hơn,
  • 3:41 - 3:43
    thì thật tuyệt vời.
  • 3:43 - 3:47
    Nhưng tôi cũng cho rằng
    tồn tại vấn đề trong việc
  • 3:47 - 3:50
    buộc người ta phải
    trở nên 'bình thường' hơn
  • 3:50 - 3:52
    khi họ không thật sự mong muốn.
  • 3:53 - 3:56
    Tại sao phải sửa chữa
    mọi người và mọi thứ?
  • 3:56 - 4:01
    Đó là vấn đề của cá nhân và
  • 4:01 - 4:04
    nếu một người muốn
    loại bỏ một số phần trong
  • 4:04 - 4:07
    khuyết tật của mình ra khỏi
    cuộc sống, nếu họ có thể thì
  • 4:07 - 4:09
    rất tốt thôi.
  • 4:09 - 4:12
    Nhưng tôi không nghĩ nên
    áp đặt tất cả mọi người
  • 4:12 - 4:14
    xã hội không nên
    đặt áp lực, ví dụ
  • 4:15 - 4:19
    bạn phải chấp nhận
    vì bạn có thể làm điều đó.
  • 4:21 - 4:23
    Không ai là hoàn hảo.
  • 4:23 - 4:27
    Con người ai cũng khác nhau,
  • 4:27 - 4:31
    dù có khuyết tật hay không.
  • 4:31 - 4:35
    Đây là điều khiến chúng ta
    đặc biệt và nổi bật hơn,
  • 4:35 - 4:39
    tôi nghĩ chúng ta
    nên thấy tự hào vì điều đó.
  • 4:41 - 4:45
    Nếu được trò chuyện với
    các nhà khoa học sẽ dẫn đầu
  • 4:45 - 4:49
    làn sóng công nghệ tiếp theo
  • 4:49 - 4:51
    thì điều đầu tiên mà tôi muốn nói là
  • 4:51 - 4:55
    'Nhóm của bạn có
    người khuyết tật không?'
  • 4:55 - 4:58
    Lý do là vì cách tốt nhất
    để tăng tính tiếp cận cho mọi thứ
  • 4:58 - 5:03
    là có người khuyết tật tham gia
    trong quá trình sáng tạo.
  • 5:03 - 5:06
    Mục đích của công nghệ là
    khiến cuộc sống dễ dàng hơn.
  • 5:06 - 5:13
    Tôi không cho rằng việc
    giúp người đã mất đôi chân
  • 5:13 - 5:17
    có thể đi đứng trở lại
    là một việc không đúng.
  • 5:17 - 5:22
    Tôi không biết nữa,
    có lẽ khoảng 200 năm nữa,
  • 5:22 - 5:26
    khi robot phát triển tới mức
    áp đảo mọi mặt thế giới
  • 5:26 - 5:28
    thì đó lại là chuyện hoàn toàn khác.
  • 5:31 - 5:32
    Có một đường ranh giới rất mỏng
  • 5:32 - 5:34
    giữa công nghệ giúp con người
  • 5:34 - 5:38
    có cuộc sống thuận tiện hơn
  • 5:38 - 5:42
    nhưng chúng ta cũng không nên
    cho rằng ai cũng mong muốn nó
  • 5:42 - 5:45
    chỉ vì nó có thể "sửa chữa" họ
  • 5:45 - 5:47
    hay giúp họ "lành lặn" hơn.
  • 5:47 - 5:49
    Câu hỏi nên được đặt ra là
  • 5:49 - 5:51
    "Bạn có cần dùng công nghệ này,
  • 5:51 - 5:54
    không chỉ vì nó giúp bạn
    giống người lành lặn hơn,
  • 5:54 - 5:57
    mà là vì nó giúp cho
    cuộc sống đời thường của bạn
  • 5:57 - 6:00
    dễ dàng hơn trong
    những việc cần thiết?"
  • 6:00 - 6:06
    Thay vì cố gắng áp đặt
    một chuẩn mực duy nhất
  • 6:06 - 6:08
    về khả năng của cơ thể người.
  • 6:09 - 6:12
    Ví dụ có một loại công cụ giúp cho
  • 6:12 - 6:16
    người ta leo trèo được,
  • 6:16 - 6:18
    thì thật là tuyệt vời.
  • 6:18 - 6:22
    Nhưng điểm chính vẫn là
    ý muốn của cá nhân người đó.
  • 6:22 - 6:27
    Người khuyết tật vẫn luôn
    có thể sống một cuộc đời đáng giá.
  • 6:27 - 6:28
    Thử thách lớn nhất là
  • 6:28 - 6:33
    ngay từ đầu các hệ thống trong
    xã hội không được thiết kế để
  • 6:33 - 6:36
    dễ tiếp cận cho người khuyết tật,
    nên điều thật sự nên thay đổi
  • 6:36 - 6:38
    không phải thay đổi người khuyết tật
  • 6:38 - 6:44
    mà là nâng cao tính tiếp cận
    cho người khuyết tật trong xã hội,
  • 6:44 - 6:50
    để họ có thể tiếp cận mọi thứ
    như một người bình thường có thể.
  • 6:51 - 6:56
    Tại sao lại không muốn
    là chính bản thân mình?
  • 6:56 - 7:01
    Tôi cho rằng loại công nghệ
    này sẽ thay đổi bản thân bạn.
  • 7:01 - 7:05
    Tính cách một người có
    vô vàn chi tiết khác nhau,
  • 7:05 - 7:08
    có sao đâu nếu trong
    chúng ta có vài khuyết điểm?
  • 7:08 - 7:13
    Miễn sao về tổng thể
    bạn là một người tốt.
  • 7:13 - 7:17
    Nhân loại sẽ không bao giờ
    thiếu đi khuyết tật,
  • 7:17 - 7:19
    đấy là hiện thực
    của cơ thể chúng ta,
  • 7:19 - 7:24
    khi già đi, hầu như
    tất cả mọi người đều
  • 7:24 - 7:26
    sẽ có một dạng
    khuyết tật nào đó.
  • 7:26 - 7:28
    Khuyết tật là một
    chuyện rất tự nhiên,
  • 7:28 - 7:31
    chỉ là nó xuất hiện sớm
    ở một số người mà thôi.
  • 7:33 - 7:37
    Các nhân vật xuất hiện trong video là
    thành viên chương trình DO-IT Scholars,
  • 7:38 - 7:42
    một chương trình hỗ trợ giáo dục
    và việc làm cho học viên khuyết tật.
  • 7:42 - 7:46
    Để biết thêm chi tiết,
    hãy truy cập địa chỉ DO-IT tại:
  • 7:58 - 8:02
    Nội dung trong video được phép sao chép
    vì các mục đích giáo dục phi lợi nhuận
  • 8:03 - 8:07
    với điều kiện ghi rõ nguồn.
Title:
Phát triển trong Công nghệ và Nhân dạng Khuyết tật
Description:

Video này chia sẻ quan điểm của nhiều người khuyết tật về các phát triển trong công nghệ có thể thay đổi cơ thể và trí óc con người. Liệu có phải chỉ vì loại công nghệ này tồn tại mà chúng ta bắt buộc phải lựa chọn chúng?

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
08:18

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions