Return to Video

Viện bảo tàng: cả những thứ tầm thường cũng cần được tôn vinh

  • 0:01 - 0:05
    Sự đại diện là quan trọng
  • 0:05 - 0:10
    Sự đại diện chân thật
    cho phụ nữ cũng là quan trọng
  • 0:10 - 0:14
    Tôi cho rằng, từ lâu,
    đại diện của phụ nữ trong mắt công chúng
  • 0:14 - 0:17
    bị đóng khung trong ngôn ngữ
    của người phi thường.
  • 0:17 - 0:20
    Đây là người phụ nữ Mỹ đầu tiên
    tự thân trở thành triệu phú:
  • 0:20 - 0:23
    Madam C.J. Walker...
  • 0:23 - 0:27
    Đây là những bộ váy
    của đệ nhất phu nhân Mỹ ...
  • 0:27 - 0:30
    Shirley Chisholm,
    người phụ nữ đầu tiên
  • 0:30 - 0:33
    tham gia ứng cử tổng thống
    của Đảng Dân Chủ
  • 0:33 - 0:36
    (Vỗ tay)
  • 0:36 - 0:37
    Là quản lý bảo tàng,
  • 0:37 - 0:40
    tôi hiểu vì sao những câu chuyện này
    lại cuốn hút đến vậy.
  • 0:40 - 0:44
    Những phụ nữ phi thường này
    truyền cảm hứng và đầy khát vọng.
  • 0:44 - 0:47
    Nhưng những câu chuyện đó
    vẫn còn hạn chế.
  • 0:47 - 0:51
    Về bản chất, điều phi thường
    thì không mang tính biểu trưng,
  • 0:51 - 0:53
    không mang tính đại diện.
  • 0:53 - 0:57
    Những câu chuyện đó không tạo nền tảng
    để thống nhất lịch sử của phụ nữ,
  • 0:57 - 1:00
    và không phản ánh
    thực tế cuộc sống hàng ngày.
  • 1:00 - 1:04
    Nếu áp dụng
    khái niệm cơ bản
  • 1:04 - 1:06
    rằng phụ nữ là con người,
  • 1:06 - 1:09
    sẽ dễ dàng thể hiện được
    họ là những người
  • 1:09 - 1:13
    gần gũi, đa dạng và hiện hữu.
  • 1:13 - 1:17
    Trong cuộc sống hằng ngày
    xuyên suốt lịch sử,
  • 1:17 - 1:20
    phụ nữ tồn tại một cách tích cực --
  • 1:20 - 1:24
    đó không phải là một cách nói
    mà là sự thật.
  • 1:24 - 1:28
    Vượt lên trên chân dung
    chuẩn xác về loài người,
  • 1:28 - 1:31
    bao gồm việc phụ nữ được xem
    như sự hiện hữu thường nhật
  • 1:31 - 1:36
    của gần 3.8 tỷ người
    trên hành tinh này.
  • 1:36 - 1:41
    Cảnh phim tai tiến trong bảo tàng
    của "Black Panther",
  • 1:41 - 1:44
    người quản lý da trắng giải thích sai
  • 1:44 - 1:46
    cho nhân vật
    do Michael B. Jordan thủ vai,
  • 1:46 - 1:49
    về một cổ vật đến từ
    chính nền văn hóa của anh.
  • 1:49 - 1:53
    Cảnh phim này gây tranh cãi
    trong giới làm bảo tàng
  • 1:53 - 1:58
    về việc ai đang định hình
    những câu chuyện và thành kiến như thế.
  • 1:58 - 2:01
    Viện bảo tàng thực tế được đánh giá
  • 2:01 - 2:05
    là những nguồn thông tin
    đáng tin cậy nhất ở Mỹ,
  • 2:05 - 2:08
    với hàng trăm triệu lượt khách
    từ khắp nơi trên thế giới,
  • 2:08 - 2:11
    đúng ra, ta nên kể lại lịch sử
    một cách chính xác
  • 2:11 - 2:14
    nhưng lại không làm.
  • 2:14 - 2:17
    Có một phong trào
    từ bên trong các viện bảo tàng
  • 2:17 - 2:19
    để chống lại thành kiến này.
