Return to Video

Wolf Children (2012) - The Lateral Tracking Shot

  • 0:01 - 0:04
    Chào, mình là Tony và đây là Every frame a Painting.
  • 0:04 - 0:08
    Clip này mình dự định sẽ xong vào ngày của mẹ nhưng lại không kịp.
  • 0:08 - 0:12
    Con xin lỗi mẹ nha. Dù sao đi nữa, phim mà hôm nay mình sẽ nói đến là Wolf Children,
  • 0:12 - 0:13
    đạo diễn: Mamoru Hosoda.
  • 0:13 - 0:16
    Đây là một bộ phim nhẹ nhàng và đáng yêu.
  • 0:16 - 0:19
    Nó thắng giải thưởng hàn lâm cùa Nhật - phim hoạt hình hay Nhất 2 năm trước.
  • 0:19 - 0:23
    Nếu các bạn chưa xem thì nhớ xem đi nhé. Nhưng clip này mình sẽ không spoil gì đâu.
  • 0:23 - 0:27
    Nên dù các bạn chưa xem phim vẫn có thể xem clip này thoải mái.
  • 0:27 - 0:30
    Chủ đề mình định nói đến hôm nay là một cảnh đặc biệt trong bộ phim, ngay khúc này đây.
  • 0:30 - 0:33
    Nó là một cảnh máy đi ngang theo nhân vật (lateral tracking shot) dài 57 giây.
  • 0:33 - 0:36
    Và nó đi theo 2 đứa trẻ này: Ame và Yuki.
  • 0:36 - 0:38
    Từ lớp 1 đến lớp 4, và không hề có một lần cắt.
  • 0:38 - 0:42
    Ame là đứa trẻ khá cô độc từ lớp 1, trong khi chị của Ame - Yuki,
  • 0:42 - 0:46
    lại rất hòa nhập ở trường học. Ta thấy đứa em trai bị bắt nạt, ta thấy chị gái phản ứng lại.
  • 0:46 - 0:50
    Ta thấy chị gái học hành đàng hoàng, còn đứa em trai lại hay cúp cua.
  • 0:50 - 0:54
    Chỉ thế thôi đấy, nhưng tại sao cảnh này lại tài đến vậy?
  • 0:54 - 0:59
    Có vẻ hơi kì, nhưng mình không thể hiểu được cách dùng của cảnh máy lateral tracking shot
  • 0:59 - 1:03
    Mình thấy các đạo diễn khác cũng dùng kỹ thuật này, đôi khi nhìn rất nghệ. Nhưng mình không thể
  • 1:03 - 1:05
    nghĩ ra cách dùng nó cho đúng.
  • 1:05 - 1:09
    Bởi khi phân tích kĩ, lateral tracking shot có vẻ rất kì.
  • 1:09 - 1:12
    Nó là cảnh máy mang ít tính chủ quan nhất trong điện ảnh.
  • 1:12 - 1:16
    Thậm chí còn là cảnh máy khách quan nhất. Nó không hề cho người xem góc nhìn của nhân vật.
  • 1:16 - 1:20
    Và bạn cảm thấy mình như một đấng tối cao nhìn từ trên xuống ấy.
  • 1:20 - 1:22
    Nó biểu đạt rất trực tiếp.
  • 1:22 - 1:25
    Không hề có chút ẩn ý, vậy người ta dùng nó cho việc gì?
  • 1:25 - 1:29
    Hầu hết các nhà làm phim sử dụng nó như một cảnh giới thiệu nhanh.
  • 1:29 - 1:32
    Nếu bạn muốn bắt đầu một cảnh và kết thúc theo ý muốn thì dùng cách này khá dễ.
  • 1:32 - 1:36
    _Ê, nếu giờ mà lỡ cắt mất ti thì có được đền tiền bảo hộ lao động không nhỉ?
  • 1:36 - 1:42
    Đáng buồn là 5 năm vừa qua, những cảnh máy như thế này đã bị vùi dập bởi máy dslr hoặc slider.
  • 1:42 - 1:47
    Những cảnh quay tốt trên máy dslr thì lại dùng rất nhiều đến slider
  • 1:47 - 1:49
    Nên… Ừ, cách này thấy không ổn rồi.
  • 1:49 - 1:50
    Hm, để xem...
  • 1:50 - 1:52
    Một trường hợp khác người ta dùng kỹ thuật quay này là trong phim chiến tranh.
  • 1:52 - 1:58
    Nếu muốn cho khán giả thấy lực lượng quân đội khủng đến mức nào, lateral tracking shot sẽ rất hữu dụng.
  • 1:58 - 2:00
    Khi quay cảnh quân đội dựng trại thì kỹ thuật quay này còn hiệu quả hơn nhiều.
  • 2:00 - 2:03
    _ Cái cuộc chiến chết tiệt, cứ như mò kim đáy bể ấy.
