Return to Video

Tác động của tiếng ồn tới môi trường biển

  • 0:01 - 0:06
    Vào năm 1956, một bộ phim tài liệu
    của Jacques Cousteau đã thắng
  • 0:06 - 0:09
    cả hai giải Cành cọ Vàng và giải Oscar.
  • 0:09 - 0:12
    Bộ phim mang tên
    "Le Monde Du Silence,"
  • 0:12 - 0:14
    hay "Thế giới lặng yên."
  • 0:14 - 0:20
    Tên phim như trên muốn nói đến
    sự tĩnh lặng của thế giới dưới đại dương.
  • 0:20 - 0:23
    60 năm sau, giờ ta đã biết
  • 0:23 - 0:26
    rằng thế giới đại dương
    không hề tĩnh lặng chút nào.
  • 0:27 - 0:30
    Mặc dù ta không nghe được
    những âm thanh đó khi ở trên mặt nước,
  • 0:30 - 0:33
    điều đó còn tuỳ thuộc vào vị trí bạn đứng
    và thời gian trong năm,
  • 0:33 - 0:39
    nhưng thế giới âm thanh dưới nước
    ồn ào như một cánh rừng nhiệt đới.
  • 0:40 - 0:45
    Các loài không xương sống như tôm gõ mõ,
    các loài cá và các loài thuộc lớp thú
  • 0:45 - 0:46
    đều cần đến âm thanh.
  • 0:46 - 0:49
    Chúng dùng âm thanh
    để nhận biết môi trường xung quanh,
  • 0:49 - 0:52
    để liên lạc với đồng loại,
  • 0:52 - 0:53
    để định hướng,
  • 0:53 - 0:55
    để phát hiện kẻ săn mồi và con mồi.
  • 0:56 - 1:01
    Chúng cũng sử dụng âm thanh
    để nghe ngóng môi trường xung quanh.
  • 1:01 - 1:04
    Hãy lấy ví dụ ở Bắc cực.
  • 1:04 - 1:07
    Đó được coi là đại môi trường
    rộng lớn và rất khắc nghiệt,
  • 1:07 - 1:10
    thậm chí còn được so sánh với sa mạc,
  • 1:10 - 1:13
    bởi lẽ nó quá lạnh lẽo và xa xôi,
  • 1:13 - 1:15
    với băng tuyết bao phủ hầu như cả năm.
  • 1:15 - 1:17
    Bất chấp điều đó,
  • 1:17 - 1:21
    không đâu trên Trái Đất này mà tôi
    muốn nhắc đến nhiều hơn Bắc cực.
  • 1:21 - 1:25
    đặc biệt vì những ngày
    kéo dài cả mùa xuân.
  • 1:25 - 1:30
    Với tôi, Bắc cực là một ví dụ
    tiêu biểu của sự khác biệt
  • 1:30 - 1:35
    giữa những thứ ta thấy trên mặt nước
    và điều thực sự diễn ra dưới đáy biển.
  • 1:36 - 1:41
    Bạn có thể quan sát khắp mặt băng,
    chỉ một màu trắng và xanh lạnh lẽo,
  • 1:42 - 1:43
    ta chẳng thấy gì hết.
  • 1:44 - 1:46
    Nhưng nếu bạn nghe được ở dưới nước,
  • 1:46 - 1:50
    những điều bạn nghe thấy
    sẽ làm bạn ngạc nhiên,
  • 1:50 - 1:52
    và làm bạn thích thú.
  • 1:52 - 1:56
    Và khi mắt bạn chẳng thấy gì
    trong suốt vài cây số ngoài băng giá,
  • 1:56 - 2:01
    tai bạn vẫn nghe thấy âm thanh
    của những chú cá voi Nga và cá voi trắng,
  • 2:01 - 2:04
    của những chú sư tử biển và hải cẩu.
  • 2:05 - 2:07
    Băng giá cũng gây ra tiếng động.
  • 2:07 - 2:10
    Đó là những âm thanh
    gầm gừ, va đập, nứt vỡ
  • 2:10 - 2:15
    xảy ra lúc chúng va chạm - khi nhiệt độ,
    dòng biển, hay hướng gió thay đổi.
  • 2:16 - 2:20
    Bên dưới lớp băng vĩnh cửu,
    bên dưới cái lạnh chết chóc của mùa đông,
  • 2:21 - 2:23
    những chú cá voi Nga đang hát.
