Return to Video

Markham Nolan: Làm sao tách rời sự thật và điều hư cấu trên mạng

  • 0:01 - 0:03
    Tôi bắt đầu nghiệp làm báo từ năm 17 tuổi.
  • 0:03 - 0:07
    Đây là ngành khá thú vị để theo đuổi.
  • 0:07 - 0:09
    Bởi vì luôn có những thông tin
    đầy bất ngờ và biến động...
  • 0:09 - 0:12
    ... được đăng tải trên mạng,
    mà như mọi người biết rồi đó
  • 0:12 - 0:15
    Từ góc nhìn của người kinh doanh, thì biết điều này chẳng lấy làm vui vẻ gì.
  • 0:15 - 0:18
    Mà như ông tôi thường hay nói đùa rằng:
  • 0:18 - 0:21
    "Tất cả lợi nhuận đều rơi vào túi của Google."
  • 0:21 - 0:23
    Vậy nên làm nhà báo vào ngày nay là một điều hấp dẫn.
  • 0:23 - 0:26
    Nhưng mà những điều biến động mà tôi nói đến không phải là đầu ra...
  • 0:26 - 0:29
    .. mà chính là đầu vào.
  • 0:29 - 0:32
    Tức là làm thế nào thu thập tin tức và sắp xếp thông tin lại với nhau.
  • 0:32 - 0:35
    Bây giờ đã khác hồi trước.
  • 0:35 - 0:37
    Cán cân quyền lực đã thay đổi.
  • 0:37 - 0:39
    Nó được chuyển giao từ các hãng thông tấn sang khán giả.
  • 0:39 - 0:41
    Trước, khán giả từng rơi vào thế bị động...
  • 0:41 - 0:44
    ... khi mà họ không thể tác động đến các nguồn tin
  • 0:44 - 0:46
    ... hay đóng góp vào sự thay đổi nào.
    Họ bị cô lập về thông tin.
  • 0:46 - 0:48
    Nhưng giờ tình thế đã thay đổi.
  • 0:48 - 0:50
    Lần đầu tiên tôi tiếp xúc với
    giới truyền thông là vào năm 1994.
  • 0:50 - 0:54
    Đó là khi kênh BBC không chiếu một ngày
    vì cuộc đình công.
  • 0:54 - 0:57
    Lúc đó tôi khá là thất vọng, thậm chí cáu giận vì không được xem phim hoạt hình.
  • 0:57 - 1:00
    Thế là tôi quyết định viết thư.
  • 1:00 - 1:03
    Và để kết thúc một lá thư đầy tức giận một cách hả hê, tôi viết:
  • 1:03 - 1:06
    "Cháu Markham, bốn tuổi."
    Đến giờ vẫn còn tác dụng.
  • 1:06 - 1:09
    Không biết tôi có tác động gì đến cuộc đình công ngày hôm đó không...
  • 1:09 - 1:12
    ... nhưng mà tôi có biết là họ mất 3 tuần để trả lời tôi.
  • 1:12 - 1:14
    ... mà đó là cả đi lần về đấy.
  • 1:14 - 1:16
    Cần bấy nhiêu đó thời gian để tạo sự tác động rồi được phản hồi.
  • 1:16 - 1:19
    Bây giờ không cần lâu đến thế nữa.
  • 1:19 - 1:22
    Là nhà báo, chúng ta truyền đi những thông tin nóng hổi nhất.
  • 1:22 - 1:24
    Bây giờ không còn ở thời đại mà khán giả đợi thông tin.
  • 1:24 - 1:28
    Mà bây giờ là chúng ta phản ứng lại thông tin nhận được từ họ.
  • 1:28 - 1:30
    Chúng ta thực sự trông cậy vào họ vì họ chính là người giúp chúng ta biết được tin tức mới nhất.
  • 1:30 - 1:35
    Giúp chúng ta biết đâu là nơi cần đến và
    hiểu được điều họ muốn được nghe là gì.
  • 1:35 - 1:39
    Bây giờ là sự tương tác tức thì, nhanh hơn, và thường xuyên hơn.