  • 2:03 - 2:05
    Kỹ thuật quay này cũng okay cho những cảnh quay nhân vật chạy.
  • 2:05 - 2:07
    Nhân vật có thể chạy đến định mệnh,
  • 2:07 - 2:09
    Chạy đến bên người mình yêu,
  • 2:09 - 2:10
    Hoặc đơn giản là chỉ chạy bộ.
  • 2:10 - 2:12
    Trời, còn slow motion nữa chứ?
  • 2:12 - 2:15
    Hoặc là Tom Cruise?
  • 2:15 - 2:19
    Nó cũng hay dùng cho cảnh siêu thị mặc dù mình chả biết tại sao?
  • 2:19 - 2:22
    Có thể do nó chán muốn chết như cái Safeway gần nhà mình.
  • 2:22 - 2:27
    Đạo diễn Godard đã làm cái cảnh “Tao ghét siêu thị” này rất thành công trong giới điện ảnh.
  • 2:27 - 2:31
    Và còn rất nhiều nhà làm phim dùng kỹ thuật này theo kiểu "dùng 1 lần".
  • 2:31 - 2:35
    Peter Greenaway dùng nó như một cách để khung hình trông như một bức tranh chuyển động.
  • 2:35 - 2:38
    Park Chan dùng cho cảnh hành động tuyệt vời.
  • 2:38 - 2:44
    Buster Keaton dùng cho cảnh hài hình thể.
  • 2:44 - 2:47
    Scorsese dùng nó cho cảnh xử bắn tập thể.
  • 2:47 - 2:54
    Với mình cũng khá thích cái trò đùa nhỏ này trong Toy Story.
  • 2:54 - 2:57
    Đối với một số nhà làm phim thì kỹ thuật quay này đã thành chất riêng luôn.
  • 2:57 - 2:58
    Stanley Kubrick yêu cách quay này.
  • 2:58 - 3:01
    Bời nó cho người xem thấy trực tiếp những gì xảy ra, chứ không phải theo cách mà mình tưởng tượng.
  • 3:01 - 3:06
    Trong “Path of Glory” nó cho thấy cuộc chiến kéo dài đăng đẳng bên trong chiến hào.
  • 3:06 - 3:10
    Còn trong “The Shining" thì đi đâu cũng có. Nó như là một cách để tạo cảm giác sợ hãi.
  • 3:10 - 3:14
    Cảnh vật chung quanh như rất bức bối, ngột ngạt khi bạn nhìn nó theo cách này
  • 3:14 - 3:17
    Một người khác cũng dùng tới nó nhiều là Wes Anderson.
  • 3:17 - 3:22
    Có thể do nó giống như mấy cái nhà búp bê hay các cuốn sách kể chuyện mà ông ấy thích.
  • 3:22 - 3:27
    Nhìn không bao giờ thấy hết vui khi mà cảnh toàn là những màu sắc tươi sáng và các nhân vật lại đi theo kiểu thế này....
  • 3:27 - 3:29
    Chả biết nữa, vui vui sao ấy.
  • 3:29 - 3:34
    Nhưng phải nói hiếm khi thấy lateral tracking shot dùng cho những cảnh mang tính tình người.
  • 3:34 - 3:37
    Nhìn nó không có tí gì thân mật cả!
  • 3:37 - 3:41
    Kiểu... dù bạn có cố đến cách mấy, kỹ thuật này chỉ càng xa lánh nhân vật thêm.
  • 3:41 - 3:44
    Ngay cả những nhà làm phim vĩ đại cũng biết đến việc này.
  • 3:44 - 3:50
    Vậy, làm sao để cái cách quay kém cảm tình này… tình cảm hơn?
  • 3:50 - 3:52
    _Em nhận được hoa của anh chứ?
  • 3:52 - 3:55
    Đây là cách mà Martin Scorsese đã làm.
  • 3:55 - 3:59
    _Không thấy à? Anh gửi rồi mà…
  • 3:59 - 4:01
    Không bám theo mà lại ra xa chủ thể.
  • 4:01 - 4:02
    _Lát anh gọi lại được không?
  • 4:02 - 4:07
    Nó rất kì bời nó hoàn toàn trái lại những gì mà một người đạo diễn được dạy. Nhưng nó lại cực kỳ hiệu quả!
  • 4:07 - 4:10
    Nhìn rất là trống trải, buồn bã và cô đơn.
  • 4:10 - 4:14
    Và chắc hẳn các bạn cảm thấy tội nghiệp cho anh Travis Bickle này bằng cách đưa anh ta ra khỏi góc nhìn của bạn.
  • 4:14 - 4:20
    _Sau đó tôi đã cố gọi điện nhiều lần, nhưng sau cuộc gọi đầu tiên, cô ấy còn chẳng chịu nghe máy.
