Return to Video

Bằng cách nào chúng ta có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của giáo viên

  • 0:01 - 0:03
    Giống như nhiều giáo viên,
  • 0:03 - 0:05
    vào buổi đầu tiên của mỗi năm học,
  • 0:05 - 0:08
    tôi thường dẫn dắt các em học sinh
    tham gia hoạt động làm quen.
  • 0:08 - 0:12
    Tôi giảng dạy ở trường trung học Lincoln
    tại Lincoln, Nebraska,
  • 0:12 - 0:16
    và trường tôi là một trong những trường
    lâu đời và đa dạng nhất
  • 0:16 - 0:17
    ở bang của chúng tôi.
  • 0:18 - 0:19
    Ngoài ra, theo chúng tôi được biết,
  • 0:19 - 0:24
    trường tôi là trường duy nhất trên
    thế giới chọn biểu tượng là Mắt Xích.
  • 0:24 - 0:26
    Như là, một dây xích.
  • 0:26 - 0:27
    (Cười)
  • 0:27 - 0:29
    Và vì đó là biểu tượng của chúng tôi,
  • 0:29 - 0:32
    chúng tôi dựng một bức tượng
    ở ngay trước tòa nhà
  • 0:32 - 0:35
    hình bốn mắt xích được móc mối
    vào nhau thành một chuỗi
  • 0:36 - 0:38
    Và mỗi mắt xích mang một ý nghĩa riêng.
  • 0:39 - 0:41
    Các mắt xích của chúng tôi tượng trưng
    cho truyền thống,
  • 0:41 - 0:45
    sự xuất sắc, sự đoàn kết và sự đa dạng.
  • 0:47 - 0:48
    Vậy nên vào buổi học đầu tiên,
  • 0:48 - 0:53
    tôi dạy học sinh mới vào lớp chín của mình
    về ý nghĩa đằng sau những mắt xích ấy,
  • 0:53 - 0:55
    và đưa cho mỗi em một mẩu giấy nhỏ.
  • 0:55 - 0:59
    Trên mẩu giấy đó, tôi yêu cầu các em viết
    một chút về bản thân mình.
  • 0:59 - 1:01
    Đó có thể là những gì mà các em yêu thích,
  • 1:01 - 1:04
    điều mà các em hi vọng,
  • 1:04 - 1:06
    bất cứ thứ gì miêu tả cá tính
    của riêng các em.
  • 1:07 - 1:10
    Và rồi tôi cầm một cái dập ghim
    đi quanh lớp học,
  • 1:10 - 1:12
    và tôi ghim từng mảnh giấy lại với nhau
  • 1:12 - 1:13
    để tạo thành một chuỗi.
  • 1:13 - 1:18
    Và chuỗi này được treo cao trong lớp học
    như là một cách để trang trí,
  • 1:18 - 1:21
    cũng là để nhắc nhở chúng tôi rằng
    tất cả chúng tôi đều được gắn kết.
  • 1:22 - 1:23
    Chúng tôi đều là những mắt xích.
  • 1:25 - 1:28
    Vậy điều gì sẽ xảy ra khi một mắt xích
    trong chuỗi này yếu đi?
  • 1:29 - 1:32
    Và điều gì sẽ xảy ra khi mà sự suy yếu này
  • 1:32 - 1:35
    lại nằm ở người nắm giữ chiếc dập ghim?
  • 1:36 - 1:39
    Người mà đáng lẽ phải
    tạo nên những liên kết ấy
  • 1:40 - 1:41
    đó là người giáo viên.
  • 1:43 - 1:45
    Là giáo viên, chúng tôi làm việc mỗi ngày
  • 1:45 - 1:49
    để giúp cả về tinh thần và học tập
  • 1:49 - 1:56
    cho các em học sinh tìm đến chúng tôi với
    những hoàn cảnh khó khăn khác nhau.
  • 1:57 - 1:58
    Như hầu hết các giáo viên,
  • 1:58 - 2:00
    tôi có những học sinh về nhà mỗi ngày,
  • 2:00 - 2:02
    và các em ngồi bên bàn ăn
  • 2:02 - 2:07
    trong khi được bố hoặc mẹ hoặc cả hai
    nấu cho những bữa ăn đủ chất và đa dạng.