  • 2:24 - 2:26
    Bạn sẽ không ngờ được điều đó,
  • 2:26 - 2:28
    bởi lẽ chúng ta là con người,
  • 2:28 - 2:31
    ta nhận biết thế giới
    chủ yếu qua thị giác.
  • 2:31 - 2:34
    Hầu hết chúng ta, nhưng không phải tất cả,
  • 2:35 - 2:37
    thị giác là thứ giúp ta
    định hướng thế giới của mình.
  • 2:38 - 2:40
    Đối với những loài thú sống dưới biển,
  • 2:40 - 2:44
    nơi rất đa dạng về hoá học
    và thiếu ánh sáng,
  • 2:44 - 2:48
    âm thanh là thứ chúng "thấy" nhiều nhất.
  • 2:48 - 2:51
    Âm thanh lan truyền rất tốt trong nước,
  • 2:51 - 2:53
    tốt hơn nhiều so với không khí,
  • 2:53 - 2:56
    vì vậy tín hiệu có thể nghe được
    ở khoảng cách rất xa.
  • 2:56 - 2:59
    Ở Bắc cực, điều này là vô cùng quan trọng,
  • 2:59 - 3:03
    không những chỉ vì các sinh vật
    ở Bắc cực cần nghe thấy lẫn nhau,
  • 3:03 - 3:06
    mà chúng cần nghe để nhận biết
    các dấu hiệu của môi trường,
  • 3:06 - 3:10
    những dấu hiệu giúp nhận biết
    các tảng băng lớn hay vùng nước sâu.
  • 3:11 - 3:14
    Nhớ rằng, mặc dù chúng
    dành phần lớn cuộc đời sống ở dưới nước,
  • 3:14 - 3:16
    chúng thuộc lớp thú,
  • 3:16 - 3:18
    nên chúng vẫn phải nổi lên để thở.
  • 3:18 - 3:22
    Chúng có thể nghe để nhận biết
    khu vực băng mỏng hoặc không có băng,
  • 3:22 - 3:25
    hoặc nghe những âm thanh
    vọng lại từ những tảng băng gần đó.
  • 3:27 - 3:32
    Các sinh vật biển ở Bắc cực
    sống ở các môi trường âm thanh phong phú.
  • 3:33 - 3:34
    Vào mùa xuân,
  • 3:34 - 3:36
    đó có thể là một mớ âm thanh rất hỗn loạn.
  • 3:37 - 3:41
    (Âm thanh của các loài thú biển)
  • 3:53 - 3:56
    Nhưng lúc mặt nước đã đóng băng,
  • 3:56 - 4:00
    khi đó sẽ không còn sự thay đổi
    đột ngột của nhiệt độ hoặc hải lưu nữa,
  • 4:00 - 4:04
    Bắc cực bị bao phủ
    bởi nền âm thanh trầm lắng nhất
  • 4:04 - 4:06
    của mọi đại dương trên thế giới.
  • 4:06 - 4:07
    Nhưng chúng đang thay đổi.
  • 4:07 - 4:11
    Nguyển nhân chủ yếu
    do sự suy giảm của băng trôi theo mùa,
  • 4:12 - 4:15
    đó là hệ quả trực tiếp của sự phát thải
    khí nhà kính của con người.
  • 4:16 - 4:19
    Bằng sự biến đổi khí hậu, chúng ta
  • 4:19 - 4:23
    đang thay đổi hành tinh
    một cách không kiểm soát được.
  • 4:24 - 4:26
    Trong hơn 30 năm qua,
  • 4:26 - 4:30
    nhiều vùng ở Bắc cực đã chứng kiến
    sự suy giảm của băng trôi theo mùa,
  • 4:30 - 4:34
    kéo dài từ sáu tuần tới bốn tháng.
  • 4:35 - 4:39
    Sự suy giảm băng trôi này thi thoảng
    được biết đến như sự kéo dài
  • 4:39 - 4:41
    của mùa nước sâu tại đây.
  • 4:41 - 4:45
    Đó là khoảng thời gian trong năm
    mà khi đó, tàu lớn có thể qua lại được.
  • 4:46 - 4:48
    Sự thay đổi này không những
    xảy ra trên diện rộng,
  • 4:49 - 4:53
    mà chúng còn ảnh hưởng đến thời gian sống
    và độ lớn của các tảng băng.
