Return to Video

Việc điều trị HIV đã tiến bộ vượt bậc. Tại sao sự kì thị vẫn còn tồn tại?

  • 0:01 - 0:05
    Tôi muốn bắt đầu câu chuyện
    bằng một bức ảnh,
  • 0:05 - 0:07
    có thể nhiều người ở đây
    đã từng thấy nó trước đây.
  • 0:08 - 0:11
    Vì vậy tôi muốn các bạn
    dành chút thời gian
  • 0:11 - 0:13
    nhìn vào bức ảnh này,
  • 0:13 - 0:16
    và nhìn nhận vào những gì nảy ra
    trong tâm trí bạn.
  • 0:16 - 0:18
    Đó là những thứ gì?
    Những từ ngữ gì?
  • 0:20 - 0:23
    Bây giờ tôi muốn tất cả các bạn
    nhìn vào tôi.
  • 0:24 - 0:27
    Những từ ngữ nào nảy ra trong tâm trí bạn
    khi nhìn vào tôi?
  • 0:29 - 0:31
    Điều gì khiến người đàn ông trên kia
    và tôi
  • 0:31 - 0:33
    trở nên khác nhau?
  • 0:35 - 0:37
    Người đàn ông trong ảnh
    tên là David Kirby.
  • 0:37 - 0:40
    Bức ảnh này được chụp vào năm 1990
    khi anh ta đang chết dần vì AIDS,
  • 0:40 - 0:43
    sau đó nó được đăng tải
    trên Life Magazine.
  • 0:44 - 0:48
    Chỉ có một thứ
    thực sự khiến tôi khác với Kirby,
  • 0:48 - 0:52
    đó là 30 năm tiến bộ y học
    trong việc trị liệu HIV/AIDS.
  • 0:53 - 0:57
    Vậy điều tôi muốn hỏi tiếp theo đó là:
  • 0:58 - 1:01
    nếu chúng ta đã tạo ra những bước tiến
    theo cấp số nhân
  • 1:01 - 1:03
    trong việc chiến đấu với HIV,
  • 1:03 - 1:07
    tại sao nhận thức của chúng ta về loại
    vi-rút đó vẫn chưa cùng phát triển theo?
  • 1:08 - 1:13
    Vì sao HIV gợi ra phản ứng này từ chúng ta
    khi nó đã được kiểm soát một cách dễ dàng?
  • 1:14 - 1:17
    Sự kì thị bắt đầu diễn ra từ khi nào,
  • 1:17 - 1:19
    và tại sao vấn đề đó vẫn chưa hề giảm?
  • 1:21 - 1:24
    Và những câu hỏi đó không dễ để trả lời,
  • 1:24 - 1:28
    bởi chúng là sự cô đọng từ rất nhiều
    yếu tố và ý kiến.
  • 1:28 - 1:30
    Những bức ảnh có sự tác động
    như hình của Kirby
  • 1:30 - 1:34
    chính là bộ mặt của cuộc khủng hoảng
    đại dịch AIDS vào những năm 80-90,
  • 1:34 - 1:37
    ở thời điểm đó, cuộc khủng hoảng
    hiển nhiên đã tạo ra tác động lớn
  • 1:37 - 1:39
    đến nhóm người đã bị kì thị từ trước đó,
  • 1:39 - 1:40
    và đó là những người đồng tính.
  • 1:41 - 1:45
    Vì thế nên cộng đồng dị tính nói chung
    coi đây như một điều rất ghê tởm
  • 1:45 - 1:49
    đối với nhóm người đã bị xã hội xa lánh.
  • 1:50 - 1:53
    Thời điểm đó, truyền thông cũng bắt đầu
    xoay quanh hai chủ đề --
  • 1:54 - 1:55
    đồng tính và AIDS --
  • 1:55 - 1:58
    và tại Hội nghị Đảng Cộng Hòa diễn ra vào
    năm 1984,
  • 1:58 - 2:03
    một trong những người phát biểu đã nói đùa
    rằng GAY là ý viết tắt của "bị si-đa chưa"
  • 2:04 - 2:06
    Và đó là nhận thức lúc bấy giờ.
  • 2:07 - 2:09
    Nhưng khi chúng ta bắt đầu hiểu về
    vi rút này hơn
  • 2:09 - 2:11
    và cách nó truyền nhiễm,
  • 2:11 - 2:14
    chúng ta nhận ra mối nguy cơ đó
    đang gia tăng theo từng khu vực.
