Return to Video

David Griffin: nhiếp ảnh kết nối chúng ta như thế nào

  • 0:00 - 0:03
    Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách xem một số bức ảnh tuyệt vời.
  • 0:05 - 0:08
    Đây là một biểu tượng của tạp chí Địa lý Quốc gia,
  • 0:08 - 0:11
    một người tị nạn Afghanistan, chụp bởi Steve McCurry.
  • 0:11 - 0:14
    Tuy nhiên tạp chí châm biếm thuộc đại học Harvard đang chuẩn bị xuất bản
  • 0:14 - 0:16
    một ấn phẩm nhại lại Địa lý Quốc gia,
  • 0:16 - 0:20
    và tôi rùng mình không biết họ sẽ làm gì bức ảnh này.
  • 0:20 - 0:22
    Ôi cơn cuồng nộ của Photoshop.
  • 0:24 - 0:27
    Đây là một máy bay phản lực đang hạ cánh ở San Francisco, do Bruce Dale chụp.
  • 0:27 - 0:30
    Anh ấy đặt camera trên đuôi máy bay.
  • 0:34 - 0:37
    Một bức ảnh đậm chất thơ cho câu chuyện về Tolstoy của Sam Abell.
  • 0:40 - 0:42
    Những người lùn ở Công-gô, Randy Olson chụp.
  • 0:42 - 0:44
    Tôi rất thích tấm này vì nó gợi nhớ đến
  • 0:44 - 0:47
    bức tượng các vũ công bằng đồng của Degas.
  • 0:50 - 0:55
    Một con gấu bắc cực bơi trong Bắc Băng Dương, ảnh Paul Nicklin.
  • 0:55 - 0:58
    Gấu bắc cực phải có băng mới bơi qua lại được --
  • 0:58 - 1:00
    chúng không bơi giỏi lắm.
  • 1:00 - 1:02
    Và ta biết điều gì đang xảy ra với những tảng băng.
  • 1:04 - 1:08
    Những con lạc đà băng qua thung lũng Rift ở châu Phi,
  • 1:08 - 1:10
    chụp bởi Chris Johns.
  • 1:11 - 1:17
    Chụp thẳng từ trên xuống, kia là bóng của những con lạc đà.
  • 1:19 - 1:21
    Đây là một người nuôi súc vật ở Texas, ảnh William Albert Allard,
  • 1:21 - 1:24
    một người chụp chân dung rất cừ.
  • 1:25 - 1:27
    Và Jand Goodall đang tạo ra một sự kết nối đặc biệt,
  • 1:27 - 1:29
    ảnh Nick Nichols.
  • 1:32 - 1:36
    Đây là một sàn disco xà phòng ở Tây Ban Nha do David Alan Harvey chụp.
  • 1:36 - 1:38
    David nói là có rất nhiều chuyện hay ho
  • 1:38 - 1:40
    diễn ra trên sàn nhảy.
  • 1:40 - 1:43
    Nhưng, ít nhất thì cũng rất vệ sinh.
  • 1:43 - 1:47
    (Tiếng cười)
  • 1:47 - 1:51
    Đây là những con sư tử biển ở Úc với điệu nhảy của riêng chúng,
  • 1:51 - 1:53
    chụp bởi David Doubilet.
  • 1:54 - 1:58
    Còn đây là một ngôi sao chổi chụp bởi tiến sĩ Euan Mason.
  • 2:00 - 2:04
    Và cuối cùng, mạn tàu Titanic, không có những ngôi sao điện ảnh,
  • 2:04 - 2:06
    chụp bởi Emory Kristof.
  • 2:11 - 2:13
    Nhiếp ảnh chứa đựng một sức mạnh bất biến
  • 2:13 - 2:17
    trong thế giới truyền thông bão hòa thay đổi không ngừng nghỉ,
  • 2:17 - 2:19
    bởi nhiếp ảnh cũng giống như cách
  • 2:19 - 2:21
    tâm trí chúng ta đóng băng trong một khoảnh khắc quan trọng.
  • 2:21 - 2:23
    Đây là một ví dụ.
  • 2:23 - 2:25
    Bốn năm trước tôi đang ở bãi biển với con trai,
  • 2:25 - 2:28
    cháu đang học bơi
  • 2:28 - 2:31
    sóng ở những bãi biển Delaware cũng khá hiền hòa.