  • 2:09 - 2:12
    Các em dành thời gian ăn tối
    để ôn lại những câu chuyện đã đọc
  • 2:12 - 2:14
    trong sách tiếng Anh lớp chín ngày hôm đó,
  • 2:14 - 2:17
    hoặc giải thích các định luật
    về chuyển động của Newton.
  • 2:19 - 2:23
    Nhưng cũng có những học sinh
    phải trở về mái ấm vô gia cư
  • 2:23 - 2:25
    hoặc khu nhà tập thể.
  • 2:26 - 2:30
    Các em đi đến chiếc ô tô mà gia đình
    các em đang ngủ bên trong.
  • 2:31 - 2:33
    Các em đến trường cùng
    những vết thương lòng,
  • 2:33 - 2:36
    và tôi luôn đau đáu điều này
    khi tôi trở về nhà mỗi ngày.
  • 2:36 - 2:40
    Và như bạn thấy, đây chính là
    thách thức của việc giảng dạy.
  • 2:40 - 2:44
    Không phải là vấn đề điểm số,
    giáo án, những buổi họp,
  • 2:44 - 2:49
    song những việc này chắc hẳn ngốn
    nhiều thời gian và công sức của giáo viên.
  • 2:49 - 2:50
    Phần khó khăn của việc giảng dạy
  • 2:51 - 2:54
    là tất cả những gì mà bạn không thể
    kiểm soát giúp bọn trẻ,
  • 2:55 - 3:00
    tất cả những gì bạn không thể giúp chúng
    thay đổi một khi chúng rời xa tầm mắt bạn.
  • 3:00 - 3:03
    Vậy nên tôi tự hỏi có phải mọi thứ
    sẽ luôn diễn ra như vậy không.
  • 3:03 - 3:07
    Tôi nhớ về cái thời còn là sinh viên
    của trường đại học Georgia,
  • 3:07 - 3:10
    nơi chúng tôi được dạy trong
    các buổi học về phương pháp
  • 3:10 - 3:13
    rằng khái niệm giáo viên giỏi đã thay đổi.
  • 3:13 - 3:15
    Chúng ta không còn dạy
    học sinh
  • 3:15 - 3:17
    ra đời để trở thành
    một lực lượng lao động
  • 3:17 - 3:20
    ở nơi mà họ sẽ xếp thành một hàng
    trong nhà máy.
  • 3:20 - 3:23
    Thay vào đó, chúng tôi
    sẽ đào tạo chúng trở thành
  • 3:23 - 3:25
    một lực luợng lao động
    có khả năng giao tiếp,
  • 3:25 - 3:28
    hợp tác và giải quyết vấn đề.
  • 3:28 - 3:32
    Và chính điều này đã giúp
    mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh
  • 3:32 - 3:35
    trở nên bền chặt
  • 3:35 - 3:39
    hơn là chỉ đơn thuần giữa người
    chuyển giao và người tiếp nhận tri thức.
  • 3:40 - 3:46
    Những bài giảng và việc ngồi yên lặng
    cũng chẳng ảnh hưởng gì nữa
  • 3:46 - 3:51
    Chúng ta cần phải phát triển mối quan hệ
    với học sinh và giữa học sinh với nhau
  • 3:51 - 3:53
    để giúp các em cảm thấy được gắn kết
  • 3:53 - 3:56
    trong một thế giới phụ thuộc vào điều này.
  • 3:58 - 4:01
    Tôi nhớ lại năm thứ hai đi dạy.
  • 4:01 - 4:03
    Tôi có một học sinh tên là "David."
  • 4:03 - 4:06
    Và tôi nhớ cái cảm giác như thể
    tôi đã làm điều gì đó rất tuyệt
  • 4:06 - 4:08
    trong việc dạy học năm đó:
  • 4:08 - 4:10
    "Này, tôi không phải giáo viên
    mới đi dạy một năm.
  • 4:10 - 4:12
    Tôi biết tôi đang làm gì."
  • 4:14 - 4:16
    Vào buổi cuối cùng của năm học,
  • 4:16 - 4:19
    tôi chúc David một mùa hè tuyệt vời.
