Return to Video

Biểu tượng của hệ thống phân biệt chủng tộc - và các để tước đi quyền lực của chúng

  • 0:00 - 0:04
    [Bài diễn thuyết có nhiều hình minh họa
    Khán giả xin cân nhắc khi xem]
  • 0:05 - 0:07
    Tôi thu thập những vật thể.
  • 0:08 - 0:12
    Tôi thu nhập các dấu nung được dùng
    để đánh dấu quyền sở hữu nô lệ.
  • 0:14 - 0:17
    Tôi thu thập cái cùm cho người lớn
  • 0:18 - 0:20
    và xiềng xích cho người lớn
  • 0:20 - 0:23
    và cả cho trẻ con nữa.
  • 0:25 - 0:28
    Tôi thu thập những bưu thiếp
    mang hình treo cổ.
  • 0:28 - 0:30
    Phải, họ chụp cảnh treo cổ.
  • 0:30 - 0:34
    Họ còn chụp lại đám đông,
    đến dự buổi treo cổ,
  • 0:34 - 0:36
    và chúng được in trên bưu thiếp,
  • 0:36 - 0:38
    được sử dụng trong thư tín.
  • 0:41 - 0:45
    Tôi còn sưu tầm sách ủng hộ nô lệ,
    mô tả người da đen như tội phạm
  • 0:46 - 0:49
    hoặc là loài cầm thú không có linh hồn.
  • 0:50 - 0:52
    Hôm nay, tôi mang cho các bạn vài thứ.
  • 0:56 - 0:58
    Đây là dấu nung.
  • 0:59 - 1:02
    Nó được dùng để đánh dấu nô lệ.
  • 1:02 - 1:05
    Tuy nhiên, họ chưa phải là nô lệ
    khi bị đánh dấu.
  • 1:05 - 1:07
    Họ ở Châu Phi.
  • 1:07 - 1:09
    Nhưng họ đã được đánh dấu chữ "S"
  • 1:09 - 1:11
    để thể hiện rằng họ sẽ thành nô lệ
  • 1:11 - 1:13
    khi đến Mỹ
  • 1:13 - 1:15
    và đến Châu Âu.
  • 1:20 - 1:24
    Còn một thứ hay hình ảnh nữa được in dấu
    trong đầu tôi khi tôi còn nhỏ,
  • 1:24 - 1:25
    đó là áo choàng hội kín Klan.
  • 1:25 - 1:29
    Lớn lên ở Nam Carolina, tôi thường thấy
    cuộc mít-tinh của hội Ku Klux Klan (KKK)
  • 1:29 - 1:32
    thật ra là còn nhiều hơn thế
  • 1:32 - 1:35
    và ký ức về sự kiện như thế
    chưa bao giờ bị xóa nhòa trong tôi.
  • 1:35 - 1:38
    Và tôi, chưa từng làm gì với ký ức đó
    trong suốt 25 năm sau.
  • 1:39 - 1:42
    Một vài năm trước,
    tôi bắt đầu nghiên cứu về KKK,
  • 1:42 - 1:44
    có ba làn sóng KKK riêng biệt,
  • 1:45 - 1:46
    làn sóng thứ hai là đáng chú ý nhất.
  • 1:46 - 1:51
    Làn sóng KKK đó có hơn năm triệu
    thành viên thường trực,
  • 1:51 - 1:55
    nó khoảng năm phần trăm dân số
    thế giới lúc ấy,
  • 1:55 - 1:58
    cũng bằng dân số của
    thành phố New York lúc đó.
  • 1:59 - 2:03
    Nhà máy sản xuất áo KKK ở khu Buckhead
    của Georgia rất bận rộn.
  • 2:03 - 2:06
    Nó phải chạy liên tục 24 tiếng
    để kịp cung ứng đơn hàng.
  • 2:06 - 2:10
    Họ luôn có 20.000 áo choàng
    dự trữ để kịp cung ứng.
  • 2:12 - 2:15
    Là một người sưu tầm đồ vật,
    và một người nghệ sĩ,
  • 2:15 - 2:18
    tôi rất muốn có một chiếc áo choàng KKK
    trong bộ sưu tầm của mình,
  • 2:18 - 2:21
    bởi vì những vật thể này
    mang trong mình một câu chuyện,
  • 2:21 - 2:24
    nhưng tôi chưa tìm được cái nào
