Return to Video

Kiệt sức làm ta kém sáng tạo đi như thế nào

  • 0:00 - 0:03
    Vài năm trước, nỗi ám ảnh của tôi
    về năng suất lao động
  • 0:03 - 0:07
    trở nên tệ đến nỗi khiến tôi
    trở nên kiệt sức
  • 0:07 - 0:08
    và làm tôi sợ chết khiếp.
  • 0:08 - 0:12
    Tôi nói đến mất ngủ, tăng cân, rụng tóc...
    những điều tệ nhất.
  • 0:12 - 0:15
    Tôi đã làm việc nhiều đến mức não của mình
  • 0:15 - 0:17
    gần như chẳng thể nảy ra
    ý tưởng nào nữa.
  • 0:17 - 0:22
    Nó cho tôi thấy rằng con người của tôi
    đã gắn với ý tưởng về năng suất.
  • 0:22 - 0:25
    [Cách Ta Hoạt Động]
  • 0:25 - 0:26
    Tài trợ bởi Dropbox
  • 0:26 - 0:30
    Bạn có thấy tội lỗi nếu bạn
    không làm việc đủ hiệu quả ban ngày không?
  • 0:30 - 0:32
    Bạn có dành hàng giờ
    đọc qua các mẹo tăng năng suất,
  • 0:32 - 0:35
    thử mấy nền tảng
    và ứng dụng (apps) mới
  • 0:35 - 0:36
    để làm được nhiều việc hơn?
  • 0:36 - 0:39
    Tôi đã thử hết chúng rồi--
    các ứng dụng nhắc việc, lên lịch
  • 0:39 - 0:40
    và quản lý thời gian,
  • 0:40 - 0:42
    những thứ lẽ ra giúp bạn
    quản lý một ngày.
  • 0:42 - 0:44
    Chúng ta đã quá ám ảnh về
    làm nhiều việc hơn
  • 0:44 - 0:46
    mà bỏ lỡ đi điều quan trọng nhất.
  • 0:46 - 0:48
    Nhiều công cụ chẳng giúp ích được gì.
  • 0:48 - 0:50
    Chúng còn khiến mọi việc tệ hơn.
  • 0:50 - 0:53
    Được rồi, ta hãy thử
    nói về năng suất một tẹo nhé.
  • 0:53 - 0:56
    Theo dòng lịch sử, năng suất
    theo cách ta biết ngày nay
  • 0:56 - 0:58
    được dùng trong thời
    cách mạng công nghiệp.
  • 0:58 - 1:02
    Nó là một hệ thống để đánh giá hiệu quả
    dựa trên lượng đầu ra cố định.
  • 1:02 - 1:03
    Bạn đánh dấu lúc vào ca làm việc
  • 1:03 - 1:06
    và chịu trách nhiệm làm ra
    X số lượng sản phẩm
  • 1:06 - 1:07
    trong dây chuyền sản xuất.
  • 1:07 - 1:10
    Cuối ngày, khá là dễ để thấy
  • 1:10 - 1:12
    ai làm việc chăm chỉ còn ai thì không.
  • 1:12 - 1:14
    Khi chúng ta chuyển sang
    nền kinh tế tri thức,
  • 1:14 - 1:17
    con người đột nhiên có các nhiệm vụ
    trừu tượng hơn nhiều,
  • 1:17 - 1:20
    ví dụ như viết lách, giải quyết vấn đề
    hay đề ra chiến lược,
  • 1:20 - 1:22
    các nhiệm vụ không dễ để đo đếm.
  • 1:22 - 1:24
    Các công ty nỗ lực tìm cách nhận ra
  • 1:24 - 1:26
    ai đang làm việc còn ai thì không,
  • 1:26 - 1:30
    thế nên họ đã tận dụng hệ thống cũ
    theo cách tốt nhất có thể,
  • 1:30 - 1:32
    dẫn đến những thứ như bảng chấm công
  • 1:32 - 1:34
    khi mọi người chịu áp lực
  • 1:34 - 1:37
    để chứng tỏ họ đã làm gì mỗi ngày.
  • 1:37 - 1:38
    Chỉ có một vấn đề.
  • 1:38 - 1:42
    Những hệ thống này không
    mang nhiều ý nghĩa với công việc sáng tạo.
  • 1:42 - 1:45
    Chúng ta vẫn nghĩ năng suất là