  • 4:53 - 4:55
    Bạn chắc từng nghe rằng
  • 4:55 - 4:58
    sự suy giảm băng trôi theo mùa
    sẽ dẫn đến sự phá huỷ môi trường sống
  • 4:58 - 5:00
    của những động vật sống trên băng,
  • 5:00 - 5:04
    như hải cẩu, sư tử biển, hay gấu Bắc cực.
  • 5:05 - 5:10
    Sự suy giảm này còn dẫn đến xói mòn
    ở các khu vực gần bở biển,
  • 5:10 - 5:13
    và làm giảm lượng mồi
    của các loài chim biển và thú biển.
  • 5:14 - 5:17
    Biến đổi khí hậu
    và sự suy giảm băng trên biển
  • 5:17 - 5:22
    còn làm thay đổi môi trường
    âm thanh ở Bắc cực.
  • 5:23 - 5:25
    Vậy môi trường âm thanh là gì?
  • 5:26 - 5:29
    Những ai nghiên cứu về đại dương
  • 5:29 - 5:31
    đều dùng một dụng cụ gọi là
    Đầu thu sóng địa chấn,
  • 5:31 - 5:33
    nó giống như một chiếc micro dưới nước,
  • 5:33 - 5:35
    thu những âm thanh quanh nó,
  • 5:35 - 5:37
    hay âm thanh xung quanh chúng ta.
  • 5:37 - 5:40
    Và chiếc đầu thu sóng đó giúp ta
    tìm hiểu các nhân tố khác nhau
  • 5:40 - 5:42
    trong môi trường này.
  • 5:43 - 5:45
    Những thứ chúng tôi
    nghe được từ đầu thu sóng
  • 5:45 - 5:49
    là những âm thanh chân thực nhất
    của biến đổi khí hậu.
  • 5:50 - 5:52
    Chúng tôi khảo sát
    sự thay đổi này ở ba khía cạnh:
  • 5:53 - 5:55
    trong không khí,
  • 5:55 - 5:56
    dưới nước,
  • 5:56 - 5:57
    và trên cạn.
  • 5:58 - 6:01
    Đầu tiên: trong không khí.
  • 6:02 - 6:05
    Gió trên mặt nước tạo ra sóng biển.
  • 6:05 - 6:06
    Những sóng này tạo ra bọt;
  • 6:06 - 6:08
    bọt nước sẽ vỡ,
  • 6:08 - 6:09
    và khi chúng vỡ,
  • 6:09 - 6:11
    chúng tạo ra âm thanh.
  • 6:11 - 6:14
    Âm thanh này như một tiếng động lạ
    hay một thông số cần thống kê.
  • 6:15 - 6:18
    Ở Bắc cực, khi mùa đông tới,
  • 6:18 - 6:22
    hầu hết âm thanh từ gió
    không truyền được tới lớp nước bên dưới,
  • 6:22 - 6:27
    bởi lẽ lớp băng đã ngăn cản
    sự tiếp xúc giữa không khí và lớp nước.
  • 6:27 - 6:28
    Đây là một trong những lý do
  • 6:28 - 6:32
    Bắc cực có mức tiếng ồn rất thấp.
  • 6:33 - 6:35
    Nhưng sự suy giảm của băng trôi theo mùa
  • 6:35 - 6:40
    không những khiến nơi đây
    mất đi tấm khiên âm thanh tự nhiên,
  • 6:40 - 6:44
    điều đó còn làm số lượng
    và mật độ bão trên Bắc cực
  • 6:44 - 6:45
    tăng lên đáng kể.
  • 6:46 - 6:50
    Tất cả chúng làm tăng mức độ tiếng ồn
    ở những nơi vốn tĩnh mịch trước kia.
  • 6:51 - 6:53
    Thứ hai: dưới nước.
  • 6:54 - 6:56
    Khi có it băng trôi hơn,
  • 6:56 - 6:59
    các loài sống gần Bắc cực
    sẽ di cư về phía bắc nhiều hơn,
  • 6:59 - 7:04
    và chiếm lấy nơi trú ngụ mới
    được tạo ra do vùng nước sâu đã mở rộng.
  • 7:05 - 7:08
    Những loài thực sự sống ở Bắc cực,
    như cá voi đầu cong,
  • 7:08 - 7:09
    chúng không hề có vây trên lưng,
  • 7:09 - 7:14
    do chúng đã tiến hoá để tồn tại
    và di chuyển dưới lớp băng,
  • 7:14 - 7:18
    và việc có thêm một thứ gắn trên lưng
    quả thực rất bất tiện
  • 7:18 - 7:19
    trong môi trường nhiều băng,
  • 7:19 - 7:23
    và thực sự, điều đó làm chúng
    phải tránh xa các vùng có băng.
