Return to Video

Quá trình biến thái khác lạ và kỳ diệu của loài bướm - Franziska Bauer

  • 0:12 - 0:15
    Để trở thành
    một chú bướm xinh đẹp,
  • 0:15 - 0:18
    cơ thể sâu bướm tiêu biến
    gần như hoàn toàn
  • 0:18 - 0:22
    và được tái tạo
    từ chất dịch của chính nó.
  • 0:22 - 0:26
    Quá trình này
    nghe có vẻ bất tiện và nguy hiểm,
  • 0:26 - 0:28
    thực ra, lại khá bình thường.
  • 0:28 - 0:32
    Bướm chỉ là một trong
    800.000 loài côn trùng
  • 0:32 - 0:37
    có sự chuyển tiếp từ ấu trùng
    thành côn trùng qua giai đoạn biến thái.
  • 0:37 - 0:45
    Quá trình này xảy ra với khoảng 85%
    ở côn trùng và 70% ở các loài động vật.
  • 0:45 - 0:48
    Nhưng chính xác thì sâu bướm
    đã trở thành bướm như thế nào ?
  • 0:48 - 0:51
    Khi nở ra từ trứng,
  • 0:51 - 0:53
    ấu trùng không hề có bất kì
    đặc điểm nào của loài bướm.
  • 0:53 - 0:59
    Nó chỉ có một nhóm tế bào
    bên trong cơ thể gọi là "đĩa tưởng tượng”,
  • 0:59 - 1:03
    các biểu bì cuối cùng sẽ trở thành
    một phần của bướm.
  • 1:03 - 1:06
    Hiện tại, các tế bào này không hoạt động.
  • 1:06 - 1:08
    Hooc-môn lột xác
    ngăn hoạt động của chúng,
  • 1:08 - 1:13
    và ngăn sâu bướm bắt đầu
    quá trình biến thái quá sớm.
  • 1:13 - 1:16
    Ngay sau khi nở,
    ấu trùng sâu bướm bắt đầu ăn,
  • 1:16 - 1:22
    để trở nên mập mạp cho đến khi
    lớp biểu bì căng cứng và thít chặt.
  • 1:22 - 1:28
    Ở thời điểm này, hooc-môn ecdysone
    sẽ kích thích lớp biểu bì bong ra.
  • 1:28 - 1:33
    Cho đến khi trưởng thành,
    sâu bướm thường lột xác đến bốn lần.
  • 1:33 - 1:35
    Sau khi đã mập mạp và bụ bẫm,
  • 1:35 - 1:38
    nồng độ hooc-môn lột xác
    trong sâu bướm giảm,
  • 1:38 - 1:41
    khiến nó ngừng ăn và bất động.
  • 1:41 - 1:43
    Sự bùng nổ cuối cùng
    của hooc-môn ecdysone
  • 1:43 - 1:48
    sẽ thúc đẩy các tế bào của sâu bướm
    bắt đầu tự phân hủy.
  • 1:48 - 1:53
    Sớm thôi, cơ, chất béo và các mô khác
    gần như hóa lỏng hoàn toàn,
  • 1:53 - 1:58
    dù “đĩa tưởng tượng” thì không bị
    ảnh hưởng và bắt đầu phát triển,
  • 1:58 - 2:02
    Cùng lúc đó, lớp biểu bì thứ hai
    gọi là lớp kén
  • 2:02 - 2:05
    bắt đầu được hình thành
    từ bên dưới.
  • 2:05 - 2:10
    Một lần thay kén nữa làm lộ ra
    lớp ngoài của con nhộng.
  • 2:10 - 2:14
    Bên cạnh các “đĩa tưởng tượng”,
    chỉ một vài mô được tích trữ,
  • 2:14 - 2:17
    bao gồm một phần
    của hệ hô hấp,
  • 2:17 - 2:19
    tim, một vài cơ bụng,
  • 2:19 - 2:21
    và phần mô mềm của não.
  • 2:21 - 2:23
    Chất dịch của sâu bướm, sau đó,
  • 2:23 - 2:26
    kích thích các “đĩa tưởng tượng"
    phát triển
  • 2:26 - 2:27
    thành mắt,
  • 2:27 - 2:27
    râu,
  • 2:27 - 2:28
    chân,
  • 2:28 - 2:29
    cánh,
  • 2:29 - 2:31
    cơ quan sinh sản
    và các phần khác của cơ thể.
  • 2:31 - 2:36
    Ngay khi cơ thể mới được hình thành,
    nó thoát khỏi lớp vỏ ngoài lần cuối,
  • 2:36 - 2:38
    làm rách lớp kén.
  • 2:38 - 2:41
