Đây là cháu họ của tôi,
Nguyên Nguyên.
Thằng bé được năm tuổi,
rất đáng yêu.
Tôi có hỏi cháu vào hôm kia:
"Con muốn quà gì
cho ngày sinh nhật năm nay?"
Nó nói: "Con muốn có một chiếc mặt nạ
gương một chiều của người nhện."
Lúc đó tôi cũng không biết
nó đang nói về cái gì,
nên thắc mắc: "Oa, ngầu thật nha,
mà làm sao để có được nó?"
Nó nói, nhìn tôi không chớp mắt:
"Con sẽ nói với mẹ và
ước một điều ước trước khi đi ngủ.
Mẹ con sẽ lướt điện thoại.
Sáng mai, chú giao hàng sẽ
đến đưa quà cho con lúc con thức dậy."
Tôi đã định ghẹo nó một chút,
nhưng đột nhiên nhận ra
nó đang nói một điều rất thực tiễn,
sự thực về cách mua sắm
của thế hệ này.
Bạn thử nghĩ xem,
với một đứa trẻ như Nguyên Nguyên,
mua sắm là một điều rất khác
so với những gì
mà thế hệ chúng ta nghĩ.
Mua sắm luôn được thực hiện
bằng điện thoại,
và thanh toán trực tuyến.
Một cuộc cách mạng mua sắm lớn
đang diễn ra tại Trung Quốc.
Hành vi mua sắm,
cũng như nền tảng công nghệ,
đã ảnh hưởng lẫn nhau
theo một cách rất
khác biệt so với thế giới.
Ví dụ, thương mai điện tử
tại Trung Quốc đang vươn lên.
Chỉ số tăng trưởng gấp đôi
so với Hoa Kỳ
và phần lớn mức tăng trưởng
đến từ điện thoại.
Mỗi tháng, có 500 triệu người tiêu dùng
mua sắm bằng thiết bị di động,
và nếu đem ra so sánh,
số người đó tương đương
với toàn bộ dân số nước Mỹ,
Anh và Đức cộng lại.
Nhưng không chỉ là
quy mô của thương mại điện tử,
mà còn là tốc độ của sự thích ứng
sự kết nối của toàn hệ sinh thái.
Trung Quốc không cần đến năm năm nữa
để trở thành đất nước
của thương mại điện tử
và phần lớn nhờ vào
hai nền tảng công nghệ
Alibaba và Tencent.
Họ chiếm giữ 90% thị phần
Thương mại điện tử --
gần như là trọn cả thị trường --
85% của mạng xã hội,
85% thị phần thanh toán trực tiếp.
Và họ cũng sở hữu một lượng lớn
nội dung điện tử, video, phim ảnh,
văn học, thông tin du lịch, trò chơi.
Khi lượng khổng lồ người dùng điện thoại
kết hợp với những hệ sinh thái kết nối,
phản ứng hóa học diễn ra.
Ngày nay, Trung Quốc như một
phòng thí nghiệm khổng lồ
diễn ra hàng loạt các thử nghiệm.
Bạn nên đến Trung Quốc,
vì ở đây bạn sẽ thấy
viễn cảnh của tương lai.
Một trong những xu hướng tôi đã thấy
liên quan đến sự mua sắm tự phát.
Năm năm trước,
trong một nghiên cứu thời trang
chúng tôi thấy trung bình,
một người tiêu dùng Trung Quốc
sẽ mua từ năm đến tám đôi giày.
Và con số này đã tăng gấp ba
thành 25 đôi trên một năm.
Ai lại cần nhiều giày như thế?
Vì thế tôi hỏi họ:
"Điều gì khiến bạn mua giày?"
Họ liệt kê cả một danh sách cho tôi:
blogs, thần tượng,
xu hướng thời trang.
Nhưng thật ra, rất nhiều trong số họ,
không hề có lý do gì cụ thể cả.
Họ chỉ tra cứu thông tin trên
điện thoại
và mua bất cứ thứ gì họ thấy.
Chúng tôi đã quan sát mức độ tương tự
về sự tự phát mua sắm ở mọi loại sản phẩm,
từ mua đồ gia dụng
đển những sản phẩm bảo hiểm.
Nhưng không quá khó để hiểu
nếu bạn nghĩ về nó.
Rất nhiều ngươi tiêu dùng Trung Quốc
chỉ mới bắt đầu
với phong cách sống
trung lưu hay thượng lưu.
Họ muốn mua mọi thứ mới
sản phẩm mới, dịch vụ mới.
Và với hệ sinh thái kết nối này,
tạo điều kiện cho họ mua sắm
sau mỗi lần nhấn phím.
Tuy nhiên, hành vi mua sắm mới này
đang tạo ra rất nhiều thử thách
cho những công ty độc quyền.
Chủ một công ty thời trang
bảo tôi rằng ông ấy rất thất vọng
vì khách hàng cứ phàn nàn là
hàng không cập nhật đủ mẫu mới.
Và với một công ty thời trang,
đó quả thực là rất tệ.
Và ông ấy cũng đã tăng lượng hàng
trong hầu hết các bộ sưu tập,
nhưng vẫn chưa đủ.
Vì vậy tôi nói với ông
là còn vài thứ quan trọng hơn thế.
là ông phải cung cấp cho người dùng
chính xác những gì họ muốn
trong khi họ vẫn còn muốn.
Và ông ta có thể học được
từ các công ty online tại Trung Quốc.
Những công ty này thu thập
phản hồi từ khách hàng thực
từ các trang di động, mạng xã hội,
và rồi nhà thiết kế của họ
sẽ chuyển hóa thông tin đó
thành ý tưởng sản phẩm
và rồi gửi thiết kế
đến xưởng sản xuất.
Những xưởng sản xuất nhỏ là
mấu chốt trong hệ sinh thái,
vì họ nhận những đơn hàng nhỏ,
30 bộ đồ mỗi lần,
và họ cũng có thể làm ra
một phần của sản phẩm yêu cầu.
Sự thật ra trong tất cả
những thiết kế sản phẩm
được thực hiện tại địa phương,
toàn bộ quy trình, từ vận chuyển
đến sản phẩm cửa hàng hay trực tuyến
đôi lúc chỉ mất ba đến bốn ngày.
Đó quả thực nhanh vô cùng,
và đổi lại chúng sẽ trở thành
những sản phẩm mốt nhất.
Và điều này gây rất nhiều khó khăn
cho các nhà phân phối truyền thống
những người chỉ nghĩ ra
một vài bộ sưu tập trong năm.
Khi đó nhu cầu của người tiêu dùng
chính là siêu tiện dụng.
Hai ba tháng trước,
Tôi đang mua sắm với bạn ở Tokyo.
Chúng tôi ở trong cửa hàng
và có khoảng ba đến bốn người
đang đứng trước chúng tôi
ngay tại quầy thanh toán.
Bình thường phải không?
Nhưng bọn tôi đều ngừng mua
và đi ra khỏi tiệm.
Chúng tôi đã trở nên mất
kiên nhẫn như vậy đấy.
Cung cấp sản phẩm siêu tiện dụng
không chỉ tiện lợi
mà điểm mấu chốt là nó khiến cho
khách hàng của bạn thực sự mua sản phẩm.
Và tại Trung Quốc, chúng tôi đã học được
sự tiện dụng thật sự là chất kết dính
sẽ giúp mua hàng trực tuyến
trở thành một hành vi
trở thành một thói quen.
Đôi khi nó còn hiệu quả hơn là
chương trình khách hàng thân thiết.
Lấy Hema làm ví dụ.
Nó là một chuỗi cửa hàng
bán lẻ của Alibaba.
Họ cung cấp một rổ sản phẩm trọn gói
từ 4,000 SKU đến cửa nhà bạn
chỉ trong vòng 30 phút.
Điều tuyệt vời là họ
đúng nghĩa giao bất cứ thứ gì:
trái cây, rau củ, đương nhiên,
họ cũng giao cả cá tươi
và cả cua Alaska sống.
Giống như có người bạn từng bảo tôi:
"Đây như giấc mơ thành sự thực.
Cuối cùng, tôi có thể
gây ấn tượng với mẹ chồng
khi bà ấy thăm gia đình tôi
mà không báo trước."
