Thật thú vị khi chỉ vẽ một đường thẳng lên bản đồ có thể thay đổi cách ta nhìn và trải nghiệm thế giới? Bằng cách nào mà khoảng cách giữa các đường thẳng và biên giới tạo thành những địa điểm. Chúng trở thành những nơi mà ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc và con người từ nhiều nền văn hóa tiếp xúc với nhau theo những cách đẹp đẽ, đôi khi bạo lực và cả kì quặc. Những đường thẳng đó trên bản đồ có thể tạo ra những vết sẹo cho cảnh quan, và trong kí ức của ta. Tôi bắt đầu quan tâm tới đường biên giới khi đang tìm kiếm công trình kiến trúc giữa các vùng biên giới. Tôi đang thực hiện vài đề án trên đường biên giới Mĩ và Mexico, thiết kế những công trình lấy bùn từ mặt đất. Và cả những dự án mà bạn có thể nói được di dân đến cảnh quan này. "Prada Marfa", tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thực địa vượt qua ranh giới giữa nghệ thuật và kiến trúc và nó cho tôi thấy rằng kiến trúc có thể truyền tải ý tưởng một cách phức tạp hơn nhiều về mặt chính trị và văn hóa, rằng nó có thể vừa trào phúng và nghiêm túc, có thể nói lên sự bất công giữa giàu và nghèo và cái bản địa với cái được du nhập. Vì thế khi tìm kiếm công trình kiến trúc giữa các vùng biên giới, tôi đã bắt đầu tự hỏi, bức tường có phải là công trình kiến trúc không? Tôi ghi lại các suy nghĩ và chuyến thăm bức tường của mình bắng cách tạo ra một loạt đồ lưu niệm để gợi lại khoảng thời gian chúng tôi xây bức tường và ý tưởng đó điên rồ ra sao. Tôi đã tạo các trò chơi về đường biên giới, (Cười) những bưu thiếp, những quả cầu tuyết với mô hình kiến trúc tí hon bên trong, bản đồ đã kể câu chuyện về sự hồi sinh nơi bức tường này và tìm cách để bản thiết kế giảm thiểu được vấn đề mà bức tường biên giới này đã gây ra. Vậy bức tường này có phải là công trình kiến trúc không? Nó đúng là một kết cấu kiến trúc, và nó được thiết kế tại cơ sở nghiên cứu mang tên FenceLab, nơi họ chất đồ nặng 10,000 pounds lên những chiếc xe và cho chúng đâm vào bức tường với vận tốc 40 dặm một giờ để kiểm tra tính chống thấm của bức tường. Nhưng lại có một nghiên cứu chống lại ở khía cạnh khác, thiết kế của những chiếc cầu nâng mà có thể dựng lên bức tường và cho các phương tiện đi qua. (Cười) Giống với mọi đề án nghiên cứu, đã có nhiều thành công và cả thất bại. (Cười) Nhưng đó là những phản ứng thời trung cổ về bức tường -- ví dụ như những chiếc cầu nâng -- đó là vì bản chất bức tường là hình thức kiến trúc huyền bí và trung cổ. Nó là một phản ứng quá đơn giản với một nhóm vấn đề phức tạp. Nhiều công nghệ thời trung cổ đã xuất hiện dọc theo bức tường: máy phóng bắn những kiện cần sa qua bức tường. (Cười) hay những đại bác bắn những túi cocaine và thuốc phiện qua bức tường. Trong suốt thời kì trung cổ, những cơ thể bệnh tật và đã chết thi thoảng bị ném qua bức tường như hình thức khởi thủy của chiến tranh sinh học, và ngày nay nó được cho rằng, con người bị đẩy qua bức tường như một hình thức di cư. Một suy nghĩ lố bịch. Nhưng có một người được ghi chép là đã phóng qua bức tường từ Mexico sang Mỹ lại là một công dân Mỹ, người được cho phép phóng người qua bức tường khoảng 61 mét, miễn anh ta cầm hộ chiếu trong tay. (Cười) và anh ta đáp xuống an toàn trong một