Cyndi Stivers : Tương lai nghề biên kịch. Trước khi chúng ta nói đến tương lai, hãy nói về những điều không không bao giờ thay đổi với nghề biên kịch. Shonda Rhimes: Điều gì không thay đổi ư? Tôi nghĩ những kịch bản hay thì không bao giờ thay đổi, người ta cần ngồi bên nhau và chia sẻ câu chuyện trong đó và họ nói về những chuyện trên khắp thế giới về những ý tưởng mà tất cả chúng ta đều muốn xem, muốn kể lại và chia sẻ. Chúng ta quây quần bên bếp lửa nói chuyện với nhau và ta biết chúng ta không hề đơn độc. Tôi nghĩ những điều này không bao giờ mất đi. Vì vậy nghề viết kịch cũng không bao giờ mai một. CS: Vâng. Để chuẩn bị cho cuộc trò chuyện này, tôi từng nói chuyện với Susan Lyne, người điều hành ABC Entertainment khi chị đang làm TV series "Grey's Anatomy". SR: Đúng vậy. CS: Và chị ấy nói rằng chị ấy có một kỉ niệm không thể quên trong quá trình tuyển diễn viên. Chị không bàn bạc trước với các giám đốc, chị mời tất cả mọi người dù là ai đến để đọc kịch bản, chị không giới hạn bất kì ai, cũng không loại bỏ bất kì ai, điều này khiến mọi người ngạc nhiên. Susan Lyne nói, ngoài việc làm thay đổi các giám đốc studio, Susan cảm thấy- mà tôi cũng cảm thấy- là chị tạo ra những điều mới mẻ cho các khán giả ở Mỹ. Vậy thì điều gì khán giả cần mà họ chưa nhận ra? SR: Điều gì khán giả chưa nhận ra ư? Tôi nghĩ có rất nhiều điều khán giả chưa biết là mình cần. Ý tôi là chúng ta vẫn còn thích xem những bộ phim xa vời so với thực tế. Tôi không lựa chọn những diễn viên bề ngoài nổi trội so với mọi người đơn giản là vì tôi không muốn gắng làm những bộ phim có nhân vật phi thực tế. Tôi không bao giờ chọn chỉ vì người đó mới lạ, khác biệt hay lập dị. Tôi chọn những diễn viên mà tôi cảm thấy họ thú vị, và đối với mọi người thì ý tưởng này của tôi có vẻ khá bất ngờ. Tôi cũng không để ý lắm đến chuyện này. Tôi chỉ nghĩ: tôi muốn thấy những diễn viên này trong bộ phim. Tôi muốn thấy họ ra sao khi họ đọc kịch bản. Chúng ta sẽ biết về họ. Có một điều thú vị tôi nhận ra ở đây là khi bạn nhìn thế giới dưới một góc nhìn khác, khi bạn không phải là người phải chịu trách nhiệm mọi thứ, bạn sẽ có suy nghĩ rất khác. CS: Vậy bây giờ bạn đang vận hành một bộ máy làm việc phi thường - như các bạn biết năm ngoái trong bài phát biểu của cô ấy - cô ấy là một người phi thường. Chị nghĩ mọi chuyện sẽ như thế nào sau đây? Người ta đầu tư rất nhiều tiền vào việc sản xuất các chương trình truyền hình. Các công cụ trợ giúp cho viết kịch trở nên rất phổ biến, chúng ta còn có những kênh phân phối lớn: như là các nhà mạng, các nhà quảng cáo, họ luôn sẵn sàng chi trả. Vậy chị thấy việc kinh doanh sẽ thay đổi ra sao khi ai cũng có thể viết kịch? SR: Tôi nghĩ nó thay đổi hàng ngày, ý tôi là nó thay đổi nhanh đến ngạc nhiên. Tôi nghĩ - lo lắng là chuyện đương nhiên, nhưng không phải theo hướng tiêu cực. Tôi thấy việc đó khá là thú vị. Tôi nghĩ ở đây có sự bình đẳng, nghĩa là bất kì ai cũng có thể làm nên chuyện, thật tuyệt vời. Tôi đoán nhiều người lo lắng khi không thể tìm được kịch bản hay. Rất nhiều kịch bản ngoài kia. Có khoảng 417 bộ phim đang phát sóng trên truyền hình, tại bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, nhưng