(Cười)
Vâng, công ty như
Amazon và FreshDirect
cũng đang kinh doanh
trong thị trường này.
Sự thật là Hema là một phần
trong hệ sinh thái Alibaba
giúp nó nhành hơn và dễ hơn
trong quá trình triển khai.
Với một trung tâm tạp hóa
trực tuyến,
thì rất khó và tốn kém,
để phân phối một giỏ sản phẩm
trọn gói nhanh chóng,
nhưng với Hema, nó có
một ứng dụng di động
và có cả thanh toán di động,
và họ cũng xây dựng 20 nhà kho
phân bố dày đặc tại Thượng Hải.
Những nhà kho này được xây
để đảm bảo độ tươi sống của sản phẩm --
họ còn có cả hồ cá
bên trong nhà kho --
và cùng đưa ra những địa điểm
sẽ cho phép phân phối nhanh.
Tôi biết các bạn đang có câu hỏi gì.
Họ làm có lời nổi không?
Có, họ có lời đấy.
Và đang ở điểm hòa vốn,
và một điều cũng rất tuyệt
là doanh thu bán hàng ở mỗi tiệm
thường cao gấp ba đến bốn lần
những tiệm tạp hóa truyền thống,
một nửa doanh số đến từ
khách đặt hàng qua di động.
Đây là bằng chứng cho thấy
một người tiêu dùng,
nếu bạn bán cho họ sư siêu tiện dụng
thực sự hữu ích khi mua sắm đồ đạc
thì họ sẽ thay đổi thói quen
mua sắm trực tuyến,
rất nhanh chóng.
Sự siêu tiện dụng và tính tự phát,
vẫn chưa phải là
toàn bộ câu chuyện.
Một xu hướng khác
mà tôi thấy ở Trung Quốc
là mua sắm xã hội.
Nếu nghĩ về mua sắm xã hội
ở nơi khác trên thế giới
thì nó là
quy trình tuyến tính.
Bạn chọn thứ gì đó
trên Facebook
ngắm nó, và chuyển đến Amazon
hoặc brand.com để
thực hiện mua sắm.
Nhanh và gọn.
Nhưng tại Trung Quốc
thì mọi thứ rất khác.
Trung bình, một người dùng sẽ dành ra
một giờ trên điện thoại để mua sắm.
Gấp ba lần thời gian
mà người Mỹ dành ra.
Điều gì đã kéo dài thời gian?
Và họ làm gì trong khoảng thời gian đó?
Hãy để tôi dẫn bạn
vào một hành trình mua sắm
mà tôi thường trải qua.
11 giờ tôi, vâng,
đó là thời gian tôi mua sắm.
Tôi đang nhắn tin trên Wechat
với bạn bè của mình.
Một trong số họ
lấy ra một bịch bánh
và đăng một link
vể sản phẩm đó lên tường hội thoại.
Tôi ghét điều đó, vì tôi thường
sẽ nhấn chuột vào liên kết đó
và vào trang web bán sản phẩm.
Rất nhiều thông tin,
nhiều màu sắc sặc sỡ,
lóa mắt.
Đang xem trang thì nhân viên
tư vấn trực tuyến xuất hiện
và hỏi tôi: "Tôi có thể
giúp gì cho cô tối nay?"
Đương nhiên là,
tôi đã mua gói bánh đó.
Điều tuyệt vời là
ngay ngày hôm sau vào buổi trưa,
túi bánh đó đã được
chuyển đến văn phòng của tôi.
Tôi có thể ăn và chia sẻ nó
với đồng nghiệp của mình
và chi phí chuyển hàng
tối đa chỉ một đô-la.
Khi tôi vừa định rời
khỏi trang mua sắm đó,
một màn hình khác xuất hiện.
Đây là một buổi trực tiếp
của một người nổi tiếng
hướng dẫn cách
đánh màu son môi mới.
Tôi xem nó trong 30 giây --
nội dung rất dễ hiểu --
và cũng có một liên kết
mua hàng kế bên,
nhấn vào đó,
tôi mua nó chỉ trong vài giây.
Trở lại nhóm trò chuyện.
Cuộc nói chuyện vẫn tiếp diễn.