  • 7:24 - 7:26
    Nhưng hiện nay, ta đều phát hiện ra,
  • 7:27 - 7:30
    ta đều đã nghe thấy âm thanh
    của cá voi lưng xám, cá voi lưng gù,
  • 7:30 - 7:31
    và cá voi sát thủ,
  • 7:31 - 7:33
    chúng tiến dần về phía bắc
  • 7:33 - 7:35
    vào lúc mùa băng trôi vẫn đang tiếp diễn.
  • 7:36 - 7:37
    Ta thực sự đang nghe thấy
  • 7:37 - 7:41
    một cuộc xâm lăng Bắc cực
    từ những loài sống ở cận cực.
  • 7:42 - 7:44
    Ta vẫn chưa hiểu kết quả của việc này.
  • 7:44 - 7:49
    Liệu có xảy ra sự cạnh tranh nguồn thức ăn
    giữa các loài sống ở cực và cận cực không?
  • 7:49 - 7:54
    Liệu những loài cận cực có đem các bệnh
    hay ký sinh trùng mới tới Bắc cực không?
  • 7:55 - 7:58
    Và những âm thanh mới chúng tạo ra
  • 7:58 - 8:00
    sẽ ảnh hưởng ra sao
    tới môi trường âm thanh chung?
  • 8:01 - 8:03
    Và điều thứ ba: trên cạn.
  • 8:03 - 8:05
    Nói về trên cạn...
  • 8:05 - 8:06
    Tôi nói đến loài người.
  • 8:07 - 8:10
    Vùng nước sâu rộng hơn đồng nghĩa
    với việc chúng có ích hơn cho con người.
  • 8:11 - 8:13
    Mùa hè vừa rồi,
  • 8:13 - 8:17
    một chiếc tàu tuần dương cỡ lớn
    đã đi qua khu vực Hành lang Tây Bắc,
  • 8:17 - 8:20
    đó từng là tuyến đường truyền thuyết
    nối liền châu Âu và Thái Bình Dương.
  • 8:21 - 8:28
    Sự suy giảm số lượng băng cho phép
    con người dễ dàng chiếm đóng Bắc cực hơn.
  • 8:28 - 8:33
    Điều đó cho phép ta tìm kiếm
    và khai thác thêm các giếng dầu khí mới,
  • 8:33 - 8:35
    một tiềm năng cho giao thông vận tải,
  • 8:35 - 8:37
    cũng như cho du lịch.
  • 8:38 - 8:43
    Giờ ta đã biết, tiếng ồn do tàu thuyền
    làm tăng hormone gây stress cho cá voi,
  • 8:43 - 8:45
    ảnh hưởng xấu tới khả năng
    kiếm ăn của chúng.
  • 8:46 - 8:51
    Súng hơi săn cá tạo ra
    những tiếng ồn lớn và có tần số thấp
  • 8:51 - 8:54
    mỗi 10 hoặc 20 giây,
  • 8:54 - 8:57
    làm thay đổi khả năng
    bơi lội và giao tiếp của cá voi.
  • 8:58 - 9:03
    Tất cả những nguồn âm này
    thu hẹp không gian âm thanh
  • 9:03 - 9:06
    mà các động vật biển
    ở Bắc cực có thể giao tiếp.
  • 9:07 - 9:11
    Ngày nay, các động vật biển ở Bắc cực
    đã quen với các tần suất tiếng ồn rất cao
  • 9:11 - 9:13
    vào vài thời điểm trong năm.
  • 9:13 - 9:17
    Nhưng hầu hết chúng là các động vật khác
    hoặc các động vật sống trên băng,
  • 9:17 - 9:20
    và đó là những âm thanh
    mà chúng đã tiến hoá cùng,
  • 9:20 - 9:23
    đó là những âm thanh
    rất quan trọng với sự tồn tại của chúng.
  • 9:23 - 9:27
    Những âm thanh mới này
    rất ồn và rất xa lạ với chúng.
  • 9:27 - 9:32
    Chúng có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường
    theo những cách ta nghĩ ta hiểu được,
  • 9:32 - 9:35
    nhưng cũng theo những cách ta không hiểu.