  • 2:15 - 2:19
    Trường hợp được chú ý mạnh mẽ là
    trường hợp của Ryan White vào năm 1985,
  • 2:19 - 2:21
    13 tuổi, mắc chứng
    máu loãng khó đông
  • 2:21 - 2:25
    đã mắc phải HIV sau khi được truyền
    mẫu máu bị nhiễm bệnh,
  • 2:25 - 2:30
    và đây là ca gây ảnh hưởng sâu sắc
    nhất trong nhận thức của Hoa Kỳ về HIV.
  • 2:30 - 2:34
    Những mảng tối của xã hội không còn
    bị hạn chế bởi
  • 2:34 - 2:36
    người đồng tính và người chơi thuốc,
  • 2:36 - 2:38
    mà nó dần tác động mọi người
  • 2:38 - 2:41
    rằng xã hội cho là sự đồng cảm của họ
    chỉ xứng đáng,
  • 2:41 - 2:42
    dành cho trẻ em.
  • 2:42 - 2:48
    Có điều nỗi sợ tràn ngập đó và
    cả sự nhận thức đó vẫn tồn tại.
  • 2:48 - 2:51
    Nào, tôi muốn hỏi các bạn vài câu sau đây
    và giơ tay lên nếu có nhé.
  • 2:51 - 2:55
    Bao nhiêu người ở đây biết được rằng
    khi được trị liệu,
  • 2:55 - 2:58
    thì những người bị HIV không chỉ hoàn toàn
    ngăn chặn được AIDS,
  • 2:58 - 3:00
    mà họ còn sống lâu như mọi người?
  • 3:02 - 3:04
    Các bạn đều học cả rồi.
  • 3:04 - 3:05
    (Cười)
  • 3:05 - 3:07
    Bao nhiêu người ở đây biết rằng
    sau khi điều trị,
  • 3:07 - 3:11
    những người mắc HIV có thể đạt đến
    tình trạng không bị phát hiện,
  • 3:11 - 3:13
    và gần như không còn khả năng
    truyền nhiễm?
  • 3:15 - 3:16
    Ít hơn nhiều nhỉ.
  • 3:17 - 3:21
    Bao nhiêu người ở đây biết về các phương
    pháp điều trị trước và sau phơi nhiễm
  • 3:21 - 3:24
    luôn sẵn có để giảm nguy cơ
    bị truyền nhiễm
  • 3:24 - 3:25
    lên đến hơn 90%?
  • 3:27 - 3:32
    Bạn xem, đó là những tiến bộ vượt bậc mà
    chúng ta có được trong cuộc chiến với HIV,
  • 3:32 - 3:35
    thế nhưng về mặt nhận thức,
    đa số người Mỹ vẫn còn nhiều lầm tưởng
  • 3:35 - 3:38
    về vi-rút đó và những người
    đang sống cùng nó.
  • 3:39 - 3:44
    Và tôi không muốn các bạn cho rằng
    tôi đang cố xem nhẹ sự nguy hiểm của nó,
  • 3:44 - 3:48
    hay chối bỏ quá khứ bi thảm
    của đại dịch AIDS.
  • 3:48 - 3:52
    Tôi đang cố truyền tải một thứ gọi là
    hy vọng đối với những người mắc bệnh
  • 3:52 - 3:55
    và HIV đã không còn là án tử hình như
    trong những năm 80.
  • 3:56 - 4:00
    Ngay lúc này bạn có thể hỏi, và câu đầu
    tiên tôi tự hỏi bản thân mình:
  • 4:00 - 4:01
    Những câu chuyện này từ đâu ra?
  • 4:01 - 4:05
    Những người sống cùng HIV đang ở đâu?
    Tại sao họ không lên tiếng?
  • 4:05 - 4:09
    Làm sao tôi có thể tin vào những thành
    công đó hay những số liệu đó,
  • 4:09 - 4:12
    mà không tận mắt chứng kiến?
  • 4:12 - 4:16
    Và đối với tôi, đây thực sự là
    một câu hỏi rất dễ để trả lời.
  • 4:17 - 4:20
    Sự sợ hãi, sự kỳ thị và sự xấu hổ:
  • 4:20 - 4:24
    chính những điều này khiến những người đó
    sống cùng căn bệnh trong im lặng.
  • 4:24 - 4:28
    Câu chuyện về giới tính cũng như việc điều
    trị bệnh của cá nhân chúng tôi,
  • 4:28 - 4:29
    và khi dồn cả hai lại,
  • 4:29 - 4:32
    các bạn có thể thấy mình đang ở trong
    tình thế nhạy cảm.
  • 4:33 - 4:35
    Sợ rằng người ta nhận thấy khi
    chúng tôi thành thật
  • 4:35 - 4:38
    khiến chúng tôi không thể làm
    nhiều thứ trong cuộc đời nữa,
  • 4:38 - 4:41
    và đó là trường hợp dành cho bộ phận
    người mắc HIV.