bạn vẫn không thể tìm được bộ phim chất lượng. Có rất nhiều bộ phim kém chất lượng bởi vì ai cũng có thể biên kịch được. Nó giống như là mọi người đều vẽ được, nhưng không phải ai cũng là họa sĩ. Việc tìm được những bộ phim, những show truyền hình hay càng ngày càng khó khăn. Giống như là bạn có một chương trình hay ở đây tại AMC rồi một chương trình hay ở chỗ kia nên việc tìm ra chương trình hay rất khó. Vì vậy việc tìm ra được nhà biên kịch và nhà sản xuất giỏi như mò kim đáy biển. Hãy nghĩ xem những nhà phê bình dành cả ngày dài ngồi lì ở nhà xem tất cả mọi thứ thật không dễ dàng gì. Các kênh phân phối càng ngày càng nhiều, nhưng tìm một chương trình thật sự hay cho mọi người thì lại rất khó. Không giống như báo chí, rất dễ sàng lọc khán giả. Nhưng truyền hình thì bạn có thể xem bất cứ thứ gì trên TV, nên nội dung phải đa dạng hơn. Vì vậy với việc mọi người đều viết kịch, và người tài đang ở đâu đó, tôi thấy thật khó tìm ra họ, và đôi khi không thể tìm ra được. Mọi người nói về truyền hình đỉnh cao, tôi không biết việc đó sẽ xảy ra khi nào. Tôi đoán là sẽ có lúc truyền hình hơi thụt lùi, và sau đó sẽ quay trở lại. Tôi không chắc liệu truyền hình có tồn tại mãi mãi được không. CS: Vậy thì Amazon và Netflix đang đầu tư vào thể loại nào? SR: À, đúng là tôi nghĩ đó là một kiểu thú vị, rất đáng để xem. Những người biên soạn nội dung sẽ thấy thú vị theo cách này. Những người khác lại thấy thú vị theo cách khác. Ý tưởng tạo ra những chương trình được phụ đề nhiều thứ tiếng với các nhân vật trên khắp thế giới những chương trình thật sự lôi cuốn được mọi người cùng lúc quả thật là thú vị. Ý tôi là vai trò truyền thông ra thế giới của truyền hình, của các chương trình truyền hình có ý nghĩa với tôi. Truyền hình đã làm được rất nhiều việc. Chẳng hạn như chúng tôi làm các show cho khán giả Mỹ, sau đó chúng được chiếu khắp thế giới, với hy vọng đạt kết quả. nhưng trái với suy nghĩ của tôi, người Mỹ không thích nó. Ý tôi là chúng tôi thích mọi thứ nhưng không thích nó. Và chúng tôi phải xem xét lại khi chúng tôi viết kịch bản, chúng tôi nên quan tâm đến những nước khác trên thế giới nữa. Điều này khiến thế giới gần nhau hơn. Tôi không chắc nữa. Tôi nghĩ tôi nên thúc đẩy ý tưởng rằng thế giới là một mảnh đất chung, và các kịch bản cũng chia sẻ quan điểm này. Chúng ta không khác nhau. CS: Chị là người tiên phong, như tôi biết, đưa ra những cách hay để ra mắt các chương trình mới. Ý tôi là, khi chị đưa ra TV series "Scandal" năm 2012, rất nhiều người ủng hộ series này trên Twitter lượt "like" trên Twitter nhiều chưa từng có. Vậy chị có ý tưởng nào khi phát hành TV series tiếp theo không? Chị nghĩ mọi chuyện sẽ như thế nào? SR: Chúng tôi có vài ý tưởng rất hay. Chúng tôi có show "Still Star-Crossed" phát sóng mùa hè này. Chúng tôi lên nhiều ý tưởng hay cho nó. Tôi không chắc có đủ thời gian thực hiện không, nhưng tôi nghĩ sẽ thú vị. Nhưng ý tưởng phát sóng trực tiếp trên Twitter thật sự là rất hấp dẫn. Chúng tôi không biết rằng mọi người sẽ bình luận trực tiếp. Nhưng các fan là một phần của chương trình, giống như họ quây quần bên lửa trại khi họ cùng trên Twitter, và họ trò