Return to Video

Sự liên cảm giác quan - ý tưởng: Các ý tưởng cảm thấy gì? - Danko Nikolić

  • 0:07 - 0:12
    Từ rất xưa, trước câu nói "Tôi tư duy,
    thế nên, tôi hiện hữu" của Descartes
  • 0:12 - 0:15
    cho đến lâu sau đó,
    các nhà khoa học và triết gia
  • 0:15 - 0:19
    đã phải vật lộn với cái
    được gọi là mối quan hệ tâm-thân.
  • 0:19 - 0:24
    Bộ óc liệu có phải là một thực thể
    tách biệt, phi vật chất, vận hành xác thịt
  • 0:24 - 0:27
    hay chỉ là phần đặc biệt
    khó nắm bắt trong cơ thể chúng ta,
  • 0:27 - 0:30
    làm thế nào nó biến đổi dữ liệu
    mà các giác quan tiếp nhận
  • 0:30 - 0:34
    thành những trải nghiệm có vẻ
    phi vật chất mà ta gọi là suy nghĩ.
  • 0:34 - 0:37
    Dù câu trả lời vẫn còn bỏ ngỏ,
  • 0:37 - 0:40
    các nghiên cứu mới đây cho rằng
    vấn đề phần nào nằm ở
  • 0:40 - 0:43
    cách chúng ta đặt ra câu hỏi
    ngay từ ban đầu,
  • 0:43 - 0:47
    giả định rằng khác biệt giữa nhận thức
    có được từ giác quan và ý tưởng
  • 0:47 - 0:48
    không thực sự tồn tại.
  • 0:48 - 0:51
    Theo mô hình truyền thống của
    chức năng tâm thần,
  • 0:51 - 0:55
    các giác quan cung cấp
    dữ liệu riêng biệt tới não bộ
  • 0:55 - 0:59
    để chuyển thành
    hiện tượng tâm thần phù hợp:
  • 0:59 - 1:05
    hình ảnh thấy được thành cây cối,
    âm thanh nghe được thành tiếng chim,...
  • 1:05 - 1:07
    Nhưng đôi khi,
    ta gặp phải những người
  • 1:07 - 1:11
    có giác quan lẫn lộn,
    cho phép họ nghe được màu sắc
  • 1:11 - 1:13
    hay nếm được âm thanh.
  • 1:13 - 1:17
    Đến gần đây, hiểu biết thông thường vẫn
    cho rằng hiện tượng liên kết giác quan,
  • 1:17 - 1:20
    là do sự liên hệ trực tiếp giữa
    các phần của não bộ
  • 1:20 - 1:22
    chịu trách nhiệm
    kích thích cảm giác như
  • 1:22 - 1:27
    lập tức nhìn thấy màu vàng
    khi nghe thấy tông Si thứ.
  • 1:27 - 1:29
    Nhưng nghiên cứu mới cho thấy
    liên kết giác quan
  • 1:29 - 1:32
    là cầu nối trung gian
    giữa hiểu biết của ta
  • 1:32 - 1:36
    về hình dạng, màu sắc và âm thanh
    mà giác quan tiếp nhận.
  • 1:36 - 1:39
    Để trải nghiệm liên giác quan,
  • 1:39 - 1:43
    cần kích hoạt các ý tưởng, khái niệm
    ở mức độ cao hơn
  • 1:43 - 1:46
    trong liên kết giữa não bộ vào cảm giác.
  • 1:46 - 1:51
    Ví dụ, hình này có thể được nhìn
    thành chữ S hoặc số 5,
  • 1:51 - 1:54
    liên giác quan diễn giải
    và gắn chúng
  • 1:54 - 1:56
    vào những màu sắc
    và âm thanh khác nhau
  • 1:56 - 2:01
    trong khi vẫn giữ nguyên
    các kích thích thị giác đơn thuần.
  • 2:01 - 2:04
    Trong một nghiên cứu khác, liên giác quan