  • 4:41 - 4:47
    Việc đối mặt với sự soi mói của xã hội và
    bị chế giễu là cái giá chúng tôi phải trả
  • 4:47 - 4:50
    cho sự minh bạch, và tại sao trở thành
    kẻ chết vì nghĩa
  • 4:50 - 4:53
    khi bạn hoàn toàn khỏi căn bệnh
    và sống khỏe mạnh như người khác?
  • 4:53 - 4:57
    Sau tất cả, chẳng có một dấu hiệu trên
    cơ thể cho thấy bạn mắc bệnh.
  • 4:57 - 4:58
    Bạn cũng chẳng đeo một ký hiệu nào.
  • 5:00 - 5:03
    Sự an toàn chỉ có trong phạm vi đồng hóa,
  • 5:03 - 5:05
    và đó chỉ là sự an toàn vô hình.
  • 5:07 - 5:10
    Tôi muốn ném chiếc mặt nạ đó đi
    và chia sẻ câu chuyện của chính mình.
  • 5:11 - 5:15
    Vào mùa thu năm 2014, lúc đó tôi đang là
    sinh viên năm hai tại một trường cao đẳng
  • 5:15 - 5:19
    và cũng giống như hầu hết các sinh viên
    khác, tôi bắt đầu quan hệ tình dục.
  • 5:19 - 5:23
    và tôi cũng thường sử dụng biện pháp an
    toàn để tối thiểu hóa nguy cơ lây bệnh.
  • 5:23 - 5:27
    Ở đây, tôi có nói là "thường" bởi vì
    thi thoảng tôi không dùng chúng.
  • 5:27 - 5:30
    Đó chỉ là một sơ xuất nhỏ trước khi
    chúng tôi làm tình,
  • 5:30 - 5:32
    và lỗi của tôi là quá rõ ràng.
  • 5:32 - 5:35
    Tôi đã quan hệ tình dục không an toàn,
    và tôi không nghĩ nhiều về nó.
  • 5:36 - 5:38
    Khoảng ba tuần sau đó,
  • 5:38 - 5:42
    tôi cảm thấy cơ thể như bị một đàn
    linh dương đầu bò giày xéo lên vậy.
  • 5:42 - 5:46
    Trước đây tôi chưa từng thấy đau nhức
    đến như vậy.
  • 5:47 - 5:50
    Tôi bắt đầu nhận từng đợt sốt rét
    và ớn lạnh.
  • 5:50 - 5:53
    Tôi liên tục buồn nôn và đi lại rất
    khó khăn.
  • 5:54 - 5:58
    Là một sinh viên khoa sinh vật học,
    tôi đã từng tiếp xúc với căn bệnh,
  • 5:58 - 6:01
    và cũng là một người đồng tính có
    hiểu biết, tôi có đọc sơ về HIV,
  • 6:01 - 6:05
    cho nên trường hợp của tôi là
    đảo ngược huyết thanh,
  • 6:05 - 6:08
    hay còn được gọi là nhiễm HIV cấp tính.
  • 6:08 - 6:09
    Và đây là phản ứng của cơ thể
  • 6:09 - 6:12
    khi sản xuất ra các kháng thể đối với
    kháng nguyên HIV.
  • 6:13 - 6:17
    Lưu ý rằng không phải ai cũng trải qua
    giai đoạn phát bệnh này,
  • 6:17 - 6:19
    và tôi là một trong những người
    may mắn đó.
  • 6:19 - 6:23
    Và tôi may mắn kiểu như là,
    đó là những dấu hiệu vật lý
  • 6:23 - 6:26
    giúp tôi biết được có gì đó không ổn,
  • 6:26 - 6:28
    và nhờ đó tôi phát hiện vi-rút kịp thời.
  • 6:29 - 6:33
    Vì muốn kiểm chứng sự thật,
  • 6:33 - 6:35
    tôi đã kiểm tra ngay tại trường.
  • 6:36 - 6:40
    Và họ nói họ sẽ gọi điện báo cho tôi biết
    ngay khi có kết quả vào sáng hôm sau,
  • 6:40 - 6:41
    sau đó họ đã gọi cho tôi,
  • 6:41 - 6:44
    nhưng họ yêu cầu tôi vào phòng và
    nói chuyện với đội ngũ các bác sỹ.
  • 6:44 - 6:49
    Và phản ứng khi tôi nhận kết quả từ cô ấy
    không như những gì tôi mong đợi.