chuyện với nhau, chia sẻ trải nghiệm. Việc biến những điều này thành hiện thực, và tìm cách để mọi người đều tham gia là điểm mấu chốt. CS: Vậy thì, chị có trong tay nhiều nhà biên kịch, nhưng chỉ một vài trong số họ vượt trội và thu hút khán giả, vậy chị trả thù lao như thế nào? SR: Tôi suy nghĩ đến vấn đề này rất nhiều. Tôi định trả theo lượng đăng kí xem? Kiểu như người xem sẽ nói "Tôi sẽ xem phim của tác giả này" - và chúng tôi dựa trên lượng đăng kí xem để trả. CS: Tôi nghĩ chúng ta nên mua hộ chiếu đến Vùng đất Shonda! SR: Cũng không hẳn thế. Tôi sẽ còn nhiều việc phải làm đây. Tôi nghĩ có rất nhiều cách khác nhau, nhưng tôi chưa biết chắc. Ý tôi là tôi sẽ thẳng thắn nói rằng các nhà biên kịch không hẳn là phải ưa thích việc thành nhà phân phối tác phẩm bởi vì điều mà tôi luôn muốn làm chính là sáng tác kịch bản. Tôi rất mê sáng tác. Tôi muốn được trả tiền theo công sức của tôi, và việc tìm được người để trả theo năng lực rất khó. Nhưng mặt khác tôi lại đồng thời muốn những người làm việc với tôi và người làm việc cho tôi đều được trả đủ để họ trang trải cuộc sống. Vì vậy việc trả thù lao như thế nào lại càng khó. CS: Còn về công nghệ mới như VA (thực tế ảo) hay AR (thực tế ảo tăng cường)? Tôi thấy những công nghệ này rất hay vì ta không cần phải xem quá nhiều, ta có thể xem nhanh. Vậy chị thấy những công nghệ này có ích gì cho nghề biên kịch? SR: Năm ngoái tôi dành nhiều thời gian để tìm hiểu các công nghệ này, tìm hiểu nhiều cách ứng dụng chúng. Tôi thấy chúng rất hấp dẫn vì tôi nghĩ hầu hết mọi người liên tưởng công nghệ này tới việc chơi game, họ liên tưởng đến cái gì chuyển động, và tôi nghĩ các công nghệ này có mối liên quan rất rõ ràng, cho các ý tưởng - như vậy, bạn ngồi đó và nói chuyện với Fitz, hoặc ít nhất ngồi đó nghe Fitz nói chuyện, Nhân vật tổng tống trong Scandal Fitzgerald Grant III khi nói về lý do ông đưa ra quyết định là một khoảnh khắc rất xúc động. Thay vì xem qua màn hình TV, bạn ngồi ngay đây cạnh ông ấy khi ông ấy đang nói chuyện. Bạn sẽ yêu mến ông ấy qua một cái màn hình TV. Hình dung bạn ngồi cạnh ông ấy, hoặc với nhân vật Huck đang chuẩn bị ám sát người nào đó. Thay vì có một cảnh anh ấy nói chuyện với nhân vật khác trong tích tắc, thì giờ anh ấy bước tới tủ đồ, quay qua bạn và nói với bạn việc sắp xảy ra và lý do anh ấy lo lắng và sợ hãi. Nó giống như trong rạp hát vậy, tôi không chắc nó có hiệu quả, và tôi đang hào hứng với ý tưởng như vậy và khán giả sẽ cảm thấy như thế nào. Nhào nặn ý tưởng này rất thú vị, và tôi nghĩ đối với khán giả của tôi, những người xem chương trình của tôi, phụ nữ độ tuổi 12 đến 75, sẽ có nhiều điều thú vị cho họ. CS: Vậy còn trải nghiệm của khán giả thì sao? Chị suy nghĩ thế nào về việc để khán giả có thể đi tới cảnh nào đó, sau đó quyết định chọn cuộc phiêu lưu của riêng mình. Như là sẽ đi tiếp với Fitz, hoặc là sẽ đi với... SR: À, kiểu như bạn tự chọn cuộc phiêu lưu của mình. Tôi nghĩ nhiều về điều này, và thấy không cần thiết vì tôi muốn kiểm soát mọi thứ. Bởi vì khi xem TV hoặc xem phim, tôi biết rằng một cốt truyện sẽ không hay khi tôi can thiệp nhiều vào những diễn biến của nhân vật của người khác. Nghĩa là nếu