Return to Video

Maximizing Profit under Monopoly

  • 0:00 - 0:03
    ♪ [âm nhạc] ♪
  • 0:09 - 0:12
    [Giáo sư. Alex Tabarrok] Độc quyền.
    Độc quyền không chỉ là một trò chơi.
  • 0:12 - 0:14
    Trong video này,
    ta sẽ nói về cách doanh nghiệp
  • 0:14 - 0:17
    sử dụng quyền lực thị trường
    để tối đa hóa lợi nhuận.
  • 0:18 - 0:20
    Chúng ta sẽ bắt đầu
    với một ví dụ gây tranh cãi.
  • 0:25 - 0:27
    Đây là virus AIDS.
  • 0:27 - 0:30
    Virus này đã giết chết hơn 36 triệu người
    trên toàn thế giới.
  • 0:30 - 0:32
    Tuy nhiên, ở Mỹ,
  • 0:32 - 0:35
    AIDS không còn là án tử hình
    như trước kia nữa.
  • 0:35 - 0:37
    Bắt đầu từ giữa những năm 1990,
  • 0:37 - 0:39
    tỉ lệ tử vong do AIDS
    bắt đầu giảm đáng kể
  • 0:39 - 0:43
    với sự ra mắt
    của nhiều loại thuốc mới, chẳng hạn Combvir.
  • 0:43 - 0:46
    Loại thuốc mới này rất tốt,
    nhưng cũng rất đắt,
  • 0:46 - 0:47
    song lý do
  • 0:47 - 0:51
    đâu bởi chi phí
    sản xuất thuốc quá cao.
  • 0:51 - 0:54
    Thực ra chi phí sản xuất
    thuốc viên khá là khá thấp.
  • 0:54 - 0:57
    Dù thế, viên thuốc này đắt
  • 0:57 - 1:01
    là bởi vấn đề chính
    mà chúng ta bàn tới ở đây: Độc quyền.
  • 1:02 - 1:04
    Công ty Dược phẩm GlaxoSmithKline
    (hay GSK)
  • 1:04 - 1:07
    sở hữu bằng sáng chế thuốc Combivir,
  • 1:07 - 1:10
    nghĩa là họ có quyền
    loại bỏ các đối thủ cạnh tranh.
  • 1:10 - 1:14
    Chỉ GSK mới có quyền bán Combivir
    một cách hợp pháp.
  • 1:14 - 1:17
    Bằng sáng chế mang lại cho GSK
    sự độc quyền,
  • 1:17 - 1:20
    hay chúng ta có thể nói rộng ra là
    mang lại quyền lực thị trường.
  • 1:20 - 1:25
    Quyền lực thị trường là quyền
    tăng giá vượt mức chi phí biên,
  • 1:25 - 1:29
    mà không sợ các doanh nghiệp khác
    gia nhập thị trường.
  • 1:29 - 1:32
    Vậy làm sao bạn biết
    giá cả cao hơn chi phí biên?
  • 1:32 - 1:34
    Sau đây là một phép thử đơn giản
  • 1:34 - 1:35
    ở Mỹ,
  • 1:35 - 1:39
    Combivir có giá
    khoảng 12 đến 13 đô la/viên.
  • 1:39 - 1:43
    Tuy nhiên, Ấn Độ không
    công nhận bằng sáng chế Combivir,
  • 1:44 - 1:45
    nên tại đây
  • 1:45 - 1:49
    có rất nhiều nhà sản xuất Combivir
    bán thuốc này trên thị trường cạnh tranh.
  • 1:49 - 1:52
    Như chúng ta biết,
    trong thị trường cạnh tranh,
  • 1:52 - 1:54
    giá cả sẽ giảm xuống
    tới chi phí biên,
  • 1:54 - 1:59
    và ở Ấn Độ, giá của Combivir
    vào khoảng 50 xu/viên.
  • 1:59 - 2:02
    Vậy là ở Mỹ,
  • 2:02 - 2:03
    giá Combivir
  • 2:03 - 2:07
    cao gấp khoảng 25 lần,
    so với chi phí biên.
  • 2:09 - 2:12
    Chúng ta phân tích một chút
    về nguồn gốc của quyền lực thị trường.
  • 2:12 - 2:15
    Căn bản là
    doanh nghiệp có quyền lực thị trường
  • 2:15 - 2:17
    khi họ bán một hàng hóa độc nhất
  • 2:17 - 2:20
    và có các rào cản gia nhập,
  • 2:20 - 2:23
    tức nguồn lực ngăn cản
    đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường.
