Return to Video

Điều chúng ta có thể làm để ra đi thanh thản

  • 0:00 - 0:03
    Tôi là một bác sĩ chăm sóc sau trị liệu
  • 0:03 - 0:06
    hôm nay tôi muốn trình bày với các bạn
    về chăm sóc sức khỏe.
  • 0:06 - 0:10
    Tôi muốn muốn nói về sức khỏe và
    về việc chăm sóc
  • 0:11 - 0:14
    cho những người đau yếu
    nhất trong đất nước chúng ta --
  • 0:14 - 0:19
    những người đối mặt với vấn đề
    sức khỏe phức tạp và nghiêm trọng.
  • 0:20 - 0:23
    Tôi cũng muốn nói với bạn về
    vấn đề chi phí.
  • 0:23 - 0:27
    Và điểm gặp nhau của 2 vấn đề này,
    bạn cũng nên vô cùng cẩn thận --
  • 0:28 - 0:29
    nó làm tôi khiếp sợ.
  • 0:30 - 0:33
    Tôi cũng xin nói với bạn về y tế
    chăm sóc sau điều trị:
  • 0:34 - 0:40
    một mô hình chăm sóc cho nhóm bệnh hiểm
    nghèo, được xây dựng trên thứ họ cần.
  • 0:41 - 0:44
    Chăm sóc lấy bệnh nhân làm trung tâm
    là dựa trên giá trị nhân phẩm
  • 0:44 - 0:47
    giúp cho họ sống tốt hơn và lâu hơn.
  • 0:48 - 0:51
    Đó là một mô hình chăm sóc biết
    nói ra sự thật
  • 0:51 - 0:53
    và cam kết với từng cá nhân
  • 0:53 - 0:55
    và đến gặp bệnh nhân tại nơi họ sống.
  • 0:57 - 1:01
    Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện
    của bệnh nhân đầu đời của tôi.
  • 1:01 - 1:03
    Đó là ngày đầu tôi bước vào đời bác sĩ,
  • 1:03 - 1:05
    với chiếc áo choàng trắng...
  • 1:06 - 1:07
    tôi chập chững vào bệnh viện
  • 1:07 - 1:10
    và gặp ngay một quý ông,
    Harold, 68 tuổi,
  • 1:10 - 1:11
    đến khoa cấp cứu.
  • 1:11 - 1:13
    Ông ta bị đau đầu khoảng sáu tuần
  • 1:13 - 1:16
    và cơn đau càng ngày càng tồi tệ hơn.
  • 1:16 - 1:20
    Khám nghiệm cho thấy ông bị ung thư
    đã di căn trong não.
  • 1:21 - 1:26
    Bác sĩ điều trị bảo tôi đến nói
    chuyện với ông Harold và gia đình ông
  • 1:28 - 1:31
    về triệu chứng, dự đoán và
    các phương án điều trị.
  • 1:32 - 1:35
    5 tiếng đồng hồ trong nghề mới
  • 1:35 - 1:37
    tôi chỉ biết làm một việc duy nhất.
  • 1:38 - 1:39
    Tôi bước tới bước lui,
  • 1:40 - 1:41
    ngồi xuống,
  • 1:42 - 1:43
    nắm tay ông Harols,
  • 1:44 - 1:45
    nắm tay vợ ông ta
  • 1:46 - 1:47
    và chỉ biết thở dài.
  • 1:48 - 1:51
    Ông nói, " Tin xấu phải không con trai?"
  • 1:51 - 1:53
    Tôi trả lời, "Không"
  • 1:53 - 1:56
    Cứ như vậy chúng tôi nói, lắng nghe
    và chúng tôi chia sẻ.
  • 1:57 - 1:58
    Một lúc sau đó, tôi nói,
  • 1:58 - 2:01
    "Ông Harold, điều gì có ý nghĩa với ông?
  • 2:01 - 2:03
    Điều gì là thiêng liêng đối với ông?"
  • 2:03 - 2:04
    Ông trả lời,
  • 2:04 - 2:06
    "Gia đình tôi."
  • 2:07 - 2:09
    Tôi nói, "Ông thật sự muốn làm gì?"
