Return to Video

Vắc-xin có thể được tạo ra nhanh tới đâu?

  • 0:07 - 0:09
    Khi một mầm bệnh mới xuất hiện,
  • 0:09 - 0:12
    cơ thể và các hệ thống y tế của chúng ta
    dễ bị tổn thương.
  • 0:12 - 0:16
    Vào những lúc như thế này,
    nhu cầu cấp thiết cho một loại vắc-xin
  • 0:16 - 0:20
    để tạo ra khả năng miễn dịch rộng rãi
    cùng giảm thiểu thiệt hại tính mạng.
  • 0:20 - 0:24
    Vậy ta có thể phát triển một vắc-xin
    nhanh tới đâu khi ta cần chúng nhất?
  • 0:24 - 0:28
    Sự phát triển của vắc-xin thông thường
    có thể chia thành ba giai đoạn.
  • 0:28 - 0:32
    Ở nghiên cứu thăm dò, các nhà khoa học
    thí nghiệm với các phương pháp khác nhau
  • 0:32 - 0:35
    để tìm các mẫu vắc-xin an toàn
    và nhân rộng rãi.
  • 0:35 - 0:39
    Khi được kiểm định tại phòng thí nghiệm,
    họ đưa vào thử nghiệm lâm sàng,
  • 0:39 - 0:44
    nơi các vắc-xin được đánh giá
    về an toàn, hiệu quả và các tác dụng phụ
  • 0:44 - 0:47
    qua một loạt các nhóm người.
  • 0:47 - 0:50
    Cuối cùng, sản xuất,
  • 0:50 - 0:54
    nơi các vắc-xin được sản xuất
    và phân phối cho sử dụng công cộng.
  • 0:54 - 0:59
    Dưới các tình huống bình thường, quá trình
    mất trung bình 15 đến 20 năm.
  • 0:59 - 1:03
    Nhưng trong suốt một đại dịch,
    các nhà nghiên cứu dùng nhiều chiến lược
  • 1:03 - 1:06
    để chuyển qua từng giai đoạn
    nhanh hết khả năng.
  • 1:06 - 1:10
    Nghiên cứu thăm dò có lẽ
    là linh động nhất.
  • 1:10 - 1:13
    Mục tiêu của giai đoạn này là
    để tìm một cách an toàn
  • 1:13 - 1:17
    để cho hệ thống miễn dịch của chúng ta
    tiếp xúc vi-rút hoặc vi khuẩn.
  • 1:17 - 1:21
    Điều này đưa cơ thể chúng ta
    thông tin nó cần để tạo ra các kháng thể
  • 1:21 - 1:24
    có khả năng chống lại
    sự truyền nhiễm thật sự.
  • 1:24 - 1:28
    Có nhiều cách để an toàn kích hoạt
    sự phản ứng miễn dịch này,
  • 1:28 - 1:33
    nhưng đa số, những mẫu hiệu quả nhất
    cũng tốn nhiều thời gian nhất để sản xuất.
  • 1:33 - 1:37
    Những vắc-xin giảm độc lực truyền thống
    tạo ra khả năng chống chịu lâu dài.
  • 1:37 - 1:40
    Nhưng chúng phụ thuộc vào
    những chủng vi-rút yếu
  • 1:40 - 1:45
    buộc phải nuôi cấy trong mô
    không phải của con người thời gian dài.
  • 1:45 - 1:48
    Các vắc-xin bất hoạt có sự tiếp cận
    nhanh hơn nhiều,
  • 1:48 - 1:54
    trực tiếp áp dụng nhiệt, a-xít hay bức xạ
    để làm suy yếu mầm bệnh.
  • 1:54 - 1:58
    Các vắc-xin tiểu đơn vị, thứ tiêm
    các đoạn protein vô hại,
  • 1:58 - 2:00
    cũng có thể được tạo ra nhanh chóng.
  • 2:00 - 2:05
    Nhưng các kỹ thuật nhanh hơn này