  • 6:50 - 6:54
    Cô ấy cam đoan với tôi rằng những gì tôi
    vừa biết không phải là bản án tử hình,
  • 6:54 - 6:56
    thậm chí cô ấy còn đề nghị tôi liên hệ
    với anh trai cô ấy,
  • 6:56 - 6:59
    người vẫn đang sống cùng HIV từ đầu
    những năm 90.
  • 7:00 - 7:03
    Tôi đã từ chối lời đề nghị của cô ấy,
    nhưng thực sự tôi đã rất cảm động.
  • 7:03 - 7:05
    Tôi cứ nghĩ mình sẽ bị khiển trách.
  • 7:05 - 7:08
    Tôi chờ đợi một sự sỉ nhục hay thất vọng,
  • 7:08 - 7:12
    và tôi nhận được sự cảm thông đầy trắc ẩn
    và tình người ấm áp,
  • 7:12 - 7:15
    và tôi sẽ luôn biết ơn đối với
    cuộc trao đổi đầu tiên đó.
  • 7:16 - 7:20
    Rồi sau vài tuần, tôi như một mớ hỗn độn.
  • 7:20 - 7:23
    Tôi làm tốt cả mặt cảm xúc lẫn
    tinh thần.
  • 7:23 - 7:24
    Tôi đã kiểm soát nó rất ổn.
  • 7:25 - 7:27
    Tuy nhiên cơ thể tôi như bị tàn phá,
  • 7:27 - 7:29
    và những người thân cận với tôi
    cũng bắt đầu để ý.
  • 7:29 - 7:32
    Vậy nên tôi đã gọi các bạn ở chung phòng
    ngồi lại,
  • 7:32 - 7:35
    và tôi cho họ biết là tôi bị chuẩn đoán
    mắc phải HIV,
  • 7:35 - 7:39
    rằng tôi sẽ bắt đầu điều trị
    và tôi không muốn họ phải lo lắng.
  • 7:39 - 7:42
    Và tôi vẫn nhớ từng cái nhìn
    trên khuôn mặt của họ.
  • 7:42 - 7:45
    Họ ôm chặt lấy nhau trên ghế sofa
    và bắt đầu khóc,
  • 7:45 - 7:47
    sau đó tôi đã an ủi họ.
  • 7:47 - 7:50
    Tôi chia sẻ với họ về những tin buồn
    của riêng tôi,
  • 7:50 - 7:53
    và thực sự thấy ấm lòng khi họ quan tâm
    đến những điều tôi nói.
  • 7:54 - 7:57
    Thế nhưng kể từ đêm đó, tôi nhận ra
    có sự khác lạ
  • 7:57 - 7:59
    trong cách họ đối xử với tôi lúc ở nhà.
  • 7:59 - 8:01
    Họ đã không đụng đến bất cứ thứ gì
    của tôi,
  • 8:01 - 8:04
    và họ cũng không ăn bất cứ món gì
    mà tôi nấu.
  • 8:04 - 8:07
    Ở Nam Louisiana,
  • 8:07 - 8:09
    chúng ta đều biết rằng
    bạn không từ chối đồ ăn.
  • 8:09 - 8:10
    (Cười)
  • 8:11 - 8:14
    Trong khi tôi nấu ăn rất ngon,
    tôi không nghĩ mình lại bị bơ như vậy.
  • 8:14 - 8:16
    (Cười)
  • 8:16 - 8:20
    Tuy nhiên, từ những ám chỉ im lặng đó,
    cho thấy họ phản ứng ngày càng rõ ràng hơn
  • 8:20 - 8:21
    và có vẻ tránh né hơn.
  • 8:22 - 8:26
    Tôi bị bắt phải mang bàn chải đánh răng
    ra khỏi nhà tắm,
  • 8:26 - 8:29
    và cũng không được xài chung khăn tắm,
  • 8:29 - 8:32
    và thậm chí tôi còn bị yêu cầu phải giặt
    quần áo ở nơi nóng hơn.
  • 8:33 - 8:34
    Tôi đâu phải bị chấy rận?!
  • 8:34 - 8:37
    Cũng không phải bị bệnh ghẻ lở.
    Mà là HIV!
  • 8:37 - 8:39
    Nó chỉ có thể được lây truyền qua
    đường máu,
  • 8:39 - 8:42
    dịch trong quan hệ tình dục như
    tinh dịch hay âm đạo
  • 8:42 - 8:43
    và bằng đường sữa mẹ.
  • 8:43 - 8:46
    Thế nhưng tôi đâu có ngủ cùng với họ,
  • 8:46 - 8:48
    hay cho họ bú sữa --
  • 8:48 - 8:49
    (Cười)
  • 8:49 - 8:51
    và chúng tôi cũng đâu có diễn lại
    "Twilight".