    một môn thể thao sức bền.
  • 1:45 - 1:47
    Ta cố tạo ra càng nhiều bài viết càng tốt
  • 1:47 - 1:50
    hay nhồi nhét các cuộc họp kín cả ngày.
  • 1:50 - 1:54
    Nhưng mô hình tạo sản phẩm liên tục này
    chẳng ích lợi gì cho sự sáng tạo cả.
  • 1:54 - 1:58
    Ngày nay, nhân viên tri thức đang
    đứng trước một thách thức lớn.
  • 1:58 - 2:00
    Chúng ta được mong đợi phải liên tục
  • 2:00 - 2:02
    đạt năng suất cao
    và đồng thời phải sáng tạo.
  • 2:02 - 2:04
    Nhưng thật ra điều đó là bất khả thi
  • 2:04 - 2:07
    khi để não bộ của chúng ta để
    liên tiếp tạo ra các ý tưởng mới
  • 2:07 - 2:08
    mà không được nghỉ ngơi.
  • 2:08 - 2:12
    Thực tế, thời gian nghỉ ngơi
    là cần thiết để não bộ
  • 2:12 - 2:14
    hồi phục và vận hành đúng cách.
  • 2:14 - 2:16
    Hãy cân nhắc điều đó vì theo
    một nhóm nghiên cứu
  • 2:16 - 2:19
    từ Đại học Nam California,
  • 2:19 - 2:22
    thư giãn đầu óc
    là một trạng thái tinh thần cần thiết
  • 2:22 - 2:24
    nhằm giúp ta phát triển bản sắc cá nhân,
  • 2:24 - 2:26
    gia tăng các mối quan hệ xã hội,
  • 2:26 - 2:30
    và nó thậm chí còn ảnh hưởng đến
    lương tâm của chúng ta.
  • 2:30 - 2:34
    Nhu cầu được nghỉ ngơi
    đi ngược với văn hóa hối hả của chúng ta
  • 2:34 - 2:37
    nói cách khác, đi ngược với câu chuyện
    được xã hội rao giảng
  • 2:37 - 2:39
    về như thế nào là thành công
  • 2:39 - 2:41
    và cần làm gì để thành công.
  • 2:41 - 2:43
    Các câu chuyện như Giấc Mơ Mỹ,
  • 2:43 - 2:46
    là một trong những niềm tin cội nguồn
    sâu sắc nhất của chúng ta.
  • 2:46 - 2:49
    Nó bảo rằng nếu ta làm việc chăm chỉ,
    ta sẽ thành công.
  • 2:49 - 2:50
    Nhưng nó có một mặt trái.
  • 2:50 - 2:52
    Nếu bạn không thành công,
  • 2:52 - 2:56
    thì chắc chắn do bạn làm việc
    chưa đủ chăm chỉ.
  • 2:56 - 2:58
    Và nếu bạn không nghĩ là
    mình đã làm đủ,
  • 2:58 - 3:01
    dĩ nhiên bạn sẽ ở lại chỗ làm trễ,
    làm việc qua đêm
  • 3:01 - 3:04
    và cố ép mình nỗ lực thêm
    dù bạn biết nhiều hơn thế.
  • 3:04 - 3:07
    Năng suất đã tự gắn nó
    với giá trị bản thân của chúng ta
  • 3:07 - 3:10
    thế nên sẽ gần như bất khả thi
    nếu ta để bản thân
  • 3:10 - 3:11
    ngừng làm việc.
  • 3:11 - 3:16
    Bình quân một nhân viên tại Mỹ chỉ dùng
    phân nửa số ngày nghỉ hưởng lương của họ,
  • 3:16 - 3:18
    qua đó chứng tỏ
    dù ta có được phép lựa chọn
  • 3:18 - 3:21
    để nghỉ ngơi đi chăng nữa,
    ta vẫn không ngừng nghỉ.
  • 3:21 - 3:23
    Nói cho rõ thì tôi không nghĩ
    tăng năng suất
  • 3:23 - 3:26
    hay cố gắng cải thiện
    hiệu quả làm việc là xấu.
  • 3:26 - 3:30
    Tôi chỉ muốn nói là mô hình ta đang dùng
    để đong đếm các công việc sáng tạo
  • 3:30 - 3:31
    chẳng có ý nghĩa gì.
  • 3:31 - 3:33
