Xin chào, tôi là Suzan Song Giám đốc Khoa Tâm thần học về trẻ em, người lớn và gia đình đại học George Washington và là cố vấn bảo vệ nhân đạo cho những người sống sót sau khi buộc phải rời khỏi nơi ở của mình. Sự gia tăng chưa từng có trên toàn thế giới về số lượng người buộc phải tha hương, gồm người tỵ nạn, người đang xin tỵ nạn, những người nhập cư không chính thống và trẻ em di cư không có người lớn đi cùng Có hơn 65 triệu người khắp thế giới hiện đang mất chỗ ở do chiến tranh xung đột vũ trang hoặc bị áp bức. Chỉ mới đầu năm 2018, đã có gần 31 triệu trẻ em toàn thế giới không còn chỗ nương thân do bạo lực và xung đột mang lại. Nếu xu hướng này tiếp diễn thì cứ 100 người sẽ có 1 người phải đi tỵ nạn trong tương lai không xa. Không may cho hầu hết người tỵ nạn và những người còn sống sau khi tha hương là họ không được chăm sóc sức khỏe tâm thần do dịch vụ chăm sóc bị gián đoạn, thiếu khả năng tiếp cận với dịch vụ tốt và sự kỳ thị đối với người bị rối loạn tâm thần. Người tỵ nạn vốn dĩ phải rời bỏ quê hương vì họ sợ bị áp bức và nỗi sợ này hoàn toàn có cơ sở dựa vào sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch hay quan điểm chính trị của người tỵ nạn hay việc họ là thành viên của một nhóm hoạt động xã hội nào đó. Người tỵ nạn thường yêu cầu sự bảo vệ khi họ đang ở ngoài nước Mỹ và họ được cho phép nhập cảnh vào Mỹ, Còn những người đang xin tỵ nạn cũng có nỗi sợ bị áp bức rất rõ ràng nhưng họ tìm sự bảo vệ khi đang ở tại nước Mỹ. Theo báo cáo, người tỵ nạn và những người bị ảnh hưởng bởi xung đột thường có 15% đến 30% khả năng bị rối loạn căng thẳng sau sang chấn và bệnh trầm cảm so với tỷ lệ phổ biến 3.5% ở nhóm dân không phải tỵ nạn. Các yếu tố hàng đầu có khả năng dẫn đến sức khỏe tâm thần kém bao gồm bị tra tấn, hành hạ và iên tiếp trải qua các sự việc đau buồn. Việc bị hành hạ, chia cắt khỏi gia đình, quá trình xin tỵ nạn đầy căng thẳng bị cô lập và vô vàn bất lợi nơi đất khách cũng làm cho sức khỏe tâm thần tồi tệ thêm. Phần lớn thời gian sau khi di cư, người tỵ nạn thường bị giam giữ kéo dài, tình trạng nhập cư không an toàn ít khả năng xin được việc làm, tiếp cận với giáo dục và các dịch vụ khác đều làm cho sức khỏe tinh thần tệ hơn. Những điều này chưa nói hết được các tổn hại về mặt cảm xúc và tinh thần mà nhiều người tỵ nạn phải đối mặt như những nỗi đau dai dẳng, các sang chấn tâm lý phức tạp sự tuyệt vọng và giận dữ , bị cô lập và thiếu niềm tin. Đó là những phản ứng bình thường khi con người phải trải qua những sự kiện đau lòng. Theo thời gian, hầu hết người tỵ nạn ít hoặc không thể hiện nỗi buồn đau. Một số nhỏ cho thấy mô hình phục hồi dần dần và thiểu số nhỏ vẫn mang trong mình nỗi đau buồn mãi mãi. Do đó, chúng ta cần đánh giá sự khác nhau giữa sự đau khổ trong một hoàn cảnh nào đó với bệnh rối loạn tâm thần rõ ràng của người tỵ nạn. Chúng tôi làm điều này bằng cách tập trung vào một tương tác liên tục khi tiếp xúc với những trải nghiệm đau thương trong quá khứ, những tác nhân gây căng thẳng hàng ngày và hệ thống tâm lý xã hội nằm sâu trong tiềm thức của một người. Các chuyên gia tâm lý có thể hỗ trợ tốt cho nhóm người này bằng khả năng am hiểu văn hóa khi chẩn đoán tâm lý cho họ Các nhà làm chính sách phải tiến hành đánh giá yêu cầu xin tỵ nạn, và các nhà vận động cần thúc đẩy sự bình đẳng trong việc tiếp cận các dịch vụ cho người tỵ nạn, đồng thời duy trì sự ổn định của các dịch vụ này. Bằng cách hợp tác với các thành viên cộng đồng liên ngành như luật sư, chuyên gia giáo dục, và các nhà hoạch định chính sách sẽ mang lại một cơ chế an toàn cho người tỵ nạn, và những người sống sót sau khi buộc phải rời nơi ở của mình