Return to Video

Tầm quan trọng của tiếng nói của các nhà giáo - Jose Luis Vilson

  • 0:07 - 0:10
    Chào cả lớp buổi sáng.
  • 0:13 - 0:14
    Đầu tiên, tôi rất vinh dự.
  • 0:14 - 0:17
    Cảm ơn mọi người đã chào đón,
    tôi rất cảm kích.
  • 0:17 - 0:20
    Mấy năm trước, tôi có vinh dự được
    tham gia vào một cuộc hội thảo,
  • 0:20 - 0:24
    một hội nghị ở Viện Hàn lâm Khoa học
    tại Philadelphia.
  • 0:24 - 0:28
    Một nhà sư phạm da màu
    tên là Derek McCoy,
  • 0:28 - 0:31
    nhận được một câu hỏi
    xoay quanh sự bền bỉ,
  • 0:31 - 0:35
    và điều gì đã giúp ông
    kiên trì với công việc của mình.
  • 0:35 - 0:38
    Và không hề ngập ngừng,
    điều đầu tiên ông ấy nói là,
  • 0:38 - 0:44
    "Anh đã đọc blog của Jose Vilson chưa? Là
    các bài viết của anh ấy đã giúp tôi đấy."
  • 0:44 - 0:48
    "Hả?" Tôi quá ngạc nhiên.
    Tôi không biết phải làm gì nữa.
  • 0:48 - 0:51
    Tôi vừa mới đến hội thảo,
    tôi còn không biết ông ấy cũng đến,
  • 0:51 - 0:54
    và tôi chưa gặp ông bao giờ.
    Đó là lần đầu tiên.
  • 0:54 - 0:57
    Khoảng cách cả ngàn cả ngàn dặm,
    thế mà ông ấy nói ngay ở đây rằng,
  • 0:57 - 1:00
    mấy bài viết và blog của tôi
    truyền cho ông cảm hứng.
  • 1:00 - 1:03
    Từ đó, mỗi khi tôi phát biểu
    về tiếng nói của nhà giáo,
  • 1:03 - 1:06
    tôi luôn hình dung về ý nghĩa
    thực sự của một người giáo viên,
  • 1:06 - 1:07
    một giáo viên toàn-thời-gian.
  • 1:07 - 1:10
    Tôi là một thầy giáo dạy toán
    ở Washington Heights, New York,
  • 1:10 - 1:12
    và tôi rất tự hào về việc đó.
  • 1:16 - 1:18
    Tôi cũng biết chính vì thế
  • 1:18 - 1:21
    mà tôi cần phải suy nghĩ rất kỹ
    về những gì mình sẽ nói, sẽ làm.
  • 1:21 - 1:25
    Có rất nhiều người nói rằng,
    "Chà, nhà giáo cần gì phải lên tiếng chứ.
  • 1:25 - 1:28
    Họ cần gì phải nói đâu,
    bọn tôi nói là được rồi mà."
  • 1:28 - 1:32
    "Ơ, hay nhỉ? Thôi được,
    ta có nhiều việc phải làm đây."
  • 1:32 - 1:34
    Tiếng nói của nhà giáo.
  • 1:34 - 1:38
    Những nhận định chuyên nghiệp đầy ý nghĩa
  • 1:38 - 1:43
    của cá nhân và tập thể dựa trên
    kinh nghiệm đứng lớp và chuyên môn.
  • 1:43 - 1:47
    Đây là bốn yếu tố cơ bản nhất
    khi ta nói về tiếng nói của nhà giáo,
  • 1:47 - 1:50
    bốn mảnh ghép
    mà tôi luôn tập trung vào,
  • 1:50 - 1:52
    khi tôi phát biểu
    về tiếng nói của giáo viên.
  • 1:52 - 1:54
    Đầu tiên là yếu tố cá nhân.
  • 1:54 - 2:00
    Người ta hay nói "Những thay đổi
    thực sự đều bắt nguồn từ cá nhân".
  • 2:00 - 2:03
    Bản sắc của ta, văn hoá của ta,
    cách sống của ta
  • 2:03 - 2:06
    ảnh hưởng đến cách triết lý giáo dục
    và văn hoá trong từng lớp học
  • 2:06 - 2:11
    cũng như việc ta phải liên tục suy nghĩ
    về cách tương tác với từng đứa trẻ,
  • 2:11 - 2:14
    để ta trở thành
    người thầy tốt nhất có thể,
  • 2:14 - 2:17
    để ta có tiếng nói thực sự
    về công việc này
  • 2:17 - 2:19
    Và nữa, hãy nhớ rằng,
  • 2:19 - 2:23
    trong lớp học, ta không phải
    lúc nào cũng là người nói giỏi nhất,
  • 2:23 - 2:26
    vì ta vốn là người biết lắng nghe nhất.