  • 4:19 - 4:22
    Và tôi nhìn cậu bé đi bộ dưới hành lang,
  • 4:22 - 4:23
    và tôi thầm nghĩ,
  • 4:23 - 4:26
    tôi còn thậm chí không biết
    giọng cậu bé ra sao.
  • 4:28 - 4:31
    Và đó là khi tôi nhận ra
    mình đã làm sai.
  • 4:31 - 4:34
    Nên tôi đã thay đổi hầu như mọi thứ
    ở cách dạy học của mình.
  • 4:34 - 4:39
    Tôi tạo ra nhiều cơ hội để học sinh
    có thể trò chuyện với tôi
  • 4:39 - 4:41
    và trò chuyện với nhau,
  • 4:41 - 4:44
    để chia sẻ bài viết cũng như
    nói về việc học của các em.
  • 4:44 - 4:50
    Và thông qua những cuộc hội thoại ấy,
    tôi không chỉ biết giọng của các em
  • 4:50 - 4:53
    mà còn thấu được nỗi đau của các em.
  • 4:53 - 4:56
    David một lần nữa học lớp tôi
    trong năm học tiếp theo,
  • 4:56 - 5:00
    và tôi biết được rằng bố cậu bé
    là người nhập cư bất hợp pháp
  • 5:00 - 5:02
    và đã bị trục xuất.
  • 5:03 - 5:05
    Cậu bé bắt đầu bộc lộ ở trường
  • 5:05 - 5:09
    bởi tất cả những gì cậu muốn là
    gia đình cậu lại được đoàn tụ.
  • 5:09 - 5:13
    Tôi cảm nhận được
    nỗi đau của cậu bé bằng nhiều cách.
  • 5:14 - 5:17
    Và tôi cần một ai đó lắng nghe,
  • 5:18 - 5:21
    một ai đó hỗ trợ tôi
  • 5:21 - 5:26
    để tôi có thể giúp cậu bé ở vấn đề
    mà tôi thậm chí không thể hiểu nổi.
  • 5:28 - 5:30
    Và chúng ta nhận ra sự cần thiết của
  • 5:30 - 5:34
    những người cảnh sát đã chứng kiến
    hiện trường một vụ án khủng khiếp
  • 5:34 - 5:38
    và những y tá đã để mất một bệnh nhân.
  • 5:39 - 5:41
    Nhưng đối với nghề giáo
  • 5:42 - 5:44
    sự cấp bách đó trở nên nghẽn lại.
  • 5:46 - 5:48
    Tôi tin rằng điều tối quan trọng
  • 5:48 - 5:51
    là học sinh và giáo viên,
  • 5:51 - 5:56
    những nhà chức trách, những người trợ lý
    và tất cả những nhân viên hỗ trợ khác
  • 5:57 - 6:03
    có sự tiếp cận thuận lợi và phải chăng
    tới những hỗ trợ về sức khỏe tinh thần.
  • 6:03 - 6:05
    Khi chúng ta liên tục phục vụ
    những người khác,
  • 6:05 - 6:10
    thường là từ 25 đến 125
    học sinh mỗi ngày,
  • 6:10 - 6:15
    con heo đất chứa đựng cảm xúc
    của chúng ta liên tục bị rút lõi.
  • 6:15 - 6:18
    Sau một thời gian,
    những cảm xúc bị bào mòn
  • 6:18 - 6:22
    khiến chúng tôi
    không thể nào chịu đựng thêm nữa.
  • 6:23 - 6:27
    Người ta gọi đó là "chấn thương thứ cấp"
    và "suy giảm lòng thương,"
  • 6:27 - 6:34
    cụ thể đó là những nỗi đau mà ta cảm nhận
    từ những điều học sinh chia sẻ mỗi ngày.
  • 6:35 - 6:36
    Và sau một thời gian,
  • 6:36 - 6:41
    tâm trí ta trở nên trùng xuống bởi tất cả
    những sự nặng nề ấy.
  • 6:43 - 6:46
    Viện Buffett ở trường đại học Nebraska
  • 6:46 - 6:49
    mới đây chỉ ra rằng hầu hết giáo viên -
  • 6:49 - 6:52
    86% ở thời thơ ấu -
  • 6:52 - 6:57
    phải trải qua một số triệu chứng trầm cảm
    trong tuần đầu.
