Return to Video

8 mẹo xác minh tin giả

  • 0:00 - 0:02
    Tôi là Hari Sreenivasan.
    Đây là với Take on Fake,
  • 0:02 - 0:06
    nơi vạch trần những điều bạn đã
    nhìn thấy hay chia sẻ trên mạng.
  • 0:06 - 0:08
    Chúng tôi đã dành cả năm ngoái
  • 0:08 - 0:11
    trao đổi với các nhà báo và nhà xác minh
    dữ liệu khắp cả nước
  • 0:11 - 0:14
    về cách họ xử lý khi thông tin sai lệch
    bị truyền đi nhanh chóng.
  • 0:14 - 0:17
    Họ đã chia sẻ với chúng tôi
    rất nhiều mẹo và công cụ
  • 0:17 - 0:20
    không chỉ giúp ích cho họ mà
    còn có thể có ích cho bạn nữa.
  • 0:20 - 0:22
    Đây là 8 bước bạn có thể áp dụng,
  • 0:22 - 0:24
    bất kể là trên điện thoại hay laptop
  • 0:24 - 0:27
    giúp những thông tin bạn đọc được
    trên tường trở nên hợp lý hơn.
  • 0:27 - 0:31
    Nắm được sự khác nhau giữa
    misinformation và disinformation
  • 0:31 - 0:35
    Trước hết là phải hiểu được
    sự khác nhau giữa hai từ này.
  • 0:36 - 0:38
    Có thể bạn đã nhìn và nghe thấy
    chúng rất nhiều
  • 0:38 - 0:39
    trong những năm gần đây.
  • 0:39 - 0:42
    Misinformation là việc thông tin sai lệch
    được lan truyền
  • 0:42 - 0:46
    bất kể là có chủ ý nhằm
    đánh lừa hay không.
  • 0:46 - 0:50
    Ngược lại, Disinformation là thông tin
    được tạo ra nhằm đánh lừa bạn.
  • 0:50 - 0:52
    Có thể là câu chuyện nhằm
    bẻ hướng thao túng
  • 0:52 - 0:54
    hoặc hoàn toàn là tin bịa đặt.
  • 0:54 - 0:57
    Disinformation được tạo ra là
    nhằm để tuyên truyền.
  • 0:57 - 1:00
    Bây giờ thì bạn đã biết về
    các loại thông tin xấu,
  • 1:00 - 1:03
    vậy khi bắt gặp chúng thì
    bạn có thể làm gì?
  • 1:03 - 1:05
    Kiềm chế phản ứng cảm xúc của bạn.
  • 1:05 - 1:09
    Mạng xã hội được thiết kế nhằm thu hút
    phản ứng quá khích từ bạn
  • 1:09 - 1:11
    bất kể là điều khiến bạn
    thích thú hay yêu mến,
  • 1:11 - 1:14
    khiến cho bạn khóc hay cảm thấy tức giận.
  • 1:14 - 1:16
    Nếu bạn đang lướt mạng xã hội
  • 1:16 - 1:19
    và bạn nhìn thấy một điều gì đó
    đặc biệt thu hút,
  • 1:19 - 1:21
    bạn cảm thấy nó rất đúng đắn,
  • 1:21 - 1:26
    bạn thấy như thể điều đó đang
    củng cố cho những suy nghĩ của bạn.
  • 1:26 - 1:29
    Nên xem đây là dấu hiệu cảnh báo
    rằng thông tin đó có vấn đề.
  • 1:29 - 1:33
    Thường thì những dữ kiện được
    đưa ra mà bạn cảm thấy
  • 1:33 - 1:37
    có vẻ hợp lý và đúng đắn nhất,
    thực ra lại là sai.
  • 1:37 - 1:40
    Tìm những dấu hiệu cảnh báo
    trong chính những bài đăng.
  • 1:40 - 1:42
    Cách nào để bạn nhận ra
    có gì đó không đúng?
  • 1:42 - 1:44
    Thật ra có nhiều dấu hiệu để lật tẩy
  • 1:44 - 1:46
    một bài đăng không có logic
  • 1:46 - 1:50
    bạn có thể nhìn ra được mà không cần
    phải từ bỏ mạng xã hội
  • 1:50 - 1:53
    Nếu bạn nhìn thấy hàng đống những hashtag,
  • 1:53 - 1:56
    hãy ngẫm nghĩ xem-bài đăng này
    đang muốn nhắm tới ai?
  • 1:56 - 1:59
    Đối tượng nào mà bài đăng đang
    cố gắng tiếp cận?
  • 1:59 - 2:02
    Ngay lập tức chúng tôi cảm thấy hoài nghi
  • 2:02 - 2:07
    bởi khi nhìn thấy hàng đống những hashtag
  • 2:07 - 2:09
    thật dễ để nhận ra rằng có
    ai đó đang cố gắng
  • 2:09 - 2:11
    nhanh chóng lan truyền điều gì đó
  • 2:11 - 2:14