  • 2:32 - 2:35
    Nhưng tôi quay đi chốc lát và nó mắc vào một cơn sóng lớn
  • 2:35 - 2:36
    rồi bắt đầu bị cuốn ra xa về hướng đê chắn sóng.
  • 2:38 - 2:41
    Ngay bây giờ, tôi có thể đứng đây và nhìn thấy,
  • 2:41 - 2:44
    khi tôi xé nước lao về hướng thằng bé,
  • 2:44 - 2:47
    thời khắc chậm lại rồi đóng băng vào khung cảnh này.
  • 2:47 - 2:51
    Tôi có thể thấy bãi đá ở đằng này.
  • 2:51 - 2:53
    Một con sóng sắp sửa vùi dập thằng bé.
  • 2:53 - 2:56
    Tôi có thể thấy hai bàn tay nó chới với,
  • 2:56 - 2:58
    và tôi thấy khuôn mặt khiếp đảm,
  • 2:58 - 3:01
    nhìn tôi, nói: "Cứu con đi bố."
  • 3:02 - 3:04
    Tôi giữ được nó, sóng òa vỡ ngay trên đầu chúng tôi.
  • 3:04 - 3:06
    Chúng tôi trở lại bờ, cháu không bị nguy hiểm.
  • 3:06 - 3:08
    Một phen thất kinh.
  • 3:08 - 3:12
    Nhưng "ký ức flash" này, như tên gọi của nó,
  • 3:12 - 3:14
    là khi mọi yếu tố hội tụ lại để xác định
  • 3:14 - 3:19
    không chỉ bản thân sự việc, mà còn sự liên kết cảm xúc của tôi với nó.
  • 3:19 - 3:21
    Và đây là điều một bức ảnh xoáy vào
  • 3:21 - 3:24
    khi nó tạo nên mối liên kết mạnh mẽ đến người xem.
  • 3:24 - 3:26
    Nói thật là,
  • 3:26 - 3:28
    tuần trước tôi có nói chuyện với Kyle về việc này,
  • 3:28 - 3:30
    về việc tôi sẽ kể câu chuyện trên.
  • 3:30 - 3:32
    Anh ấy nói: "Ồ đúng rồi, tôi cũng nhớ chuyện đó!
  • 3:32 - 3:34
    Tôi nhớ có chụp bức ảnh
  • 3:34 - 3:36
    anh đứng trên bờ gào lên với tôi."
  • 3:36 - 3:38
    (Tiếng cười)
  • 3:38 - 3:40
    Tôi nghĩ mình là một anh hùng.
  • 3:40 - 3:41
    (Tiếng cười)
  • 3:41 - 3:44
    Cho nên...
  • 3:44 - 3:46
    đây là một tập hợp những bức ảnh tiêu biểu
  • 3:46 - 3:50
    chụp bởi những nhà báo ảnh hàng đầu thế giới
  • 3:50 - 3:53
    tại đỉnh cao tài năng của họ.
  • 3:53 - 3:55
    Trừ một bức hình.
  • 3:55 - 3:58
    Bức ảnh này được chụp bởi tiến sĩ Euan Mason
  • 3:58 - 4:00
    tại New Zealand năm ngoái.
  • 4:00 - 4:03
    nó được nộp tới tạp chí Địa lý Quốc gia và đã được ấn hành.
  • 4:03 - 4:05
    Năm ngoái chúng tôi thêm vào website một mục là "Ảnh của bạn"
  • 4:05 - 4:09
    nơi mà mọi người đều có thể nộp hình ảnh để được xuất bản khi phù hợp.
  • 4:09 - 4:12
    Và chuyên mục này đã đạt thành công vang dội,
  • 4:12 - 4:15
    thu hút được sự nhiệt tình của cộng đồng nhiếp ảnh.
  • 4:15 - 4:17
    Chất lượng của những bức ảnh nghiệp dư này
  • 4:17 - 4:19
    đôi lúc thật đáng kinh ngạc.
  • 4:19 - 4:21
    Điều này khiến tôi thêm tin tưởng
  • 4:21 - 4:24
    rằng mỗi chúng ta đều có ít nhất 1 hay 2
  • 4:24 - 4:26
    bức ảnh tuyệt vời trong bản thân.
  • 4:26 - 4:29
    Nhưng để trở thành một nhà phóng sự ảnh cừ khôi,
  • 4:29 - 4:31
    anh phải có nhiều hơn một hai
  • 4:31 - 4:33
    bức ảnh tuyệt vời.