  • 2:09 - 2:12
    Ông vỗ vào đầu gối tôi
    và nói, "Tôi muốn đi câu cá."
  • 2:12 - 2:14
    Tôi nói, "Tôi cũng biết câu."
  • 2:15 - 2:17
    Harold đi câu vào hôm sau.
  • 2:18 - 2:19
    Ông chết 1 tuần sau đó.
  • 2:20 - 2:23
    Khi tôi hoàn thành đợt thực tập,
  • 2:23 - 2:25
    tôi nghĩ về Harold.
  • 2:25 - 2:27
    Và tôi nghĩ đó là một cuộc đối thoại
  • 2:29 - 2:31
    quá đặc biệt.
  • 2:32 - 2:36
    Đó là cuộc đối thoại dẫn chúng ta
    đến khủng hoảng,
  • 2:36 - 2:39
    đến mối đe dọa lớn nhất
    đến lối sống Mỹ ngày nay,
  • 2:39 - 2:41
    đó là chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe.
  • 2:42 - 2:43
    Vậy chúng ta biết gì?
  • 2:43 - 2:46
    Chúng ta biết rằng
    những người bệnh trầm kha
  • 2:46 - 2:49
    cần chi đến 15% GDP--
  • 2:49 - 2:51
    khoảng 2,3 ngàn tỷ đô la.
  • 2:52 - 2:56
    Vậy số người bệnh không chữa được
    cần đến 15% GDP.
  • 2:56 - 2:59
    Nếu chúng ta tính cho
    2 thập niên tới
  • 3:00 - 3:02
    với số tăng của bùng nổ dân số,
  • 3:03 - 3:07
    theo tỷ lệ này con số sẽ là 60% GDP.
  • 3:08 - 3:10
    60% tổng sản phẩm quốc nội
  • 3:10 - 3:12
    của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ --
  • 3:12 - 3:15
    số đó vẫn chưa đủ nếu chăm sóc
    sức khỏe cách này.
  • 3:15 - 3:17
    Nó phải chi cho từng thùng sữa,
  • 3:18 - 3:19
    cho tiền học phí.
  • 3:20 - 3:22
    Nó phải chi cho mọi thứ
    chúng ta cần
  • 3:22 - 3:25
    và mỗi thứ chúng ta biết hiện nay.
  • 3:27 - 3:31
    Còn phải tính đến sự bấp bênh của kinh tế
    thị trường tự do và chủ nghĩa tư bản
  • 3:31 - 3:32
    của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
  • 3:35 - 3:38
    Chúng ta tạm bỏ qua các thống kê
    và con số.
  • 3:38 - 3:42
    Hãy nói về giá trị của những đồng tiền
    chúng ta bỏ ra.
  • 3:43 - 3:45
    Cách đây khoảng 6 năm, tạp chí
    Dartmouth Atlas
  • 3:45 - 3:48
    quan tâm đến từng đồng chi phí
    cho y tế --
  • 3:48 - 3:50
    cho những người không
    còn nhiều thời gian sống.
  • 3:50 - 3:55
    Chúng ta nhận thấy những bệnh nhân
    có chi tiêu bình quân đầu người cao nhất
  • 3:56 - 3:59
    là những người phải chịu đau đớn,
    trầm cảm nhiều nhất.
  • 4:00 - 4:03
    Và thường là họ chết sớm hơn.
  • 4:04 - 4:05
    Sao lại như thế?
  • 4:05 - 4:07
    Chúng ta sống trong Hiệp Chủng Quốc,
  • 4:07 - 4:10
    có hệ thông chăm sóc sức khỏe tốt nhất
    hàng tinh.
  • 4:10 - 4:12
    Chúng ta chi cho những
    bệnh nhân này gấp 10 lần
  • 4:12 - 4:14
    nhiều so với nước đứng nhì thế giới.
  • 4:15 - 4:17
    Điều đó không có ý nghĩa gì.
  • 4:17 - 4:19
    Nhưng điều chúng ta chắc chắn là,
  • 4:19 - 4:22
    tính trong 50 nước trên hành tinh
  • 4:22 - 4:26
    với hệ thống chăm sóc sức khỏe
    được tổ chức,
  • 4:26 - 4:28
    chúng ta ở hàng thứ 37.
