Giả sử bạn tiến hành một thí nghiệm. Và trong thí nghiệm này bạn chọn ngẫu nhiên vài người sống trong những khu vực dễ cháy nổ hoặc sống trong khu vực có kiểm soát không có chất nổ bay qua đầu họ. Họ đã sống trong cộng đồng từ rất lâu xuôi theo hướng gió và dòng nước từ cái nơi mà người ta sử dụng hàng tấn thuốc nổ mỗi ngày và hàng triệu lít nước bị nhiễm độc. Bằng sự chỉ định ngẫu nhiên này, bạn có thể nghiên cứu cặn kẽ những ảnh hưởng sức khỏe dai dẳng mà những khu vực cháy nổ này gây ra không xét tới các biến số và tham số phiền toái. Sự chỉ định ngẫu nhiên mang lại nhiều lợi ích. Nó sẽ là một công trình khoa học khắt khe và có tầm ảnh hưởng về những tác động của sự phơi nhiễm môi trường. Thực ra, không thể thực hiện một nghiên cứu như vậy. Hầu hết các nhà khoa học đều không muốn làm việc này. Hội đồng sẽ không bao giờ đồng ý phê duyệt. Và cũng không ai tán thành việc làm này bởi vì nó phi đạo đức. Nhưng có hiệu lực, nó đang xảy ra ngay đây. Vấn đề này làm nảy sinh vài thắc mắc trong tôi cái gì là nghĩa vụ đạo đức của các nhà khoa học tin rằng người dân đang gặp nguy hiểm? Bao nhiêu bằng chứng là đủ để chứng minh kết luận của chúng ta? Đâu là ranh giới giữa sự chắc chắn của khoa học và nhu cầu hành động? cuộc thí nghiệm đó đang diễn ra ngay đây được gọi là sự loại bỏ đỉnh núi viết tắt là MTR. Đây là một hình thức khai thác bề mặt diễn ra ở Appalachia, Mỹ. MRT diễn ra ở bốn bang: Virginia, West Virginia, Kentucky and Tennessee. Hơn 1,2 triệu mẫu đất đang bị khai thác theo cách này kích thước của khu vực này xấp xỉ Delaware nhưng nó trải rộng trên một bước chân bằng Vermont và New Hampshire cộng lại khu rừng Appalachian cổ đại phải bị đốn hạ toàn bộ nơi có đa dạng sinh học phong phú nhất hành tinh. Cây cối bị thiêu trụi hay vứt xuống các thung lũng gần đó. Sau đó, để tiếp cận được lớp than ngầm người ta sẽ dùng thuốc nổ để làm sập khoảng 250 mét núi đá. Hơn 1500 tấn thuốc nổ được sử dụng chỉ tính riêng mỏ than ở Tây Virginia mỗi ngày. Sỏi đá bị đổ xuống sườn thung lũng vùi lấp mãi mãi những mạch nước đầu nguồn Hơn thế, hơn 500 ngọn núi đã bị phá hủy. Khoảng 2000 dặm suối đã bị chôn vùi vĩnh viễn Nguồn nước từ dưới đáy thung lũng bị ô nhiễm nặng nề và sẽ còn ô nhiễm trong vài thập kỷ tới. Chưa hết, than phải được xử lý hóa học, nghiền và rửa trước khi tới nhà máy. Việc làm sạch được thực hiện ngay tại chỗ càng gây ô nhiễm không khí nặng hơn và thải kim loại vào hàng triệu lít nước sunfats - hóa chất làm sạch và các tạp chất khác. Tất cả việc này chỉ để đáp ứng 3% nhu cầu sử dụng điện ở Mỹ chỉ 3% nhu cầu của Mỹ mà thôi. Và nó dẫn đến hàng loạt các câu hỏi khác. San ủi đồi núi gây ra những ảnh hưởng sức khỏe gì? Hơn một triệu người sinh sống ở những khu vực khai thác này và hàng triệu người khác sống ở hạ nguồn. Ngành công nghiệp và chính phủ sẽ phản ứng thế nào khi những vấn đề này được đặt ra? Một lần nữa, đâu là nghĩa vụ đạo đức của khoa học khi phải đối mặt với tình huống đáng lo ngại này? Tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề này từ năm 2006 khi tôi vừa nhận việc ở Đại học Tây Virginia. Trước đó, tôi chưa làm bất kì nghiên cứu nào về than. Nhưng tôi bắt đầu nghe những câu chuyện từ những người sống ở các khu vực mỏ than. Họ nói rằng nước họ uống không được sạch và bầu không khí họ hít thở bị ô nhiễm. Họ kể với tôi về những căn bệnh họ mắc phải hay bệnh của người thân trong gia đình. Họ rất lo vì nhiều người gần đó bị ung thư. Tôi đã gặp nhiều người ở phía nam West Virginia và phía đông Kentucky và nghe họ kể về nỗi băn khoăn của họ. Tôi đã tìm kiếm tài liệu khoa học và rất ngạc nhiên khi biết rằng không có tài liệu nào được công bố về ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng mà khai thác than ở Mĩ gây ra. Tôi xin lặp lại lần nữa chưa hề có tài liệu nào được công bố về ảnh hưởng của khai thác than. Nên tôi cho rằng tôi có thể góp sức không cần biết tôi tìm ra gì để xác thực hay xoa dịu những ảnh hưởng. Tôi không có lịch trình cá nhân hoặc tổ chức. Rất nhiều đồng nghiệp của tôi ban đầu rất hoài nghi về mối liên quan giữa sức khỏe và khai thác than. Họ đoán rằng vấn đề sức khỏe xuất phát từ sự nghèo đói hoặc do lối sống không lành mạnh, như hút thuốc hay béo phì. Và khi mới bắt đầu, tôi cũng nghĩ có lẽ họ đúng Chúng tôi bắt đầu phân tích các dữ liệu hiện có để kết nối sức khỏe người dân với hoạt động khai thác và kiểm soát độ tuổi, giới tính, chủng tộc, hút thuốc, béo phì, nghèo đói, giáo dục, bảo hiểm sức khỏe và các vấn đề khác. Chúng tôi đã tìm ra bằng chứng xác thực nỗi lo âu của người dân và đã bắt đầu công bố những khám phá này. Nói tóm tắt, chúng tôi nhận thấy những người sống ở khu vực khai thác đỉnh núi có tỉ lệ mắc bệnh tim mạch, bệnh thận và bệnh phổi mãn tính như COPD cao hơn đáng kể. Tỉ lệ tử vong do ung thư gia tăng nhanh chóng đặc biệt là ung thư phổi. Chúng tôi có bằng chứng cho thấy tỷ lệ dị tật bẩm sinh và trẻ sơ sinh thiếu cân có tỉ lệ cao. Tổng số ca tử vong nhiều hơn khoảng 1200 ca mỗi năm ở khu vực MTR. Nhiều hơn 1200 ca tử vong so với các nguy cơ khác. Tỉ lệ tử vong không chỉ cao, mà còn gia tăng do khai thác ngày càng đẩy mạnh với hàm lượng chất độc cao. Sau đó, chúng tôi đến tận nhà khảo sát sức khỏe những người sống trong vòng vài dặm tại khu vực MTR so với người ở khu vực nông thôn không có mỏ than. Kết quả cho thấy mức độ mắc bệnh cao hơn tình trạng sức khỏe kém hơn các triệu chứng bệnh nhìn chung phổ biến hơn. Những nghiên cứu này chỉ có tính tham khảo do sự tương quan chưa kết luận được đâu là nguyên nhân. Những nghiên cứu này không bao gồm dữ liệu về điều kiện môi trường cụ thể tại khu vực mỏ than. Vì thế chúng tôi thu thập số liệu về nó và báo cáo. Chúng tôi nhận thấy sự vi phạm các tiêu chuẩn về nước uống ở khu vực này cao hơn gấp bảy lần so với khu vực không khai thác than. Chúng tôi thu thập mẫu không khí ở đó và nhận thấy hạt vật chất ở ngưỡng cao đặc biệt là số hạt có kích thước nano. Bụi tại khu vực mỏ than là một phức hợp với tỉ lệ silicat cao, và đây là chất gây ung thư phổi cũng như các hợp chất hữu cơ độc hại khác. Chúng tôi thí nghiệm loại bụi này và thấy nó làm rối loạn chức năng tim mạch ở chuột. Loại bụi này làm tăng sự phát triển của ung thư phổi trong tế bào ống nghiệm ở người. Đây chỉ phần tóm tắt nhanh mà thôi. Ngành than không giống như những gì chúng ta hay nhắc tới. Chính phủ cũng vậy. Cũng giống như ngành thuốc lá chi tiền cho các nghiên cứu để biện hộ cho sự an toàn của thuốc lá ngành than cũng đang làm điều tương tự bằng cách mua chuộc nhà báo để họ nói rằng MTR an toàn. Các luật sư đã gửi tôi các yêu sách theo Đạo luật Tự do Thông tin bị từ chối bởi tòa án. Tôi đã bị công kích tại buổi lấy lời khai tại Phiên điều trần Quốc hội bởi một nghị sĩ có quan hệ với ngành năng lượng. Một thống đốc đã tuyên bố công khai rằng ông từ chối đọc các nghiên cứu. Và sau cuộc họp với một thành viên của Quốc hội khi tôi chia sẻ nghiên cứu của mình người đại diện bảo rằng họ không biết gì về chuyện đó. Tôi hợp tác với người ở Viện khảo sát địa chất Mỹ về việc lấy mẫu môi trường trong hơn hai năm. Và ngay khi bắt đầu công bố các phát hiện của mình, họ đột nhiên bị các cấp trên chỉ định phải dừng tiến hành dự án này. Vào tháng tám năm nay, Học viện Khoa học Quốc gia đột nhiên bị chính quyền liên bang buộc phải dừng các nghiên cứu độc lập của họ về hậu quả sức khỏe của khai thác mỏ. Những hành vi