    tạo ra các liên kết màu mới
  • 2:04 - 2:08
    cho những ký tự xa lạ
    sau khi được dạy về chúng.
  • 2:08 - 2:12
    Vì dựa vào mối liên hệ giữa
    ý tưởng và giác quan,
  • 2:12 - 2:15
    hiện tượng tâm thần này
    là nền tảng của liên giác quan
  • 2:15 - 2:18
    được gọi là liên cảm giác quan - ý tưởng
    (ideasthesia).
  • 2:18 - 2:21
    Liên giác quan
    chỉ xuất hiện ở vài người,
  • 2:21 - 2:23
    dù nó có thể phổ biến
    hơn ta tưởng.
  • 2:23 - 2:27
    Nhưng liên cảm giác quan - ý tưởng
    là phần căn bản của đời sống.
  • 2:27 - 2:32
    Gần như tất cả chúng ta đều cảm thấy
    đỏ-ấm, xanh-lạnh.
  • 2:32 - 2:36
    Nhiều người cho rằng màu tươi sáng,
    chữ in nghiêng, nét thanh mảnh
  • 2:36 - 2:39
    thuộc tông cao,
    trong khi màu đất thuộc tông trầm.
  • 2:39 - 2:43
    Rất nhiều trong số các mối liên kết này
    có được nhờ tiếp xúc văn hóa,
  • 2:43 - 2:47
    vài cái khác lại được thể hiện
    ở cả trẻ sơ sinh và vượn,
  • 2:47 - 2:51
    nghĩa là, ít nhất, một số trong đó
    là bẩm sinh.
  • 2:51 - 2:54
    Khi được yêu cầu chọn một trong hai tên
    để đặt cho hình,
  • 2:54 - 2:58
    người từ các nền văn hóa
    và ngôn ngữ khác nhau
  • 2:58 - 3:01
    đều đồng ý rằng "kiki"
    là ngôi sao mũi nhọn,
  • 3:01 - 3:04
    còn "bouba" là viên tròn,
  • 3:04 - 3:08
    dựa vào chính thanh âm của từ
    và khẩu hình miệng.
  • 3:08 - 3:12
    Điều này dẫn tới nhiều liên kết hơn
    thuộc mạng lưới ngữ nghĩa phong phú.
  • 3:12 - 3:14
    Kiki có nghĩa là lo lắng và thông minh,
  • 3:14 - 3:18
    còn bouba được hiểu là
    chậm chạp và lười biếng.
  • 3:18 - 3:21
    Điều này gợi ý rằng
    trải nghiệm hàng ngày của ta
  • 3:21 - 3:26
    về màu sắc, âm thanh, các kích thích khác
    không thuộc những vùng giác quan tách biệt
  • 3:26 - 3:29
    mà được tổ chức trong
    một mạng lưới liên kết
  • 3:29 - 3:31
    tương tự như mạng lưới ngôn ngữ.
  • 3:31 - 3:33
    Chính điều này giúp ta
    hiểu được ẩn dụ
  • 3:33 - 3:35
    ngay cả khi chúng vô lý,
  • 3:35 - 3:38
    ví dụ, phép so sánh tuyết với
    tấm chăn trắng,
  • 3:38 - 3:41
    dựa trên cảm giác chung về
    sự mềm mại và nhẹ nhàng.
  • 3:41 - 3:44
    Liên kết cảm giác - ý tưởng
    là điều cốt yếu trong nghệ thuật,
  • 3:44 - 3:48
    vốn dựa vào sự tổng hợp của
    ý niệm và cảm xúc.
  • 3:48 - 3:52
    Ở các tác phẩm vĩ đại, ý tưởng và cảm giác
    bổ trợ lẫn nhau,
  • 3:52 - 3:55
    từ bài hát mà phần nhạc hòa hợp
    tuyệt vời với lời,
  • 3:55 - 3:57
    đến bức tranh mà nội dung chính
  • 3:57 - 3:59
    bật lên nhờ cách dùng
    màu sắc và đường nét,
  • 3:59 - 4:04