    ở trạng thái nguyên vẹn.
  • 2:25 - 2:27
    Một người da đen làm gì ở Mỹ
  • 2:27 - 2:30
    khi ông ấy không tìm thấy áo choàng KKK
    với chất lượng mong muốn?
  • 2:30 - 2:32
    (Cười)
  • 2:33 - 2:35
    Vì thế, tôi không còn lựa chọn nào khác.
  • 2:35 - 2:39
    Tôi quyết định làm áo choàng KKK
    với chất lượng tốt nhất ở Mỹ.
  • 2:41 - 2:45
    Đó không phải là những áo choàng
    truyền thống bạn thường thấy ở KKK.
  • 2:45 - 2:48
    Tôi dùng vải Kente,
  • 2:48 - 2:50
    tôi dùng vải Camo
  • 2:50 - 2:54
    spandex, vải bố, lụa,
    satin và các loại khác.
  • 2:55 - 2:58
    Tôi làm nó cho nhiều nhóm độ tuổi;
    cho trẻ nhỏ
  • 2:58 - 3:00
    cũng như trẻ con.
  • 3:01 - 3:03
    Tôi còn làm một cái cho trẻ sơ sinh.
  • 3:08 - 3:10
    Sau khi làm nhiều áo choàng,
  • 3:10 - 3:14
    tôi nhận ra những chính sách
    KKK có hiệu lực
  • 3:14 - 3:16
    hoặc mong muốn có hiệu lực
    hàng trăm năm trước
  • 3:16 - 3:18
    vẫn còn hiệu lực ngày hôm nay.
  • 3:18 - 3:23
    Chúng ta có những trường học riêng biệt,
    khu dân cư, nơi làm việc
  • 3:24 - 3:28
    và không phải những người mặc áo trùm đầu
    giữ gìn những chính sách này.
  • 3:29 - 3:32
    Công việc của tôi là gây ảnh hưởng
    lâu dài đến nạn sở hữu nô lệ.
  • 3:32 - 3:35
    Chúng ta không chỉ đối phó với
    tàn dư của hệ thống phân biệt chủng tộc,
  • 3:35 - 3:38
    đó là điều cơ bản nhất chúng ta đang làm.
  • 3:38 - 3:41
    Một lần nữa, chúng ta cố tình
    chia cắt khu dân cư,
  • 3:41 - 3:43
    nơi làm việc và trường học.
  • 3:44 - 3:46
    Chúng ta ngăn cản tự do bầu cử.
  • 3:46 - 3:51
    Chúng ta có những đại diện không cân xứng
    cho nhóm thiểu số bị giam giữ.
  • 3:51 - 3:55
    Chúng ta môi trường phân biệt chủng tộc.
    Chúng ta có bạo lực cảnh sát.
  • 3:56 - 3:58
    Hôm nay, tôi mang đến đây vài thứ.
  • 4:01 - 4:04
    Khía cạnh tàng hình của
    nạn phân biệt chủng tộc
  • 4:04 - 4:06
    là một phần sức mạnh của nó.
  • 4:07 - 4:09
    Khi bạn bị phân biệt,
  • 4:09 - 4:12
    bạn không thể chứng minh rằng
    mình đang bị phân biệt chủng tộc.
  • 4:13 - 4:15
    Phân biệt chủng tộc
    có sức mạnh lẩn trốn,
  • 4:16 - 4:18
    và khi nó lẩn trốn,
    nó được an toàn
  • 4:19 - 4:21
    bởi vì nó lẩn giữa chúng ta.
  • 4:22 - 4:25
    Tôi đã làm áo choàng này
    để diễn tả điều đó.
  • 4:27 - 4:30
    Nền tảng của chủ nghĩa tư bản ở Mỹ
    chính là chế độ nô lệ.
  • 4:34 - 4:36
    Nô lệ là trung tâm của chủ nghĩa tư bản.
  • 4:38 - 4:42
    Phù thủy vĩ đại đầu tiên của năm 1868,
    Nathan Bedford Forrest,
  • 4:42 - 4:46
    là một người lính miền Nam
    và là một triệu phú buôn bán nô lệ.
  • 4:55 - 4:59
    Tài sản đó được tạo ra từ sở hữu nô lệ--
  • 4:59 - 5:02
    coi nô lệ là vật sở hữu --
    nhiều tới mức gây sửng sốt.