  • 4:33 - 4:35
    Anh phải liên tục tạo ra chúng
  • 4:35 - 4:38
    Nhưng quan trọng hơn,
  • 4:38 - 4:41
    anh cần biết tường thuật thông qua hình ảnh.
  • 4:41 - 4:44
    Anh phải biết cách kể một câu chuyện.
  • 4:44 - 4:46
    Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một vài trang bìa
  • 4:46 - 4:49
    mà tôi cho rằng bộc lộ được sức mạnh tự sự của nhiếp ảnh.
  • 4:51 - 4:54
    Nhiếp ảnh gia Nick Nichols tới chụp tư liệu
  • 4:54 - 4:57
    một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã rất nhỏ và ít được biết đến
  • 4:57 - 4:59
    tại Chad, tên là Zakouma.
  • 5:00 - 5:02
    Mục đich ban đầu là tới đây
  • 5:02 - 5:04
    và đem lại một câu chuyện cổ điển về những loài sinh vật đa dạng
  • 5:04 - 5:06
    ở một địa phương xa lạ.
  • 5:06 - 5:08
    Và Nick đã phần nào làm được điều đó.
  • 5:08 - 5:10
    Đây là một con mèo đốm.
  • 5:10 - 5:12
    Thực ra nó đang tự chụp ảnh mình
  • 5:12 - 5:14
    với một thiết bị gọi là bẫy camera.
  • 5:14 - 5:16
    Có một tia hồng ngoại chiếu ngang qua
  • 5:16 - 5:18
    con mèo bước vào cái tia đó và tự chụp ảnh.
  • 5:18 - 5:22
    Đây là những con vượn ở một hố nước.
  • 5:23 - 5:25
    Nick -- một lần nữa, cái máy ảnh tự động --
  • 5:25 - 5:27
    chụp hàng nghìn tấm ảnh như thế này.
  • 5:27 - 5:29
    Và Nick thu được rất nhiều tấm ảnh
  • 5:29 - 5:31
    với cái chỏm đuôi của lũ vượn.
  • 5:31 - 5:32
    (Tiếng cười)
  • 5:32 - 5:35
    Một con sư tử ăn nhẹ ban đêm --
  • 5:35 - 5:37
    để ý nó có một cái răng vỡ.
  • 5:40 - 5:43
    Một con cá sấu lên bờ về hang.
  • 5:43 - 5:45
    Tôi rất thích những giọt nước
  • 5:45 - 5:47
    đang rỏ ra từ đuôi nó.
  • 5:49 - 5:52
    Nhưng loài sinh vật quan trọng nhất ở Zakouma là voi.
  • 5:52 - 5:56
    Đây là một trong số những đàn voi lớn nhất còn nguyên vẹn ở vùng này.
  • 5:56 - 5:58
    Đây là một bức ảnh chụp dưới ánh trăng
  • 5:58 - 6:01
    một điều mà ảnh số đã tạo nên sự khác biệt lớn.
  • 6:01 - 6:03
    Câu chuyện xoay quanh những con voi này.
  • 6:03 - 6:07
    Nick, cùng với nhà nghiên cứu - tiến sĩ Michael Fay,
  • 6:07 - 6:09
    đã đeo vòng cổ cho con cái đầu đàn.
  • 6:09 - 6:11
    Họ đặt tên nó là Annie
  • 6:11 - 6:13
    và bắt đầu theo dõi sự di chuyển của nó.
  • 6:13 - 6:15
    Đàn voi được an toàn trong phạm vi khu bảo tồn
  • 6:15 - 6:17
    bởi nhóm những kiểm lâm tận tụy này.
  • 6:17 - 6:21
    Nhưng một khi mùa mưa bắt đầu,
  • 6:21 - 6:24
    đàn voi sẽ di chuyển ra những vùng thức ăn bên ngoài khu bảo tồn.
  • 6:24 - 6:26
    Và đó là lúc chúng gặp khó khăn.
  • 6:27 - 6:29
    Bởi ngoài phạm vi an toàn của khu bảo tồn là những bọn săn trộm
  • 6:29 - 6:33
    những tên săn voi chỉ để lấy ngà.
  • 6:34 - 6:36
    Con cái đầu đàn mà họ đang theo dõi qua sóng radio
  • 6:36 - 6:39
    sau nhiều tuần quanh quẩn ra vào khu bảo tồn,
  • 6:39 - 6:41
    dừng lại ở ngoài khu.