  • 2:19 - 2:23
    Người ta đơn giản cho rằng
    viện bảo tàng không trung lập.
  • 2:23 - 2:25
    Bảo tàng mang tính mô phạm.
  • 2:25 - 2:28
    Qua sự trưng bày nghệ thuật
    và vật thể,
  • 2:28 - 2:31
    ta có thể khuyến khích sáng tạo
    và cổ vũ sự đa dạng,
  • 2:31 - 2:35
    nhưng ta có lỗi trong việc
    giới thiệu lịch sử một cách sai lầm.
  • 2:35 - 2:40
    Lịch sử lấy đàn ông làm trung tâm đã
    khiến lịch sử của phụ nữ ta bị chôn giấu.
  • 2:40 - 2:45
    Và sự tồn tại khó tin
    của phụ nữ,
  • 2:45 - 2:48
    đặc biệt là phụ nữ da màu
    trong lĩnh vực này,
  • 2:48 - 2:52
    ngăn ta đưa vào những tấm gương
    về đời sống phụ nữ.
  • 2:52 - 2:55
    Lãnh đạo viện bảo tàng:
  • 2:55 - 2:57
    đa số là đàn ông da trắng,
  • 2:57 - 3:01
    dù phụ nữ chiếm khoảng
    60% nhân viên bảo tàng.
  • 3:01 - 3:04
    Khá ít những vị trí lãnh đạo
    dành cho phụ nữ
  • 3:04 - 3:07
    và nhất là
    cho phụ nữ da màu.
  • 3:07 - 3:10
    Và sự hiện hữu của phụ nữ
    không đảm bảo được
  • 3:10 - 3:13
    việc gia tăng sự hiện diện
    của phụ nữ với công chúng,
  • 3:13 - 3:16
    Không phải tất cả phụ nữ
    đều ủng hộ bình đẳng giới.
  • 3:16 - 3:19
    Trong cuốn sách về
    thuyết nam nữ bình quyền,
  • 3:19 - 3:21
    "Hệ thống gia trưởng
    không phân biệt giới tính."
  • 3:21 - 3:24
    Phụ nữ có thể là
    trụ cột của gia đình
  • 3:24 - 3:27
    cũng như đàn ông có thể
    đấu tranh cho bình đẳng giới.
  • 3:27 - 3:32
    Và ta thường xem nhẹ
    tính quan trọng của sự giao thoa.
  • 3:32 - 3:37
    Marian Anderson là một trong những
    giọng ca nổi tiếng của thế kỷ 20,
  • 3:37 - 3:40
    và Viện Smithsonian đã thu thập
    những trang phục của cô vào năm 1939.
  • 3:40 - 3:44
    Sau khi tổ chức Những đứa con da trắng
    của Cách Mạng Hoa Kỳ từ chối cô
  • 3:44 - 3:47
    hát ở Hội Trường Hiến Pháp,
    vì là người da đen.
  • 3:47 - 3:51
    Thay vào đó, cô đã hát ở
    Đài Tưởng Niệm Lincoln,
  • 3:51 - 3:55
    trước đám đông hơn 75.000 người.
  • 3:55 - 3:58
    Và trong các thư viện khắp nơi,
    bao gồm các viện bảo tàng,
  • 3:58 - 4:02
    bạn vẫn tìm thấy tập văn táo bạo
    viết năm 1982, tựa đề
  • 4:02 - 4:05
    "Mọi Phụ Nữ Đều Da Trắng,
  • 4:05 - 4:07
    Mọi Đàn Ông Đều Da Đen,
  • 4:07 - 4:10
    Một Số Trong Chúng Ta Dũng Cảm."
  • 4:10 - 4:13
    Sự đòi hỏi việc gia tăng
    sự hiện diện của phụ nữ
  • 4:13 - 4:16
    không phải lúc nào cũng bao gồm
    những phụ nữ gốc Phi-Latin như tôi...