  • 5:02 - 5:06
    Tính riêng ngành kinh doanh vải bông
    năm 1860 chiếm 200 triệu đô.
  • 5:06 - 5:10
    Tương đương năm tỷ đô ngày nay.
  • 5:11 - 5:16
    Rất nhiều tài sản chúng ta đang thấy
    hiện nay đã đi qua nhiều thế hệ.
  • 5:16 - 5:18
    À, tôi còn quên hàng nông sản nữa.
  • 5:18 - 5:21
    Chúng ta có indigo, gạo và thuốc lá.
  • 5:27 - 5:31
    Năm 2015, tôi làm một cái áo choàng
    mỗi tuần trong suốt một năm.
  • 5:31 - 5:34
    Sau khi làm 75 cái, tôi có sự thấu cảm.
  • 5:34 - 5:40
    Tôi nhận ra rằng ưu thế
    của người da trắng ở đó,
  • 5:40 - 5:43
    nhưng quyền lực lớn nhất của
    người da trắng không phải KKK,
  • 5:43 - 5:46
    mà là sự bình thường hóa
    hệ thống phân biệt chủng tộc.
  • 5:47 - 5:50
    Tôi còn nhận ra vài thứ khác.
  • 5:50 - 5:54
    Những áo choàng không còn sức mạnh
    lên tôi nữa.
  • 5:54 - 5:57
    Nhưng nếu chúng ta là những người
  • 5:57 - 5:59
    nhìn một cách chọn lọc
    những vật thể đó --
  • 5:59 - 6:01
    dấu nung, cùm, áo choàng--
  • 6:02 - 6:04
    và nhận ra rằng
    chúng là một phần lịch sử,
  • 6:05 - 6:09
    chúng ta có thể tìm cách để
    chúng không tác động lên mình nữa.
  • 6:10 - 6:14
    Nếu chúng ta nhìn vào
    hệ thống phân biệt chủng tộc và nhận ra
  • 6:14 - 6:18
    rằng nó đã được khâu vào từng sớ vải
    chúng ta là ai,
  • 6:20 - 6:24
    khi đó, chúng ta có thể thực sự làm gì
    với sự cố tình phân biệt
  • 6:24 - 6:28
    ở trường học,
    khu dân cư và nơi làm việc.
  • 6:29 - 6:31
    Nhưng chỉ đến lúc đó
    chúng ta mới có thể nhấn mạnh
  • 6:31 - 6:34
    và đối mặt với di sản của chế độ nô lệ
  • 6:34 - 6:37
    và loại bỏ di sản xấu xí của chế độ này.
  • 6:37 - 6:38
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 6:38 - 6:42
    (vỗ tay)
Title:
Biểu tượng của hệ thống phân biệt chủng tộc - và các để tước đi quyền lực của chúng
Speaker:
Paul Rucker
Description:

Nghệ sĩ đa ngành và thành viên của Ted Paul Rucker tháo gỡ di sản của hệ thống phân biệt chủng tộc ở Hoa Kỳ. Là một nhà sưu tầm vật thể liên kết với lịch sử của chế độ chiếm hữu nô lệ -- từ dấu nung và cùm đến bưu thiếp tả cảnh treo cổ -- Rucker không thể tìm được bất kì áo choàng của hội Ku Klux Klan (KKK) nguyên vẹn cho bộ sưu tầm của mình, vì thế, ông bắt đầu tự làm một cái cho mình. Kết quả: một bộ áo nổi bật với những loại vải phi truyền thống như vải kente, vải camo và lụa, đối mặt với sự bình thường hóa của hệ thống phân biệt chủng tộc ở Mỹ. Ông nói "Nếu chúng ta nhìn vào những vật thể này một cách chọn lọc và nhận ra chúng là 1 phần của lịch sử, chúng ta có thể tìm ra cách để chúng không còn ảnh hưởng trên chúng ta nữa" .
(Bài nói này chứa nhiều hình ảnh mang tính chất minh họa)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:01

Vietnamese subtitles

Revisions