cái lưới ở phía bên kia. Suy nghĩ của tôi được truyền cảm hứng bởi câu nói của kiến trúc sư Hasan Fathy, người đã nói rằng, "Kiến trúc sư không thiết kế những bức tường, mà thiết kế những khoảng không gian giữa chúng." Vì thế tôi không nghĩ kiến trúc sư nên thiết kế những bức tường, mà điều quan trọng và cấp bách họ cần chú ý tới là những khoảng không gian giữa chúng. Họ nên thiết kế cho những nơi, con người và cảnh quan mà bức tường đang gây ảnh hưởng. Ngày nay, người ta đã vượt qua trở ngại này, mặc dù mục đích của bức tường nhằm chia cắt mọi người, nhưng thực ra nó lại kết nối họ theo những cách không ngờ, những hoạt động xã hội như lớp học yoga giữa hai nước dọc biên giới để kết nối mọi người qua sự chia cắt này. Tôi gọi đây là tư thế tượng đài. (Cười) Các bạn đã bao giờ nghe về "wall y ball" chưa? (Cười) Nó là phiên bản biên giới của bóng chuyền và được chơi từ năm 1979 (Cười) dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico để kỉ niệm di sản văn hóa giữa hai nước. Nó đặt ra vài câu hỏi thú vị, phải không? Một trò chơi như thế có hợp pháp không? Việc đánh bóng qua lại bức tường có phải là trao đổi bất hợp pháp? (Cười) Cái hay của bóng chuyền là nó biến bức tường chỉ thành một dòng kẻ trên cát bằng ý chí, thân thể và tinh thần của người chơi hai bên. Tôi nghĩ đó chính là việc đàm phán giữa hai bên để hạ bức tường chia cắt này xuống. Ném bóng qua bức tường chỉ là một chuyện, nhưng ném đá qua bức tường đã gây hại cho các phương tiện của Đội Tuần tra Biên giới, và gây tổn thất cho Cơ quan Tuần tra Biên giới và phản ứng của Mỹ trở nên quyết liệt. Cơ quan Tuần tra Biên giới đã đốt lửa qua bức tường nhằm giết những người ném đá từ phía Mexico. Một hành động khác của Cơ quan Tuần Tra Biên giới là xây một hàng rào cản bóng để bảo vệ họ và các phương tiện. Những hàng rào cản này đã trở thành một đặc thù trong việc xây dựng những bức tường mới. Tôi bắt đầu tự hỏi phải chăng, giống như bóng chuyền, bóng chày nên là một đặc thù tại đường biên giới, và những bức tường có thể nới rộng hơn, cho phép mọi người đi qua và chơi, và nếu họ đánh một cú homrun, có thể một Đội Tuần tra Biên giới sẽ nhặt và ném nó quay lại phía bên kia. Một Đội Tuần tra Biên giới mua quả mâm xôi, đồ đông lạnh, từ một người bán rong chỉ cách vài bước chân, thực phẩm và tiền được trao đổi qua bức tường, một điều vốn dĩ bình thường lại trở nên bất hợp pháp bởi đường kẻ trên bản đồ và những tấm sắt dày vài milimét. Cảnh tượng này khiến tôi nhớ lại câu nói: "Khi bạn có dư dả, bạn nên làm những chiếc bàn dài hơn chứ không phải xây cao những bức tường.'' Vì thế tôi tạo ra đồ lưu niệm này để nhớ khoảnh khắc ta có thể chia sẻ thức ăn và trò chuyện qua sự chia cắt này. Một chiếc xích đu có thể đưa một người sang phía bên kia cho đến khi trọng lực đưa họ quay lại đất nước mình. Đường biên giới và bức tường biên giới này ngày nay được coi là một rạp hát chính trị, thế nên có lẽ ta nên mời mọi người đến rạp hát này, một rạp hát chung nơi người dân hai nước có thể đến và cả những nghệ sĩ, nhạc sĩ. Có lẽ bức tường chỉ là một nhạc cụ khổng lồ, chiếc đàn xylophone lớn nhất thế giới, và ta có thể chơi trên bức tường này với những bộ vũ khí gõ nhạc khổng lồ. (Cười) Khi