  • 6:41 - 6:46
    Annie đã bị giết, cùng với 20 con voi khác trong đàn.
  • 6:49 - 6:51
    Chúng chỉ đến lấy ngà voi.
  • 6:55 - 6:57
    Đây là một trong những kiểm lâm.
  • 6:57 - 7:00
    Họ đã đuổi được một tên trong đám săn trộm và lấy lại chiếc ngà này.
  • 7:00 - 7:02
    Họ không thể để nó lại đấy,
  • 7:02 - 7:04
    vì nó vẫn còn giá trị.
  • 7:04 - 7:06
    Nick mang lại
  • 7:06 - 7:10
    một câu chuyện vượt qua cách làm trước đây
  • 7:10 - 7:12
    khi nói thẳng: "Thế giới này thật kỳ diệu phải không?"
  • 7:12 - 7:16
    Thay vào đó anh tạo nên một câu chuyện để lại ấn tượng sâu sắc với người xem.
  • 7:16 - 7:18
    Thay vì chỉ cung cấp kiến thức về khu bảo tồn này,
  • 7:18 - 7:20
    anh ấy xây dựng sự thấu hiểu và đồng cảm
  • 7:20 - 7:22
    với những con voi, những người kiểm lâm và nhiều vấn đề khác
  • 7:22 - 7:25
    xung quanh xung đột giữa con người và thiên nhiên hoang dã.
  • 7:26 - 7:28
    Giờ hãy tới với Ấn Độ.
  • 7:28 - 7:31
    Đôi khi bạn có thể kể chuyện ở tầm vĩ mô một cách cô đọng.
  • 7:31 - 7:34
    Chúng ta đang đề cập tới vấn đề tương tự mà Richard Wurman
  • 7:34 - 7:37
    đã gặp trong dự án Dân số Thế giới mới của anh.
  • 7:37 - 7:39
    Lần đầu tiên trong lịch sử
  • 7:39 - 7:43
    có nhiều người sống ở đô thị hơn so với ở nông thôn và môi trường tự nhiên.
  • 7:43 - 7:45
    Và phần lớn sự gia tăng đó không nằm trong các thành phố,
  • 7:45 - 7:47
    mà tại những khu ổ chuột xung quanh chúng.
  • 7:48 - 7:51
    Jonas Bendiksen, một nhiếp ảnh gia rất năng động,
  • 7:51 - 7:53
    tới gặp tôi và nói:
  • 7:53 - 7:56
    "Chúng ta phải thu thập tư liệu về vấn đề này, và đây là đề xuất của tôi:
  • 7:56 - 7:59
    Đi khắp thế giới và chụp ảnh mọi khu ổ chuột."
  • 7:59 - 8:02
    Và tôi nói: "Chà, anh biết đấy, cái này hơi quá tham vọng so với ngân sách của chúng ta."
  • 8:02 - 8:04
    Thế nên thay vì đó, chúng tôi đã,
  • 8:04 - 8:07
    thay vì ra ngoài và tiến hành
  • 8:07 - 8:09
    một dạng khảo sát
  • 8:09 - 8:12
    mà các bạn có thể xem xét để thấy từng chi tiết của tất cả mọi thứ,
  • 8:12 - 8:15
    chúng tôi đưa Jonas vào Dharavi,
  • 8:15 - 8:17
    một phần của Mumbai, Ấn Độ.
  • 8:17 - 8:19
    để anh ấy lưu lại đó và thực sự cảm nhận
  • 8:19 - 8:25
    trái tim và tâm hồn của phần đông dân cư này trong thành phố.
  • 8:26 - 8:28
    Jonas không phải chỉ cưỡi ngựa xem hoa
  • 8:28 - 8:31
    và nhìn lướt qua tình trạng tồi tệ ở những nơi đó.
  • 8:31 - 8:34
    Anh ấy thấy đó chính là một thành phần tối quan trọng, là hơi thở và nhịp đập
  • 8:34 - 8:36
    của toàn bộ khu vực thành thị.
  • 8:37 - 8:39
    Bằng cách tập trung chặt chẽ vào một nơi,
  • 8:39 - 8:42
    Jonas đã thâm nhập được vào linh hồn và tinh thần con người bền bỉ
  • 8:42 - 8:44
    mà cộng đồng nơi đây đã lấy làm nền tảng.