Một người bạn khác của tôi
đăng một mã QR
của một túi bánh khác.
Tôi ấn chuột, và mua nó.
Tất cả những trải nghiệm đó
giống như bạn đang khám phá
một công viên giải trí.
nó vừa nhộn vừa vui
và nó thậm chí còn gây nghiện nữa.
Đó là những gì đang diễn ra
khi bạn có một hệ sinh thái hợp nhất.
Mua sắm được hòa vào xã hội,
và xã hội tham gia
vào một trải nghiệm đa chiều.
Những hệ sinh thái thống nhất
đạt đến một đẳng cấp hoàn toàn mới.
Vì thế chúng tràn ngập
trong mọi khía cạnh của chúng ta.
Và đương nhiên, chúng ẩn chứa
rất nhiều cơ hội thương mại.
Một công ty sản xuất bánh của Trung Quốc,
Three Squirrels,
đã xây dựng một doanh nghiệp
nửa tỷ đô-la chỉ trong ba năm
bằng cách đầu tư thuê
300 đến 500 người hỗ trợ
trực tuyến 24/7
để phục vụ khách hàng.
Trên môi trường truyền thông
mạng xã hội,
Họ giống như hàng xóm
thân thiết của bạn.
Thậm chí ngay khi bạn
không mua gì,
họ cũng sẽ rất vui khi bông đùa
vài câu hay trò chuyện phiếm với bạn.
Trong hệ sinh thái hợp nhất này,
truyền thông đa phương tiện
có thể tái định hình mối quan hệ
giữa các hãng, người bán lẻ
với người dùng.
Đó chỉ mới là một đoạn của
những thay đổi khổng lồ
mà tôi được thấy
tại Trung Quốc.
Trong cái phòng thí nghiệm
khổng lồ này,
rất nhiều thí nghiệm
đã được nhân rộng mỗi ngày.
Hệ sinh thái đang dần tái tạo,
những chuỗi cung ứng,
tiếp thị, cải tiến sản phẩm,
mọi thứ.
Người tiêu dùng đang dần có nhiều
quyền lực hơn khi quyết định họ mua gì,
khi họ muốn mua nó,
cách mà họ muốn mua,
cách mà họ muốn kết nối.
Đây là thời điểm mà lãnh đạo
kinh doanh thế giới
thực sự mở rộng tầm mắt, để thấy
những gì đang xảy ra tại Trung Quốc,
nghĩ về nó và hành động.
Xin cảm ơn.
(Vỗ tay)
Massimo Portincaso: Angela,
điều cô chia sẻ với chúng tôi
thật sự rất ấn tượng và
gần như đột phá,
nhưng tôi nghị các thính giả
đều có chung thắc mắc với tôi
đó là:
Có phải chăng sự tiêu dùng
rất mạnh mẽ này
bao gồm cả kinh tế lẫn môi trường
sẽ duy trì trong khoảng thời gian dài?
Và đâu là cái giá cần phải bỏ ra
để có được những kinh nghiệm
về tự động hóa hoặc tối đa hóa bán lẻ này?
Angela Wang: Vâng.
Một điều mà ta luôn phải nhớ
là chúng ta đang đứng trước
khởi đầu của một sự thay đổi lớn.
Vì vậy với sự gia tăng
nhu cầu của người dùng,
cùng với cách mạng hóa
các hệ sinh thái,
Có rất nhiều cơ hội
và cả thách thức.
Tôi đã từng thấy
nhiều dấu hiệu bước đầu
cho thấy các hệ sinh thái
đang thay đổi sự quan tâm
để tập trung vào
giải quyết các vấn đề thách thức này.
Ví dụ như, cân nhắc nhiều hơn
đến sự bền vững
song song với
tốc độ phát triển
và cả chất lượng hơn số lượng.
Nhưng thực ra, vẫn chưa có
câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này.
Đó cũng là điều mà tôi
muốn truyền tải đến các bạn
rằng chúng ta cần dõi theo nó, nghiên cứu
và đóng một phần của cuộc cách mạng.
MP: Cảm ơn cô rất nhiều.
AW: Xin cảm ơn.
(Vỗ tay)