  • 8:51 - 8:54
    Tôi chẳng mang một mối nguy cơ nào
    đến với họ
  • 8:54 - 8:56
    và tôi cũng đã nói cho họ biết về chúng,
  • 8:56 - 8:59
    thế nhưng sự không thoải mái vẫn tiếp diễn
  • 8:59 - 9:01
    cho đến khi họ buộc tôi phải chuyển phòng.
  • 9:02 - 9:03
    Và tôi buộc phải chuyển ra
  • 9:03 - 9:07
    do một trong những người cùng phòng
    kể lại tình trạng của tôi với phụ huynh.
  • 9:07 - 9:12
    Cô ta đã chia sẻ thông tin sức khỏe của
    cá nhân tôi cho những người lạ.
  • 9:13 - 9:17
    Và ngay lúc này tôi cũng đang làm điều đó
    tại khán phòng 300 người.
  • 9:17 - 9:20
    Nhưng tại thời điểm đó, điều này lại
    khiến tôi khó chịu,
  • 9:20 - 9:24
    và họ bày tỏ sự khó chịu khi con gái
    họ sống chung một căn phòng với tôi.
  • 9:25 - 9:28
    Là một người đồng tính,
    lớn lên trong một gia đình theo đạo
  • 9:28 - 9:29
    và sống ở miền Nam,
  • 9:29 - 9:31
    tôi không còn lạ với
    việc phân biệt đối xử.
  • 9:32 - 9:34
    Nhưng kiểu phân biệt như thế này,
  • 9:34 - 9:36
    thật sự là một sự thất vọng quá lớn
  • 9:36 - 9:39
    bởi nó đến từ một nơi không thể ngờ được.
  • 9:40 - 9:44
    Họ không những là người học cùng
    đại học với tôi,
  • 9:44 - 9:47
    cùng là thành viên
    trong cộng đồng LGBT,
  • 9:47 - 9:49
    mà còn là bạn thân của tôi.
  • 9:50 - 9:54
    Vậy là tôi phải làm theo ý họ.
    Cuối học kỳ đó tôi đã dọn ra ngoài ở.
  • 9:54 - 9:56
    Nhưng không phải là tôi nhân nhượng họ,
  • 9:56 - 9:58
    mà là tôn trọng chính bản thân mình.
  • 9:58 - 10:01
    Tôi sẽ không chịu khuất phục trước
    những người
  • 10:01 - 10:04
    không có thiện chí khắc phục
    sự ngu dốt của mình,
  • 10:04 - 10:07
    và tôi cũng không để một thứ gì đó
    mà bây giờ đã là một phần trong tôi
  • 10:07 - 10:09
    được dùng như một công cụ
    chống lại tôi.
  • 10:09 - 10:13
    Do đó tôi chọn lựa việc minh bạch
    về tình trạng của mình,
  • 10:13 - 10:15
    hoàn toàn rõ ràng.
  • 10:16 - 10:19
    Và đây là thứ mà tôi thích gọi
    là người biện hộ thường ngày.
  • 10:19 - 10:23
    Quan điểm của sự minh bạch này,
    của người biện hộ thường ngày này
  • 10:23 - 10:25
    là để xua tan đi sự thiếu hiểu biết,
  • 10:25 - 10:28
    thiếu hiểu biết là một từ rất đáng sợ.
  • 10:28 - 10:31
    Chúng ta đều không muốn mình
    bị coi là kẻ thiếu hiểu biết,
  • 10:31 - 10:33
    và hiển nhiên chẳng ai muốn bị gọi
    là như vậy.
  • 10:34 - 10:37
    Tuy nhiên, thiếu hiểu biết
    không đồng nghĩa với ngu dốt.
  • 10:37 - 10:39
    Không phải là không có khả năng học,
  • 10:39 - 10:42
    mà đó là tình trạng nhận thức
    trước khi bạn học.
  • 10:42 - 10:45
    Vì thế khi tôi thấy ai đó đến từ nơi
    thiếu hiểu biết,
  • 10:45 - 10:49
    tôi biết được họ sẽ có cơ hội để học hỏi.
  • 10:49 - 10:52
    Và rất hi vọng nếu tôi có thể truyền bá
    được một số kiến thức
  • 10:52 - 10:54
    thì người khác sẽ không gặp những
    tình huống
  • 10:54 - 10:56
    mà tôi đã từng trải qua với
    bạn cùng phòng
  • 10:56 - 10:59
    và cứu vớt những người đang chịu
    sự sỉ nhục của xã hội.
  • 11:01 - 11:04
    Vì thế mà những phản ứng tôi nhận được
    không hẳn là tích cực.