    Chúng ta cần các hệ thống mới
    giúp ta sáng tạo hơn
  • 3:33 - 3:35
    chứ không phải chống lại nó.
  • 3:35 - 3:36
    [Vậy ta thay đổi thế nào đây?]
  • 3:36 - 3:39
    Chẳng có giải pháp ngắn gọn
    cho vấn đề này đâu.
  • 3:39 - 3:40
    Và tôi biết, thế thì tệ thật.
  • 3:40 - 3:43
    Chẳng ai thích một khuôn mẫu
    hay một cụm từ viết tắt hay
  • 3:43 - 3:44
    nhiều hơn tôi đâu.
  • 3:44 - 3:47
    Nhưng sự thật là mỗi người
    có cách riêng của mình
  • 3:47 - 3:48
    mà họ cần tự khám phá.
  • 3:48 - 3:52
    Cho đến khi tôi tìm hiểu
    về niềm tin của bản thân về công việc
  • 3:52 - 3:55
    tôi mới bắt đầu hiểu được ngọn nguồn
    câu chuyện về công việc của mình,
  • 3:55 - 3:58
    cuối cùng cũng có thể loại bỏ
    các hành vi độc hại cho bản thân
  • 3:58 - 4:01
    và tạo nên các thay đổi tích cực kéo dài.
  • 4:01 - 4:03
    Và đó là cách duy nhất để làm điều đó
  • 4:03 - 4:05
    là tự hỏi bản thân những câu hỏi khó.
  • 4:05 - 4:08
    - Có phải bận rộn
    làm bạn trở nên quan trọng?
  • 4:08 - 4:10
    - Ai là người mà bạn xem là
    hình mẫu của sự thành công?
  • 4:10 - 4:13
    - Đạo đức công việc của bạn
    bắt nguồn từ đâu?
  • 4:13 - 4:16
    - Bao nhiêu phần con người của bạn
    liên quan tới việc bạn làm?
  • 4:16 - 4:19
    Sức sáng tạo của bạn
    có một giai điệu riêng.
  • 4:19 - 4:22
    Năng lượng trong ta thay đổi
    hàng ngày, hàng tuần hay qua các mùa.
  • 4:22 - 4:25
    Tôi biết bản thân luôn
    tràn trề năng lượng vào đầu tuần
  • 4:25 - 4:26
    thế nên cuối tuần,
  • 4:26 - 4:29
    tôi sắp xếp trước công việc
    cho phù hợp với điều đó.
  • 4:29 - 4:32
    Là một cú đêm đầy tự hào, tôi để dành
    buổi chiều và tối rảnh rỗi
  • 4:32 - 4:34
    cho công việc sáng tạo.
  • 4:34 - 4:36
    Và tôi biết mình
    sẽ viết được nhiều hơn
  • 4:36 - 4:38
    vào mùa đông ấm áp hơn là mùa hè.
  • 4:38 - 4:39
    Và đó là bí mật.
  • 4:39 - 4:42
    Khám phá các bí ẩn,
    thử thách cách nhìn nhận xưa cũ của mình
  • 4:42 - 4:44
    nhận ra câu chuyện của riêng bạn
  • 4:44 - 4:47
    là điều quan trọng mà
    chúng ta cần phải làm.
  • 4:47 - 4:48
    Chúng ta không phải là máy móc
  • 4:48 - 4:51
    và tôi nghĩ đã đến lúc
    chúng ta dừng làm việc như chúng.
Title:
Kiệt sức làm ta kém sáng tạo đi như thế nào
Speaker:
Rahaf Harfoush
Description:

Nỗi ám ảnh của chúng ta với năng suất công việc - danh sách việc cần làm, mẹo vặt cuộc sống, thói quen buổi sáng -- đang làm giảm năng suất của chính mình, theo lời nhà nhân chủng học thời đại số Rahaf Harfoush. Cô sẽ giải thích tại sao chúng ta cần thiết kế lại ngày làm việc của mình xoay quanh sự sáng tạo - chứ không chỉ sự hiệu quả.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED Series
Duration:
04:51

Vietnamese subtitles

Revisions