  • 8:46 - 8:48
    Anh ấy đã làm điều đó một cách tuyệt vời.
  • 8:51 - 8:54
    Mặc dù vậy, đôi lúc, cách duy nhất để kể chuyện là bằng một bức hình lướt qua
  • 8:54 - 8:57
    Chúng tôi tập hợp nhiếp ảnh gia dưới nước Brian Skerry
  • 8:57 - 8:59
    và nhà phóng sự ảnh Randy Olson
  • 8:59 - 9:02
    để lấy tư liệu về sự cạn kiệt tài nguyên thủy sản trên thế giới.
  • 9:02 - 9:05
    Chúng tôi không phải những người duy nhất giải quyết vấn đề này,
  • 9:05 - 9:08
    nhưng những bức ảnh Brian và Randy chụp
  • 9:08 - 9:10
    nằm trong số những bức ảnh có giá trị cao nhất về sức tàn phá
  • 9:10 - 9:12
    của việc đánh bắt quá mức đối với cả con người và tự nhiên.
  • 9:12 - 9:14
    Trong một bức ảnh của Brian,
  • 9:14 - 9:17
    một con cá mập như đang quằn quại
  • 9:17 - 9:19
    trong tấm lưới đánh cá ở vịnh Baja.
  • 9:19 - 9:22
    Tôi đã xem nhiều bức ảnh trung bình về việc đánh bắt không chủ đích,
  • 9:22 - 9:24
    khi mà các con vật khác tình cờ bị vướng vào lưới
  • 9:24 - 9:26
    trong khi người ta muốn đánh bắt một loại khác.
  • 9:26 - 9:28
    Nhưng ở đây, Brian đã chụp từ một góc nhìn độc đáo
  • 9:28 - 9:31
    bằng cách chọn vị trí dưới thuyền
  • 9:31 - 9:35
    khi người ta đổ những phần không mong muốn ra khỏi thuyền.
  • 9:37 - 9:39
    Brian còn tiến tới rủi ro lớn hơn
  • 9:39 - 9:41
    để chụp được tấm ảnh chưa từng có
  • 9:41 - 9:43
    về một lưới trà cá thả sát đáy đại dương.
  • 9:46 - 9:48
    Trở về đất liền, Randy Olson tới chụp ảnh
  • 9:48 - 9:50
    một chợ cá tạm ở Châu Phi,
  • 9:50 - 9:53
    nơi phần cá còn thừa sau khi đã phi lê được bán cho người dân địa phương,
  • 9:53 - 9:56
    những phần chính đã được chuyển tới châu Âu.
  • 9:56 - 9:59
    Tại Trung Quốc, Randy chụp một chợ sứa.
  • 10:00 - 10:02
    Do nguồn thực phẩm nguyên sinh đã cạn kiệt,
  • 10:02 - 10:04
    họ khai thác sâu dần vào biển khơi
  • 10:04 - 10:06
    và đem lại nhiều nguồn đạm tương tự.
  • 10:06 - 10:09
    Việc này được gọi là đánh bắt sinh vật khởi đầu trong chuỗi thức ăn.
  • 10:09 - 10:11
    Tuy nhiên vẫn còn chút ánh sáng hy vọng,
  • 10:11 - 10:14
    và mỗi khi chúng tôi làm một phóng sự lớn về chủ đề này
  • 10:14 - 10:16
    chúng tôi không muốn chỉ
  • 10:16 - 10:18
    xem xét tất cả các vấn đề.
  • 10:18 - 10:19
    Chúng tôi còn muốn đi tìm giải pháp.
  • 10:19 - 10:23
    Brian đã chụp ảnh một khu bảo tồn biển ở New Zealand
  • 10:23 - 10:25
    nơi mà đánh cá vì mục đích thương mại đã bị cấm
  • 10:25 - 10:29
    kết quả là những loài bị đánh bắt vượt mức đã được khôi phục
  • 10:29 - 10:32
    và cùng với đó là một giải pháp khả thi cho ngư nghiệp bền vững.
  • 10:32 - 10:35
    Nhiếp ảnh còn có thể thúc đẩy chúng ta đối mặt
  • 10:35 - 10:38
    với những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi và phiền muộn.
