Return to Video

Thiết bị cứu mạng có thể phát hiện những cơn đau tim ngầm

  • 0:01 - 0:03
    Khi tôi lên 13 tuổi,
  • 0:03 - 0:06
    ông tôi đã mất
    vì một cơn đau tim thầm lặng.
  • 0:06 - 0:10
    Điều gây sốc hơn cả là
    ở tuổi 75
  • 0:10 - 0:15
    ông tôi rất bình thường,
    khỏe mạnh và đầy năng lượng,
  • 0:15 - 0:18
    nhưng ông bị tiểu đường.
  • 0:18 - 0:21
    Biết về tất cả những điều này
    thật sự rất đau đớn
  • 0:21 - 0:25
    vì thế, tôi quyết định sẽ bước vào
    cuộc chiến chống lại kẻ giết người đó
  • 0:25 - 0:27
    và xem mình có thể làm được gì.
  • 0:27 - 0:31
    Tôi thật sự sốc khi phát hiện kết quả
    của những nghiên cứu mới nhất
  • 0:31 - 0:34
    đã chỉ ra
    khoảng tám triệu người
  • 0:34 - 0:38
    đã chết vì đau tim mỗi năm.
  • 0:38 - 0:41
    Bệnh đau tim xảy ra vì nhiều lý do,
  • 0:41 - 0:45
    nhưng thường xuyên nhất
    là khi động mạch bị tắc nghẽn,
  • 0:45 - 0:47
    lưu lượng máu bị cắt
  • 0:47 - 0:51
    và những tế bào thiếu ô-xy
    trong cơ tim bắt đầu chết đi.
  • 0:51 - 0:54
    Bạn chắc hẳn đã biết
    những triệu chứng thông thường
  • 0:54 - 1:00
    của một cơn đau tim: đau ngực, đau tay,
    hụt hơi, mệt mỏi, vân vân...
  • 1:00 - 1:04
    nhưng có một loại đau tim
    khá thông thường,
  • 1:04 - 1:06
    cũng nguy hiểm không kém,
  • 1:06 - 1:10
    nhưng khó nhận biết hơn
    vì triệu chứng ngầm.
  • 1:10 - 1:16
    Những người bị những cơn đau tim ngầm
    không biết chuyện gì đang xảy ra,
  • 1:16 - 1:19
    nên không tìm đến chăm sóc y tế,
  • 1:19 - 1:24
    nghĩa là họ ít có khả năng nhận được
    sự điều trị mà họ cần
  • 1:24 - 1:27
    ở thời điểm quan trọng.
  • 1:27 - 1:30
    Và ngay cả khi tới bệnh viện,
  • 1:30 - 1:34
    trước hoặc sau một cơn đau tim,
  • 1:34 - 1:39
    họ có thể phải trải qua một hoặc nhiều hơn
    những bài kiểm tra tốn thời gian
  • 1:39 - 1:41
    và tốn kém,
  • 1:41 - 1:43
    vốn được coi là quy tắc vàng
  • 1:43 - 1:45
    trong chuẩn đoán đau tim.
  • 1:45 - 1:47
    Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn cả
  • 1:47 - 1:51
    là những cơn đau tim ngầm này
    chiếm gần 45 phần trăm
  • 1:51 - 1:54
    trong tổng số các cơn đau tim.
  • 1:54 - 1:58
    Bệnh nhân bị tiểu đường
    và những bệnh tương tự
  • 1:58 - 2:01
    chịu tổn thương thần kinh
    khiến họ không cảm nhận được cơn đau
  • 2:01 - 2:08
    mà thông thường
    sẽ cảnh báo một cơn đau tim.
  • 2:08 - 2:13
    Điều đó có nghĩa là
    họ phải chịu đựng một cơn đau tim
  • 2:13 - 2:17
    mà hoàn toàn không biết
    hay cảm thấy nó.
  • 2:17 - 2:22
    Những bệnh nhân có nguy cơ đau tim
    chịu tổn thương về thần kinh,
  • 2:22 - 2:27
    và không được điều trị kịp thời.
  • 2:27 - 2:32
    Họ không biết gì
    trước khi cơn đau tim ập tới.
  • 2:32 - 2:36
    Ông của tôi cũng là
    một bệnh nhân có nguy cơ đau tim.
  • 2:36 - 2:39
    Tôi tìm hiểu vấn đề này sâu hơn --
  • 2:39 - 2:42
    đọc nhiều nhất có thể
    để hiểu được trái tim,
  • 2:42 - 2:46
    gặp các nhà nghiên cứu và làm việc
    trong những phòng thí nghiệm ở Ấn Độ.
  • 2:46 - 2:51
    Cuối cùng, sau ba năm dài nghiên cứu,
  • 2:51 - 2:56
    những điều tôi chia sẻ với thế giới
