[Làm thế nào để kiểm soát đại dịch corona?] [Từ chuyên gia bệnh truyền nhiễm Adam Kucharski] [Câu 1: Kiềm chế dịch bệnh nghĩa là gì khi nói tới các vụ bùng phát dịch?] Kiềm chế dịch bệnh là ý tưởng về việc bạn tập trung công sức vào kiểm soát các ca nhiễm bệnh và những người đã tiếp xúc. Vì thế bạn sẽ không ảnh hưởng tới phần lớn dân số, bạn có một ca nhiễm xuất hiện, bạn cô lập họ, bạn tìm những người mà họ đã có tiếp xúc, những người có nguy cơ mắc bệnh thông qua tiếp xúc và sau đó bạn có thể theo dõi họ, có thể là cách ly họ, để đảm bảo bệnh không lan truyền thêm nữa. Vì thế đây là phương pháp tập trung đúng đối tượng, và đối với dịch SARS, phương pháp này đã hoạt động vô cùng hiệu quả. Nhưng tôi nghĩ đối với dịch bệnh này, bởi vì một số ca sẽ bị bỏ sót, hoặc chưa được phát hiện, bạn cần phải kiểm soát được lượng lớn những người có nguy cơ. Nếu một vài người lọt lưới, khả năng cao, bạn sẽ đối mặt với sự bùng dịch. [Câu 2: Nếu kiềm chế là chưa đủ, cần phải làm gì tiếp?] Trong trường hợp đó, ta sẽ cần những thay đổi to lớn trong tương tác xã hội của chúng ta. Và điều đó sẽ cần đến, những cơ hội mà vi-rút có thể lây truyền thông qua các tương tác gần này, mỗi người trên thế giới, trung bình, sẽ cần phải giảm hai phần ba số tương tác đó để có thể kiểm soát dịch. Điều đó có thể nhờ vào làm việc tại nhà, thay đổi lối sống và những nơi bạn đi tới ở những địa điểm và quán ăn đông người. Và tất nhiên, các biện pháp này, như đóng cửa trường học, và các điều khác sẽ cố gắng để giảm sự tiếp xúc xã hội trong toàn dân. [Câu 3: Những rủi ro nào mà chúng ta cần người dân phải nghĩ tới?] Không chỉ là bạn đang bắt tay ai, mà là người đó sẽ bắt tay những ai khác. Và tôi nghĩ ta cần nghĩ về các đề phòng thứ cấp, bạn có thể nghĩ mình ít chịu rủi ro và bạn đang còn trẻ, nhưng thường thì bạn sẽ rất gần ai đó có nguy cơ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh này. Và tôi nghĩ chúng ta thực sự nên nghĩ cho xã hội và nghĩ rằng điều này sẽ khá khó khăn trong việc thay đổi hành vi, nhưng nó là cần thiết để giảm hậu quả mà ta có khả năng phải đối mặt. [Câu 4: Mọi người nên ở cách nhau bao xa?] Tôi nghĩ rất khó để nói chính xác, nhưng tôi nghĩ một điều cần phải ghi nhớ là không có nhiều bằng chứng rằng dịch lây qua aerosol và có thể lan đi rất xa -- nó lây lan ở cự ly tương đối gần. Tôi không nghĩ nó quan trọng rằng bạn ngồi cách ai đó một vài mét và vi-rút bằng cách nào đó xâm nhập cơ thể bạn. Nó là những tương tác gần hơn, và đó là lý do vì sao ta thấy rất nhiều sự kiện lây nhiễm xảy ra trong bữa ăn hay trong những nơi chật kín người. Bởi vì nếu bạn tưởng tượng đó là nơi bạn có thể khiến vi-rút lây lan trên bề mặt, trên tay và trên mặt, và những tình huống như thế là thứ mà chúng ta cần nghĩ tới. [Câu 5: Những biện pháp bảo vệ nào nên được các quốc gia áp dụng?] Tôi nghĩ rằng mọi người đang cố tìm hiểu, đầu tiên là điều gì sẽ hiệu quả. Thật sự là chỉ trong vài tuần vừa qua chúng ta mới cảm nhận được rằng thứ này có thể được kiểm soát vơi những can thiệp như lúc này, nhưng dĩ nhiên, không phải mọi quốc gia có thể làm như Trung Quốc, một vài biện pháp đó đặt các gánh nặng về xã hội, tài chính và tâm lý lên mọi người. Và dĩ nhiên, thời gian có hạn. Ở Trung Quốc, họ thực hiện trong sáu tuần, khó để duy trì điều đó, vì thế ta cần nghĩ tới thỏa thuận về những gì ta có thể yêu cầu người dân làm, điều gì sẽ thực sự làm giảm gánh nặng tốt nhất. [Chi tiết, tham khảo: Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch] [Tổ chức Y tế Thế giới]