  • 4:16 - 4:20
    hoặc phụ nữ nhập cư,
    hay châu Á, hay bản địa,
  • 4:20 - 4:23
    phụ nữ chuyển giới,
    không có giấy tờ,
  • 4:23 - 4:25
    những người trên 65
    hay những bé gái --
  • 4:25 - 4:28
    danh sách này cứ kéo dài mãi.
  • 4:28 - 4:31
    Vậy ta cần làm gì?
  • 4:31 - 4:34
    Những sáng kiến mục tiêu
    nằm hợp nhất nhiều góc nhìn
  • 4:34 - 4:37
    nên tôn trọng sự đa dạng.
  • 4:37 - 4:40
    Tôi đến được viện Smithsonian
    nhờ vào một phụ trách sáng kiến gốc Latin,
  • 4:40 - 4:42
    người đã thuê
    các bảo quản viên gốc Latin,
  • 4:42 - 4:45
    đa phần là phụ nữ,
  • 4:45 - 4:49
    người đã giúp gia tăng số lượng
    nhân viên gốc Latin của toàn tổ chức.
  • 4:49 - 4:51
    Và điều đó như tấm gương
  • 4:51 - 4:55
    để mở rộng viện Smithsonian
    American Women's History Initiative,
  • 4:55 - 4:58
    tìm kiếm sự hiện diện đa dạng hơn
    của phụ nữ
  • 4:58 - 5:00
    bằng một cách khả thi,
  • 5:00 - 5:02
    để phụ nữ hiện hữu,
  • 5:02 - 5:05
    không chỉ trong tranh ảnh
    đương thời,
  • 5:05 - 5:08
    mà trong cả lịch sử,
  • 5:08 - 5:11
    bởi chúng tôi luôn ở đây.
  • 5:11 - 5:15
    Ngay lúc này, năm 2018, tôi
    có thể bước chân vào giới chuyên nghiệp
  • 5:15 - 5:17
    và trở thành người duy nhất --
  • 5:17 - 5:20
    người duy nhất dưới 40 tuổi,
    người da đen duy nhất,
  • 5:20 - 5:22
    phụ nữ da đen gốc Latin duy nhất,
  • 5:22 - 5:24
    và có thể là người phụ nữ duy nhất.
  • 5:24 - 5:28
    Mẹ của tôi là người Mỹ gốc Phi
    và cha tôi là người Panama gốc Phi.
  • 5:28 - 5:31
    Tôi rất tự hào và gắn bó
    với cả hai dòng máu.
  • 5:31 - 5:35
    Là người Latin gốc Phi,
    tôi là một trong số hàng triệu người.
  • 5:35 - 5:39
    Là một người quản lý Latin gốc phi,
    tôi là một trường hợp hiếm hoi.
  • 5:39 - 5:42
    Và việc dấn thân vào
    môi trường chuyên nghiệp
  • 5:42 - 5:44
    như là một hành động dũng cảm,
  • 5:44 - 5:48
    và tôi thừa nhận không phải
    lúc nào mình cũng qua được thử thách đó
  • 5:48 - 5:52
    cho dù là nỗi sợ bị sa thải
    hay sự tự vệ.
  • 5:52 - 5:54
    Trong những cuộc họp,
    tôi chỉ phát biểu
  • 5:54 - 5:57
    khi đã có một quan điểm
    xác đáng muốn chia sẻ.
  • 5:57 - 6:00
    Không thảo luận
    hoặc tranh luận với đồng nghiệp.
  • 6:00 - 6:02
    Suốt một thời gian dài,
  • 6:02 - 6:06
    tôi đã không cho phép mình
    đeo cái khuyên tai yêu thích
  • 6:06 - 6:08
    hoặc vòng cổ to bản đến nơi làm việc,
  • 6:08 - 6:12
    nghĩ rằng chúng quá ồn ào,
    không tri thức hoặc không chuyên nghiệp.
  • 6:12 - 6:13
    (Tiếng cười)
  • 6:13 - 6:17
    Tôi tự hỏi người ta sẽ phản ứng thế nào
    với mái tóc tự nhiên của tôi,
  • 6:17 - 6:22
    hay họ cho rằng tôi phù hợp hơn
    và ít đặc trưng hơn khi duỗi thẳng tóc.