    tiểu thuyết có cốt truyện chặt chẽ
    được truyền tải bằng câu văn trau chuốt.
  • 4:04 - 4:08
    Quan trọng nhất, mạng lưới những
    kết nối lập bởi ý tưởng cảm giác
  • 4:08 - 4:11
    không chỉ giống với
    mạng lưới ngôn ngữ của ta
  • 4:11 - 4:13
    mà còn có thể là
    một phần thiết yếu trong đó.
  • 4:13 - 4:15
    Khác với quan điểm truyền thống,
  • 4:15 - 4:18
    rằng đầu tiên, giác quan nắm bắt
    màu sắc, hình dạng
  • 4:18 - 4:20
    hay rung động không khí,
  • 4:20 - 4:23
    sau đó, não bộ phân loại chúng
    thành cây hay tiếng còi,
  • 4:23 - 4:28
    Liên kết cảm giác - ý tưởng cho rằng
    hai quá trình này xảy ra cùng lúc.
  • 4:28 - 4:33
    Nhận thức cảm giác được định hình bởi
    hiểu biết ý niệm của ta về thế giới,
  • 4:33 - 4:36
    chúng gắn liền với nhau, cái này
    không thể tồn tại nếu thiếu cái kia.
  • 4:36 - 4:40
    Nếu mô hình về
    ý tưởng cảm giác này là chính xác,
  • 4:40 - 4:42
    nó có thể tác động lớn đến
    những vấn đề
  • 4:42 - 4:47
    khoa học và triết học quan trọng nhất
    trong nghiên cứu tâm thần.
  • 4:47 - 4:49
    Không có khái niệm về bản thân
    từ trước,
  • 4:49 - 4:53
    Descartes sẽ không thể
    gắn cái tôi với tư duy.
  • 4:53 - 4:57
    Không có mạng lưới khái niệm
    vừa tương quan vừa khác biệt,
  • 4:57 - 5:01
    trải nghiệm cảm giác của ta về thế giới
    sẽ là một khối vô định
  • 5:01 - 5:05
    thay vì những vật thể riêng rẽ
    mà ta có thể thấu hiểu.
  • 5:05 - 5:08
    Nhiệm vụ của khoa học
    là xác định mạng lưới này,
  • 5:08 - 5:12
    được tạo thành thế nào, tương tác ra sao
    với những kích thích bên ngoài.
  • 5:12 - 5:14
    Còn thử thách cho triết học
    là xác định liệu
  • 5:14 - 5:19
    mô hình mới này có ý nghĩa thế nào
    đối với hiểu biết của ta về bản thân
  • 5:19 - 5:22
    và mối liên hệ của ta
    với thế giới xung quanh.
Title:
Sự liên cảm giác quan - ý tưởng: Các ý tưởng cảm thấy gì? - Danko Nikolić
Description:

Xem toàn bài giảng tại: http://ed.ted.com/lessons/ideasthesia-how-do-ideas-feel-danko-nikolic

Theo mô hình truyền thống về chức năng tâm thần ở người, các giác quan sẽ cung cấp dữ liệu cho não bộ, sau đó, não bộ sẽ chuyển hoá chúng thành các hiện tượng tâm thần tương ứng: ánh sáng thành hình ảnh thị giác, rung động không khí thành trải nghiệm thính giác, v.v... Nhưng sẽ ra sao nếu quá trình đó, trên thực tế, lại xảy ra cùng lúc? Danko Nikolić mô tả thuyết về sự liên kết cảm giác - ý tưởng: ideasthesia.

Bài giảng của Danko Nikolić, minh họa bởi nenatv,

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
05:38

Vietnamese subtitles

Revisions