  • 4:20 - 4:22
    Một cảnh khác nữa nhé.
  • 4:22 - 4:25
    Đây là cảnh mà đã được công nhận rộng rãi là một cảnh hay nhất trong nền lịch sử điện ảnh.
  • 4:25 - 4:29
    Cái hay của cảnh này là nó dài khiếp. Tới tận 9 phút!
  • 4:29 - 4:33
    Về cảnh nhân vật chính này cố mang một ngọn nến đang cháy từ đầu này sang đầu kia.
  • 4:33 - 4:36
    Chính vì cảnh này chỉ tập trung thị giác vào một nhân vật duy nhất và một nhiệm vụ duy nhất.
  • 4:36 - 4:39
    Đạo diễn Tarkovsky chỉ cần để khoành khắc nó tự phơi bày.
  • 4:39 - 4:43
    Ta thấy được từng bước đi của nhân vật, từng lần thất bại, từng lần cố gắng.
  • 4:43 - 4:46
    Coi cảnh này các bạn sẽ thấy như đang trong trạng thái ngồi thiền tĩnh tâm vì cái độ dài của nó.
  • 4:46 - 4:51
    Bởi vì nó khá đơn giản, bạn có thể xem nó như phép ẩn dụ cho bất cứ khó khăn trong cuộc sóng.
  • 4:51 - 4:53
    Một ví dụ cho sự đơn giản và thuần khiết.
  • 4:53 - 4:55
    Và rồi...
  • 5:05 - 5:10
    Mình thực sự nghĩ rằng đây là cách quay chứa nhiều cảm tình nhất trong vòng 5-10 năm vừa qua.
  • 5:10 - 5:14
    Để mình chứng minh, hãy xem chuyện gì xảy ra nếu cùng cảnh này nhưng mình vứt cái tracker đi.
  • 5:14 - 5:16
    Và chỉ cắt cảnh một cách trực tiếp,
  • 5:16 - 5:18
    Hoặc cho nó dissolve,
  • 5:18 - 5:21
    Hoặc cho push in,
  • 5:21 - 5:25
    Đây là một cái ví dụ mà lateral tracking shot là một thứ quý giá không thể thay thế.
  • 5:25 - 5:29
    Đưa góc máy ra khỏi nhân vật khiến chúng ta cảm thấy buồn hơn vì chúng ta không thể với tay giúp họ.
  • 5:29 - 5:33
    Đi từ trái sang phài để nói: thời gian một khi qua đi không thể trở lại..
  • 5:33 - 5:35
    Ok, giờ thì trở lại với Wolf Children.
  • 5:35 - 5:39
    So với mấy cảnh trước, nó vẫn là một cảnh nhỏ mang nhiều tình người.
  • 5:39 - 5:42
    Nó cho thấy Ame và Yuki lớn lên trước mắt bạn.
  • 5:42 - 5:46
    Cái riêng của nó là cảnh quay này là một điểu không thể xảy ra.
  • 5:46 - 5:49
    Nó không phải trực tiếp mà nó có ẩn ý hẳn hoi
  • 5:49 - 5:54
    Nó chỉ có thể khi có sự can thiệp bời phép màu của điện ảnh và trong trường hợp này - nó là animation.
  • 5:54 - 5:57
    Máy quay đi tới, rồi lại thụt lùi theo cả chiều không gian và thời gian.
  • 5:57 - 6:00
    Và tất cả chỉ để kể cho bạn câu chuyện 2 đứa trẻ này lớn lên.
  • 6:00 - 6:03
    Và nếu bạn như mình không thể hiểu được cách dùng lateral tracking shot,
  • 6:03 - 6:07
    Thật tuyệt khi biết là cũng có người khác thực sự hiểu được nó
  • 6:07 - 6:11
    Và nó thực sự rất đẩy mạnh ngôn ngữ thị giác.
  • 6:11 - 6:14
    Cơ mà, đoạn sau của bộ phim Wolf’s Children này rất dễ thương và tuyệt vời...
  • 6:14 - 6:16
    Và thậm chí bạn có thể rơi lệ ở đoạn cuối…
  • 6:16 - 6:18
    Và nhấc điện thoại lên để gọi cho người mẹ yêu.
  • 6:18 - 6:23
    Nên nhớ xem đi nhé. Mừng ngày của mẹ.
  • 6:23 - 6:25
    Người dịch: Nguyễn Lữ Minh Huy
  • 6:25 - 6:29
    Phụ đề được thực hiện bởi cộng đồng Amara.org
Title:
Wolf Children (2012) - The Lateral Tracking Shot
Description:

more » « less
Video Language:
English
Duration:
06:29

Vietnamese subtitles

Revisions