  • 6:22 - 6:25
    Và bất cứ ai cảm thấy mình
    bị đặt ngoài lề hình ảnh chung
  • 6:25 - 6:29
    hiểu rõ rằng có những yếu tố cơ bản,
    hàng ngày
  • 6:29 - 6:33
    có thể khiến người khác khó chịu.
  • 6:33 - 6:35
    Nhưng vì tôi đam mê
    về sự hiện diện
  • 6:35 - 6:39
    của những thứ thường ngày
    như chính bản thân phụ nữ,
  • 6:39 - 6:44
    tôi dừng việc thể hiện sự giả tạo của
    bản thân hay công việc.
  • 6:44 - 6:46
    Và tôi đã được kiểm chứng.
  • 6:46 - 6:48
    Đây là tôi đang chỉ vào
    khuyên tai ở chỗ làm --
  • 6:48 - 6:50
    (Tiếng cười)
  • 6:50 - 6:54
    Mới tháng trước, tôi được mời làm diễn giả
    cho Tháng Di Sản Latin.
  • 6:54 - 6:58
    Trong tuần trưng bày, ban tổ chức
    đã thể hiện mối quan tâm.
  • 6:58 - 7:01
    Họ gọi những slide của tôi là
    "nhà hoạt động",
  • 7:01 - 7:03
    và hàm ý điều đó là tiêu cực.
  • 7:03 - 7:05
    (Tiếng cười)
  • 7:05 - 7:10
    (Vỗ tay)
  • 7:10 - 7:12
    Hai ngày trước buổi diễn thuyết,
  • 7:12 - 7:17
    họ yêu cầu tôi không chiếu một video
    hai phút để khẳng định mái tóc tự nhiên
  • 7:17 - 7:20
    vì "nó có thể tạo ra trở ngại
    trong quá trình học hỏi
  • 7:20 - 7:22
    của một số người tham dự."
  • 7:22 - 7:23
    (Tiếng cười)
  • 7:23 - 7:28
    Đó là bài thơ "Hair" (Tóc)
    do Elizabeth Acevedo sáng tác và đọc,
  • 7:28 - 7:31
    cô là người Mỹ gốc Dominica
    đạt giải Cuốn Sách của năm 2018,
  • 7:31 - 7:35
    và bài thơ xuất hiện trong lễ trao giải
    của Viện Smithsonian mà tôi quản lý.
  • 7:35 - 7:37
    Tôi đã hủy buổi thuyết trình,
  • 7:37 - 7:42
    giải thích rằng sự kiểm duyệt của họ
    khiến tôi khó chịu.
  • 7:42 - 7:51
    (Vỗ tay và hoan hô)
  • 7:51 - 7:55
    Sự tôn trọng chính trị và
    lý tưởng hóa phụ nữ
  • 7:55 - 7:58
    ảnh hưởng đến cách chúng ta
    triển lãm hình ảnh phụ nữ
  • 7:58 - 8:00
    và người phụ nữ nào được chọn
    để triển lãm.
  • 8:00 - 8:04
    Và cuộc triển lãm đó đã
    thành công và tuyệt vời,
  • 8:04 - 8:07
    nổi tiếng và truyền cảm hứng
  • 8:07 - 8:09
    bảo đảm được sự ngoại lệ
    một cách có hệ thống
  • 8:09 - 8:13
    và sự thoát ly của những thứ hàng ngày,
    thông thường, không được triển lãm
  • 8:13 - 8:16
    và những thứ bất thường.
  • 8:16 - 8:20
    Là quản lý viện bảo tàng,
    tôi khuyến khích thay đổi câu chuyện đó.
  • 8:20 - 8:24
    Tôi nghiên cứu, thu thập và triển lãm
    những đồ vật và hình ảnh có ý nghĩa.
  • 8:24 - 8:26
    Celia Cruz, nữ hoàng của điệu Salsa --
  • 8:26 - 8:27
    (Tiếng hoan hô)
  • 8:27 - 8:29
    Đúng vậy -- có ý nghĩa.
  • 8:29 - 8:31
    Và là một phụ nữ Latin gốc Phi.
  • 8:31 - 8:35
    Viện Smithsonian đã thu thập
    những trang phục, đôi giày,
  • 8:35 - 8:37
    chân dung, con tem của cô ấy
  • 8:37 - 8:40
    và được tái hiện lại ...
  • 8:40 - 8:42
    bởi họa sỹ Tony Peralta.
  • 8:42 - 8:44
    Khi tôi thu thập và
    triển lãm công trình này,
  • 8:44 - 8:48
    đó là một chiến thắng
    cho mâu thuẫn tượng trưng.
  • 8:48 - 8:50
    Sự tự hào khi triển lãm
    về phụ nữ Latin da màu,
  • 8:50 - 8:52
    một người phụ nữ da đen,
  • 8:52 - 8:54
    có mái tóc cuốn lô
    để duỗi thẳng tóc
  • 8:54 - 8:58
    có lẽ là cái gật đầu thoả hiệp
    với chuẩn sắc đẹp người da trắng.
  • 8:58 - 9:01
    Một người phụ nữ tinh tế, quyến rũ
    với trang sức vàng miếng cỡ lớn.
  • 9:01 - 9:03
    Khi công trình này được ra mắt,
  • 9:03 - 9:05
    nó trở nên nổi tiếng trên Instagram,
  • 9:05 - 9:09
    và người xem nói rằng họ cảm thấy
    liên kết với những điều thường nhật
  • 9:09 - 9:12
    như làn da nâu, những ống cuốn
    hoặc trang sức của cô ấy.
  • 9:12 - 9:15
    Bộ sưu tập của chúng tôi
    bao gồm Celia Cruz
  • 9:15 - 9:20
    và một bức chân dung hiếm hoi
    của Harriet Tubman lúc còn trẻ ....
  • 9:20 - 9:24
    những trang phục mang tính hình tượng
    xuất sắc của Oprah Winfrey.
  • 9:24 - 9:27
    Nhưng những viện bảo tàng
    có thể thay đổi
  • 9:27 - 9:29
    cách mà hàng trăm triệu người
    đánh giá phụ nữ
  • 9:29 - 9:32
    và người phụ nữ nào được chọn.
  • 9:32 - 9:35
    Vì thế, thay vì luôn hướng đến
    người đứng đầu hay nổi tiếng,
  • 9:35 - 9:40
    chúng ta có trách nhiệm triển lãm
    những thứ bảy bình thường ở tiệm làm tóc,
  • 9:40 - 9:43
    nghệ thuật của những
    cái bông tai door-knocker
  • 9:43 - 9:44
    (Cười)
  • 9:44 - 9:46
    những người phụ nữ sành điệu ...
  • 9:46 - 9:47
    (Cười)
  • 9:47 - 9:49
    và niềm tự hào văn hóa mọi độ tuổi.
  • 9:49 - 9:51
    Câu chuyện
    của những phụ nữ bình thường
  • 9:51 - 9:55
    bị cố tình lược bỏ khỏi lịch sử
    quốc gia và thế giới.
  • 9:55 - 9:59
    Thông thường ở các viện bảo tàng,
    bạn thấy phụ nữ được triển lãm
  • 9:59 - 10:02
    qua phục trang,
    chân dung hoặc hình ảnh ...
  • 10:02 - 10:05
    nhưng những câu chuyện
    có sức ảnh hưởng, và ý nghĩa to lớn
  • 10:05 - 10:07
    từ những phụ nữ bình thường
  • 10:07 - 10:10
    cũng có thể giống như cái ghế thuyền
    của người Esmeralda.
  • 10:10 - 10:13
    Esmeraldas, Ecuador từng là
    một cộng đồng nô lệ bỏ trốn.
  • 10:13 - 10:16
    Khu rừng nhiệt đới đã bảo vệ
    cư dân bản địa và gốc Phi
  • 10:16 - 10:18
    khỏi thực dân Tây Ban Nha
  • 10:18 - 10:20
    Bây giờ đã có đường xá
  • 10:20 - 10:23
    nhưng có những vùng nội địa
    chỉ có thể tiếp cận bằng ca nô.