tôi có thể nói chị biết chính xác điều xảy ra với Walter White, thì thật tuyệt, nhưng mà như vậy không phải phim, như vậy không hấp dẫn. Nếu tôi đảm nhiệm cho cái kết của "The Sopranos", đó sẽ là một cái kết đẹp như mong đợi. nhưng cái kết như vậy lại không hợp, không mạch lạc. CS: Tôi không thể nào ngừng hình dung chuyện gì diễn ra. Xin lỗi, chị làm tôi hơi bối rối. SR: Nhưng cái hay ở đây là tôi không đoán trước được bởi vì Vince có kết cục riêng của anh ấy. Chị biết đấy, nếu chị là người quyết định việc Shark giành chiến thắng trong "Jaws" vậy thì chẳng còn gì để làm nữa. Môt câu chuyện phải được kể lại, bạn có thể cảm thấy giận giữ, cảm thấy muốn tranh cãi, và muốn biện luận. Đó là mục đích của truyện. Đó là nghệ thuật. Còn không thì đó chỉ là một game, game cũng là nghệ thuật, nhưng theo một cách rất khác. CS: Các game thủ cũng có quyền bình luận về chuyện gì đang xảy ra, đối với tôi đó là kiểu tụ tập hơn là kể chuyện. SR: Vâng đó cũng là một kiểu tụ tập, nhưng tôi lại không tính đó là kiểu kể chuyện, nhưng đó cũng tính là hình thức hội họp. CS: Thế còn về một sự thật rành rành là các chương trình đang rút ngắn hơn. Như chị biết đấy, Snapchat có một chương trình kéo dài chỉ một phút. SR: Thật thú vị. Tôi phần nào nghĩ chương trình như vậy mang tính thương mại, chúng được tài trợ. Nhưng một phần tôi nghĩ những chương trình đó cũng rất tuyệt. Nếu bạn tưởng tượng hầu hết chúng ta đều xem TV trên điện thoại, nếu bạn nghĩ tới những nước như Ấn Độ nơi người ta đặt các nguồn lực và các thành phẩm, thì việc ngắn hơn có lẽ sẽ tốt. Nếu bạn có thể khiến người xem trả tiền cho nội dung ngắn, các nhà phân phối sẽ tìm ra cách kiếm thêm nhiều tiền. Nếu bạn làm được chương trình tốn ít tiền hơn, và nếu bạn 14 tuổi, độ tập trung ngắn, như con gái tôi chẳng hạn, thì bạn muốn xem chương trình ngắn, bạn sẽ muốn làm chương trình ngắn. Và nếu bạn làm hay, cho dù là chỉ tường thuật thôi, người ta cũng sẽ coi cho dù nó là cái gì. CS: Tôi vui vì chị nhắc đến con gái, vì tôi đang tự hỏi bọn trẻ sẽ giải trí như thế nào và không chỉ giải trí, mà còn tìm tin tức ra sao. Ý tôi là bọn trẻ được cho xem các chương trình được chiếu sẵn trên TV. Chị nghĩ làm thế nào chúng ta thay đổi điều này và khiến mọi người hiểu nhau hơn? SR: Cách tôi thay đổi điều này hoàn toàn khác so với cách người khác thực hiện. CS: Chị cứ thoải mái nói đi. SR: Tôi thật sự chưa nghĩ ra sẽ làm thế nào trong tương lai. Bọn trẻ nhà tôi trở thành vật thí nghiệm cho các chương trình của tôi. Chúng tôi vẫn làm cái gọi là "mùa hè Amish" tôi tắt các thiết bị điện tử, cất hết máy tính các thứ đi, và nghe chúng ta hét cho tới khi chúng chịu yên, một mùa hè không có điện thoại máy tính. Nhưng thật sự tôi thấy rất khó khi không có các đồ điện tử. Chúng ta mê xem những thứ chúng ta làm, và chúng ta còn không nhận ra chúng ta chỉ thích theo ý chúng ta. Chị biết đấy, thời buổi này chị xem các feed, và chị có thể chỉnh sửa để xem các feed theo ý mình, Và mình cảm thấy bản thân mình lúc nào cũng đúng. Vậy làm sao chúng ta nhận thức được? Chúng ta sẽ cảm thấy phiền hà, có lẽ chúng ta đang trở nên quá ư là... Tôi không có ý chỉ trích nhiều, nhưng đúng