  • 11:05 - 11:07
    Ở vùng miền Nam này,
  • 11:07 - 11:10
    nhiều sự kỳ thị xuất phát từ
    những áp lực tôn giáo,
  • 11:10 - 11:13
    hay sự thiếu giáo dục giới tính toàn diện
  • 11:13 - 11:17
    và cả những quan điểm gây tranh cãi
    về những thứ liên quan đến tình dục.
  • 11:17 - 11:19
    Chúng ta coi nó như dịch bệnh đồng tính.
  • 11:20 - 11:24
    Nếu xét trên toàn cầu, đa số những trường
    hợp bị HIV đều xảy ra ở quan hệ khác giới,
  • 11:24 - 11:27
    và ở Hoa Kỳ, phụ nữ,
    đặc biệt là phụ nữ da màu,
  • 11:27 - 11:28
    đang có nguy cơ gia tăng.
  • 11:29 - 11:32
    Đây không phải là căn bệnh đồng tính
    luyến ái. Không bao giờ.
  • 11:32 - 11:35
    Nó là một căn bệnh mà chúng ta cần
    quan tâm đến.
  • 11:35 - 11:39
    Do đó ban đầu, tôi cảm thấy
    mình bị hạn chế.
  • 11:39 - 11:43
    Tôi muốn mở rộng phạm vi của mình và
    vượt xa khỏi những gì xung quanh tôi.
  • 11:44 - 11:46
    Thế là tự nhiên,
  • 11:46 - 11:50
    tôi chuyển sang thế giới ngầm đen tối
    của những ứng dụng hẹn hò trên mạng,
  • 11:50 - 11:52
    những ứng dụng như Grindr,
  • 11:52 - 11:54
    dành cho những người không biết,
  • 11:54 - 11:57
    đây là những ứng dụng hẹn hò nhắm đến
    những chàng trai đồng tính.
  • 11:57 - 11:59
    Bạn chỉ cần đăng profile
    và một tấm hình
  • 11:59 - 12:01
    là sẽ thấy danh sách các chàng trai
    trong khu vực.
  • 12:01 - 12:03
    Chắc hẳn là các bạn từng nghe về Tinder.
  • 12:03 - 12:05
    Grindr đã xuất hiện khá lâu rồi
  • 12:05 - 12:08
    kể từ khi bạn không thể gặp được anh chồng
    đồng tính tương lai
  • 12:08 - 12:11
    ở nhà thờ hay cửa hàng tạp hóa,
  • 12:11 - 12:12
    hay như những người dị tính thường làm
  • 12:12 - 12:15
    trước khi họ biết mình
    có thể hẹn hò qua điện thoại.
  • 12:15 - 12:16
    (Cười)
  • 12:16 - 12:19
    Vậy nên trên Grindr, khi bạn thấy hay
    đọc thứ gì đó mà bạn thích,
  • 12:19 - 12:23
    bạn có thể gửi nó qua tin nhắn cho người
    bạn muốn gặp, hay làm những việc khác.
  • 12:23 - 12:28
    Do đó, trên profile của tôi, tôi viết
    rõ ràng rằng tôi bị HIV.
  • 12:28 - 12:32
    Chẳng ai phát hiện ra tôi nên tôi rất chào
    đón những thắc mắc về tình trạng của mình.
  • 12:32 - 12:34
    Sau đó tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi
  • 12:34 - 12:37
    và rất nhiều lời bình luận,
    cả tích cực và tiêu cực.
  • 12:37 - 12:40
    Và tôi muốn bắt đầu bằng
    những bình luận tiêu cực,
  • 12:40 - 12:43
    chỉ để dựng lại một vài sự thiếu hiểu biết
    mà tôi đã đề cập lúc nãy.
  • 12:44 - 12:49
    Và hầu hết những bình luận đó đều là
    những nhận xét hay giả định.
  • 12:49 - 12:52
    Họ giả định họ biết rõ về đời sống
    tình dục hay thói quen tình dục của tôi.
  • 12:52 - 12:55
    Họ nói tôi để bản thân
    và người khác vào nguy hiểm.
  • 12:55 - 12:59
    Thế nhưng tôi đã gặp những nhận xét
    vô lý kiểu này nhiều rồi.
  • 13:00 - 13:04
    Trong cộng đồng người đồng tính,
    người ta thường nghe về từ "sạch sẽ"
  • 13:04 - 13:07
    khi bạn muốn nhắc đến người nào đó
    âm tính với HIV.
  • 13:07 - 13:10
    Dĩ nhiên mặt trái đó chính là việc không
    sạch sẽ, hay dơ bẩn,
  • 13:10 - 13:12
    khi bạn mắc phải HIV.