    hôm nay là đầy hứa hẹn.
  • 2:56 - 2:59
    Một thiết bị không xâm lấn cơ thể
    mà ít không tốn kém,
  • 2:59 - 3:05
    có thể mang đi và đeo cho bệnh nhân
    có nguy cơ đau tim bất kì lúc nào.
  • 3:05 - 3:09
    Nó giảm thiểu việc xét nghiệm máu
  • 3:09 - 3:13
    và hoạt động 24/7, thu gom
    và phân tích dữ liệu
  • 3:13 - 3:15
    trong một khoảng thời gian định sẵn.
  • 3:15 - 3:19
    Và tất cả những dữ liệu này được thu gom
    vì một mục đích duy nhất:
  • 3:19 - 3:23
    phát hiện cơn đau tim khi chúng xảy ra.
  • 3:23 - 3:29
    Đây là một giải pháp đầy hứa hẹn
    có thể sẽ giúp ta trong tương lai.
  • 3:29 - 3:34
    Bạn có thể không biết trái tim của ta
    thông minh đến thế nào.
  • 3:34 - 3:38
    Nó cố gắng giao tiếp với cơ thể nhiều lần
    trước khi suy nhược,
  • 3:38 - 3:42
    bằng cách gây ra
    những triệu chứng như đau ngực,
  • 3:42 - 3:46
    vốn được kích hoạt
    khi trái tim mỏi mệt
  • 3:46 - 3:49
    thiếu dần sự cung cấp
    của máu giàu oxy.
  • 3:49 - 3:52
    Hãy nhớ lại, khi nãy, tôi có để cập
    về tổn thương thần kinh.
  • 3:52 - 3:57
    Nó dập tắt những triệu chứng này
    trước khi cơn đau tim ngầm xảy ra,
  • 3:57 - 4:01
    khiến cơn đau trở nên nguy hiểm hơn.
  • 4:01 - 4:06
    Và có thể bạn còn không biết
    những triệu chứng thông thường.
  • 4:06 - 4:10
    Trong khi đó, trái tim còn gửi đi
    những dấu hiệu sinh học --
  • 4:10 - 4:15
    liên quan đến tim hoặc protein
    là những tín hiệu cầu cứu --
  • 4:15 - 4:17
    dưới dạng một tín hiệu cầu cứu -
  • 4:17 - 4:19
    vào máu của bạn,
  • 4:19 - 4:22
    rằng trái tim đang gặp nguy hiểm.
  • 4:22 - 4:24
    Khi sự nguy hiểm tăng dần lên,
  • 4:24 - 4:28
    nồng độ của những chất hóa học này
  • 4:28 - 4:31
    tiếp tục tăng cao.
  • 4:31 - 4:34
    Thiết bị của tôi
    chỉ dựa vào dữ liệu này.
  • 4:34 - 4:36
    Điều quan trọng là
    những dấu hiệu sinh học này
  • 4:36 - 4:41
    được tìm thấy trong một trong những
    giai đoạn sớm nhất của cơn đau tim,
  • 4:41 - 4:44
    khi mà một người gần như
    chắc chắn sống sót
  • 4:44 - 4:48
    nếu nhận được sự chăm sóc cần thiết.
  • 4:48 - 4:52
    Và thiết bị của tôi
    thuần dựa trên nền tảng đó.
  • 4:52 - 4:55
    Và đây là cách nó hoạt động.
  • 4:55 - 5:00
    Một miếng dán silicon được gắn vào cổ tay
    hoặc gần ngực.
  • 5:00 - 5:05
    Không cần phải lấy máu,
    miếng dán này có thể nhận ra, cô lập,
  • 5:05 - 5:11
    và theo dõi dấu hiệu sinh học
    của cơn đau tim
  • 5:11 - 5:14
    gọi là H-FABP,
  • 5:14 - 5:19
    và thông báo với bạn khi nó đạt tới
    mức độ nguy hiểm trong máu.
  • 5:19 - 5:26
    Quá trình này đơn giản hơn, dễ dàng hơn,
    và rẻ hơn những phương pháp
  • 5:26 - 5:29
    chuẩn đoán đau tim khác.
  • 5:29 - 5:33
    Bằng cách kiểm tra nồng độ
    của dấu hiệu sinh học,
  • 5:33 - 5:38
    một hệ thống như thế này, với sự cải tiến
    trong nghiên cứu trong tương lai,
  • 5:38 - 5:42
    ta có thể giảm nhu cầu đến bác sĩ
    để kiếm tra máu,
  • 5:42 - 5:44
    của bệnh nhân có nguy cơ
  • 5:44 - 5:47
    vì nó có thể mang theo bất cứ lúc nào,
  • 5:47 - 5:51
    và cảm nhận được sự tăng cao
    của dấu hiệu sinh học vào thời gian thực.
  • 5:51 - 5:57
    Vì thế, nếu thiết bị này cảm nhận được
    nồng độ cao hơn mức độ nguy hiểm,
  • 5:57 - 6:01
    bệnh nhân có nguy cơ có thể
    được thông báo về một cơn đau tim sắp đến
  • 6:01 - 6:05
    và vì thế, cần được chăm sóc y tế
    ngay lập tức.
  • 6:05 - 6:08
    Dù thiết bị này không thể cung cấp
    cho bệnh nhân
  • 6:08 - 6:11
    một phân tích đầy đủ
    về cơn đau tim,
  • 6:11 - 6:14
    nó vẫn có thể
    là một trợ thủ đắc lực
  • 6:14 - 6:19
    trong việc cảnh báo mối nguy
    cho bệnh nhân
  • 6:19 - 6:24
    để họ cảnh giác và biết mình
    cần được chăm sóc tức thì.
  • 6:24 - 6:28
    Bệnh nhân có nguy cơ
    sẽ có nhiều thời gian hơn để sống sót
  • 6:28 - 6:31
    và tìm kiếm trợ giúp y tế.
  • 6:31 - 6:33
    Và vì thế, họ không cần phải
  • 6:33 - 6:36
    đi đến những điệu trị y tế tốn kém
    và gây tổn hại cơ thể
  • 6:36 - 6:41
    vốn chỉ cần thiết
    sau khi cơn đau tim đã xảy ra.
  • 6:41 - 6:44
    Khi tôi thử nghiệm thiết bị này
    trên một bệnh nhân có nguy cơ,
  • 6:44 - 6:48
    kết quả từ phòng xét nghiệm
  • 6:48 - 6:53
    cho thấy sự chính xác
    và nhạy cảm đến 96%.
  • 6:53 - 6:57
    Tôi dự tính sẽ làm thiết bị này
    thành hai dạng:
  • 6:57 - 7:01
    một cung cấp phân tích kỹ thuật số
    của nồng độ dấu hiệu sinh học
  • 7:01 - 7:04
    và một dạng đơn giản hơn
    cho người dân nông thôn,
  • 7:04 - 7:09
    nó sẽ rung khi nồng độ dấu hiệu sinh học
    cao hơn mức độ nguy hiểm.
  • 7:09 - 7:12
    Khi nhìn vào tiến độ của ta
    trong lĩnh vực tim mạch,
  • 7:12 - 7:17
    công nghệ để chữa bệnh lấn áp
    việc phòng bệnh, và tự chăm sóc.
  • 7:17 - 7:20
    Chúng ta luôn chờ
    cơn đau tim xảy đến
  • 7:20 - 7:24
    và dùng phần lớn nguồn lực
    vào trị bệnh.
  • 7:24 - 7:29
    Nhưng đến lúc đó, tổn thương đã xảy ra
    và không thể đảo ngược.
  • 7:29 - 7:33
    Tôi tin rằng giờ là lúc
    cần nhìn nhận lại y học.
  • 7:33 - 7:36
    cần phải lập ra công nghệ
    chăm sóc bản thân chủ động.
  • 7:36 - 7:38
    Một thay đổi phải được thực hành
  • 7:38 - 7:40
    không phải trong mười hoặc năm năm
  • 7:40 - 7:42
    mà là ngay bây giờ.
  • 7:42 - 7:44
    Và như thế, hy vọng ngày nào đó,
  • 7:44 - 7:47
    với sự trợ giúp của thiết bị này,
  • 7:47 - 7:50
    người nào đó sẽ không phải
    mất đi người ông của mình, như tôi.
  • 7:50 - 7:52
    Xin cảm ơn rất nhiều.
  • 7:52 - 7:53
    (Vỗ tay)
  • 7:53 - 7:55
    Cảm ơn.
  • 7:55 - 7:56
    (Vỗ tay)
  • 7:56 - 7:58
    Cảm ơn.
Title:
Thiết bị cứu mạng có thể phát hiện những cơn đau tim ngầm
Speaker:
Akash Manoj
Description:

Bạn chắc hẳn đã biết dấu hiệu của một cơn đau tim: đau ngực và tay, khó thở và mệt mỏi. Nhưng có một loại đau tim cũng nguy hiểm mà còn khó đoán hơn vì triệu chứng của nó diễn ra trong thinh lặng. Trong bài nói chuyện ngắn của mình, nhà phát minh 17 tuổi, Akash Manoj, chia sẻ về thiết bị giúp ngăn chặn kẻ giết người thầm lặng này: một miếng dán không xâm phạm cơ thể, ít tốn kém, có thể mang theo bên mình và báo hiệu cho bệnh nhân vào thời khắc sống còn.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
08:15

Vietnamese subtitles

Revisions