    Từ đây, thật dễ dàng
    để bướm bay lượn.
  • 2:41 - 2:45
    Ngay cả khi vừa trải qua
    một quá trình biến thái phức tạp,
  • 2:45 - 2:49
    bướm vẫn giữ lại được một vài kí ức
    khi còn là ấu trùng.
  • 2:49 - 2:52
    Đó là vì phần mô mềm của não
  • 2:52 - 2:56
    lưu giữ những kí ức quan trọng
    trong suốt quá trình trưởng thành.
  • 2:56 - 2:59
    Làm thế nào một quá trình phát triển
    phức tạp như vậy lại có thể xảy ra?
  • 2:59 - 3:02
    Chúng ta không thể biết rõ.
  • 3:02 - 3:06
    Giả thuyết hàng đầu cho rằng sâu bướm
    thực chất là một phiên bản kéo dài
  • 3:06 - 3:12
    của một cấp sống được tổ chức
    bên trong trứng một số côn trùng.
  • 3:12 - 3:15
    Theo giả thuyết này,
    hơn hàng triệu năm,
  • 3:15 - 3:21
    ấu trùng tiến hóa với khả năng ăn
    và sống bên ngoài lớp vỏ trứng.
  • 3:21 - 3:24
    Dù là bắt đầu từ đâu,
    quá trình biến thái hoàn toàn
  • 3:24 - 3:29
    đã trở thành một phần vòng đời
    của một lượng lớn loài côn trùng.
  • 3:29 - 3:32
    Song, vẫn có rất nhiều loài
    côn trùng thích ứng rất tốt
  • 3:32 - 3:35
    với một quá trình biến thái
    đơn giản hơn.
  • 3:35 - 3:39
    Vậy lợi thế về sinh tồn nào có thể
    hoàn thiện quá trình biến thái
  • 3:39 - 3:42
    để giải quyết những tranh cãi này ?
  • 3:42 - 3:45
    Thứ nhất, nó sẽ ngăn ấu trùng
    và côn trùng trưởng thành
  • 3:45 - 3:48
    cạnh tranh trong cùng
    một môi trường sống và nguồn thức ăn.
  • 3:48 - 3:50
    Và dù có vẻ dễ bị tấn công,
  • 3:50 - 3:54
    thì giai đoạn bất động của nhộng
    thực chất có thể là một cách tốt
  • 3:54 - 3:57
    để vượt qua những thời kì
    khan hiếm thức ăn.
  • 3:57 - 4:02
    Với ta, quá trình biến thái của bướm
    nghe có vẻ thật kì diệu
  • 4:02 - 4:04
    như phượng hoàng
    vươn lên từ tàn tro.
  • 4:04 - 4:08
    Nhưng sự biến hóa này đang diễn ra
    quanh ta, mọi nơi, mọi lúc.
  • 4:08 - 4:10
    Từ loài bọ cánh cứng,
  • 4:10 - 4:13
    đến ong mật,
    cho đến những chú kiến trong vườn,
  • 4:13 - 4:16
    những ấu trùng nhớp nháp
    dần tiêu biến rồi lại vươn lên
  • 4:16 - 4:21
    trở thành những chú bướm trưởng thành
    mạnh mẽ, lanh lẹ và khôn ngoan.
Title:
Quá trình biến thái khác lạ và kỳ diệu của loài bướm - Franziska Bauer
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại: https://ed.ted.com/lessons/the-weird-and-wonderful-metamorphosis-of-the-butterfly-franziska-bauer

Để trở thành một chú bướm xinh đẹp, cơ thể của sâu bướm tiêu biến gần như hoàn toàn và được tái tạo lại từ chất dịch của chính nó. Bướm chỉ là một trong 800.000 loài côn trùng có sự chuyển tiếp từ ấu trùng
thành côn trùng qua quá trình biến thái. Nhưng chính xác thì quá trình này diễn ra như thế nào? Franziska Bauer sẽ giải thích cách những ấu trùng nhớp nháp vươn lên trở thành những con bướm mạnh mẽ, lanh lẹ và khôn ngoan.

Bài học bởi Franziska Bauer, hoạt hình bởi Avi Ofer.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:03

Vietnamese subtitles

Revisions