  • 6:57 - 7:00
    Họ chỉ ra rằng cứ mười người thì
    có khoảng một người
  • 7:00 - 7:04
    nói rằng có những triệu chứng
    trầm cảm lâm sàng rõ rệt.
  • 7:05 - 7:09
    Sự tương tác giữa tôi với đồng nghiệp
    cùng những kinh nghiệm của riêng tôi
  • 7:09 - 7:12
    khiến tôi nhận thấy rằng đây là
    vấn đề chung
  • 7:12 - 7:14
    cho tất cả các cấp học.
  • 7:17 - 7:19
    Vậy chúng ta đang lỡ mất điều gì?
  • 7:19 - 7:24
    Chúng ta đang cho phép điều gì phá vỡ
    chuỗi xích và làm cách nào để khắc phục?
  • 7:25 - 7:26
    Trong nghề của mình,
  • 7:26 - 7:29
    tôi đã chứng kiến
    hai học sinh của mình tự tử
  • 7:29 - 7:32
    và một giáo viên tuyệt vời
  • 7:33 - 7:36
    người mà đã rất yêu thương
    những đứa trẻ của mình;
  • 7:37 - 7:41
    vô vàn học sinh phải chịu cảnh vô gia cư;
  • 7:41 - 7:45
    và những đứa trẻ vào tù ra tội.
  • 7:45 - 7:47
    Khi những bi kịch này diễn ra,
  • 7:47 - 7:52
    theo nghi thức sẽ nói là, "Nếu bạn cần
    ai đó lắng nghe, thì..."
  • 7:52 - 7:55
    và tôi cho rằng như vậy là không đủ.
  • 7:56 - 7:57
    Tôi thật may mắn.
  • 7:57 - 8:01
    Tôi làm việc ở một trường học tuyệt vời
    dưới sự lãnh đạo xuất chúng.
  • 8:02 - 8:04
    Tôi làm việc ở một quận lớn
  • 8:04 - 8:08
    có rất nhiều quan hệ đối tác lành mạnh
    với các doanh nghiệp cộng đồng.
  • 8:08 - 8:11
    Họ đã cung cấp một số lượng
    ngày càng gia tăng
  • 8:11 - 8:14
    các chuyên gia tư vấn
    và trị liệu học đường
  • 8:14 - 8:18
    cùng các nhân viên hỗ trợ để giúp đỡ
    học sinh của chúng tôi.
  • 8:19 - 8:23
    Họ thậm chí đưa đến những
    nhân viên tư vấn miễn phí
  • 8:23 - 8:26
    như là một phần kế hoạch
    công việc của chúng tôi.
  • 8:27 - 8:30
    Nhưng nhiều quận nhỏ và
    thậm chí một số quận lớn
  • 8:30 - 8:34
    đơn giản là không thể chi trả
    nếu không có viện trợ.
  • 8:37 - 8:38
    (Thở dài)
  • 8:41 - 8:47
    Mỗi trường học không chỉ cần nhân viên
    hỗ trợ về mặt xã hội và cảm xúc,
  • 8:47 - 8:51
    các chuyên gia được đào tạo bài bản
    có thể tìm ra nhu cầu của cả trường -
  • 8:51 - 8:56
    không chỉ học sinh, không chỉ giáo viên,
    mà là cả hai -
  • 8:56 - 8:59
    mà chúng ta còn cần đến
    những chuyên gia này
  • 8:59 - 9:03
    chủ tâm tìm kiếm những người
    đang kề cận nhất với chấn thương
  • 9:03 - 9:05
    và giúp đỡ họ.
  • 9:06 - 9:09
    Rất nhiều trường học đang làm
    những gì họ có thể
  • 9:09 - 9:10
    để lấp đầy khoảng cách,
  • 9:10 - 9:13
    bắt đầu bằng việc thừa nhận
    việc chúng ta làm
  • 9:13 - 9:15
    hết sức khó khăn.
  • 9:16 - 9:18
    Một trường khác ở Lincoln,
    trường trung học Schoo,
  • 9:18 - 9:21
    có một buổi gọi là "Thứ tư Lành mạnh."