tôi nghĩ về thư viện chung của hai quốc gia, tôi muốn thấy một không gian mà mọi người có thể chia sẻ những cuốn sách, thông tin và kiến thức qua sự chia cắt, nơi mà bức tường chỉ đơn giản là một kệ sách. Có lẽ cách tốt nhất để minh họa mối quan hệ chung mà ta có giữa Mexico và Mỹ là tưởng tượng ra một chiếc bập bênh, nơi mà hành động từ một phía gây hậu quả trực tiếp đến những gì xảy ra phía còn lại, bởi bản chất bức tường là một cái trục đúng nghĩa và đại diện cho các mối quan hệ giữa Mỹ và Mexico, và các bức tường giữa các nước láng giềng phục vụ các mối quan hệ này. Hẳn bạn còn nhớ câu danh ngôn: "Rào tốt tạo nên láng giềng tốt." Nó thường được xem là triết lý bài thơ "Mending Wall" của Robert Frost. Nhưng thật ra nó không hẳn là hỏi về sự cần thiết xây các bức tường. Nó là bài thơ nói về sự hàn gắn mối quan hệ giữa người với người. Câu thơ yêu thích của tôi là dòng đầu tiên: ''Bức tường sẽ bị phá huỷ.'' Bởi tôi hiểu ra điều gì đó -- bức tường chẳng định nghĩa được hai bên. Chỉ có một không gian bị chia cắt. Một bên trông giống như thế này. Một người đàn ông đang cắt cỏ với bức tường lờ mờ phía sau. Và phía bên kia sẽ trông như thế này. Bức tường là bức tường thứ tư của một ngôi nhà. Nhưng thực tế là bức tường đang chia rẽ đời sống của họ. Nó cắt phần đất, nhà cửa, đất công, đất của thổ dân châu Mỹ, các thành phố, trường đại học, láng xóm của ta. Tôi không thể ngừng hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu bức tường cắt ngang một ngôi nhà. Bạn còn nhớ sự chênh lệch giàu nghèo chứ? Bên phải là kích cỡ trung bình một ngôi nhà ở El Paso, Texas, Bên trái là kích cỡ trung bình một ngôi nhà Juarez. Và đây, bức tường cắt ngang trực tiếp qua bàn bếp. Đây, bức tường cắt ngang qua chiếc giường ngủ. Tôi muốn nói rằng bức tường không chỉ chia cắt các địa điểm, nó còn chia rẽ mọi người, chia cắt các gia đình. Hoạt động chính trị không may của bức tường này ngày nay đang chia cắt những đứa trẻ với gia đình chúng. Có thể các bạn thấy quen với biển báo đường nổi tiếng này. Nó được thiết kế bởi nhà thiết kế đồ họa John Hood, một cựu chiến binh da đỏ làm việc cho Sở Giao thông bang California. Ông được giao nhiệm vụ thiết kế biển cảnh báo những người đi môtô về những người di cư bị kẹt dọc đường cao tốc và cố băng qua đường. Hood đã liên tưởng đến cảnh tượng di cư ngày nay với cảnh tượng của người Navajo trong suốt cuộc đại di cư. Đây là một ý tưởng xuất sắc trong hoạt động thiết kế. Ông đã rất cẩn thận để nghĩ về việc sử dụng hình ảnh một cô bé thắt bím, bởi ông nghĩ đó là người mà những người đi môtô dễ đồng cảm nhất, và ông đã sử dụng hình bóng nhà lãnh đạo dân quyền Cesar Chavez để làm cái đầu của người cha. Tôi muốn dùng ý tưởng xuất sắc của biển báo này để kêu gọi sự quan tâm đến sự chia cắt những đứa trẻ tại đường biên giới, và tôi chỉ thực hiện một bước đơn giản. Tôi quay mặt thành viên các gia đình vào nhau. Chỉ trong vài tuần qua, tôi đã có dịp mang biển báo này trở lại đường cao tốc để kể một câu chuyện, câu chuyện về những mối quan hệ mà ta nên hàn gắn và một lời nhắc rằng ta cần phải xây dựng lại những bang tái thống nhất chứ không phải chia cắt. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)