  • 2:23 - 2:25
    Những rào cản gia nhập này bao gồm
    bằng sáng chế,
  • 2:25 - 2:27
    như ta đã thảo luận ở trên.
  • 2:27 - 2:29
    Ngoài ra quy định của chính phủ
  • 2:29 - 2:32
    cũng tạo ra các rào cản gia nhập,
    ví như giấy phép độc quyền.
  • 2:33 - 2:34
    Lợi thế về quy mô
  • 2:34 - 2:37
    có nghĩa một công ty lớn
  • 2:37 - 2:41
    có thể bán ở mức chi phí thấp hơn
    so với bất cứ công ty nhỏ nào,
  • 2:41 - 2:44
    gây khó dễ cho việc
    tạo dựng một thị trường cạnh tranh,
  • 2:44 - 2:46
    ngay cả khi được miễn phí gia nhập.
  • 2:47 - 2:50
    Dpanh nghiệp độc quyền thường
    nắm giữ nguyên liệu đầu vào quan trọng.
  • 2:50 - 2:51
    Ví dụ: kim cương
  • 2:51 - 2:54
    chỉ được tìm thấy
    ở một vài nơi trên thế giới.
  • 2:54 - 2:56
    Nếu kiểm soát một vài
    mỏ kim cương như vậy,
  • 2:56 - 2:59
    bạn có thể độc quyền hóa
    thị trường kim cương,
  • 2:59 - 3:02
    nơi mình nắm quyền lực thị trường.
  • 3:03 - 3:04
    Đổi mới về công nghệ
  • 3:04 - 3:07
    có thể tạo ra quyền lực thị trường tạm thời
    cho doanh nghiệp.
  • 3:07 - 3:11
    Doanh nghiệp có tri thức hoặc khả năng
    mà doanh nghiệp khác chưa có
  • 3:11 - 3:13
    sẽ sở hữu
    một số quyền lực thị trường.
  • 3:14 - 3:16
    Ta sẽ nghiên cứu sâu thêm nữa
    về những điều này.
  • 3:16 - 3:17
    Còn điều ta muốn làm lúc này
  • 3:17 - 3:20
    là tập trung vào cách mà
    doanh nghiệp có quyền lực thị trường
  • 3:20 - 3:23
    xác lập giá cả.
  • 3:23 - 3:26
    Vậy mức giá nào sẽ
    tối đa hóa lợi nhuận?
  • 3:28 - 3:31
    Doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận
    bằng cách nào?
  • 3:31 - 3:33
    Bằng cách sản xuất với mức sản lượng
  • 3:33 - 3:36
    mà tại đó doanh thu biên
    bằng với chi phí biên.
  • 3:36 - 3:36
    Tuyệt!
  • 3:36 - 3:39
    Đây cũng là quy luật
    giành cho doanh nghiệp cạnh tranh:
  • 3:39 - 3:40
    chọn mức sản lượng
  • 3:40 - 3:43
    mà tại đó doanh thu biên
    bằng với chi phí biên.
  • 3:43 - 3:45
    Khác biệt duy nhất
    là với doanh nghiệp cạnh tranh
  • 3:45 - 3:48
    thì doanh thu biên
    đã bằng giá rồi,
  • 3:48 - 3:51
    và điều này không đúng
    với doanh nghiệp độc quyền.
  • 3:52 - 3:55
    Doanh nghiệp độc quyền không phải
    là một thị phần nhỏ của thị trường.
  • 3:55 - 3:58
    Bởi đang bán
    một mặt hàng độc nhất,
  • 3:58 - 3:59
    nên doanh nghiệp độc quyền
  • 3:59 - 4:03
    phải đối mặt với toàn bộ
    đường cầu thị trường dốc xuống.
  • 4:03 - 4:04
    Kết quả là,
  • 4:04 - 4:07
    doanh thu biên
    sẽ thấp hơn giá cả.
  • 4:07 - 4:11
    Chúng ta cùng xem cách tính
    doanh thu biên của doanh nghiệp độc quyền.
  • 4:12 - 4:14
    Hãy cùng bắt đầu
    với đường cầu,
  • 4:14 - 4:17
    và giả sử
    ban đầu ta bán 2 đơn vị.
  • 4:17 - 4:20
    Ta có thể bán 2 đơn vị
    với giá 16 đô la/đơn vị.
  • 4:20 - 4:25
    Vậy tổng doanh thu là
    16 đô la x 2 = 32 đô la.
  • 4:26 - 4:29
    Giờ hãy nhớ rằng doanh thu biên
  • 4:29 - 4:33
    là sự thay đổi trong tổng doanh thu
    từ việc bán một đơn vị bổ sung.