  • 4:30 - 4:34
    Các nươc Đông Âu cũ và các nước
    Châu Phi cận Sahara
  • 4:34 - 4:38
    được xếp cao hơn chúng ta
    cả về chất lượng và giá trị.
  • 4:38 - 4:43
    Điều mà tôi trải nghiệm
    mỗi ngày trong nghề của tôi,
  • 4:43 - 4:47
    và tôi tin tưởng, điều mà nhiều người
    trong các bạn trải nghiệm trong đời:
  • 4:48 - 4:51
    càng nhiều thì càng thiếu.
  • 4:51 - 4:54
    Những cá nhân qua càng nhiều xét nghiệm,
  • 4:54 - 4:55
    càng rung chuông, càng thổi còi,
  • 4:56 - 4:58
    càng hóa trị, càng mổ xẻ
    càng nhiều thứ nữa --
  • 4:58 - 5:00
    nhiều loại can thiệp của chúng ta,
  • 5:01 - 5:04
    thì chất lượng sống của họ càng xuống cấp.
  • 5:05 - 5:08
    Và thường là cuộc sống của họ bị cắt ngắn.
  • 5:10 - 5:12
    Vậy, chúng ta sẽ làm gì?
  • 5:12 - 5:13
    Chúng ta đang làm gì vậy?
  • 5:13 - 5:15
    Tại sao vậy?
  • 5:15 - 5:17
    Thực tế rất u tối, thưa quý vị,
  • 5:17 - 5:20
    chúng ta là như thế, công nghiệp y tế
    -- bác sĩ áo choàng trắng --
  • 5:20 - 5:22
    đang ăn trộm tiền của bạn.
  • 5:23 - 5:25
    Lấy cắp những cơ hội
  • 5:26 - 5:28
    chọn lựa cách thức bạn muốn sống
  • 5:28 - 5:31
    trong những hoàn cảnh đau ốm.
  • 5:31 - 5:34
    Chúng ta chỉ biết nhắm đến
    bệnh tật, chữa trị, mổ xẻ
  • 5:34 - 5:35
    và thuốc men.
  • 5:37 - 5:39
    Chúng ta quên mất nhân tính.
  • 5:40 - 5:43
    Làm sao ta có thể
    chăm sóc con người
  • 5:43 - 5:45
    mà lại không hiểu con người?
  • 5:47 - 5:49
    Chúng ta làm nhiều thứ;
  • 5:51 - 5:54
    chúng ta cần làm nhiều thứ
    cho vấn đề này.
  • 5:56 - 5:58
    3 mục tiêu của chăm sóc sức khỏe là:
  • 5:58 - 6:01
    một, tìm hiểu bệnh nhân rõ hơn.
  • 6:01 - 6:04
    Hai, cải thiện sức khỏe cộng đồng.
  • 6:05 - 6:10
    Ba, giảm chi phí bình quân đầu người
    cho việc theo bệnh.
  • 6:10 - 6:13
    Chúng tôi, nhóm chăm sóc sau điều trị,
  • 6:13 - 6:17
    năm 2012, làm việc với bệnh trầm kha --
  • 6:19 - 6:20
    ung thư,
  • 6:20 - 6:22
    bệnh tim mạch, bệnh phổi,
  • 6:22 - 6:23
    bệnh thận,
  • 6:23 - 6:24
    bệnh tâm thần --
  • 6:24 - 6:28
    làm thế nào chúng tôi
    hiểu bệnh nhân rõ hơn?
  • 6:28 - 6:31
    "Tôi muốn được ở nhà, thưa bác sĩ."
  • 6:31 - 6:33
    "Tốt, chúng tôi sẽ đến nhà chăm sóc bạn."
  • 6:33 - 6:35
    Chất lượng cuộc sống được cải thiện.
  • 6:35 - 6:36
    Hãy để ý, họ là con người.
  • 6:36 - 6:38
    Hai: sức khỏe cộng đồng.
  • 6:38 - 6:42
    Làm sao chúng tôi có cái nhìn
    khác biệt đối với những bệnh nhân này,
  • 6:42 - 6:45
    và cam kết với họ một cách
    đặc biệt, sâu sắc hơn,
  • 6:45 - 6:48
    và giúp họ suy nghĩ về cái chết
    một cách thoải mái hơn?