  • 10:38 - 10:42
    James Nachtwey, người được vinh danh tại TED năm ngoái,
  • 10:42 - 10:44
    đã tới xem đường ống thuộc hệ thống y tế
  • 10:44 - 10:47
    được dùng để chuyển thương binh Mỹ ra khỏi Iraq.
  • 10:47 - 10:50
    Nó giống như một cái ống mà thương binh đi vào một đầu
  • 10:50 - 10:53
    và ra tại đầu kia, về nhà.
  • 10:53 - 10:55
    Jim bắt đầu từ chiến trường.
  • 10:55 - 10:59
    Tại đây, một kỹ thuật viên ý tế sẽ chăm sóc lính bị thương
  • 10:59 - 11:01
    trên chuyến bay về bệnh viện dã chiến.
  • 11:02 - 11:04
    Đây là tại bệnh viện dã chiến.
  • 11:04 - 11:07
    Người lính ở bên phải xăm tên con gái
  • 11:07 - 11:10
    ngang ngực như một điều gợi nhớ về nhà.
  • 11:10 - 11:14
    Từ nơi này, những người bị thương nặng được chuyển về
  • 11:14 - 11:16
    Đức, ở đó họ được gặp gia đình
  • 11:16 - 11:18
    lần đầu tiên.
  • 11:21 - 11:25
    Sau đó được chuyển về Mỹ để phục hồi tại các bệnh viện cựu chiến binh
  • 11:25 - 11:27
    ví dụ như Walter Reed.
  • 11:27 - 11:29
    Và cuối cùng, thường là với một hàm răng giả công nghệ cao
  • 11:29 - 11:31
    họ rời khỏi hệ thống y tế và cố gắng
  • 11:31 - 11:33
    tìm lại cuộc sống như trước chiến tranh.
  • 11:33 - 11:36
    Jim nhận lấy một câu chuyện
  • 11:36 - 11:40
    và đưa vào đó một khía cạnh con người gây xúc động mạnh mẽ tới độc giả.
  • 11:42 - 11:44
    Những câu chuyện này là các ví dụ tuyệt vời
  • 11:44 - 11:46
    về cách mà nhiếp ảnh có thể được sử dụng
  • 11:46 - 11:49
    để truyền tải một số chủ đề quan trong nhất.
  • 11:49 - 11:51
    Tuy vậy cũng có đôi lúc các nhà nhiếp ảnh
  • 11:51 - 11:53
    chỉ đơn giản là gặp được những chuyện
  • 11:53 - 11:55
    đơn thuần hài hước.
  • 11:55 - 11:57
    Nhiếp ảnh gia Paul Nicklin tới Nam Cực
  • 11:57 - 11:59
    để làm phóng sự ảnh về loài hải trư.
  • 11:59 - 12:02
    Trước đó chúng ít khi được chụp ảnh, một phần vì người ta cho rằng
  • 12:02 - 12:04
    hải trư là một trong những loài nguy hiểm nhất đại dương.
  • 12:05 - 12:07
    Trong thực tế, một năm trước một nhà nghiên cứu đã bị
  • 12:07 - 12:09
    một con hải trư tóm lấy rồi kéo xuống sâu và giết chết.
  • 12:09 - 12:11
    Thế nên có thể tưởng tượng Paul đôi chút lưỡng lự
  • 12:11 - 12:13
    về việc xuống nước.
  • 12:14 - 12:17
    Phần lớn những việc lũ hải trư làm là, ăn thịt chim cánh cụt.
  • 12:17 - 12:19
    Các bạn đã biết tới phim "Cuộc diễu hành của chim cánh cụt"
  • 12:19 - 12:21
    đây là con như thế.
  • 12:21 - 12:23
    (Tiếng cười)
  • 12:24 - 12:27
    Đây là một con chim cánh cụt đi ra rìa băng và trông ra
  • 12:27 - 12:29
    xem biển có quang hay không.
  • 12:29 - 12:32
    Khi đó mọi người đều chạy đi và biến mất.
  • 12:35 - 12:37
    Còn Paul lại xuống nước.
  • 12:37 - 12:40
    Anh ấy nói chưa bao giờ thực sự thấy sợ hãi.
  • 12:40 - 12:42
    Con cái này bơi lên chỗ của anh.
  • 12:42 - 12:45
    Nó vào khoảng -- thật tiếc các bạn không thấy được trong bức hình --
  • 12:45 - 12:47
    nó dài 3,7m
  • 12:47 - 12:49
    Khá lớn về kích cỡ.