  • 2:26 - 2:30
    Yếu tố thứ hai là tập thể,
  • 2:30 - 2:33
    vì khi nghĩ về sự nghiệp của mình,
  • 2:33 - 2:36
    tôi không thể không nghĩ đến
    những người ngoài bức tường kia,
  • 2:36 - 2:39
    không chỉ ở phòng bên, mà cả
    những người bên kia hành lang,
  • 2:39 - 2:43
    thậm chí bên kia thành phố, liên bang,
    xuyên qua cả đất nước, phải không?
  • 2:43 - 2:44
    Hãy nghĩ mà xem.
  • 2:44 - 2:47
    Nếu ta là một giáo viên tốt,
    ta sẽ biết mình là ai.
  • 2:47 - 2:49
    Kể cả khi ta bất đồng ngôn ngữ,
  • 2:49 - 2:51
    hoặc ta có khác biệt về văn hoá,
  • 2:51 - 2:54
    đâu đó vẫn có những điểm
    nối tất cả chúng lại với nhau
  • 2:54 - 2:57
    để mỗi chúng ta trở thành một người thầy,
    những người thầy tốt hơn.
  • 2:57 - 3:00
    Có những thứ ta biết
    trong nghề dạy học này,
  • 3:00 - 3:01
    ta biết khá rõ nó như thế nào.
  • 3:01 - 3:03
    Và khi tôi nói về tập thể,
  • 3:03 - 3:07
    tôi không chỉ nghĩ đến những người
    không chỉ trên đất nước này
  • 3:07 - 3:08
    hay thế giới này,
  • 3:08 - 3:10
    mà còn cả những tổ chức khác nữa,
  • 3:10 - 3:12
    bao gồm cả các nhà tù, các bảo tàng,
  • 3:12 - 3:13
    cũng có những nhà sư phạm nữa.
  • 3:13 - 3:16
    Ta cần nghĩ về tất cả bọn họ.
  • 3:16 - 3:19
    Và rồi, một lần nữa,
    khi ta chung sức cùng nhau,
  • 3:19 - 3:22
    dù là khi ta cùng chúc mừng
    những nhà giáo xuất sắc nhất,
  • 3:22 - 3:26
    hay khi ta cùng biểu tình xuyên bang,
  • 3:26 - 3:31
    khi tiếng nói của chúng ta hợp lại,
    đó thường là tiếng nói lớn nhất,
  • 3:31 - 3:33
    Yếu tố thứ ba là kinh nghiệm.
  • 3:33 - 3:37
    Khi tôi nói kinh nghiệm, nghĩa là đó
    là về những câu chuyện của chúng ta.
  • 3:37 - 3:40
    Khi ta nghĩ về các nghiên cứu,
    các quy chế, thực tế giảng dạy,
  • 3:40 - 3:44
    đâu đó trong đó
    nên có hình ảnh người thầy giáo.
  • 3:44 - 3:48
    Anh không thể đơn giản là loại bỏ chúng
    tôi được, anh buộc phải có chúng tôi.
  • 3:48 - 3:52
    Và rồi, nếu chúng tôi có bị loại bỏ,
    chúng tôi sẽ buộc phải chiến đấu.
  • 3:52 - 3:54
    Trước mặt mọi người,
  • 3:54 - 3:58
    là thang đánh giá hai năm trước về
    sự phát triển năng lực sư phạm của tôi.
  • 3:58 - 4:01
    Khả năng giảng dạy của tôi là "hiệu quả",
  • 4:01 - 4:04
    nhưng không hiểu sao đầu ra
    lại thành "không hiệu quả",
  • 4:04 - 4:06
    vậy là đâu đó ở khoảng "đang cố gắng".
  • 4:06 - 4:07
    Có điều mọi người nên biết,
  • 4:07 - 4:11
    bốn phần năm dữ liệu về học sinh của tôi
    bỗng nhiên biến mất,
  • 4:11 - 4:14
    khiến tôi khá là hoang mang,
    tôi không hiểu chuyện gì đang diễn ra nữa
  • 4:14 - 4:15
    Dù sao đi nữa,
  • 4:15 - 4:19
    tôi cũng thấy khá đau lòng khi
    nghĩ về bao công sức mình bỏ ra
  • 4:19 - 4:23
    và rồi kết quả đánh giá lại
    không phản ánh được thực lực
  • 4:23 - 4:26
    và những gì tôi đã làm trên lớp.
  • 4:26 - 4:28
    Đó là khi yếu tố chuyên môn vào cuộc.
  • 4:28 - 4:31
    Vì, có những thứ ta biết rõ
    về học sinh của mình.
  • 4:31 - 4:34
    Có những thứ ngày nào
    ta phải suy nghĩ về bọn trẻ.
  • 4:34 - 4:38
    Ta không chỉ biết soạn giáo án,
    lên giờ tự học rồi đi về.