  • 4:33 - 4:35
    Giả sử
    ta bán 1 đơn vị bổ sung nữa,
  • 4:35 - 4:37
    là tổng là 3 đơn vị.
  • 4:37 - 4:40
    Ta có thể bán 3 đơn vị với giá 14 đô la.
  • 4:40 - 4:46
    14 đô la là giá bán tối đa của mỗi đơn vị,
    mà ta có được khi bán 3 đơn vị.
  • 4:46 - 4:49
    Khi số lượng bán ra là 3,
  • 4:49 - 4:52
    tổng doanh thu là
    14 x 3 = 42 đô la.
  • 4:52 - 4:55
    Điều đó có nghĩa là doanh thu biên,
  • 4:55 - 4:59
    tức sự thay đổi doanh thu từ việc bán đơn vị
    bổ sung đó,
  • 4:59 - 5:00
    là 10 đô la.
  • 5:00 - 5:03
    Giờ đây chúng ta thực sự
    có thể đưa ra cùng một kết luận
  • 5:03 - 5:06
    theo một hướng khác.
  • 5:06 - 5:09
    Doanh thu biên
    có thể được chia thành hai phần.
  • 5:09 - 5:13
    Phần thứ nhất là doanh thu
    có được từ việc bán một đơn vị bổ sung.
  • 5:13 - 5:15
    Đó chính là khu vực này.
  • 5:15 - 5:19
    Chúng ta có thể bán một đơn vị
    bổ sung, đơn vị thứ 3 với giá 14 đô la.
  • 5:19 - 5:21
    Đó là doanh thu có được.
  • 5:21 - 5:24
    Nhưng, để có thể bán
    được đơn vị bổ sung đó,
  • 5:24 - 5:26
    chúng ta phải giảm giá
  • 5:26 - 5:29
    cho những đơn vị
    mà ta đang bán trước đó,
  • 5:29 - 5:32
    vậy cũng có một phần doanh thu mất đi.
  • 5:32 - 5:37
    Chúng ta đang nhận được 16 đô la/đơn vị
    khi chỉ cần bán 2 đơn vị.
  • 5:37 - 5:42
    Khi bán 3 đơn vị,
    ta phải giảm giá xuống 14 đô la.
  • 5:42 - 5:46
    vậy là mất 2 đô la/đơn vị,
    so với các đơn vị trước
  • 5:46 - 5:48
    nên tổng số tiền hụt đi là 4 đô la.
  • 5:48 - 5:53
    Vậy doanh thu biên
    chỉ là doanh thu có được (14 đô la)
  • 5:53 - 5:58
    trừ đi doanh thu bị mất (4 đô la)
    = 10 đô la như trước đó.
  • 5:58 - 6:01
    Chúng ta để ý thấy doanh thu có được
  • 6:01 - 6:03
    chính là giá của đơn vị thứ 3,
  • 6:03 - 6:08
    vì đó chính là doanh thu có được
    trừ đi doanh thu bị mất,
  • 6:08 - 6:12
    chúng ta có thể nhìn thấy ngay
    là với doanh nghiệp độc quyền,
  • 6:12 - 6:16
    thì doanh thu biên
    buộc phải thấp hơn giá cả.
  • 6:16 - 6:19
    Được rồi. Hãy nhớ lại
    ta đang cần làm gì.
  • 6:19 - 6:22
    Chúng ta muốn tìm
    mức giá tối đa hóa lợi nhuận,
  • 6:22 - 6:24
    chính là mức sản lượng
  • 6:24 - 6:26
    mà tại đó doanh thu biên
    bằng với chi phí biên.
  • 6:26 - 6:30
    Nhưng liệu ta có cần thực hiện
    quá trình nhàm chán này
  • 6:30 - 6:33
    để tìm doanh thu biên
    cho mỗi đơn vị không?
  • 6:33 - 6:34
    Không.
  • 6:34 - 6:35
    Có một cách làm tắt,
  • 6:35 - 6:38
    và đó chính là điều mà tôi
    sẽ chỉ cho các bạn ngay sau đây.
  • 6:39 - 6:41
    Đó là lối tắt
    để tìm doanh thu biên,
  • 6:41 - 6:44
    có tác dụng đối với
    bất kỳ đường cầu tuyến tính nào.
  • 6:44 - 6:46
    Mà trong khóa học này,
    ta chỉ phân tích đường cầu tuyến tính,
  • 6:46 - 6:49
    thành thử cách làm tắt này
    rất có lợi cho chúng ta.