  • 10:23 - 10:27
    Débora Nazareno thường đến
    với những người Ecuador bằng ca nô,
  • 10:27 - 10:29
    vì thế, bà có chiếc ghế thuyền
    của riêng mình.
  • 10:29 - 10:33
    Bà cá nhân hóa nó bằng hình
    mạng nhện và con nhện,
  • 10:33 - 10:37
    biểu tượng cho Anansi,
    một nhân vật trong cổ tích Tây Phi.
  • 10:37 - 10:41
    Débora cũng ngồi trên chiếc ghế này ở nhà,
    kể chuyện cho đứa cháu trai, Juan.
  • 10:41 - 10:44
    Và hình thức tình cảm vô hình này
  • 10:44 - 10:47
    xuất hiện
    trong những câu chuyện đa thế hệ
  • 10:47 - 10:51
    là điều phổ biến
    trong những cộng đồng di cư gốc Phi.
  • 10:51 - 10:55
    Những thứ thường nhật
    đã thôi thúc Juan thu thập và bảo tồn
  • 10:55 - 10:59
    hơn 50.000 tài liệu
    về văn hóa Phi-Ấn.
  • 10:59 - 11:03
    Năm 2005, Juan García Salazar,
    cháu trai của Débora,
  • 11:03 - 11:07
    và giờ là một học giả nổi tiếng
    về văn hóa Phi-Ecuador,
  • 11:07 - 11:10
    đến Washington, D.C.
  • 11:10 - 11:13
    Ông gặp Lonnie Bunch,
    giám đốc viện bảo tàng nơi tôi làm việc,
  • 11:13 - 11:15
    và cuối cùng của cuộc nói chuyện
  • 11:15 - 11:20
    Juan lấy cái cặp và nói rằng
    "Tôi muốn dành tặng ông một món quà."
  • 11:20 - 11:24
    Ngày hôm đó, cái ghế thuyền khiêm tốn
    của Débora Nazareno
  • 11:24 - 11:27
    trở thành hiện vật đầu tiên được ủng hộ
  • 11:27 - 11:31
    cho Viện Bảo tàng Quốc gia Smithsonian
    về Lịch Sử và Văn Hóa người Mỹ gốc Phi.
  • 11:31 - 11:35
    Nó được bọc lại, trưng bày
    và được chiêm ngưỡng bởi hơn
  • 11:35 - 11:39
    năm triệu lượt khách
    từ khắp nơi trên thế giới.
  • 11:39 - 11:42
    Tôi sẽ tiếp tục thu thập những thứ
    từ những mốc lịch sử quan vĩ đại.
  • 11:42 - 11:45
    Những câu chuyện của họ
    rất quan trọng.
  • 11:45 - 11:49
    Nhưng thứ đã đưa tôi đến
    ngày hôm nay và mọi ngày
  • 11:49 - 11:52
    là một đam mê đơn giản để ghi lại
    tên của chúng ta vào lịch sử,
  • 11:52 - 11:56
    phô bày cho công chúng,
    hàng triệu người được thấy
  • 11:56 - 11:59
    và được đi trong ánh sáng vĩnh cửu
    nơi phụ nữ luôn hiện diện.
  • 11:59 - 12:01
    Xin cảm ơn.
  • 12:01 - 12:06
    (Vỗ tay và hoan hô)
Title:
Viện bảo tàng: cả những thứ tầm thường cũng cần được tôn vinh
Speaker:
Ariana Curtis
Description:

Ai xứng đáng được vào viện bảo tàng? Trong một thời gian dài, câu trả lời sẽ là "những người phi thường" -- những nhân vật lịch sử truyền cảm hứng cho ta bằng thành công của họ. Nhưng những câu chuyện này có sự hạn chế, quản lý bảo tàng, Ariana Curtis, phát biểu. Trong bài nói chuyện đầy hy vọng này, cô hình dung cách mà viện bảo tàng có thể triển lãm một lịch sử chính xác hơn bằng cách tôn vinh cả những người phi thường lẫn tầm thường, nổi trội lẫn ẩn mình -- qua đó, truyền đi thông điệp rằng những góc nhìn đa dạng là cần thiết.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
12:19

Vietnamese subtitles

Revisions