  • 6:49 - 6:52
    Làm thế nào để chúng ta quản lý
    nhóm bệnh nhân này,
  • 6:53 - 6:54
    những bệnh nhân chăm sóc tại nhà,
  • 6:54 - 6:59
    94%, năm 2012, đã không cần phải
    đến bệnh viện?
  • 7:00 - 7:02
    Không phải vì không thể.
  • 7:03 - 7:05
    Nhưng họ không cần.
  • 7:05 - 7:07
    Chúng tôi đến với họ để chăm sóc.
  • 7:07 - 7:11
    Chúng tôi vẫn giữ được giá trị
    và chất lượng.
  • 7:13 - 7:16
    Ba: chi phí bình quân đầu người.
  • 7:17 - 7:18
    Đối với nhóm người này,
  • 7:18 - 7:23
    hôm nay số tiền lên đến 2,3 tỷ đô la
    và trong 20 năm lên đến 60% GDP,
  • 7:23 - 7:28
    chúng tôi giảm chi phí chăm sóc gần 70%.
  • 7:29 - 7:32
    Nhưng chi nhiều hơn cho những giá trị
    họ mong muốn,
  • 7:32 - 7:34
    để sống tốt hơn và lâu hơn,
  • 7:35 - 7:37
    và giảm được 2/3 số tiền.
  • 7:43 - 7:45
    Khi thời gian của Harold hết,
  • 7:46 - 7:48
    chăm sóc sau trị liệu không còn.
  • 7:48 - 7:53
    Chăm sóc sau trị liệu là một mô hình kéo
    dài từ lúc chuẩn đoán cho đến cuối đời.
  • 7:55 - 7:56
    Hàng giờ,
  • 7:56 - 7:59
    tuần, tháng, năm,
  • 8:00 - 8:01
    liên tục --
  • 8:01 - 8:03
    với trị liệu, không trị liệu.
  • 8:03 - 8:04
    Hãy gặp Christine.
  • 8:05 - 8:07
    Ung thư cổ tử cung giai đoạn III,
  • 8:07 - 8:10
    ung thư di căn bắt đầu ở cổ tử cung,
  • 8:10 - 8:12
    lan ra khắp cơ thể.
  • 8:13 - 8:15
    Cô ta ở tuổi ngũ tuần và cô ta vẫn sống.
  • 8:17 - 8:18
    Đó không phải là hết đời,
  • 8:18 - 8:20
    đó là cuộc sống.
  • 8:21 - 8:23
    Đó không phải là tuổi già,
  • 8:23 - 8:25
    đó là con người.
  • 8:26 - 8:27
    Đây là Richard.
  • 8:28 - 8:29
    Bệnh phổi giai đoạn cuối.
  • 8:30 - 8:33
    "Richard, điều gì là thiêng liêng
    đối với ông?"
  • 8:34 - 8:37
    "Con cái, vợ và chiếc Harley của tôi."
  • 8:37 - 8:38
    (Cười)
  • 8:38 - 8:39
    "Được rổi!
  • 8:39 - 8:43
    Tôi không thể chở bạn đi chơi với nó
    được vì tôi chỉ có thể đạp xe thôi,
  • 8:43 - 8:45
    nhưng hãy xem tôi có thể làm gì đây."
  • 8:46 - 8:49
    Richard nhìn tôi,
  • 8:49 - 8:52
    ông rất yếu.
  • 8:52 - 8:54
    Với giọng nói thều thào, ông nói
  • 8:54 - 8:57
    có thể là ông chỉ còn vài tuần
    hay vài tháng.
  • 8:57 - 8:59
    Rồi chúng tôi nói chuyện.
  • 8:59 - 9:03
    Tôi lắng nghe và cố gắng nghe--
  • 9:03 - 9:04
    không dễ chút nào.
  • 9:04 - 9:06
    Phải dùng suy đoán để hiểu.
  • 9:08 - 9:11
    Tôi nói."Thôi được rồi, đến
    đâu hay đến đó,"
  • 9:11 - 9:14
    chúng tôi quen vậy rồi.