  • 6:49 - 6:51
    Hãy chọn một đường cầu tuyến tính,
  • 6:51 - 6:53
    vậy đường doanh thu biên
  • 6:53 - 6:56
    bắt đầu ở cùng một điểm
    trên trục tung
  • 6:56 - 6:57
    như đường cầu,
  • 6:57 - 6:59
    song có độ dốc gấp đôi.
  • 6:59 - 7:02
    Nếu ta viết
    đường cầu theo kiểu ngược lại,
  • 7:02 - 7:05
    như P = A - BxQ,
  • 7:05 - 7:12
    thì đường doanh thu biên
    = A - 2BxQ.
  • 7:12 - 7:14
    Vậy là xong.
    Khá đơn giản!
  • 7:14 - 7:16
    Ta cùng lấy thêm vài ví dụ nhé!
  • 7:17 - 7:19
    Ta sẽ áp dụng cách làm tắt
    với hai đường cầu khác nhau này.
  • 7:19 - 7:22
    Trong trường hợp thứ nhất,
    đường doanh thu biên
  • 7:22 - 7:25
    bắt đầu ở cùng một điểm
    trên trục hoành.
  • 7:25 - 7:27
    Đường này có độ dốc gấp đôi.
  • 7:27 - 7:28
    Vậy ý nghĩa ở đây là
  • 7:28 - 7:33
    nếu đường cầu
    cắt trục hoành ở điểm 500,
  • 7:33 - 7:38
    thì đường doanh thu biên
    phải cắt trục tung ở điểm 250.
  • 7:38 - 7:41
    Nhìn chung,
    do có độ dốc gấp đôi,
  • 7:41 - 7:44
    nên đường doanh thu biên
    chia đôi khoảng cách
  • 7:44 - 7:49
    giữa trục tung
    và đường cầu.
  • 7:49 - 7:51
    Vậy khoảng cách
    từ trục tung
  • 7:51 - 7:54
    đến đường doanh thu biên
  • 7:54 - 7:57
    bằng 1/2 tổng khoảng cách
    đến đường cầu,
  • 7:57 - 8:00
    xuyên suốt độ dài
    của đường doanh thu biên.
  • 8:00 - 8:02
    Còn đường cầu thứ hai
    thì sao?
  • 8:02 - 8:06
    Hãy để ý đường cầu cắt
    trục hoành ở điểm 200,
  • 8:06 - 8:08
    vì vậy
    đường doanh thu biên
  • 8:08 - 8:12
    phải cắt
    trục hoành ở điểm 100.
  • 8:12 - 8:13
    Khá đơn giản, đúng không?
    Nhắc lại lần nữa,
  • 8:13 - 8:16
    cách tính này đúng với
    bất kỳ đường cầu tuyến tính nào
  • 8:16 - 8:18
    mà ta sẽ gặp
    trong khóa học này.
  • 8:18 - 8:19
    Tuyệt vời!
  • 8:21 - 8:23
    Giờ ta sẽ cùng
    giải đáp thắc mắc:
  • 8:23 - 8:26
    doanh nghiệp dùng quyền lực
    thị trường để tối đa hóa lợi nhuận
    bằng cách nào?
  • 8:26 - 8:30
    Đây là đường cầu
    và đường doanh thu biên
  • 8:30 - 8:31
    với độ dốc gấp đôi.
  • 8:31 - 8:33
    Chúng ta cùng xem
    đường chi phí biên.
  • 8:33 - 8:36
    Chúng ta sẽ khiến đường này phẳng ra
    với giá 50 xu/viên.
  • 8:36 - 8:38
    Doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận
    bằng cách nào?
  • 8:38 - 8:40
    Đối với từng đơn vị,
    doanh nghiệp sẽ so sánh
  • 8:40 - 8:43
    doanh thu bán
    đơn vị bổ sung
  • 8:43 - 8:46
    với chi phí
    bán đơn vị đó.
  • 8:46 - 8:50
    Nếu doanh thu biên
    lớn hơn chi phí biên,
  • 8:50 - 8:52
    thì đó là đơn vị có lợi nhuận khi bán,
  • 8:52 - 8:54
    nên doanh nghiệp tiếp dục sản xuất
  • 8:54 - 8:58
    tới khi nào doanh thu biên
    lớn hơn chi phí biên.
  • 8:58 - 9:01
    Nghĩa là, doanh nghiệp sẽ sản xuất
    cho đến khi doanh thu biên
  • 9:01 - 9:03
    bằng với chi phí biên.