    Thậm chí bạn có thể dễ dàng nhận ra
    vài hashtag QAnon ở đây
  • 2:14 - 2:16
    vốn là một thứ ngoài lề,
  • 2:16 - 2:19
    nay là thuyết âm mưu theo
    chủ nghĩa dân túy.
  • 2:19 - 2:21
    Vậy nên ngay lập tức có thể
    nhận ra được rằng
  • 2:21 - 2:24
    có gì đó không đúng ở đây.
  • 2:24 - 2:28
    Tiếp theo, bài đăng có thể đã
    bị gắn cờ sẵn.
  • 2:28 - 2:31
    Hầu hết các nền tảng mạng xã hội làm việc
    với các bên xác minh thông tin
  • 2:31 - 2:34
    cho phép họ gắn nhãn lên
  • 2:34 - 2:37
    bài đăng sai sự thật, gây hiểu lầm hoặc
    không được đặt trong đúng ngữ cảnh.
  • 2:38 - 2:40
    Mở một cửa sổ mới.
  • 2:40 - 2:43
    Một cửa sổ mới luôn được những nhà
    xác minh thông tin tin dùng.
  • 2:43 - 2:45
    Trao đổi với rất nhiều nhà báo,
  • 2:45 - 2:47
    họ đều có cùng một điểm chung
  • 2:47 - 2:50
    hãy nhìn vào số lượng những cửa sổ này đi.
  • 2:50 - 2:52
    Khi mở một cửa sổ mới,
  • 2:52 - 2:54
    bạn nên bắt đầu với công cụ
    tìm kiếm trên mạng.
  • 2:54 - 2:55
    Tìm kiếm từ khóa cho bạn biết
  • 2:55 - 2:57
    thông tin đó được bắt nguồn từ đâu,
  • 2:57 - 3:01
    bạn cũng có thể tham khảo chéo
    với các nguồn khác,
  • 3:01 - 3:03
    và biết được thông tin mà bạn nhìn thấy
  • 3:03 - 3:07
    đã được xác minh, làm sáng tỏ hay chưa.
  • 3:07 - 3:08
    Tìm hiểu về website.
  • 3:08 - 3:11
    Thỉnh thoảng các bài đăng mạng xã hội
    sẽ dẫn link đến một website.
  • 3:11 - 3:13
    Trong trường hợp đó,
  • 3:13 - 3:15
    bạn có thể biết được mức độ
    đáng tin cậy của nguồn tin
  • 3:15 - 3:17
    chỉ việc bỏ một chút công sức
    tìm hiểu thôi.
  • 3:17 - 3:21
    Bạn hãy dành thời gian tìm hiểu về
    website một cách kĩ nhất có thể
  • 3:21 - 3:23
    trước khi chia sẻ điều gì.
  • 3:23 - 3:26
    Hãy truy cập website và tìm đọc
    mục "About" của họ.
  • 3:26 - 3:28
    Nếu không có nhiều thông tin hiển thị,
  • 3:28 - 3:31
    hoặc có lỗi sai chính tả,
    hoặc khá là chung chung,
  • 3:31 - 3:32
    thì đây có thể là dấu hiệu
  • 3:32 - 3:34
    chỉ ra website này không đáng tin cậy.
  • 3:36 - 3:37
    Thử một trong những công cụ sau
  • 3:37 - 3:40
    Các nhà báo sử dụng rất nhiều
    nguồn miễn phí và tuyệt vời
  • 3:40 - 3:44
    để giúp họ hiểu hơn về
    một mẩu tin tức.
  • 3:44 - 3:45
    Thấy một bức ảnh đáng ngờ?
  • 3:45 - 3:47
    Bắt đầu với Tìm kiếm ngược bằng hình ảnh.
  • 3:47 - 3:50
    Công cụ này là nơi mà bạn có thể
    đặt câu hỏi trên Internet,
  • 3:50 - 3:53
    bất kể là Google hay công cụ
    tìm kiếm khác,
  • 3:53 - 3:55
    "Đã từng có bài đăng nào được
    đăng tải trước đó
  • 3:55 - 3:58
    mà có thumbnail giống vầy?
    Liệu có tìm được trên mạng không?"
  • 3:58 - 4:01
    Với những website đáng ngờ,
    hãy dùng Whois.
  • 4:01 - 4:05
    Công cụ tìm kiếm này cho bạn biết được
    ai là người đăng kí tên miền
  • 4:05 - 4:08
    và website được tạo từ khi nào.
  • 4:08 - 4:11
    Nếu một website được tạo cùng thời điểm
  • 4:11 - 4:13
    với bài đăng đang được lan truyền,
  • 4:13 - 4:16
    đây có thể xem là một hồi chuông
    báo động cho bạn.
  • 4:16 - 4:19
    Chuẩn bị tinh thần cho những
    tin tức nóng hổi
  • 4:19 - 4:22
    Tin tức đáng tin cậy cần thời gian,