  • 13:12 - 13:13
    Bây giờ, tôi không quá bối rối
  • 13:13 - 13:16
    và tôi chỉ thực sự dính bẩn sau một ngày
    ở ngoài đồng thôi,
  • 13:17 - 13:19
    nhưng đây chính là thứ ngôn ngữ
    có hại.
  • 13:19 - 13:21
    Đây là sự kì thị do chính cộng đồng tạo ra
  • 13:22 - 13:25
    khiến cho những người đồng tính
    không dám tiết lộ tình trạng của họ.
  • 13:25 - 13:26
    và khiến cho những người mới bị
  • 13:26 - 13:29
    không dám tìm đến sự hỗ trợ
    trong chính cộng đồng của mình,
  • 13:29 - 13:31
    và tôi nghĩ đó là một điều thật đau đớn.
  • 13:31 - 13:35
    May mắn thay, ngày càng có nhiều
    những phản ứng tích cực hơn,
  • 13:35 - 13:38
    và đến từ những người hiếu kỳ tò mò.
  • 13:38 - 13:41
    Họ tò mò về những mối nguy cơ
    của việc truyền nhiễm,
  • 13:41 - 13:43
    hay "không xác định được"
    có ý nghĩa thực sự là gì,
  • 13:43 - 13:45
    họ có thể đi đâu để làm xét nghiệm,
  • 13:45 - 13:47
    rồi một vài gã hỏi về
    các trải nghiệm của tôi,
  • 13:47 - 13:49
    và tôi đã chia sẻ câu chuyện của mình
    với họ.
  • 13:50 - 13:52
    Nhưng điều quan trọng nhất là,
  • 13:52 - 13:56
    có nhiều người mới được chuẩn đoán
    mắc HIV đã tiếp cận tôi
  • 13:56 - 13:59
    rằng họ rất sợ hãi và rất cô đơn,
  • 13:59 - 14:01
    họ không biết bước kế tiếp theo
    nên làm là gì.
  • 14:02 - 14:04
    Họ không muốn cho gia đình họ biết,
  • 14:04 - 14:05
    họ cũng không muốn cho bạn bè biết
  • 14:06 - 14:08
    rồi họ cảm thấy cơ thể như bị tàn phá
    và thật dơ bẩn.
  • 14:09 - 14:13
    Sau đó tôi đã làm bất cứ điều gì có thể để
    nhanh chóng trấn an họ,
  • 14:13 - 14:15
    và tôi đã giới thiệu họ liên hệ với
    trung tâm AcadianCares.
  • 14:15 - 14:19
    Đó là một ngôi nhà tuyệt vời
    trong cộng đồng của chúng ta
  • 14:19 - 14:20
    dành cho những ai mắc phải HIV.
  • 14:20 - 14:23
    Và tôi cũng giới thiệu họ với những người
    mà cá nhân tôi biết
  • 14:23 - 14:28
    để không chỉ cho họ một nơi an toàn để
    được sống như con người một lần nữa
  • 14:28 - 14:30
    mà còn giúp họ có được những nguồn
    tài chính họ cần
  • 14:30 - 14:32
    để đủ tiền trả cho việc điều trị.
  • 14:32 - 14:35
    Cho đến thời điểm này, đó là khía cạnh
    khiêm nhường nhất
  • 14:35 - 14:37
    trong sự minh bạch của mình,
  • 14:37 - 14:43
    rằng tôi đã có nhiều tác động tích cực
    đến những người mắc bệnh như tôi đã từng,
  • 14:43 - 14:46
    rằng tôi đã giúp đỡ những người
    phải sống trong bóng tối,
  • 14:46 - 14:49
    bởi vì tôi đã từng ở nơi đó
    và chẳng phải một nơi tốt đẹp gì.
  • 14:49 - 14:52
    Tất cả các chàng trai này có xuất thân
    khác nhau,
  • 14:52 - 14:54
    và nhiều người trong số họ không am hiểu
    bằng tôi.
  • 14:54 - 14:57
    Họ bước ra từ một nơi đầy sự sợ hãi
    để đến với tôi.
  • 14:58 - 15:00
    Tôi có quen biết vài người trong số họ,
  • 15:00 - 15:01
    hoặc là họ cũng biết rõ về tôi,
  • 15:01 - 15:04
    và cũng có nhiều người vô danh.
  • 15:04 - 15:07
    Họ là những profile trống do quá lo sợ mà
    không dám để hình thật của mình
  • 15:07 - 15:09
    sau những gì mà họ đã kể cho tôi nghe.