  • 9:37 - 9:42
    Hãy nhớ rằng, thính giác là giác quan
    quan trọng nhất của các động vật này.
  • 9:42 - 9:46
    Không chỉ không gian sống vật lý
    ở Bắc cực đang thay đổi nhanh chóng,
  • 9:46 - 9:49
    mà không gian âm thanh cũng như vậy.
  • 9:49 - 9:53
    Điều đó giống như ta đã tách chúng
    ra khỏi một vùng quê yên bình
  • 9:53 - 9:56
    và thả chúng ở thành phố lớn
    vào đúng giờ cao điểm.
  • 9:57 - 9:58
    Và chúng không thể chạy thoát.
  • 10:00 - 10:02
    Vậy giờ ta có thể làm gì?
  • 10:03 - 10:05
    Ta không thể nhanh chóng thay đổi
  • 10:05 - 10:09
    hoặc ngăn cản các loài cận cực
    di cư lên phía bắc,
  • 10:09 - 10:11
    nhưng ta có thể có
    các giải pháp trên phạm vi hẹp
  • 10:11 - 10:14
    để giảm thiểu tiếng ồn
    dưới nước do con người gây ra.
  • 10:15 - 10:18
    Một trong những giải pháp đó
    là giảm tốc độ tàu thuyền
  • 10:18 - 10:20
    khi đi qua Bắc cực,
  • 10:20 - 10:23
    bởi lẽ tàu sẽ gây ít tiếng ồn hơn
    khi đi chậm hơn.
  • 10:24 - 10:28
    Chúng ta có thể cấm đi lại
    ở vài thời điểm và vị trí nhất định,
  • 10:28 - 10:32
    khi điều đó quan trọng cho việc sinh sản,
    kiếm ăn hoặc di cư của chúng.
  • 10:32 - 10:36
    Ta có thể tìm cách thông minh hơn
    để làm giảm tiếng ồn tàu thuyền,
  • 10:36 - 10:39
    và tìm giải pháp thám hiểm đáy biển.
  • 10:40 - 10:42
    Tin tốt lành là,
  • 10:42 - 10:44
    có những người đang thực hiện
    công việc đó ngay lúc này.
  • 10:46 - 10:48
    Nhưng cuối cùng,
  • 10:48 - 10:51
    loài người chúng ta cần nỗ lực rất nhiều
  • 10:51 - 10:55
    để đảo ngược, hay ít nhất là giảm thiểu
  • 10:55 - 10:57
    sự thay đổi môi trường sống
    do con người gây ra.
  • 10:57 - 11:02
    Vậy, hãy quay trở lại ý tưởng
    về một thế giới biển yên tĩnh.
  • 11:03 - 11:05
    Sẽ hoàn toàn khả thi
  • 11:05 - 11:08
    nếu rất nhiều chú cá voi
    đang bơi lội ở Bắc cực ngày nay,
  • 11:08 - 11:11
    đặc biệt là những loài tuổi thọ cao
    như cá voi đầu cong,
  • 11:11 - 11:15
    nhiều người Eskimo nói rằng
    chúng sống thọ gấp đôi loài người,
  • 11:15 - 11:19
    sẽ rất khả thi nếu chúng
    cũng đã tồn tại vào năm 1956,
  • 11:19 - 11:21
    khi Jacques Cousteau làm bộ phim đó.
  • 11:22 - 11:24
    Khi nhìn lại quá khứ,
  • 11:24 - 11:28
    khi nghĩ về tất cả tiếng ồn
    mà ta đang tạo ra dưới biển ngày nay,
  • 11:29 - 11:32
    có lẽ chúng thực sự là một
    "Thế giới lặng yên."
  • 11:33 - 11:34
    Cám ơn.
  • 11:34 - 11:37
    (Vỗ tay)
Title:
Tác động của tiếng ồn tới môi trường biển
Speaker:
Kate Stafford
Description:

Nhà Hải dương học Kate Stafford đã đưa ta xuống thế giới đầy âm thanh của Bắc cực - nơi băng giá cũng biết nói, nơi cá voi biết biết liên lạc ở khoảng cách rất lớn, và nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và ôn nhiễm tiếng ồn do loài người gây ra. Hãy tìm hiểu lý do môi trường âm thanh dưới biển này rất quan trọng và cách để bảo vệ nó.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
11:51

Vietnamese subtitles

Revisions