  • 4:38 - 4:41
    Ta còn biết nhóm bọn trẻ lại.
  • 4:41 - 4:44
    Ta biết làm sao để bọn trẻ đặt câu hỏi,
    và dạy lại chúng ta, đúng không?
  • 4:44 - 4:47
    Đó là phần rất quan trọng
    của việc lắng nghe.
  • 4:47 - 4:52
    Tôi biết cái này, tôi biết cái kia,
    và việc nói "tôi biết" là rất bình thường.
  • 4:52 - 4:54
    Việc đó quan trọng mà.
  • 4:54 - 4:58
    Vì khi mà tôi phát biểu,
    dù là phát biểu gì đi nữa,
  • 4:58 - 5:00
    tôi cũng luôn nghĩ về bọn trẻ của tôi,
  • 5:00 - 5:04
    tôi luôn nghĩ về bọn trẻ trên lớp.
  • 5:04 - 5:07
    Con cái của dân nhập cư,
    con cái của công nhân,
  • 5:07 - 5:12
    con cái của những bậc cha mẹ tin tưởng tôi
    hàng ngày, thậm chí hàng năm trời,
  • 5:12 - 5:14
    rằng bọn chúng được giáo dục tốt,
  • 5:14 - 5:18
    được chuẩn bị kỹ cho cuộc sống sau này.
    Rất con người đúng không?
  • 5:18 - 5:19
    Nhân tiện, bức ảnh mọi người thấy
  • 5:19 - 5:23
    là ảnh học sinh của tôi đứng cạnh
    bức tượng Theodore Roosevelt
  • 5:23 - 5:26
    ở Bảo tàng Di tích Lịch sử của người Mỹ.
  • 5:26 - 5:28
    Ban đầu tôi cũng không định chụp tấm này.
  • 5:28 - 5:31
    Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, tôi tự nhủ,
  • 5:31 - 5:36
    thì cứ hình dung ngày mà Teddy ngồi cạnh
    những con người này, những người nhập cư,
  • 5:36 - 5:39
    ai mà không muốn hoà đồng
    vào đất nước này cơ chứ?
  • 5:39 - 5:43
    Rồi thì hình dung người giáo viên
    tin tưởng vào học sinh của mình nữa.
  • 5:43 - 5:46
    Khi tôi nói rằng một người thầy
    tin tưởng học sinh của mình
  • 5:46 - 5:49
    là cốt lõi của nền dân chủ này,
  • 5:49 - 5:51
    nghĩa là tôi đang
    nói về bức ảnh này đó
  • 5:51 - 5:54
    Tôi nghĩ về những nhà giáo
    đã cống hiến hết mình,
  • 5:54 - 5:57
    hy sinh kế sinh nhai của mình,
    hy sinh cuộc sống riêng của mình
  • 5:57 - 6:00
    để đảm bảo học sinh của mình cảm thấy
    công bằng xã hội trong từng lớp học,
  • 6:00 - 6:03
    ở từng khu dân cư,
    những người hàng ngày ở ngoài kia,
  • 6:03 - 6:07
    những người nhẽ ra sẽ đến nhà thờ,
    lại phải dành thời gian để họp phụ huynh
  • 6:07 - 6:09
    những người biết mình
    bị ảnh hưởng trực tiếp ra sao
  • 6:09 - 6:12
    khi rất nhiều quy chế
    không thể áp dụng được cho họ.
  • 6:12 - 6:15
    Tôi làm việc cho họ vì
    họ giúp tôi đứng vững.
  • 6:15 - 6:16
    Họ là những nhà sư phạm
    tuyệt vời nhất
  • 6:16 - 6:21
    Nhân tiện, nhà sư phạm
    giỏi nhất trong nhà tôi,
  • 6:21 - 6:22
    cũng là khán giả,
  • 6:23 - 6:28
    và là người mẹ tuyệt vời nhất, Alejandro.
  • 6:28 - 6:33
    (Tiếng vỗ tay)
  • 6:33 - 6:35
    Khi nghĩ về Luz, về Alejandro,
    tôi hay nghĩ về
  • 6:35 - 6:38
    những bài học họ dạy tôi hàng ngày.
    Những bài học thường xuyên.
  • 6:38 - 6:40
    Tôi luôn nghĩ rằng "Ôi,
    làm sao mình có thể
  • 6:40 - 6:44
    làm thầy giáo tốt hơn được đây,
    vợ con mình còn giỏi hơn mình như thế này"
  • 6:44 - 6:47
    Tôi vẫn đang cố gắng,
    nhưng họ giúp tôi bình tâm
  • 6:47 - 6:49
    mỗi khi giọng tôi run run.
  • 6:49 - 6:51
    Tôi nghĩ về hàng ngàn hàng ngàn học sinh
  • 6:51 - 6:54
    tôi đã hân hạnh và vinh dự được dạy
  • 6:54 - 6:57
    mười ba, mười bốn năm nay.