  • 1:39 - 1:45
    Và nhà báo chúng ta có cơ hội
    tiếp cận thông tin mới nhất.
  • 1:45 - 1:47
    Để ví dụ cách chúng ta biết thông tin mới nhất nhờ vào người dùng mạng.
  • 1:47 - 1:52
    Đó là sự kiện động đất ngày 5/9 ở Costa Rica.
  • 1:52 - 1:54
    Cơn chấn động lên tới 7.6 độ, khá là dữ dội.
  • 1:54 - 1:57
    Trận động đất chỉ cần 60 giây...
  • 1:57 - 2:00
    ... đã lan ra tới 250 km tới Managua.
  • 2:00 - 2:04
    Mặt đất ở Managua rung chuyển 60 giây sau khi nó đụng vào tâm chấn.
  • 2:04 - 2:06
    Ba mươi giây sau, một tin nhắn đầu tiên đăng lên Twitter.
  • 2:06 - 2:09
    ... với nội dung đăng là: "temblor" nghĩa là động đất.
  • 2:09 - 2:12
    Mất 60 giây để một trận động đất...
  • 2:12 - 2:14
    ... đi một quãng đường 250 km.
  • 2:14 - 2:16
    Và 30 giây sau, tin tức về trận động đất đó đã lan đi khắp thế giới.
  • 2:16 - 2:19
    Ngay trong tức khắc, mọi người trên trái đất...
  • 2:19 - 2:22
    ... đều biết về trận động đất xảy ra cách đó ít phút...
  • 2:22 - 2:25
    ... vừa xảy ra tại Managua.
  • 2:25 - 2:27
    Có được vậy là nhờ vào bản năng báo tin nhanh nhạy của người ấy...
  • 2:27 - 2:31
    ... khi người đó cập nhâp tình trạng hiện giờ của mình lên mạng.
  • 2:31 - 2:34
    ... mà đó cũng là điều ngày nay mọi người hay làm.
  • 2:34 - 2:36
    Vậy nên khi chúng ta đăng một câu nói,
    truyền đi một tấm ảnh...
  • 2:36 - 2:39
    ... hay là chia sẻ một đoạn video, thì tất cả điều được truyền đi vào đám mây thông tin ngay tức thì.
  • 2:39 - 2:42
    Và khi lượng thông tin được chia sẻ dồn dập...
  • 2:42 - 2:45
    ... thì số lượng tin tức xuất hiện tăng lên theo số nhân.
  • 2:45 - 2:47
    Các con số thống kê thật sự choáng ngợp.
  • 2:47 - 2:50
    Cứ mỗi phút trôi qua thì lại có
    tổng số 72 tiếng thời lượng video...
  • 2:50 - 2:51
    ... được đăng tải lên YouTube.
  • 2:51 - 2:55
    Nghĩa là cứ mỗi giây lại có khoảng hơn
    1 tiếng video được chia sẻ.
  • 2:55 - 2:59
    Và cứ mỗi giây lại có 58 tấm ảnh
    được đăng lên Instagram.
  • 2:59 - 3:03
    Và khoảng 3,500 tấm ảnh được tải lên Facebook.
  • 3:03 - 3:06
    Vậy nghĩa là khi tôi kết thúc buổi nói chuyện này...
  • 3:06 - 3:10
    ... thì đã có 864 tiếng video được lan truyền trên YouTube.
  • 3:10 - 3:14
    ... và khoảng 2,5 triệu tấm ảnh được chia sẻ trên Facebook và Instagram.
  • 3:14 - 3:18
    Vậy nên làm nhà báo thì thực sự thú vị.
  • 3:18 - 3:20
    Khi mà chúng ta có thể có được mọi thông tin.
  • 3:20 - 3:23
    Vậy nên khi có điều gì vừa xảy ra ở đâu đó trên thế giới, thì tôi đều biết được ngay lập tức.
  • 3:23 - 3:27
    ... và lại hoàn toàn miễn phí.