  • 15:09 - 15:12
    Và với chủ đề sự minh bạch,
  • 15:12 - 15:14
    tôi muốn gửi vài thông điệp
    đến mọi người.
  • 15:15 - 15:18
    Tôi biết có thể mình sẽ gặp bất kỳ
    mối nguy hiểm nào
  • 15:18 - 15:20
    khi dám công khai bản thân ra ngoài kia,
  • 15:20 - 15:23
    những nó vẫn rất xứng đáng dù có bất kỳ
    bình luận tiêu cực
  • 15:23 - 15:25
    hay sự phê phán nào mà tôi sẽ nhận;
  • 15:25 - 15:28
    bởi tôi cảm thấy tôi có khả năng biến nó
    thành hiện thực và có tác động rõ ràng.
  • 15:29 - 15:33
    Và nó cho tôi thấy sự nỗ lực của chúng ta
    không ngừng vang lên,
  • 15:33 - 15:36
    rằng chúng ta có thể thay đổi và cứu vớt
    những cuộc đời mà chúng ta biết được,
  • 15:36 - 15:39
    rồi họ sẽ tiếp nối sứ mệnh này và
    đưa nó phát triển xa hơn nữa.
  • 15:40 - 15:44
    Và nếu ai trong số các bạn hay bất kỳ ai
    đang đấu tranh với HIV mà các bạn biết
  • 15:44 - 15:48
    hay các bạn muốn xem những nguồn
    tài nguyên trong cộng đồng của mình,
  • 15:48 - 15:50
    hay các bạn muốn tự tìm hiểu nhiều hơn về
    căn bệnh này,
  • 15:51 - 15:54
    thì đây chính là những trang web quốc gia
    tuyệt vời cho các bạn.
  • 15:54 - 15:57
    Tôi rất sẵn lòng gặp gỡ các bạn
    sau bài diễn thuyết này
  • 15:57 - 15:59
    và cứ tự nhiên hỏi tôi bất kỳ điều gì
    mà các bạn muốn.
  • 15:59 - 16:03
    Chúng ta đã nghe qua câu nói
    "thấy cây mà chẳng thấy rừng,"
  • 16:04 - 16:08
    nên tôi mong tất cả mọi người ở đây
    hãy nhìn thấy con người qua căn bệnh này.
  • 16:09 - 16:13
    Rất dễ để nhìn nhận thông qua những
    con số và số liệu thống kê
  • 16:13 - 16:16
    và chỉ thấy được mối nguy hiểm trong
    sự nhận thức.
  • 16:16 - 16:21
    Cái khó hơn nhiều là thấy được những
    con người đằng sau những con số đó.
  • 16:22 - 16:25
    Vì thế khi bạn thấy mình đang nghĩ đến
    những điều đó hay từ ngữ đó,
  • 16:25 - 16:28
    thì có lẽ bạn nên nghĩ tới David Kirby.
  • 16:29 - 16:31
    Thay vì vậy tôi muốn các bạn
  • 16:31 - 16:33
    nghĩ tới con trai của bạn
  • 16:33 - 16:35
    hay em trai của bạn
  • 16:35 - 16:37
    hay bạn bè của bạn
  • 16:37 - 16:40
    và quan trọng nhất hãy nghĩ đến nhân loại.
  • 16:41 - 16:44
    Hướng đến giáo dục khi phải đối mặt với
    sự thiếu hiểu biết,
  • 16:44 - 16:46
    và luôn luôn ghi nhớ,
  • 16:46 - 16:48
    và luôn giàu lòng trắc ẩn.
  • 16:49 - 16:50
    Chân thành cảm ơn.
  • 16:50 - 16:54
    (Vỗ tay)
Title:
Việc điều trị HIV đã tiến bộ vượt bậc. Tại sao sự kì thị vẫn còn tồn tại?
Speaker:
Arik Hartmann
Description:

Việc điều trị HIV đã có nhiều tiến bộ đáng kể trong hơn ba thập kỷ qua - thế nhưng tại sao nhận thức của cộng đồng về căn bệnh vẫn chưa thay đổi? Sau khi được chuẩn đoán mắc phải HIV, Arik Hartmann đã chọn sống một cách minh bạch và luôn cởi mở về tình trạng của mình. Anh đang nỗ lực hết mình để cải tạo nhận thức của con người về căn bệnh HIV. Qua bài diễn thuyết chân thật này, anh muốn chia sẻ việc sống chung với căn bệnh HIV diễn ra như thế nào - và kêu gọi tất cả chúng ta xóa bỏ đi sự thiếu nhận thức về căn bệnh này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
17:06

Vietnamese subtitles

Revisions