  • 12:50 - 12:51
    Còn Paul nói rằng anh ấy không thực sự thấy sợ,
  • 12:51 - 12:54
    vì nó tò mò về anh ta hơn đe dọa Paul.
  • 12:54 - 12:56
    Động tác miệng ở bên phải
  • 12:56 - 12:59
    thực ra là cách nó nói: "Ê, xem tao lớn chưa này!"
  • 12:59 - 13:02
    hoặc là "Ồ, răng anh to nhỉ."
  • 13:02 - 13:03
    (Tiếng cười)
  • 13:03 - 13:05
    Lúc đó Paul nghĩ chắc nó chỉ đơn giản thương hại anh ấy.
  • 13:05 - 13:09
    Đối với nó, đây là một sinh vật dưới nước to xác và đần độn
  • 13:09 - 13:11
    mà vì một vài lý di nào đó không bị hấp dẫn bởi việc
  • 13:11 - 13:13
    đuổi bắt chim cánh cụt.
  • 13:13 - 13:17
    Thế nên nó bắt đầu đem chim cánh cụt đến cho anh ấy,
  • 13:17 - 13:20
    còn sống, và đặt chúng phía trước Paul.
  • 13:20 - 13:23
    Khi nó nhả lũ chiim ra bọn chúng sẽ bơi đi ngay.
  • 13:23 - 13:25
    Nó nhìn Paul và dường như hỏi: "Anh đang làm cái quái gì đấy?"
  • 13:25 - 13:28
    Quay lại và bắt lấy chúng, đem chúng trở lại
  • 13:28 - 13:30
    rồi thả ra ngay trước mặt Paul.
  • 13:30 - 13:33
    Nó làm tuần tự như thế suốt mấy ngày
  • 13:33 - 13:35
    cho tới lúc quá tức giận với anh ta
  • 13:35 - 13:38
    đến mức nó thẳng lên đầu anh ấy.
  • 13:38 - 13:40
    (Tiếng cười)
  • 13:40 - 13:43
    Cho kết quả một bức ảnh tuyệt vời.
  • 13:43 - 13:46
    (Tiếng cười)
  • 13:46 - 13:49
    Mặc dù vậy, cuối cùng, Paul cho rằng nó cũng hiểu ra
  • 13:49 - 13:51
    rằng anh ấy sẽ không thể sống sót.
  • 13:51 - 13:54
    Đây là cách nó phun nước ra, kiểu như,
  • 13:54 - 13:56
    khịt mũi khinh bỉ.
  • 13:56 - 13:58
    (Tiếng cười)
  • 13:58 - 14:01
    Nó mất hứng thú với anh ta, rồi trở lại với việc của mình.
  • 14:01 - 14:03
    Paul khởi hành để chụp ảnh một sinh vật
  • 14:03 - 14:05
    có phần bí hiểm
  • 14:05 - 14:07
    và trở lại với không chỉ một bộ ảnh
  • 14:07 - 14:10
    mà cả một trải nghiệm đáng kinh ngạc và một câu chuyện tuyệt vời.
  • 14:11 - 14:13
    Những câu chuyện như vậy
  • 14:13 - 14:16
    vượt qua bề ngoài
  • 14:16 - 14:18
    và chứng tỏ sức mạnh của báo ảnh.
  • 14:19 - 14:24
    Tôi tin rằng nhiếp ảnh có khả năng kết nối thực sự tới con người
  • 14:24 - 14:27
    và có thể được sử dụng như một công cụ tích cực
  • 14:27 - 14:29
    để tăng thêm hiểu biết của chúng ta về những thách thức và cơ hội
  • 14:29 - 14:31
    mà thế giới đang phải đối mặt.
  • 14:31 - 14:32
    Cảm ơn.
  • 14:32 - 14:36
    (Vỗ tay)
Title:
David Griffin: nhiếp ảnh kết nối chúng ta như thế nào
Speaker:
David Griffin
Description:

David Griffin, giám đốc hình ảnh cho tạp chị Địa lý Quốc gia, hiểu rõ về sức mạnh của nhiếp ảnh trong việc kết nối chúng ta với thế giới. Trong một bài nói chuyện đầy những bức ảnh tráng lệ, ông nói về việc chúng ta đều đang sử dụng hình ảnh để kể chuyện như thế nào.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:36
Thach Thao Nguyen Phuc added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions