Return to Video

The Imposter (2012) - Looking into the Lens

  • 0:01 - 0:02
    Chào, tên tôi là Tony
  • 0:02 - 0:04
    và đây là Every Frame a Painting,
  • 0:04 - 0:05
    nơi tôi phân tích cấu trúc phim.
  • 0:06 - 0:08
    Phim hôm nay là The Imposter
    (Kẻ Giả Mạo), năm 2012,
  • 0:08 - 0:10
    do Bart Layton đạo diễn.
  • 0:10 - 0:12
    Nếu bạn chưa xem,
    xin đừng đọc gì nữa.
  • 0:12 - 0:14
    Thậm chí đừng tra xem
    thể loại phim là gì.
  • 0:14 - 0:16
    Cứ đóng video này lại, sang
    Netflix tìm phim mà xem.
  • 0:16 - 0:18
    Bởi vì tôi sẽ nói lộ hết nội dung.
  • 0:18 - 0:21
    "Anh có 5 giây để
    tiêu hủy tấm băng này."
  • 0:21 - 0:22
    Sẵn sàng chưa?
  • 0:22 - 0:27
    5, 4, 3, 2
  • 0:29 - 0:30
    Bắt đầu nào.
  • 0:30 - 0:31
    Tôi nghĩ Bart Layton
  • 0:31 - 0:33
    đã có quyết định sáng suốt
    mà đơn giản nhất từng thấy
  • 0:33 - 0:35
    trong thể loại phim tài liệu,
    và nó là thế này:
  • 0:35 - 0:37
    Mọi nhân vật trong câu chuyện
  • 0:37 - 0:39
    đều được quay theo kiểu
    phỏng vấn bình thường:
  • 0:39 - 0:41
    họ nhìn một người nào đó
    ở ngoài máy quay.
  • 0:41 - 0:43
    Ngoại trừ kẻ phản diện.
  • 0:43 - 0:48
    "Từ lâu lắm rồi,
    tôi vẫn muốn trở thành người khác."
  • 0:48 - 0:49
    Hắn nhìn thẳng vào chúng ta.
  • 0:49 - 0:51
    Chỉ có vậy thôi.
    Cực kì đơn giản.
  • 0:51 - 0:54
    Bạn biết phim ảnh luôn
    có sự ám ảnh với kẻ xấu,
  • 0:54 - 0:56
    và ta thường hay nhìn
    thẳng vào mắt họ,
  • 0:56 - 0:59
    cho dù họ là băng đảng,
    ăn thịt người,
  • 0:59 - 1:02
    kẻ bệnh hoạn, tâm thần,
    con gái Nhật hay Leonardo DiCaprio.
  • 1:02 - 1:05
    Và tôi rất thích cách
    mà phim trinh thám hay kinh dị
  • 1:05 - 1:06
    có những cảnh nhìn
    thẳng vào ống kính.
  • 1:06 - 1:09
    Jonathan Demme dùng kỹ thuật này
    rất nhiều trong Silence of the Lambs,
  • 1:09 - 1:10
    để luôn tìm cách đưa bạn...
  • 1:10 - 1:12
    "gần hơn..."
  • 1:12 - 1:13
    vào trong đầu nhân vật.
  • 1:13 - 1:15
    Chỉ những thứ nhỏ nhặt,
    như cảm giác
  • 1:15 - 1:18
    là người thấp hơn, là phận gái
    trong một căn phòng như thế này.
  • 1:18 - 1:19
    "Tiếp tục nào."
  • 1:19 - 1:21
    Hoặc xem cảnh này trong Zodiac.
  • 1:21 - 1:24
    Đây là cuộc chất vấn đầu tiên
    với nghi phạm chính.
  • 1:24 - 1:26
    Cả ba thanh tra đều đang
    cố gắng tìm hiểu
  • 1:26 - 1:27
    Đây có phải kẻ sát nhân?
  • 1:27 - 1:29
    Và khi anh ta nói
    điều đáng ngờ,
  • 1:29 - 1:31
    hãy xem Fincher cắt sang
    cảnh quay gì.
  • 1:31 - 1:33
    "Well, chúng tôi sẽ kiểm tra."
  • 1:33 - 1:35
    "Anh đã bao giờ ở Nam California chưa?"
  • 1:35 - 1:37
    Và đỉnh điểm của cảnh quay là đây:
  • 1:37 - 1:39
    "Tôi không phải Zodiac."
  • 1:39 - 1:43
    "Và nếu có tôi cũng
    không nói với các anh."
  • 1:43 - 1:45
    Bộ phim đang muốn bạn
    phán xét:
  • 1:45 - 1:47
    bạn nghĩ gì về người này?
  • 1:47 - 1:48
    Nhưng trong phim giả tưởng,
  • 1:48 - 1:50
    rất khó có thể kéo dài cả phim
  • 1:50 - 1:52
    chỉ với cảnh một người nhìn vào ống kính.
  • 1:52 - 1:53
    Đơn giản là quá khó.
  • 1:53 - 1:55
    "Phải."
  • 1:55 - 1:56
    Nhưng nếu bạn xem
    phim tài liệu...
  • 1:56 - 1:59
    "Cứ nói hết câu đi, vì tôi biết
    chính xác tôi muốn nói gì."
  • 1:59 - 2:00
    "Nói đi!"
  • 2:00 - 2:00
    "OK."
  • 2:00 - 2:03
    ... bạn sẽ gặp Errol Morris,
    người luôn luôn quay kiểu đó.
  • 2:03 - 2:06
    Với Morris, mục tiêu là
    đạt được góc nhìn người thứ nhất,
  • 2:06 - 2:08
    là cảm giác được ở trong
    phòng với những người này,
  • 2:08 - 2:08
    nói chuyện với họ.
  • 2:08 - 2:11
    Và khi họ tự giải thích,
    họ không rời mắt bạn,
  • 2:11 - 2:14
    khiến cho bạn dễ cảm thông
    với họ hơn.
  • 2:15 - 2:17
    Đó là cách quay phim
    của The Imposter.
  • 2:17 - 2:21
    Góc quay này đưa bạn vào cùng phòng với
    kẻ phản diện, để đánh giá hắn.
  • 2:21 - 2:22
    Nhưng chính góc quay ấy
  • 2:22 - 2:25
    khiến ta dễ bị
    thiên vị thuyết phục.
  • 2:25 - 2:28
    Nói cách khác,
    ta biết hắn là kẻ xấu.
  • 2:28 - 2:29
    Nhưng điều đó không bảo vệ ta.
  • 2:30 - 2:31
    Nếu bạn nhìn kĩ,
  • 2:31 - 2:34
    bạn sẽ thấy nhiều quyết định
    trong phim dựa trên cơ sở này.
  • 2:34 - 2:36
    Hầu hết những cảnh dựng lại
  • 2:36 - 2:38
    được quay từ góc nhìn của
    kẻ giả mạo.
  • 2:38 - 2:39
    Anh ta còn nhép tiếng...
  • 2:39 - 2:44
    "Tôi không phải người bảo họ..."
    "...rằng tôi bị lạm dụng tình dục.
  • 2:44 - 2:45
    Tôi khiến họ hỏi tôi."
  • 2:45 - 2:47
    ... giữa quá khứ và hiện tại.
  • 2:47 - 2:49
    Ta nhìn những người khác
    từ góc cao hơn hoặc thấp hơn,
  • 2:49 - 2:51
    nhưng lại ngang tầm mắt ở đây.
  • 2:51 - 2:53
    Hơn nữa, những đối tượng này
    được quay có chiều sâu,
  • 2:53 - 2:55
    để ta thấy môi trường quanh họ
    và nơi họ ở.
  • 2:55 - 2:58
    Nhưng bối cảnh của kẻ giả mạo
    mờ mịt theo nghĩa đen.
  • 2:58 - 3:01
    Anh ta còn không có
    thẻ giới thiệu tên tuổi.
  • 3:01 - 3:04
    OK, tất cả rõ ràng
    là lựa chọn của đạo diễn.
  • 3:04 - 3:04
    Nhưng tại sao?
  • 3:04 - 3:07
    Tại sao bộ phim lại để
    tên kẻ xấu kể chuyện
  • 3:07 - 3:08
    và dựng hình?
  • 3:09 - 3:11
    Vì bộ phim muốn lừa bạn.
  • 3:11 - 3:13
    Không phải kiểu
    "lừa được rồi nhé!"...
  • 3:13 - 3:17
    Chỉ là đạo diễn muốn bạn cảm nhận
    sự thuyết phục của anh ta.
  • 3:17 - 3:19
    Anh ta dùng hầu hết câu chuyện
  • 3:19 - 3:22
    để kể cho bạn cách anh ta nói dối
    và lừa bịp mọi người.
  • 3:22 - 3:24
    Nên ta biết ta không nên
    tin hắn.
  • 3:24 - 3:27
    Nhưng hết hai phần ba bộ phim,
    hắn lại đảo ngược tình thế.
  • 3:27 - 3:30
    Tại sao gia đình này
    chấp nhận hắn dễ dàng thế?
  • 3:30 - 3:32
    Chẳng phải họ quá cả tin?
  • 3:32 - 3:35
    "Tôi không cần là Columbo
    để suy đoán ra tình huống."
  • 3:35 - 3:38
    Ý tôi là, còn lí do nào khác
    để họ chấp nhận anh ta?
  • 3:38 - 3:39
    "Họ giết cậu ấy."
  • 3:39 - 3:41
    Oh, shit!
  • 3:41 - 3:45
    "Vài người họ làm điều đó,
    một số biết, số khác lờ đi."
  • 3:47 - 3:49
    Khoan đã, cái gì cơ?
  • 3:49 - 3:51
    "Fuck thằng đó!"
  • 3:51 - 3:54
    Phản ứng tự nhiên
    của nhiều người trong trường hợp này
  • 3:54 - 3:55
    là khinh bỉ gia đình Barclay.
  • 3:55 - 3:58
    Nghĩ rằng họ ngu dốt
    hoặc cả tin.
  • 3:58 - 4:00
    Bộ phim còn cho ta lí do
    coi thường họ.
  • 4:00 - 4:01
    "Tây Ban Nha ư?"
  • 4:01 - 4:03
    "Chẳng phải nó ở bên kia nước Mỹ sao?"
  • 4:03 - 4:06
    Hơn nữa, ai lại không
    nhận ra con mình?
  • 4:06 - 4:09
    Nên bộ phim để cho bạn tin điều đó.
  • 4:09 - 4:10
    Nó không ép buộc bạn,
  • 4:10 - 4:11
    nó chỉ khiến bạn tin
  • 4:11 - 4:13
    điều mà bạn dễ thiên về.
  • 4:13 - 4:15
    Và rồi bạn rơi vào chính cái bẫy đó.
  • 4:15 - 4:17
    Vì đầu bạn đã nghĩ sẵn điều đó,
  • 4:17 - 4:19
    bạn chỉ cần người này
    nhìn bạn và xác nhận.
  • 4:20 - 4:22
    Tôi không biết bộ phim này có
    lừa được bạn hay không.
  • 4:22 - 4:25
    Tôi chỉ biết tôi đã bị lừa.
  • 4:25 - 4:28
    Và tôi nghĩ bộ phim thực ra
    rất cảm thông với gia đình này.
  • 4:28 - 4:29
    Suốt 90 phút,
  • 4:29 - 4:32
    nó cho ta cảm nhận câu chuyện
    theo cách của họ:
  • 4:32 - 4:33
    hết chuyện điên rồ này
    đến sự bất ngờ khác,
  • 4:33 - 4:35
    đến lúc bạn không còn biết
    nghĩ hay cảm nhận thế nào.
  • 4:35 - 4:37
    Và có thể ở hồi kết,
  • 4:37 - 4:38
    bạn hiểu rõ hơn một chút
  • 4:38 - 4:39
    tại sao họ có thể bị lừa
  • 4:39 - 4:42
    bởi thứ lộ liễu đến thế.
  • 4:49 - 4:52
    Hoặc có thể bạn không hiểu,
    và bạn là đồ tâm thần.
  • 4:57 - 5:00
    Biên tập và Trình bày: Tony Zhou
    Tiếng Việt: Vũ Thế Đức
Title:
The Imposter (2012) - Looking into the Lens
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
05:06

Vietnamese subtitles

Revisions