  • 6:57 - 7:00
    Một nghề mà cảm giác
    như đi qua quá nhiều cuộc đời.
  • 7:00 - 7:02
    Mỗi khi thấy những học sinh này,
    tôi toàn kiểu
  • 7:02 - 7:04
    "Ô, trước thầy có dạy em này!"
  • 7:04 - 7:07
    Bọn trẻ giờ mỗi đứa một nơi.
  • 7:07 - 7:11
    Và, kể cả khi chúng
    không đến những nơi như tôi mong đợi,
  • 7:11 - 7:14
    tôi biết rằng tôi đã cố hết sức
    trong khả năng của mình
  • 7:14 - 7:18
    để giúp chúng cảm thấy tình người trên lớp
  • 7:18 - 7:20
    Và, đó là công việc của tôi,
  • 7:20 - 7:23
    nó vực tôi dậy.
  • 7:23 - 7:25
    Tôi biết rõ điều đó mỗi khi ngồi vào bàn,
  • 7:25 - 7:29
    mỗi khi thức dậy, mỗi khi tôi nghĩ về
    thất bại thành công, thất bại thành công
  • 7:29 - 7:33
    Tôi cũng biết làm sao để
    mỗi giáo án của mình đều thu hút bọn trẻ,
  • 7:33 - 7:35
    lôi kéo chúng, và tôi sẽ nói
    Chào buổi sáng.
  • 7:35 - 7:37
    Và khi bố mẹ học sinh đến,
    tôi hay có kiểu
  • 7:37 - 7:39
    "A su orden."
  • 7:39 - 7:44
    nghĩa là tôi đã sẵn sàng phục vụ, tôi ở
    đây vì anh chị, tôi ở đây để dạy bọn trẻ.
  • 7:44 - 7:46
    Chào hỏi thế có ổn không?
  • 7:46 - 7:48
    Đó là những thứ
    khiến tôi thức đêm thức hôm,
  • 7:48 - 7:52
    là những thứ khiến tôi dậy thật sớm.
  • 7:52 - 7:53
    Đó là tình yêu với công việc.
  • 7:53 - 7:55
    Đó là những thứ mà ta luôn phấn đấu.
  • 7:55 - 7:59
    Cho nên, mỗi khi tôi nói tiếng nói của
    nhà giáo, đó không chỉ là nói cho hùng hồn
  • 7:59 - 8:02
    mà còn là sử dụng hành động và nắn
    cho phù hợp với công việc ta đang làm
  • 8:02 - 8:04
    và những thứ mà ta nói sẽ làm.
  • 8:04 - 8:06
    Ta đều muốn thấy bọn trẻ
    phản chiếu lại giáo án
  • 8:06 - 8:08
    cách dạy, triết lý giáo dục,
  • 8:08 - 8:11
    ta muốn chúng cảm thấy
    chúng thuộc về nơi nào đó.
  • 8:11 - 8:15
    Cảm giác muốn có
    một mái ấm là như thế nào?
  • 8:15 - 8:17
    Không chỉ là ngôi nhà nhé !
  • 8:17 - 8:20
    Rất nhiều trẻ con chỗ tôi
    không có nhà đâu.
  • 8:20 - 8:25
    Liệu tôi có thể thực sự làm việc đó,
    hoặc có sức mạnh để làm việc đó không?
  • 8:25 - 8:29
    Tôi không chắc, nhưng tôi biết
    những gì mình biết.
  • 8:29 - 8:35
    Và hơn nữa, tôi cũng biết,
    tôi sẵn sàng làm việc này mãi mãi.
  • 8:35 - 8:40
    Tôi sẵn sàng cống hiến hết mình,
    tôi sẽ còn làm tiếp nữa.
  • 8:40 - 8:43
    Liệu mọi người có cùng làm với tôi không?
  • 8:43 - 8:51
    (Tiếng vỗ tay)
    (Tiếng hò reo)
Title:
Tầm quan trọng của tiếng nói của các nhà giáo - Jose Luis Vilson
Description:

Jose Luis Vilson là một thầy giáo dạy toán toàn thời gian ở Bronx. Anh cũng là giám đốc điều hành của EduColor, một tổ chức chuyên về các vấn đề về sắc tộc và công bằng xã hội trong giáo dục. Nhờ thế, Jose đã học được tầm quan trọng sống còn của việc các nhà giáo - cả cá nhân lẫn tập thể - cần phải có chỗ đứng trong các cuộc thảo luận có ảnh hưởng đến giáo dục. Trong bài phát biểu này, Jose nói về thế nào là tiếng nói của nhà giáo, và làm thế nào để bảo vệ nó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
08:51

Vietnamese subtitles

Revisions