này được chính trị tiếp tay tôi nghĩ vậy. Nhưng nhiều nhà nghiên cứu cũng bày tỏ sự phản đối. Ở các hội thảo, họ đều thể hiện sự nghi ngờ. Chúng tôi luôn được dạy rằng, làm khoa học thì phải biết nghi ngờ. Câu hỏi đặt ra là "Còn lời giải thích này thì sao?" "Đã bao giờ các ông nghĩ tới một lời giải thích khác?" Họ tự hỏi, "Một vài yếu tố gây nhiễu có lẽ đã bị bỏ qua, chưa tính đến các biến số khác." "Thí nghiệm trong ống nghiệm, chứng minh được gì?" "Một thí nghiệm trên chuột - làm sao biết được kết quả sẽ tương tự trên người?" Có lẽ vậy. Bạn phải thừa nhận rằng họ có thể đúng nhưng, có thể những vấn đề sức khỏe này không phải là kết quả của các biến chưa xác định. Có thể chúng là kết quả của việc cho nổ núi trên đầu của người dân. (Tiếng cười) (Vỗ tay) Nghi ngờ luôn tồn tại nếu đó là thứ bạn tìm kiếm. Vì chúng tôi không thể nào thực hiện cuộc thí nghiệm đó. Bất cứ nghiên cứu nào sau đó cũng sẽ luôn có tính tham khảo. Nên có lẽ bạn có thể hiểu tại sao tôi bắt đầu tự hỏi có bao nhiêu bằng chứng là đủ? Đến nay, tôi đã công bố hơn 30 bài báo về chủ đề này. Cùng các đồng tác giả, các nhà nghiên cứu đã bổ sung thêm chứng cứ nhưng chính phủ không muốn lắng nghe và ngành công nghiệp nói nó chỉ mang tính tương quan. Họ nói người Appalachian có vấn đề về cách sống. Như thể chúng tôi chưa từng nghiên cứu việc hút thuốc hay béo phì đói nghèo và giáo dục. hoặc bảo hiểm y tế Chúng ta kiểm soát chúng và nhiều hơn thế nữa. Có một điểm chúng tôi không cần nghiên cứu thêm không thể yêu cầu mọi người làm đối tượng thí nghiệm để có thể thực hiện nghiên cứu tiếp theo. Là nhà khoa học, chúng tôi theo dấu các dữ liệu nhưng đôi lúc dữ liệu đưa tôi đi quá xa và chúng tôi phải quyết định ý nghĩa của nó là gì và khi nào hành động. Tôi nghĩ điều này đúng, không chỉ cho MTR mà cả các tình huống khác khi chứng cứ rõ ràng nhưng không hoàn hảo và không thực thi được nếu bạn sai có ý nghĩa to lớn tới cuộc sống con người. Sẽ rất lạ nếu như có sự tranh luận về ảnh hưởng sức khỏe mà khai thác đỉnh núi gây ra. Nhưng chủ đề này đã trở nên nổi cộm ở một góc nhìn chính trị và kinh tế ngoài cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu hay những tranh cãi về việc liệu hút thuốc lá có thực sự gây ung thư. Hầu hết các dữ liệu đều đưa tới cùng một kết luận. Nhưng kinh tế hay chính trị hay một quan điểm nổi trội khăng khăng đưa ra một kết luận đối lập. Khi bạn là một nhà khoa học và bạn nghĩ bạn có cái nhìn có giá trị nơi sức khỏe của mọi người bị đe dọa nhưng bản thân bạn lại bị mắc kẹt ở một nơi đầy rẫy sự phủ nhận và bất tin đâu là nghĩa vụ đạo đức của bạn? Rõ ràng là, các nhà khoa học có trách nhiệm nói lên sự thật dựa trên bằng chứng. Nói một cách đơn giản, chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu. Phải nói là bực bội vô cùng khi phải chờ đợi công chúng hay chính trị đồng tình với những hiếu biết khoa học. Nhưng chủ đề càng gây tranh cãi thì cuộc thảo luận càng phiền toái và các nhà khoa học càng phải bảo vệ tính khách quan và sự chính trực của mình. Bởi sự chính trực chính là điều cốt lõi trong các cuộc thảo luận chính sách công và khoa học. Trong tương lai, sự liêm chính sẽ là công cụ hữu hiệu nhất còn hữu hiệu hơn cả dữ liệu nữa. Nếu tính liêm chính không được công nhận ở góc độ khoa học dữ liệu sẽ không thuyết phục được mọi người tin vào những sự thật đáng buồn. Nhưng nếu ta nuôi dưỡng sự chính trực khi chúng ta kiên nhẫn đấu tranh và cho công chúng thấy được kết quả đó là lúc ta có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Dần dần, sự thật sẽ chiến thắng. Bao nhiêu người sẽ mất mạng nếu ta chờ đợi? Đã có quá nhiều trường hợp như vậy. Nhưng chúng ta sẽ chiến thắng. Xin cảm ơn. (Vỗ tay)