thật là chúng ta đang trở nên ngốc nghếch hơn. (Cyndi cười) CS: Chị có thể kể cho chúng tôi những phần chị sửa chữa cho các kịch bản không? SR: Tôi nghĩ rất nhiều về thực tế rằng TV có sức mạnh giáo dục mọi người theo một cách rất hiệu quả. Khi bạn xem TV, bạn thấy người ta có các chương trình nghiên cứu y tế. Tôi nghĩ là 87% mọi người có được các kiến thức về y khoa thông qua các bộ phim y khoa, hơn là qua các bác sĩ hay các bài báo. Chúng tôi làm việc chăm chỉ để mang lại sự chính xác, khi chúng tôi sai lầm, chúng tôi thấy có lỗi, như chúng tôi làm việc gì xấu vậy, nhưng chúng tôi cung cấp nhiều thông tin hay về y khoa. Có rất nhiều cách cung cấp thông tin trong những bộ phim. Người ta thích giải trí, họ không thích đọc báo lắm, và có nhiều cách để đưa các thông tin vào bộ phim, không hề máy móc, mà theo cách cách rất thú vị và thông minh, không hề thiên vị, rất trung thực. Thật mới lạ nếu phim truyền hình là nơi chúng ta cung cấp tin tức. CS: Nghe có vẻ kì lạ, nhưng tôi tổng hợp lại các truyện hư cấu mà chị viết đó có phải là một dự báo cho phần phim này không? SR: Chị biết đấy, "Scandal" gây nhiều phiền toái cho tôi vì lí do này. Bộ phim này kể về chính trị hỗn loạn như thế nào. Cách chúng tôi hay làm để bàn về bộ phim là mọi người tập trung vào kịch bản, chúng tôi đọc mọi thứ, chia sẻ về mọi thứ. Chúng tôi có nhiều bạn bè ở Washington, chúng tôi suy xét kĩ lưỡng về kịch bản. Chúng tôi ngồi trong phòng suy nghĩ chuyện gì xảy ra nếu bánh xe trật đường ray và mọi thứ hỗn loạn. Mọi thứ lúc đó thật tuyệt, ngoại trừ việc bây giờ nó đúng là bánh xe trật khỏi đường ray và mọi việc trở nên điên rồ, những điều chúng tôi suy nghĩ đều xảy đến. Ý tôi là phần mùa này sẽ kết thúc với tình hình Nga kiểm soát cuộc bầu cử Mỹ chúng tôi đã xong kịch bản rồi, tất cả đều sẵn sàng, sau đó nước Nga đúng là bị nghi ngờ có dính líu đến bầu cử Mỹ và chúng tôi đột nhiên phải thay đổi kịch bản. Tôi đi sâu vào kịch bản: "Đó là cảnh người phụ nữ bí ẩn bắt đầu nói tiếng Nga?" Chúng tôi phải sửa lại và xem xem phải làm gì tiếp theo. Cảnh này phải đến từ việc ngoại suy từ tình huống chúng tôi nghĩ là sẽ xảy ra, hoặc là một tình huống bất ngờ. CS: Tuyệt quá. Như vậy chị tìm kiếm các nhà viết kịch ở Mỹ hay ở đâu? Hiện nay ai viết kịch hay? SR: Tôi không biết nữa, có nhiều người giỏi ngoài kia. Truyền hình Anh rõ ràng là rất tuyệt, họ luôn làm mọi thứ thú vị. Tôi không xem TV nhiều, chủ yếu là vì tôi rất bận rộn. Và tôi cũng không muốn xem TV nhiều, thậm chí là truyền hình Mỹ bởi vì mọi thứ trên TV sẽ từ từ thấm vào đầu tôi. Tôi lại tự hỏi tại sao các nhân vật của chúng tôi không đeo vương miện và nói về ngai vàng. Tôi muốn điên luôn. Vì vậy tôi cố gắng không xem nhiều cho tới khi phần phim kết thúc. Nhưng tôi nghĩ truyền hình châu Âu còn nhiều điều thú vị lắm. Tôi đã từng đến International Emmys tìm xem họ chiếu cái gì và tôi rất ngạc nhiên. Có vài chương trình tôi muốn coi và muốn tìm hiểu. CS: Chị có hình dung - tôi biết là chị không nghĩ nhiều về công nghệ, nhưng vài năm trước ở đây tại TED có một người trình bày về việc thấy trước rằng mọi người sẽ đeo kính Google và xem các chương trình của chị ngay trước mắt? Chị có bao giờ tưởng tượng viễn cảnh giống như là một cô bé ngồi trong sàn bếp trong nhà của ba mẹ chị, trước đây hay bây giờ chị có bao giờ suy nghĩ về cách truyền thông khác chưa? SR: Các truyền thông khác để kể chuyện, ngoài sách? Khi trưởng thành tôi luôn muốn là Toni Morrison, Tôi chưa bao giờ nghĩ về truyền hình. Vì vậy tôi luôn hào hứng với ý tưởng là thế giới trở nên rộng hơn và có rất nhiều cách kì diệu để tạo nên mọi thứ. Tôi luôn muốn là người đầu tiên thử nó. Các khả năng là vô tận và thần kì. Tôi rất thích. Đối với tôi chúng ta giống như trong thời kì ở miền Viễn Tây, không ai biết là chúng ta sẽ ra sao. Chúng ta có thể để câu chuyện của mình ở bất kì đâu. Và một khi chúng ta biết cách tận dụng công nghệ cho việc sáng tác kịch bản, các khả năng là vô tận. CS: Công nghệ cũng cho phép chúng ta xem liên tục các tập phim, gần đây người ta hay nói về việc này, kể từ khi chị làm các bộ phim phải không? Vậy chị nghĩ việc có thể xem liên tục sẽ ảnh hưởng đến viết kịch ra sao? Chị luôn có sẵn kế hoạch cho cả phần phim đúng không? SR: Không hẳn, tôi chỉ luôn biết kết thúc của phần phim ở đâu. Vậy nên với tôi, có điều tôi muốn nói là tôi có một bộ phim kéo dài 14 phần sẽ có những khán giả theo dõi suốt 14 phần, có những cô bé 12 tuổi tôi gặp ở cửa hàng xem tới 297 tập trong ba tuần. Nghiêm túc mà nói, họ cảm thấy đó là một trải nghiệm rất khác, bởi vì họ sống với một thứ chỉ trong một thời gian ngắn, họ mê mẩn, và bộ phim rất cuốn hút, nói theo cách khác thì giống như bộ phim cứ tiếp diễn, không dừng. CS: Giống như là ta đi du lịch tới nước khác rồi trở về phải không? SR: Cảm giác như chúng ta đọc xong một cuốn tiểu thuyết quá hay. Tôi nghĩ đó là cái hay của trải nghiệm. Bạn không cần phải coi bộ phim nào 14 mùa liên tiếp. Tất cả mọi thứ không nhất thiết luôn theo quy tắc. CS: Có nội dung nào cô nghĩ là không nên đụng tới không? SR: Tôi nghĩ là không. Khi nghĩ về kịch bản, tôi nghĩ đến nhân vật, hành động của nhân vật. Nhân vật nào cần làm việc gì để thúc đẩy họ tiến về phía trước. Vì vậy tôi không bao giờ nghĩ nhiều về chủ đề, khi các tác giả vào phòng làm việc đưa cho tôi chủ đề, tôi nói: "Bạn không nói tiếng Anh hả." Ý tôi là tác giả đó không hiểu cách tôi làm. Tôi cần nhân vật thật, chứ không phải chủ đề. Tôi không biết là có cách nào khiến tôi làm phim mà chỉ dựa vào chủ đề chứ không phải nhân vật. CS: Thật hay. Vậy thì chị nghĩ chừng nào chị sẽ - chị biết đấy, chị lên kế hoạch cho phim Planned Parenhood, có liên quan đến chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton. Chừng nào chị sẽ sử dụng bộ phim của chị trong thế giới thực để tạo sự thay đổi? SR: Chị biết đấy, đó là một chủ đề gay go cho tôi, tôi cảm thấy thiếu một tình huống hấp dẫn. Chị biết đấy, có rất nhiều nhà đài không có một kịch bản hay cho họ dựng phim. Các chương trình sẽ hay hơn nếu có kịch bản hay. Đảng dân chủ có thể làm nhiều việc khi họ có chiến dịch hay. Khác biệt có thể xảy ra khi sử dụng kịch bản tốt, đó không phải là điều không thể. Đó chính xác là điều tôi muốn nói. Tôi biết là như vậy, và đó cũng là công việc của tôi. CS: À vâng. Hãy cảm ơn Shonda nào. SR: Xin cảm ơn. (Vỗ tay)