    tạo ra khả năng phục hồi kém mạnh mẽ hơn.
  • 2:05 - 2:08
    Đây chỉ là ba trong số
    rất nhiều mẫu vắc-xin,
  • 2:08 - 2:11
    mỗi cái đều có ưu và nhược điểm riêng.
  • 2:11 - 2:14
    Không có phương pháp duy nhất nào
    được đảm bảo là hiệu quả
  • 2:14 - 2:17
    và tất cả chúng đều yêu cầu
    tiêu tốn thời gian nghiên cứu.
  • 2:17 - 2:20
    Vậy cách tốt nhất để đẩy nhanh mọi thứ
    là cho nhiều phòng thí nghiệm
  • 2:20 - 2:23
    làm việc trên các mẫu khác nhau
    cùng lúc.
  • 2:23 - 2:26
    Chiến lược chạy đua về đích này
  • 2:26 - 2:30
    đã tạo ra vắc-xin Zika
    thử nghiệm đầu tiên trong bảy tháng
  • 2:30 - 2:35
    và vắc-xin thử nghiệm COVID-19 đầu tiên
    chỉ với 42 ngày.
  • 2:35 - 2:39
    Được thử nghiệm không có nghĩa là
    các vắc-xin này sẽ thành công.
  • 2:39 - 2:42
    Nhưng các mẫu được coi là an toàn
    và dễ dàng nhân rộng
  • 2:42 - 2:47
    có thể vào thử nghiệm lâm sàng lúc
    các phòng khác tiếp tục tìm các lựa chọn.
  • 2:47 - 2:52
    Bất cứ một vắc-xin thử nghiệm
    được sản xuất trong bốn tháng hay bốn năm,
  • 2:52 - 2:57
    giai đoạn tiếp thường là giai đoạn dài
    và khó lường nhất của việc phát triển.
  • 2:57 - 3:02
    Thử nghiệm lâm sàng gồm ba giai đoạn,
    mỗi cái lại chứa nhiều thử nghiệm.
  • 3:02 - 3:07
    Giai đoạn thử nghiệm I tập trung vào
    cường độ của phản ứng miễn dịch,
  • 3:07 - 3:11
    và cố gắng xây dựng vắc-xin
    an toàn và hiệu quả.
  • 3:11 - 3:15
    Giai đoạn thử nghiệm II tập trung xác định
    liều lượng đúng và kế hoạch phân phát
  • 3:15 - 3:17
    trên một lượng dân số rộng hơn.
  • 3:17 - 3:20
    Và giai đoạn thử nghiệm III xác định
    độ an toàn
  • 3:20 - 3:24
    qua vắc-xin chính sử dụng trong cộng đồng,
  • 3:24 - 3:28
    đồng thời cũng xác định tác dụng phụ
    hiếm gặp và các phản ứng tiêu cực.
  • 3:28 - 3:32
    Để đưa ra các biến số
    và tập trung vào độ an toàn lâu dài,
  • 3:32 - 3:36
    nó cực kỳ khó để đẩy nhanh
    thử nghiệm lâm sàng.
  • 3:36 - 3:39
    Trong các tình huống cực đoan,
    các nhà nghiên cứu chạy nhiều thử nghiệm
  • 3:39 - 3:42
    trong một giai đoạn cùng lúc.
  • 3:42 - 3:46
    Nhưng chúng vẫn cần đáp ứng các tiêu chí
    an toàn trước khi chuyển tiếp.
  • 3:46 - 3:50
    Đôi lúc, các phòng thí nghiệm có thể
    xúc tiến quá trình này bằng tận dụng
  • 3:50 - 3:53
    các phương pháp điều trị
    được phê duyệt trước đó.
  • 3:53 - 3:59
    Năm 2009, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh
    vắc-xin cúm mùa để điều trị H1N1—
  • 3:59 - 4:04
    sản xuất một vắc-xin
    có sẵn rộng rãi chỉ trong sáu tháng.
  • 4:04 - 4:08
    Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ hoạt động
    khi xử lý các mầm bệnh quen thuộc
  • 4:08 - 4:12
    có các mẫu vắc-xin đã được xây dựng tốt.
  • 4:12 - 4:17
    Sau khi giai đoạn III thành công,
    một cơ quan quản lý quốc gia
  • 4:17 - 4:21
    xem xét các kết quả và phê duyệt
    các vắc-xin an toàn để sản xuất.
  • 4:21 - 4:26
    Mỗi vắc-xin có sự pha trộn độc đáo
    giữa các thành phần sinh học và hóa học
  • 4:26 - 4:29
    đòi hỏi một dây chuyền chuyên dụng
    để sản xuất.
  • 4:29 - 4:32
    Để bắt đầu sản xuất
    ngay khi vắc-xin được phê duyệt,
  • 4:32 - 4:38
    các kế hoạch sản xuất buộc phải được làm
    song song với nghiên cứu và thử nghiệm.
  • 4:38 - 4:42
    Điều này đòi hỏi sự phối hợp ăn ý
    giữa các phòng thí nghiệm và nhà sản xuất,
  • 4:42 - 4:47
    cũng như các nguồn lực đáp ứng với
    các thay đổi đột ngột trong mẫu vắc-xin—
  • 4:47 - 4:51
    thậm chí nghĩa rằng
    bỏ đi hàng tháng trời làm việc.
  • 4:51 - 4:54
    Qua thời gian, các tiến bộ trong
    nghiên cứu thăm dò và sản xuất
  • 4:54 - 4:57
    sẽ làm quá trình này nhanh hơn.
  • 4:57 - 4:59
    Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy
    nhà nghiên cứu tương lai
  • 4:59 - 5:03
    có thể hoán đổi vật liệu di truyền từ
    các loại vi-rút khác nhau
  • 5:03 - 5:06
    vào cùng một mẫu vắc-xin.
  • 5:06 - 5:11
    Các vắc-xin dựa trên DNA và mRNA
    có thể nhanh chóng xúc tiến
  • 5:11 - 5:14
    cả ba quá trình sản xuất vắc-xin.
  • 5:14 - 5:16
    Nhưng cho đến khi các đột phá đạt tới,
  • 5:16 - 5:20
    chiến lược tốt nhất của ta là cho
    các phòng nghiên cứu toàn thế giới hợp tác
  • 5:20 - 5:23
    và làm việc song song
    với nhiều phương pháp khác nhau.
  • 5:23 - 5:25
    Bằng việc chia sẻ kiến thức
    và các nguồn lực,
  • 5:25 - 5:29
    Các nhà khoa học có thể phân chia
    và chế ngự bất cứ mầm bệnh nào.
Title:
Vắc-xin có thể được tạo ra nhanh tới đâu?
Speaker:
Dan Kwartler
Description:

Xem toàn bộ bài giảng tại đây: https://ed.ted.com/lessons/how-fast-can-a-vaccine-be-made-dan-kwartler

Khi một mầm bệnh mới xuất hiện, cơ thể và hệ thống y tế của chúng ta dễ bị tổn thương. Và khi mầm bệnh này nảy sinh bởi sự bùng nổ của một đại dịch, một nhu cầu cấp thiết cho một loại vắc-xin để tạo ra khả năng miễn dịch rộng rãi cùng giảm thiểu thiệt hại tính mạng. Vậy ta có thể phát triển một vắc-xin nhanh tới đâu khi ta cần chúng nhất? Dan Kwartler miêu tả ba giai đoạn của việc phát triển vắc-xin.

Bài giảng bởi Dan Kwartler, đạo diễn bởi Good Bad Habits.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:32

Vietnamese subtitles

Revisions