  • 9:15 - 9:19
    Và tôi đến thăm Richard
    nơi ông sống.
  • 9:19 - 9:22
    1 hay 2 cuộc điện thoại
    mỗi tuần,
  • 9:23 - 9:27
    nhưng ông khỏe ra trong
    giai đoạn cuối của bệnh phổi.
  • 9:30 - 9:34
    Bây giờ, bác sĩ chăm sóc sau điều
    trị không chỉ dành cho người già,
  • 9:34 - 9:36
    không chỉ cho người trung niên.
  • 9:38 - 9:39
    Mà cho mọi người.
  • 9:39 - 9:41
    Hãy gặp Jonathan bạn tôi.
  • 9:41 - 9:42
    Chúng tôi rất hân hạnh giới thiệu
  • 9:42 - 9:45
    Jonathan và cha của cậu ta
    đến với chúng ta hôm nay.
  • 9:45 - 9:49
    Jonathan ở tuổi đôi mươi,
    và tôi gặp cậu ấy cách đây vài năm.
  • 9:49 - 9:52
    Lúc ấy cậu phải đối mặt với ung thư
    tinh hoàn giai đoạn cuối,
  • 9:53 - 9:54
    rồi di căn lên não.
  • 9:54 - 9:56
    Cậu bị đột quỵ,
  • 9:56 - 9:58
    cậu phải qua phẫu thuật,
  • 9:58 - 10:00
    xạ trị, hóa trị.
  • 10:02 - 10:03
    Khi gặp cậu ta và gia đình,
  • 10:03 - 10:06
    cậu ghép tủy xương được
    vài tuần,
  • 10:06 - 10:09
    chúng tôi lắng nghe và khuyến khích họ,
  • 10:09 - 10:14
    họ nói, "hãy giúp chúng tôi
    hiểu -- ung thư là gì?"
  • 10:16 - 10:17
    Làm sao chúng ta tránh được bệnh
  • 10:19 - 10:21
    nếu không hiểu cái chúng ta
    phải đối mặt?
  • 10:21 - 10:24
    Làm sao chúng ta giải quyết được
    khi không ai có khả năng
  • 10:24 - 10:26
    biết chúng ta đối đầu với cái gì,
  • 10:26 - 10:29
    để rồi phải tiếp tục và lại giao mạng mình
    cho bác sỹ, cũng là con người thôi,
  • 10:29 - 10:32
    để biết liệu có nên chữa cách này
    hay cách khác hay không?
  • 10:32 - 10:34
    Ông Trời mới biết bác sỹ có thể
    làm gì cho bạn.
  • 10:35 - 10:38
    Nhưng có nên can thiệp hay không?
  • 10:42 - 10:44
    Thôi bỏ qua đi.
  • 10:44 - 10:48
    Tất cả những bằng chứng liên quan
    đến chăm sóc sau điều trị ngày nay
  • 10:48 - 10:52
    cho thấy đại đa số người được chăm
    sóc sống tốt hơn và lâu hơn.
  • 10:52 - 10:56
    Có một bài báo quan trọng ở tờ
    Y Khoa Anh
  • 10:56 - 10:57
    năm 2010.
  • 10:57 - 11:00
    Một nghiên cứu ở Harvard bởi
    những người bạn đồng nghiệp của tôi.
  • 11:00 - 11:02
    Ung thư phổi giai đoạn cuối:
  • 11:02 - 11:04
    một nhóm được chăm sóc sau điều trị,
  • 11:04 - 11:07
    và một nhóm tương tự nhưng không
    có chăm sóc đó.
  • 11:08 - 11:11
    Nhóm được chăm sóc ít
    bị đau đớn hơn,
  • 11:12 - 11:13
    ít bị trầm cảm hơn.
  • 11:14 - 11:16
    Họ ít nhập viện hơn.
  • 11:16 - 11:18
    Thưa quý vị,
  • 11:19 - 11:22
    họ sống lâu hơn từ 3 đến 6 tháng.
  • 11:24 - 11:27
    Nếu chăm sóc sau điều trị
    là thuốc ung thư,
  • 11:28 - 11:31
    thì mọi bác sỹ ung thư trên hành tinh này
    đều kê đơn với thuốc đó rồi.