  • 3:27 - 3:30
    Và mọi người trong khán phòng
    hôm nay cũng đều biết được...
  • 3:30 - 3:33
    ... chỉ rắc rối là, với số lượng thông tin đồ sộ như thế...
  • 3:33 - 3:35
    ... thì chúng ta cần phải sàng lọc ra tin tức có giá trị.
  • 3:35 - 3:37
    Điều này thực sự khó khi phải xử lý một số lượng thông tin khổng lồ như thế.
  • 3:37 - 3:39
    Nói gì đâu cho xa xôi.
  • 3:39 - 3:42
    Trận siêu bão Sandy vừa rồi là một minh chứng.
  • 3:42 - 3:45
    Đây là một cơn bão kinh hoàng chưa từng thấy.
  • 3:45 - 3:48
    Nó làm khuynh đảo tâm của vũ trụ là iPhone.
  • 3:48 - 3:53
    Số lượng tin tức truyền đi về cơn bão
    nhiều chưa từng thấy.
  • 3:53 - 3:55
    Nó cũng đồng nghĩa với việc nhà báo phải đối mặt với những tin tức giả.
  • 3:55 - 3:58
    Ví dụ những tấm hình chụp đã lâu
    nhưng được đăng lại.
  • 3:58 - 4:00
    Hay như những tấm hình được chỉnh sửa...
  • 4:00 - 4:04
    ... bằng cách ghép những cơn bão được chụp trước đó lại với nhau.
  • 4:04 - 4:09
    Thậm chí cả những tấm được trích từ bộ phim "Ngày tận thế." (Cười lớn)
  • 4:09 - 4:12
    Có những tấm ảnh nhìn vào trông rất thật...
  • 4:12 - 4:14
    ... đến nỗi khó mà phân biệt được đâu là thật, là giả.
  • 4:14 - 4:18
    (Cười lớn)
  • 4:18 - 4:22
    Bên cạnh những tấm hình gây cười, thì cũng có những tấm như thế này được đăng lên Instagram.
  • 4:22 - 4:24
    Nó đã khiến các phóng viên như ngồi trên đống lửa.
  • 4:24 - 4:27
    Họ không biết chắc nó có phải thật hay không vì hình ảnh được chỉnh sửa qua Instagram.
  • 4:27 - 4:29
    Độ ánh sáng trông đáng ngờ, ai cũng hoài nghi về độ chân thật của tấm hình.
  • 4:29 - 4:31
    Rốt cuộc đó là tấm hình thật,
    được chụp tại Avenue C...
  • 4:31 - 4:34
    ... ở khu trung tâm tại Manhattan,
    nơi bị ngập lụt dữ dội.
  • 4:34 - 4:36
    Tấm hình này được chứng minh là thật...
  • 4:36 - 4:38
    Bởi vì họ tìm được nguồn của bức ảnh.
  • 4:38 - 4:40
    Chủ nhân của tấm hình là
    blogger ẩm thực ở New York.
  • 4:40 - 4:42
    Họ là người nổi tiếng và đáng tin cậy.
  • 4:42 - 4:45
    Vậy nên tấm hình này không phải là ảo vì nó được chứng thực rõ ràng.
  • 4:45 - 4:48
    Và đó cũng là nhiệm vụ của một nhà báo là phải sàng lọc những thông tin như thế này.
  • 4:48 - 4:51
    Thay vì đi tìm thông tin khắp nơi...
  • 4:51 - 4:53
    ... rồi đăng những tin tức đó cho người đọc...
  • 4:53 - 4:55
    ... thì chúng ta lại giữ lại những thông tin
    không có giá trị.
  • 4:55 - 4:58
    Đi tìm nguồn gốc của tin tức là việc trở nên vô cùng quan trọng.
  • 4:58 - 5:02
    Ví dụ tìm nguồn đáng tin cậy thì Twitter là nơi các phóng viên thường hay dùng.
  • 5:02 - 5:05
    Nó như một mạng lưới thông tin
    không chính thức vậy.
  • 5:05 - 5:08
    Bạn cần biết cách sử dụng nó vì
    thông tin trên Twitter rất đa dạng.