  • 9:21 - 9:23
    Họ mời đến các giáo viên yoga cộng đồng,
  • 9:24 - 9:27
    họ tài trợ những buổi đi bộ quanh
    khu vực lân cận trong suốt bữa trưa
  • 9:27 - 9:28
    và tổ chức các sự kiện xã hội
  • 9:28 - 9:31
    với mong muốn mang mọi người lại gần nhau.
  • 9:32 - 9:35
    Trường Tiểu học Zachary
    ở Zachary, Louisiana,
  • 9:35 - 9:38
    có một buổi gọi là
    "Cuộc gặp gỡ giữa tuần,"
  • 9:38 - 9:40
    tại đó họ mời các giáo viên
    tới cùng dùng bữa trưa
  • 9:40 - 9:43
    và nói về những điều tốt đẹp đang diễn ra
  • 9:43 - 9:47
    và những gánh nặng đang
    đè nén trong tim họ.
  • 9:48 - 9:53
    Các trường này đang tạo không gian
    cho những cuộc hội thoại có ý nghĩa.
  • 9:54 - 9:57
    Cuối cùng, một người bạn và đồng nghiệp
    của tôi Jen Highstreet
  • 9:57 - 9:59
    dành năm phút mỗi ngày
  • 9:59 - 10:01
    để viết một ghi chú
    khuyến khích đồng nghiệp,
  • 10:01 - 10:04
    để cho họ biết rằng cô ấy
    nhìn thấy nỗ lực của họ
  • 10:04 - 10:07
    và lòng nhân từ mà họ sẻ chia với
    những người khác.
  • 10:07 - 10:09
    Cô ấy biết rằng năm phút kia
  • 10:09 - 10:12
    có thể tạo ra hiệu ứng lan tỏa
    vô giá và mạnh mẽ
  • 10:12 - 10:14
    đến khắp trường học của chúng ta.
  • 10:16 - 10:22
    Chuỗi dây được treo trong lớp tôi
    có ý nghĩa nhiều hơn một vật trang trí.
  • 10:23 - 10:25
    Những mắt xích ấy treo
    trên đầu chúng tôi
  • 10:25 - 10:29
    trong suốt bốn năm mà học sinh
    đi lại ở phòng học.
  • 10:30 - 10:31
    Và mỗi năm,
  • 10:31 - 10:36
    những học sinh cuối cấp quay lại
    phòng học, phòng 340,
  • 10:36 - 10:39
    và các em vẫn có thể chỉ ra nơi
    mắt xích của mình được treo.
  • 10:40 - 10:43
    Các em nhớ những gì mình đã viết trên đó.
  • 10:43 - 10:47
    Các em cảm thấy được kết nối
    và được hỗ trợ.
  • 10:47 - 10:49
    Và các em có hi vọng.
  • 10:50 - 10:52
    Chẳng phải đó là những gì
    tất cả chúng ta cần sao?
  • 10:53 - 10:56
    Một ai đó đến bên và đảm bảo
    rằng chúng ta ổn.
  • 10:57 - 10:59
    Hỏi thăm chúng ta
  • 10:59 - 11:03
    và gợi nhắc chúng ta rằng
    ta là một mắt xích.
  • 11:04 - 11:08
    Thỉnh thoảng, tất cả những gì ta cần
    chỉ là một sự giúp sức nhỏ bé
  • 11:08 - 11:10
    để nắm giữ chiếc dập ghim.
  • 11:11 - 11:13
    Cảm ơn các bạn.
  • 11:13 - 11:18
    (Vỗ tay)
Title:
Bằng cách nào chúng ta có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của giáo viên
Speaker:
Sydney Jensen
Description:

Giáo viên dành cả tâm huyết hỗ trợ những đứa trẻ của mình - nhưng ai đang giúp sức cho giáo viên? Trong buổi trò chuyện đầy bất ngờ này, nhà giáo dục Sydney Jensen khám phá cách mà giáo viên có nguy cơ mắc "chấn thương thứ cấp" - khái niệm cho thấy họ hấp thụ những gánh nặng về mặt cảm xúc mà học sinh của họ trải qua - và chỉ ra cách trường học có thể trở nên sáng tạo trong việc cải thiện sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của mỗi người.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:31

Vietnamese subtitles

Revisions