    nhưng khi có tin mới,
  • 4:22 - 4:25
    thông tin được lan truyền còn
    nhanh hơn cả sự thật.
  • 4:25 - 4:27
    Vậy bạn có thể làm gì để đảm bảo
  • 4:27 - 4:29
    rằng mình đang nắm được thông tin
    chính xác và kịp thời?
  • 4:29 - 4:32
    Tôi nghĩ sẽ rất hữu ích nếu từng cá nhân
  • 4:32 - 4:37
    tạo cho mình một danh sách bao gồm
    những nhà báo khác nhau
  • 4:37 - 4:39
    để bạn có thể theo dõi họ khi có
    những thông tin nóng hổi.
  • 4:39 - 4:41
    Tự xây dựng một nhóm các chuyên gia
  • 4:41 - 4:44
    uy tín, được công nhận mà bạn tin tưởng.
  • 4:44 - 4:47
    Bằng cách này, bạn có thể nhận ra những
    điều mà bạn định chia sẻ
  • 4:47 - 4:49
    thật ra lại là điều bạn không nên.
  • 4:49 - 4:50
    Chính xác là như vậy
  • 4:50 - 4:52
    Tìm kiếm sự trợ giúp
  • 4:52 - 4:54
    Nếu thông tin bạn nhìn thấy
    cần được xác minh,
  • 4:54 - 4:56
    hãy liên hệ ngay với chuyên gia uy tín
  • 4:56 - 4:59
    và nhờ họ kiểm tra thông tin giúp bạn.
  • 4:59 - 5:02
    Chúng tôi chắc chắn cũng cần sự giúp đỡ
    từ phía cộng đồng,
  • 5:02 - 5:05
    bằng việc gắn cờ giúp các chuyên gia
  • 5:05 - 5:07
    Chúng tôi có email và các tài khoản
    mạng xã hội,
  • 5:07 - 5:10
    nếu mọi người có thắc mắc,
    chúng tôi luôn sẵn lòng hỗ trợ.
  • 5:11 - 5:14
    Có nhiều chuyện xảy ra trong 2020.
  • 5:14 - 5:18
    Dường như mỗi ngày đều có
    tin tức mới nóng hổi,
  • 5:18 - 5:22
    đi kèm với đó là những thông tin sai lệch
    hoặc bịa đặt hoàn toàn .
  • 5:22 - 5:24
    Ai ai cũng đều cảm thấy mệt mỏi.
  • 5:24 - 5:26
    Do đó chúng tôi thấy đặc biệt biết ơn
  • 5:26 - 5:29
    tất cả những nhà báo chúng tôi trao đổi
    đã làm việc chăm chỉ.
  • 5:29 - 5:33
    Chúng tôi chỉ đề cập được một phần của
    vấn đề thông qua 10 tập phát sóng,
  • 5:33 - 5:37
    nhưng các chuyên gia họ đã giải quyết
    hàng ngàn trường hợp.
  • 5:37 - 5:39
    Ngả mũ thán phục tất cả những ai ngoài kia
  • 5:39 - 5:43
    đang làm công việc kiểm tra nguồn tin,
    xác minh sự thật,
  • 5:43 - 5:45
    và vạch trần những luận điệu sai trái.
  • 5:45 - 5:47
    Hẹn gặp lại bạn.
    Đừng lan truyền tin giả.
  • 5:47 - 5:48
    Hãy thành thật.
  • 5:48 - 5:51
    Tôi là Hari Sreenivasan và đây là
    Take on Fake.
  • 5:53 - 5:55
    Cảm ơn đã tham gia cùng chúng tôi
  • 5:55 - 5:57
    Chương trình có lẽ sẽ ngừng lại một lúc,
  • 5:57 - 6:00
    hi vọng bạn luôn xác minh dữ kiện
    trong khoảng thời gian này.
  • 6:00 - 6:02
    Kiểm tra mục Miêu tả để biết thêm
    các công cụ
  • 6:02 - 6:05
    giúp cho bạn theo đuổi được sự thật.
Title:
8 mẹo xác minh tin giả
Description:

Chúng tôi đã dành ra cả năm qua trao đổi với các nhà báo và các nhà xác minh thông tin trên cả nước về cách họ giải quyết những thông tin giả. Đây là 8 mẹo mà bạn có thể sử dụng trên cả điện thoại và máy tính để giúp bạn kiểm tra các thông tin bạn thấy trên dòng thời gian của mình.

more » « less
Video Language:
English
Team:
Amplifying Voices
Project:
Misinformation and Disinformation
Duration:
06:05
Minh Truong edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Ngọc Ánh Dương Lương edited Vietnamese subtitles for 8 Tips for Debunking Fake News
Show all

Vietnamese subtitles

Incomplete

Revisions Compare revisions