  • 5:08 - 5:10
    Một ví dụ rõ ràng cho tính hữu ích của Twitter...
  • 5:10 - 5:14
    ... cũng như khó khăn cho việc dùng nó là khi cuộc cách mạng Ai Cập nổ ra năm 2011.
  • 5:14 - 5:17
    Không biết nói tiếng Ả Rập,
    thì với một người ngoài cuộc...
  • 5:17 - 5:19
    ... đến từ Dublin...
  • 5:19 - 5:21
    ... danh sách cách tài khoản Twitter đáng tin cậy...
  • 5:21 - 5:24
    ... mà chúng tôi có thể dùng được
    thật sự rất quan trọng.
  • 5:24 - 5:27
    Làm sao chúng tôi có thể tạo ra danh sách đó từ giấy trắng ư?
  • 5:27 - 5:29
    Mới nghe thì thật khó, nhưng nếu biết cách thì mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều.
  • 5:29 - 5:32
    Hình minh họa này được tạo bởi anh chàng nghiên cứu người Ý.
  • 5:32 - 5:36
    Người đó tên là André Pannison.
  • 5:36 - 5:38
    Việc anh ta làm là lấy các cuộc đối thoại trên Twitter ở Quảng Trường Tahrir...
  • 5:38 - 5:41
    ... vào cái ngày mà Hosni Mubarak từ chức.
  • 5:41 - 5:44
    Và cái chấm tròn mà mọi người thấy là những tin được truyền lại.
  • 5:44 - 5:47
    Nghĩa là khi ai đó đăng lại một tin nào đó thì các chấm tròn sẽ được liên kết lại.
  • 5:47 - 5:49
    Càng nhiều tin được đăng lại
    và chia sẻ trên Twitter...
  • 5:49 - 5:52
    ... thì kết nối sẽ được mở rộng, càng có nhiều chấm tròn được nối lại với nhau hơn.
  • 5:52 - 5:54
    Hình minh họa này rất hữu ích.
  • 5:54 - 5:57
    Nó cho bạn biết thông tin của ai thu hút hơn...
  • 5:57 - 6:00
    ... và ai đáng được tiếp cận hơn.
  • 6:00 - 6:03
    Vậy là khi mạng lưới này mở rộng ngày một lớn...
  • 6:03 - 6:05
    Và trở nên sống động thì chúng tôi quyết định
    không theo dõi thêm...
  • 6:05 - 6:10
    ... và dừng cuộc đối thoại vĩ đại đầy nhịp điệu này.
  • 6:10 - 6:11
    Chúng tôi lần theo các dấu tròn để truy tìm về nguồn thông tin gốc.
  • 6:11 - 6:14
    Và thế là: "Đây chính là những người
    mà ta cần liên lạc."
  • 6:14 - 6:16
    "Đây là những người có những tin đáng để chú ý."
  • 6:16 - 6:18
    "Thử xem họ là những người thế nào."
  • 6:18 - 6:20
    Ngập lụt trong lượng tin tức đồ sộ...
  • 6:20 - 6:24
    ... đây chính là lúc mà internet thật sự khiến những người làm phóng viên như thôi thấy thích thú.
  • 6:24 - 6:26
    Vì bây giờ có rất nhiều công cụ trên mạng...
  • 6:26 - 6:28
    ... có thể giúp ích cho việc tìm kiếm của chúng tôi.
  • 6:28 - 6:31
    Khi càng đào sâu vào các nguồn thông tin đó...
  • 6:31 - 6:34
    ... bạn có thể tìm được rất nhiều thứ bạn muốn.
  • 6:34 - 6:37
    Thỉnh thoảng bạn lại tìm được một tin tức...
  • 6:37 - 6:41
    ... mà thật sự rất hấp dẫn,
    bạn muốn đăng nó chết đi được...
  • 6:41 - 6:43
    ... nhưng vẫn không thể đăng liền được...
  • 6:43 - 6:44
    ... vì không biết nguồn tin ấy có phải thật hay không.
  • 6:44 - 6:47
    Bạn không biết nó có phải sản phẩm của đồ họa hay là được đăng lại.
  • 6:47 - 6:48
    Đó là khi bạn cần phải đi điều tra về độ chân thật của tin tức.
  • 6:48 - 6:51
    Tôi sẽ cho chạy đoạn video này một lát.
  • 6:51 - 6:54
    Chúng tôi tìm thấy nó cách đây được vài tuần.
  • 6:54 - 6:56
    "Tí nữa là gió sẽ ào ào cho mà coi."
  • 6:56 - 7:01
    (Tiếng mưa và gió gào)
  • 7:01 - 7:04
    (Tiếng nổ) Ôi má ơi!
  • 7:04 - 7:07
    Nếu bạn là phóng viên tin tức thì đây
    là một điều rất đáng để đưa.
  • 7:07 - 7:09
    Nó là một tin tức vô cùng quý giá và hấp dẫn.
  • 7:09 - 7:12
    Đây chính là phản ứng chân thật
    của một người dân...
  • 7:12 - 7:14
    ... khi quay lại cảnh mưa bão từ đằng sau vườn nhà.
  • 7:14 - 7:18
    Nhưng mà làm sao bạn biết được
    người này đăng tin thật hay giả?
  • 7:18 - 7:20
    Hay là nó có thật nhưng đã xảy ra từ lâu và được đăng lại mới đây thôi?
  • 7:20 - 7:23
    Vậy chúng tôi quyết định
    xác minh lại đoạn video này.
  • 7:23 - 7:25
    Điều chúng tôi dựa vào duy nhất lúc đó là tên tài khoản YouTube đã tải đoạn video đó.
  • 7:25 - 7:28
    Tải khoản này chỉ mới có một đoạn video duy nhất.
  • 7:28 - 7:29
    Và tên là Rita Krill.
  • 7:29 - 7:33
    Chúng tôi không biết cái tên
    Rita có phải là thật hay giả.
  • 7:33 - 7:36
    Nhưng chúng tôi vẫn cứ tìm bằng cách dùng
    công cụ internet sẵn có.
  • 7:36 - 7:39
    Cái đầu tiên là Spokeo,
    nó tìm tên Rita Krill có ở những đâu.
  • 7:39 - 7:41
    Chúng tôi giới hạn trong nước Mỹ,
    và kết quả cho được ở New York...
  • 7:41 - 7:44
    Pennsylvania, Nevada, và Florida.
  • 7:44 - 7:47
    Sau đó chúng tôi dùng tiếp công cụ miễn phí thứ hai.
  • 7:47 - 7:49
    Chúng tôi kiểm tra báo cáo thời tiết
    trên Wolfram Alpha...
  • 7:49 - 7:52
    ... vào cái ngày đoạn băng được tải lên.
  • 7:52 - 7:53
    Chúng tôi rà khắp các thành phố...
  • 7:53 - 7:57
    ... và cuối cùng tìm được ở Florida ngày hôm đó có mưa và sấm sét.
  • 7:57 - 8:00
    Và thế là chúng tôi lại lục tra danh bạ ở Florida...
  • 8:00 - 8:03
    Và tìm kiếm cái tên Rita Krill.
  • 8:03 - 8:04
    Sau khi lấy được các địa chỉ tìm được...
  • 8:04 - 8:07
    ... chúng tôi gõ chúng vào Google Maps để tìm hình dạng ngôi nhà.
  • 8:07 - 8:09
    ... đến một địa chỉ chúng tôi tìm được một hồ bơi...
  • 8:09 - 8:12
    ... giống như trong đoạn băng.
    Chúng tôi so sánh các điểm tương đồng...
  • 8:12 - 8:15
    ... giữa đoạn băng và hình ảnh tìm thấy trên Google.
  • 8:15 - 8:18
    Nếu nhìn vào đoạn băng bạn sẽ thấy
    có một cái dù to...
  • 8:18 - 8:20
    ... một cái phao màu trắng...
  • 8:20 - 8:23
    Các góc của hồ bơi hình tròn đặc trưng...
  • 8:23 - 8:25
    ... và có 2 cái cây ở bên ngoài.
  • 8:25 - 8:27
    Khi quan sát kĩ lưỡng hình ảnh trên Google Maps,
  • 8:27 - 8:30
    ... chúng ta thấy có một cái phao trắng...
  • 8:30 - 8:33
    Và đây là hai cái cây...
  • 8:33 - 8:35
    Có cả một cây dù. Trong hình thì nó được gập lại.
  • 8:35 - 8:39
    Cái này thì hơi khó. Và hồ bơi có các góc tròn.
  • 8:39 - 8:42
    Vậy thế là chúng tôi gọi cho Rita và nhận được đoạn băng...
  • 8:42 - 8:44
    ... rồi kiểm tra độ chân thật của nó.
  • 8:44 - 8:47
    Khách hàng chúng tôi đã rất mừng khi cuối cùng họ cũng có thể sử dụng đoạn băng.
  • 8:47 - 8:49
    Đôi khi hành trình tìm sự thật...
  • 8:49 - 8:53
    ... lại không được thoải mái như vậy, và cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường.
  • 8:53 - 8:56
    Syria là một điểm nóng tin tức...
  • 8:56 - 8:59
    ... vì nhiều khi bạn phải bóc trần những tin tức...
  • 8:59 - 9:03
    ... mà có liên quan đến
    bằng chứng tội ác chiến tranh...
  • 9:03 - 9:05
    Những lúc thế này, YouTube chính là kho tin tức...
  • 9:05 - 9:09
    ... đầy quan trọng về những diễn biến
    đang xảy ra trên thế giới.
  • 9:09 - 9:12
    Đoạn băng này tôi sẽ không chiếu hết...
  • 9:12 - 9:15
    Bởi vì nó chứa những hình ảnh khá là đáng sợ, nhưng bù lại bạn sẽ nghe được tiếng.
  • 9:15 - 9:17
    Đây là ở Hama.
  • 9:17 - 9:20
    (Tiếng la hét từ đoạn băng)
  • 9:20 - 9:24
    Ở trong đoạn video này...
  • 9:24 - 9:27
    ... là cảnh các thi thể đầy máu
    trên một chiếc xe chở hàng...
  • 9:27 - 9:29
    ... bị đem ra một cây cầu và quăng xuống nước.
  • 9:29 - 9:32
    Nguồn thông tin cho rằng đây là Hội Anh Em Hồi Giáo
  • 9:32 - 9:35
    ... và họ đang ném thi thể
    của các quân sĩ Syria xuống sông...
  • 9:35 - 9:38
    ... kèm theo những câu chửi bới và báng bổ gay gắt...
  • 9:38 - 9:40
    Có rất nhiều thông tin tranh cãi
    xoay quanh việc họ là ai...
  • 9:40 - 9:42
    ... và địa điểm đoạn video này được quay.
  • 9:42 - 9:46
    Vậy là chúng tôi liên lạc với các nguồn tin
    ở Hama qua Twitter
  • 9:46 - 9:48
    .. và trao đổi với họ về điều này.
  • 9:48 - 9:52
    Cây cầu chính là điểm chúng tôi chú ý tới vì nó có thể được xác minh dễ hơn.
  • 9:52 - 9:55
    Ba nguồn khác nhau nói ba thông tin khác nhau.
  • 9:55 - 9:57
    Một người nói cây cầu không có thật.
  • 9:57 - 10:01
    Người thứ hai nói cây cầu nhưng
    không ở Hama mà ở chỗ khác.
  • 10:01 - 10:03
    Người thứ ba thì nói: "Tôi nghĩ có cây cầu này..."
  • 10:03 - 10:07
    "Nhưng cái đập ở đoạn thượng lưu đã đóng..."
  • 10:07 - 10:10
    "Nhưng mặt sông đáng lẽ phải khô mới phải.
    Như thế thì không khớp."
  • 10:10 - 10:13
    Đó là người duy nhất cho chúng tôi manh mối.
  • 10:13 - 10:14
    Vậy là chúng tôi đi tìm những manh mối khác.
  • 10:14 - 10:17
    Đoạn băng có quay hàng rào chắn,
    có thể xác minh được.
  • 10:17 - 10:21
    Trên thành cầu, bóng đổ về hướng Nam.
  • 10:21 - 10:23
    Vậy là chúng tôi suy đoán cây cầu nằm hướng Đông-Tây.
  • 10:23 - 10:25
    Thành cầu được sơn trắng đen xen kẽ.
  • 10:25 - 10:27
    Khi nhìn vào đoạn có con sông, bạn thấy ở đó có một trụ đá ở hướng Tây.
  • 10:27 - 10:30
    Và kia chính là đoạn mây máu trên mặt sông.
  • 10:30 - 10:32
    Máu chảy theo nước sông, vậy nên con sông này chảy hướng Nam-Bắc.
  • 10:32 - 10:33
    Đó là những gì chúng tôi thu nhận được.
  • 10:33 - 10:36
    Khi nhìn khỏi cây cầu...
  • 10:36 - 10:37
    ... có một thảm cỏ ở bên trái dòng sông...
  • 10:37 - 10:40
    Và con sông thì thu hẹp dần.
  • 10:40 - 10:42
    Vậy là dựa vào Google Maps, chúng tôi bắt đầu...
  • 10:42 - 10:44
    ... cuộc tìm kiếm từng cây cầu một.
  • 10:44 - 10:48
    Chúng tôi nhớ đến cái đập được nhắc tới...
  • 10:48 - 10:51
    Vậy là lần theo các đoạn đường bắc ngang con sông.
  • 10:51 - 10:53
    Rồi loại bỏ các cây cầu không trùng khớp.
  • 10:53 - 10:55
    Cái cần tìm là cây cầu theo hướng Đông-Tây.
  • 10:55 - 10:57
    Và khi đến Hama, chúng tôi lần từ cái đập nước...
  • 10:57 - 10:59
    ... cho đến Hama, nhưng không có cây cầu nào.
  • 10:59 - 11:01
    Khi đi xa hơn một chút và chuyển sang chế độ hình ảnh vệ tinh...
  • 11:01 - 11:04
    ... chúng tôi tìm thấy một cây cầu có khả năng.
  • 11:04 - 11:07
    Nó cũng bắt ngang đoạn sông và theo hướng Đông-Tây.
  • 11:07 - 11:10
    Đây là có thể là cây cầu được quay, và chúng tôi lập tức phóng to hình ảnh.
  • 11:10 - 11:13
    Nó có một làn phân cách nên đây là
    cây cầu có 2 làn đường.
  • 11:13 - 11:17
    Thành cầu sơn trắng đen như trong đoạn video.
  • 11:17 - 11:19
    Khi đào sâu hơn một tí, các bạn sẽ thấy
    những tấm hình về cây cầu...
  • 11:19 - 11:22
    Được đăng kèm, điều này rất có ích.
  • 11:22 - 11:25
    Vậy là khi nhấn vào mấy tấm hình...
  • 11:25 - 11:28
    Chúng tôi có thể so sánh
    các chi tiết trong đoạn băng.
  • 11:28 - 11:31
    Đầu tiên là thành cầu màu trắng đen.
  • 11:31 - 11:33
    ... ggiống như những gì ta đã thấy.
  • 11:33 - 11:37
    Rồi cả hàng rào chắn với thiết kế nổi bật...
  • 11:37 - 11:39
    ... mà chúng ta đã thấy khi họ ném các thi thể.
  • 11:39 - 11:42
    Khi rà soát lại các điểm,
    chúng tôi chắc chắn đây là cây cầu đó.
  • 11:42 - 11:43
    Vậy thì nó nói lên được điều gì?
  • 11:43 - 11:46
    Nhớ lại thông tin từ ba nguồn khác nhau
    mà tôi đã nhận được:
  • 11:46 - 11:47
    Một nói cây cầu không có.
  • 11:47 - 11:49
    Người thứ hai nói cây cầu không có ở Hama.
  • 11:49 - 11:53
    Người cuối nói: "Cây cầu có thật, nhưng tôi không chắc về mực độ nước."
  • 11:53 - 11:57
    Trong ba người, thì người thứ ba thì có vẻ nói thật nhất.
  • 11:57 - 12:00
    Chúng tôi đã có thể tìm ra được điều đó bằng các công cụ miễn phí trên internet.
  • 12:00 - 12:02
    Khi ngồi trong một văn phòng ở Dublin...
  • 12:02 - 12:04
    ... và ra kết quả trong vòng 20 phút.
  • 12:04 - 12:06
    Và đó chính là thú vui của công việc này.
  • 12:06 - 12:09
    Mạng giống như một dòng nước cuồn cuộn...
  • 12:09 - 12:12
    ... càng ngày càng có nhiều thông tin khó sàng lọc.
  • 12:12 - 12:16
    Nhưng nếu bạn sử dụng chúng một cách thông minh, bạn sẽ tìm được những tin có giá trị.
  • 12:16 - 12:18
    Chỉ cần một vài manh mối,
    tôi có thể tìm ra những điều...
  • 12:18 - 12:22
    ... mà hầu hết những ai trong căn phòng này
    đều không muốn cho tôi biết.
  • 12:22 - 12:25
    Nhưng điều quan trọng hơn là...
  • 12:25 - 12:29
    ... khi mà càng ngày có nhiều thông tin khó sàng lọc...
  • 12:29 - 12:31
    ... tràn lan trên mạng, thì các công cụ hỗ trợ càng trở nên mạnh mẽ và có ích.
  • 12:31 - 12:33
    ... những công cụ internet miễn phí ngày nay...
  • 12:33 - 12:35
    ... có thể giúp chúng ta trong những
    cuộc điều tra như thế này.
  • 12:35 - 12:37
    Những thuật toán càng ngày càng thông minh và phức tạp hơn trước...
  • 12:37 - 12:40
    ... và máy tính chạy nhanh hơn bao giờ hết.
  • 12:40 - 12:43
    Nhưng có một điều rằng: thuật toán chỉ là quy tắc, chỉ là phép tính nhị phân.
  • 12:43 - 12:45
    Nó chỉ có thể là có hoặc không, trắng hoặc đen.
  • 12:45 - 12:49
    Sự thật thì không phải vậy. Nó là giá trị.
  • 12:49 - 12:53
    Sự thật là cảm xúc, hay thay đổi, và hơn hết,
    nó rất con người.
  • 12:53 - 12:55
    Dù cho chúng ta dùng máy tính có thành thạo đến đâu đi chăng nữa...
  • 12:55 - 12:58
    ... có bao nhiêu thông tin
    chúng ta biết được đi chăng nữa...
  • 12:58 - 13:01
    ... thì bạn vẫn không bao giờ có thể tách phần người ra khỏi quá trình tìm kiếm sự thật.
  • 13:01 - 13:04
    Bởi vì cuối cùng thì,
    đó là đặc điểm nổi bật của con người.
  • 13:04 - 13:08
    Cảm ơn đã lắng nghe. (Vỗ tay)
Title:
Markham Nolan: Làm sao tách rời sự thật và điều hư cấu trên mạng
Speaker:
Markham Nolan
Description:

Khi kết thúc cuộc nói chuyện này, đã có 864 tiếng video được đăng lên YouTube và 2,5 triệu tấm ảnh được chia sẻ lên Facebook và Instagram. Vậy làm sao chúng ta sàn lọc chúng? Tại TEDSalon ở London, Markham Nolan chia sẻ những thủ thuật điều tra mà ông và nhân viên đã dùng để xác minh thông tin ngay tức thì, để cho bạn biết rằng hình ảnh Tượng Nữ Thần Tự Do đã được chỉnh sửa hay đoạn video rò rỉ từ Syria là thật.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:29

Vietnamese subtitles

Revisions