  • 9:03 - 9:08
    Điểm này cho ta thấy
    mức sản lượng tối đa hóa lợi nhuận,
  • 9:08 - 9:11
    trong trường hợp này là 80 triệu viên.
  • 9:11 - 9:14
    Vậy ta nên bán 80 triệu viên này
  • 9:14 - 9:17
    với giá bao nhiêu cho mỗi viên?
  • 9:18 - 9:19
    Ta sẽ tìm thấy kết quả ở đâu?
  • 9:19 - 9:23
    Ta tìm bằng cách
    tham khảo đường cầu.
  • 9:23 - 9:25
    Nhớ rằng đường cầu thể hiện
  • 9:25 - 9:27
    mức độ sẵn sàng chi trả tối đa.
  • 9:27 - 9:32
    Vậy mức độ sẵn sàng chi trả tối đa
    là 12.50 đô la/viên.
  • 9:32 - 9:33
    80 triệu viên
  • 9:33 - 9:36
    là sản lượng
    tạo ra lợi nhuận tối đa,
  • 9:36 - 9:41
    12.50 đô la là mức giá
    tạo lợi nhuận tối đa cho một đơn vị.
  • 9:41 - 9:42
    Thêm một đường nữa,
  • 9:42 - 9:45
    hãy nhớ lại đi,
    đó là đường chi phí trung bình.
  • 9:45 - 9:46
    Nếu dùng
    đường chi phí trung bình này
  • 9:46 - 9:49
    ta có thể chỉ ra
    lợi nhuận trên biểu đồ,
  • 9:49 - 9:51
    theo cách đã tính
    với doanh nghiệp cạnh tranh.
  • 9:51 - 9:56
    Lợi nhuận = giá tiền - chi phí trung bình
  • 9:56 - 9:59
    trong trường hợp này
    là 10 đô la/viên.
  • 9:59 - 10:03
    nhân với số lượng,
    trong trường hợp này là 80 triệu viên,
  • 10:03 - 10:07
    vậy lợi nhuận
    nằm trong vùng này.
  • 10:07 - 10:09
    Vậy giờ ta đã hiểu cả rồi nhé!
  • 10:09 - 10:10
    Bất cứ khi nào có câu hỏi
    về độc quyền,
  • 10:10 - 10:13
    ta hãy vẽ một đường cầu,
    một đường doanh thu biên,
  • 10:13 - 10:16
    một đường chi phí biên,
    nếu như chưa có sẵn.
  • 10:16 - 10:20
    Sau đó ta có thể tìm mức sản lượng
    tối đa hóa lợi nhuận,
  • 10:20 - 10:23
    tại đó doanh thu biên
    bằng với chi phí biên.
  • 10:23 - 10:27
    Chúng ta tiếp tục dùng đường cầu
    để tìm giá tối đa hóa lợi nhuận.
  • 10:27 - 10:30
    Chênh lệch giữa giá cả
    và chi phí trung bình
  • 10:30 - 10:33
    cho chúng ta lợi nhuận trên một đơn vị,
  • 10:33 - 10:37
    nhân với tổng số đơn vị,
    ta sẽ được tổng lợi nhuận.
  • 10:37 - 10:40
    Được rồi. Đây chính là nội dung
    của bài học hôm nay.
  • 10:40 - 10:43
    Trong bài học sau,
    ta sẽ nghiên cứu
  • 10:43 - 10:46
    phần chênh lệch giữa
    giá cả và chi phí biên,
  • 10:46 - 10:48
    cũng như cách thức
    thay đổi của mark-up (tức giá ghi chênh).
  • 10:48 - 10:49
    Và điều chúng ta sẽ thể hiện
  • 10:49 - 10:52
    là sự thay đổi của giá ghi chênh
    với độ co giãn của cầu.
  • 10:52 - 10:55
    Bạn nhớ tôi đã nói
    sẽ gặp lại độ co giãn của cầu chứ!
  • 10:55 - 10:57
    Vâng, ta sẽ gặp lại độ co giãn
    của cầu trong bài học sau.
  • 10:58 - 11:00
    - [Lời dẫn]
    Nếu muốn tự kiểm tra,
  • 11:00 - 11:02
    hãy nhấn "Practice Questions".
  • 11:02 - 11:06
    Còn đã sẵn sàng học tiếp,
    hãy nhấn "Next Video".
  • 11:06 - 11:09
    ♪ [âm nhạc] ♪
Title:
Maximizing Profit under Monopoly
Description:

more » « less
Video Language:
English
Team:
Marginal Revolution University
Project:
Micro
Duration:
11:11

Vietnamese subtitles

Revisions