  • 11:33 - 11:34
    Tại sao họ không làm chứ?
  • 11:36 - 11:39
    Một lần nữa, vì chúng tôi đây,
    bác sỹ với áo choàng trắng,
  • 11:39 - 11:43
    được đào tạo và có thần chú
    để đối đầu với cái này,
  • 11:43 - 11:46
    mà không biết phải làm sao với cái kia.
  • 11:51 - 11:54
    Đó là nơi tất cả chúng ta
    sẽ đến.
  • 11:54 - 11:58
    Nhưng bài nói chuyện hôm nay
    không phải về cái chết,
  • 11:58 - 11:59
    mà là về cuộc sống.
  • 11:59 - 12:01
    Cuộc sống dựa trên các giá
    trị của chúng ta,
  • 12:01 - 12:03
    điều mà chúng ta cho là thiêng liêng
  • 12:03 - 12:06
    và cách mà chúng ta muốn viết
    nên những chương cuộc đời mình,
  • 12:06 - 12:07
    dù cho nó là chương cuối
  • 12:07 - 12:09
    hay còn 5 chương nữa.
  • 12:10 - 12:12
    Điều chúng ta biết,
  • 12:12 - 12:14
    điều chúng ta kiểm chứng được,
  • 12:14 - 12:17
    là bài nói chuyện này không
    cần diễn ra hôm nay --
  • 12:17 - 12:20
    không phải tuần tới, cũng không
    phải năm tới.
  • 12:20 - 12:23
    Điều quan trọng là cuộc sống
    của chúng ta hôm nay
  • 12:23 - 12:25
    và cuộc sống của chúng ta khi già
  • 12:25 - 12:27
    và cuộc sống của con cháu chúng ta.
  • 12:28 - 12:30
    Không phải là trong phòng bệnh viện
  • 12:30 - 12:32
    hay giường bệnh tại nhà,
  • 12:32 - 12:35
    mà là ở nơi chúng ta đến
    mọi thứ chúng ta cảm nhận.
  • 12:36 - 12:42
    Y tế sau điều trị là câu trả lời
    để cam kết với mọi người,
  • 12:42 - 12:45
    để thay đổi chuyến đi mà mỗi
    chúng ta phải đối mặt,
  • 12:46 - 12:48
    và để làm cho nó tốt hơn.
  • 12:50 - 12:52
    Đối với đồng nghiệp của tôi,
  • 12:53 - 12:54
    đối với bệnh nhân của tôi,
  • 12:54 - 12:56
    đối với chính phủ của tôi,
  • 12:56 - 12:58
    đối với mọi người,
  • 12:58 - 13:02
    tôi hỏi liệu chúng ta đứng dậy
    chúng ta kêu đau và đòi hỏi
  • 13:03 - 13:04
    được chăm sóc tốt nhất,
  • 13:04 - 13:07
    thì chúng ta có thể
    sống tốt hơn ở hiện tại hay không
  • 13:07 - 13:10
    và được bảo đảm một cuộc sống tốt
    hơn cho ngày mai hay không?
  • 13:10 - 13:12
    Chúng ta cần thay đổi hôm nay
  • 13:12 - 13:15
    để chúng ta có thể sống ngày mai.
  • 13:17 - 13:18
    Cảm ơn rất nhiều.
  • 13:18 - 13:19
    (Vỗ tay)
Title:
Điều chúng ta có thể làm để ra đi thanh thản
Speaker:
Timothy Ihrig
Description:

Công nghiệp chăm sóc sức khỏe ở Mỹ tập trung và bệnh học, phẫu thuật và ngành dược - tập trung vào những tác động của bác sĩ trên bệnh nhân - thường quên đi những giá trị nhân bản được xem là cần thiết. Bác sĩ chăm sóc sau điều trị Timothy Ihrig giải thích những ích lợi của cách tiếp cận khác, cách chăm sóc bằng cách nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân nói chung và hướng dẫn những bệnh hiểm nghèo từ lúc có những triệu chứng cho đến lúc chết với sự tôn trọng nhân phẩm và thông cảm sâu sắc.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:32
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hằng Phạm accepted Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Hồng Khánh Lê edited Vietnamese subtitles for What we can do to die well
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions