Return to Video

Tại sao trường công ở Mỹ khiến trẻ em quanh quẩn trong nghèo khó?

  • 0:01 - 0:03
    Tôi muốn nói với các bạn |
    về những đứa con của tôi.
  • 0:04 - 0:08
    Tôi biết mọi người đều nghĩ
    con họ là đứa trẻ tuyệt vời nhất,
  • 0:08 - 0:10
    xinh đẹp nhất trên đời.
  • 0:11 - 0:13
    Nhưng con tôi thật sự như vậy.
  • 0:13 - 0:14
    (Cười)
  • 0:14 - 0:16
    Tôi có 696 người con,
  • 0:16 - 0:21
    chúng là những đứa trẻ thông minh,
    sáng tạo, thích đổi mới,
  • 0:21 - 0:25
    tài năng và kiên cường nhất
    mà bạn gặp.
  • 0:25 - 0:30
    Bất kể học sinh nào tôi vinh dự
    được dạy trong lớp đều là con tôi.
  • 0:31 - 0:35
    Nhưng, vì bố mẹ thật sự của chúng
    không giàu
  • 0:35 - 0:37
    và, tôi muốn nói rõ, vì đa số họ
    là người da màu,
  • 0:37 - 0:40
    họ sẽ hiếm khi nhìn thấy ở chính bản thân
  • 0:40 - 0:42
    sự tuyệt vời mà tôi thấy ở họ.
  • 0:43 - 0:45
    Vì những gì tôi thấy ở họ
    là chính bản thân tôi --
  • 0:46 - 0:48
    hoặc tôi từng như vậy.
  • 0:50 - 0:52
    Tôi là con gái của hai đấng sinh thành
    siêng năng,
  • 0:52 - 0:55
    có học vấn đại học, người Châu Phi-Mỹ
  • 0:55 - 0:57
    mà đã chọn sự nghiệp để
    phục vụ cho cộng đồng:
  • 0:57 - 1:01
    bố tôi là ngoại trưởng;
    mẹ tôi là giáo viên.
  • 1:01 - 1:05
    Sự giàu có chưa bao giờ là ước mơ
    quan trọng ở nhà tôi.
  • 1:05 - 1:07
    Vì không được giàu có,
  • 1:07 - 1:09
    chúng tôi đã sống ở khu phố
    cũng không giàu có,
  • 1:09 - 1:12
    và một hệ thống giáo dục
    cũng không giàu có.
  • 1:12 - 1:16
    May thay, chúng tôi gây ấn tượng
    bằng sự giáo dục thành công
  • 1:16 - 1:19
    trong chương trình tình nguyện
    chống phân biệt chủng tộc.
  • 1:19 - 1:22
    đã đưa những đứa trẻ nội thành --
    da màu --
  • 1:22 - 1:25
    đến học ở trường ngoại thành
    cho trẻ giàu và da trắng.
  • 1:25 - 1:29
    Khi năm tuổi, tôi phải bắt chuyến xe buýt
    dài một giờ đồng hồ
  • 1:29 - 1:31
    đến một nơi xa xôi
  • 1:31 - 1:33
    để nhận sự giáo dục tốt hơn.
  • 1:34 - 1:38
    Khi năm tuổi, tôi từng nghĩ mọi người
    đều có cuộc sống giống như tôi.
  • 1:39 - 1:41
    Tôi nghĩ rằng mọi người đều được đi học
  • 1:41 - 1:43
    và có những người dùng màu nâu
  • 1:43 - 1:45
    để vẽ chân dung gia đình họ,
  • 1:45 - 1:48
    trong khi đó tất cả người khác
    lại dùng màu hồng đào.
  • 1:49 - 1:52
    Khi năm tuổi, tôi đã nghĩ mọi người
    đều như tôi.
  • 1:53 - 1:56
    Nhưng khi lớn lên, tôi bắt đầu nhận ra
    nhiều thứ, như là:
  • 1:57 - 2:00
    Tại sao bạn hàng xóm tôi không phải dậy
  • 2:00 - 2:01
    lúc năm giờ sáng
  • 2:01 - 2:04
    và đi học mất một giờ đồng hồ?
  • 2:04 - 2:07
    Tại sao tôi học chơi violin
  • 2:07 - 2:10
    trong khi hàng xóm tôi không có lấy một
    lớp học về âm nhạc?
  • 2:11 - 2:15
    Tại sao hàng xóm tôi đang học và đọc
    tài liệu
  • 2:15 - 2:17
    mà tôi đã học ba năm trước đó?
  • 2:18 - 2:20
    Các bạn thấy đấy, khi lớn lên,
  • 2:21 - 2:25
    Tôi bắt đầu có cảm giác bất ổn trong bụng,
  • 2:25 - 2:29
    như thể tôi đang làm điều mà
    tôi không nên làm;
  • 2:29 - 2:31
    được nhận điều gì đó không phải của tôi;
  • 2:32 - 2:33
    nhận một món quà
  • 2:34 - 2:36
    nhưng với tên người nào đó ghi trên nó.
  • 2:36 - 2:39
    Tất cả những thứ tuyệt vời mà tôi được
    đón nhận
  • 2:39 - 2:41
    và trải nghiệm,
  • 2:41 - 2:44
    tôi thấy như tôi không được có nó.
  • 2:45 - 2:49
    Đáng ra tôi không nên có thư viện,
    phương tiện thể thao được trang bị đầy đủ,
  • 2:49 - 2:52
    hay sân bóng an toàn để vui chơi.
  • 2:52 - 2:54
    Tôi đáng ra không được có nhà hát
  • 2:54 - 2:57
    với cái vở kịch theo mùa và lễ hội âm nhạc
  • 2:57 - 2:59
    các loại nghệ thuật trên sân khấu.
  • 3:00 - 3:04
    Tôi đáng lẽ không được có phòng sinh học
    hay hóa học được trang bị đầy đủ,
  • 3:04 - 3:07
    xe buýt trường đưa tôi đến tận nhà,
  • 3:07 - 3:10
    phần ăn trưa ở trương được chuẩn bị
    sạch sẽ
  • 3:10 - 3:11
    hay cả máy lạnh.
  • 3:12 - 3:14
    Đó là những thứ mà các con tôi không có.
  • 3:15 - 3:16
    Bạn thấy đấy, khi lớn lên,
  • 3:16 - 3:19
    trong khi tôi cảm kích với cơ hội
    tuyệt vời
  • 3:19 - 3:21
    mà tôi được nhận,
  • 3:21 - 3:23
    đâu đó luôn có một sự nhức nhối trường tồn
  • 3:24 - 3:27
    Nhưng còn những người khác thì sao?
  • 3:27 - 3:31
    Có cả ngàn đứa trẻ khác cũng như tôi
  • 3:31 - 3:32
    cũng xứng đáng với cơ hội này.
  • 3:32 - 3:35
    Sao không phải ai cũng được có điều đó?
  • 3:35 - 3:39
    Tại sao một nền giáo dục phát triển
    chỉ dành cho người giàu?
  • 3:40 - 3:43
    Cứ như tôi có vài sự hối tiếc của
    người sống sót vậy
  • 3:43 - 3:46
    Tất cả hàng xóm tôi đều trải qua
  • 3:46 - 3:48
    đoàn tàu giáo dục đổ nát
  • 3:48 - 3:52
    mà tôi được cứu ra bởi xe buýt vậy.
  • 3:52 - 3:55
    Tôi giống như nhà giáo Moses đang gào thét
  • 3:55 - 3:56
    "Hãy cho người dân tôi được học ở
  • 3:56 - 3:58
    trường chất lượng tốt!"
  • 3:58 - 3:59
    (Cười)
  • 4:00 - 4:04
    Tôi đã được thấy tận mắt một nửa còn lại
    được đối xử và giáo dục như thế nào.
  • 4:04 - 4:07
    Tôi thấy miền đất hứa cho giáo dục,
  • 4:07 - 4:11
    và tôi không thể sống một cuộc đời
    để biện hộ cho sự bất bình đẳng đó.
  • 4:14 - 4:18
    Bây giờ tôi đang dạy trong một hệ thống
    giáo dục mà tôi từng trốn tránh.
  • 4:19 - 4:23
    Tôi biết rõ những công cụ tôi được đưa
    khi còn là một học sinh,
  • 4:23 - 4:27
    và giờ đây khi là một giáo viên,
    tôi không được tiếp cận với chúng
  • 4:27 - 4:29
    để dạy học sinh của tôi.
  • 4:29 - 4:34
    Có vô số đêm tôi khóc trong thất vọng,
  • 4:34 - 4:35
    giận dữ
  • 4:35 - 4:37
    và đau khổ,
  • 4:37 - 4:40
    vì tôi không thể dạy những đứa con của tôi
    theo cách tôi đã từng được dạy.
  • 4:41 - 4:45
    vì tôi không được tiếp cận với những
    tài nguyên hay công cụ giống trước
  • 4:45 - 4:47
    mà đã được sử dụng để dạy tôi.
  • 4:47 - 4:50
    Những đứa con tôi xứng đáng nhiều hơn thế.
  • 4:50 - 4:53
    Chúng ngồi và cứ làm khó tôi trong học kì
    này:
  • 4:53 - 4:56
    "Khoảng cách thành tích,
    khoảng cách thành tích!"
  • 4:56 - 4:59
    Thật sự có khó hiểu để hiểu rằng
  • 4:59 - 5:03
    tại sao những đứa trẻ này học tốt
    còn những đứa kia thì không?
  • 5:03 - 5:04
    Tôi nói thật đấy.
  • 5:05 - 5:07
    Tôi nghĩ chúng ta đã hiểu sai tất cả.
  • 5:07 - 5:08
    Tôi nghĩ chúng ta,
  • 5:08 - 5:10
    như Gloria Ladson-Billings nói,
  • 5:10 - 5:15
    búng vào thế giới quan và ngôn ngữ bạn
    và gọi nó bằng chính nó.
  • 5:16 - 5:17
    Nó không về khoảng cách thành tích;
  • 5:18 - 5:20
    nó là nợ nần giáo dục,
  • 5:20 - 5:26
    cho tất cả tài nguyên giảng dạy đi trước
    mà chưa bao giờ được đầu tư
  • 5:26 - 5:30
    trong nền giáo dục cho trẻ da đen và nâu
    thời gian qua.
  • 5:31 - 5:34
    Một bí mật ít ai biết về lịch sử Mỹ
  • 5:34 - 5:39
    là tổ chức Mỹ duy nhất được thành lập
    đặc biệt dành cho người da màu
  • 5:40 - 5:41
    lại là buôn bán nô lệ của Mỹ --
  • 5:42 - 5:44
    và vài người sẽ phản đối
    hệ thống giam cầm này,
  • 5:44 - 5:46
    nhưng đó lại là chủ đề
    cho TED Talk khác.
  • 5:46 - 5:47
    (Cười)
  • 5:48 - 5:52
    Hệ thống trường công của đất nước này
    được xây dựng, mua và trả cho
  • 5:52 - 5:56
    việc buôn bán nô lệ và nhân công.
  • 5:57 - 6:01
    Trong khi người Phi-Mỹ bắt làm nô lệ
    và bị cấm đi học
  • 6:01 - 6:04
    nhân công của họ đã thành lập
    một tổ chức
  • 6:04 - 6:06
    mà họ đã từng bị loại bỏ ra.
  • 6:06 - 6:11
    Từ đó, mọi vụ án trong tòa,
    chính sách và cải cách giáo dục
  • 6:11 - 6:14
    là một nỗ lực
    để cải tiến hệ thống giáo dục,
  • 6:14 - 6:17
    hơn là chỉ dừng lại và nhận ra rằng:
  • 6:17 - 6:20
    chúng ta đã làm sai ngay từ ban đầu.
  • 6:21 - 6:25
    Sự đơn giản hóa thái quá trong lịch sự
    nền giáo dục Mỹ.
  • 6:25 - 6:27
    Được rồi, hãy kiên nhẫn với tôi.
  • 6:28 - 6:31
    NgườI Da Đen bị giữ lại -- bạn biết đấy,
    cả những thứ nô lệ ấy.
  • 6:31 - 6:33
    Với sự giúp đỡ của người da trắng tốt bụng
  • 6:33 - 6:35
    họ đã xây nên trường cho riêng họ.
  • 6:35 - 6:37
    Mặc dù tách biệt nhưng bình đẳng là được
  • 6:38 - 6:40
    Tuy nhiên chúng ta đều biết những thứ mà
    tách biệt,
  • 6:40 - 6:42
    thì không thể nào bình đẳng được.
  • 6:43 - 6:47
    Enter Brown v. the Board of Education
    of Topeka, Kansas năm 1954;
  • 6:48 - 6:51
    sự tách ra hợp pháp của các chủng tộc
    giờ đây là bất hợp pháp.
  • 6:52 - 6:57
    Nhưng rất ít người chú ý đến mọi vụ việc
    trong toà án từ ngày đó,
  • 6:58 - 7:03
    nó không xây nên được miền đất hứa
    của giáo dục cho mọi trẻ em
  • 7:03 - 7:06
    như Brown v. Board đề cập đến.
  • 7:06 - 7:10
    Vài người tranh cãi rằng trường học
    ngày nay ngày càng phân biệt đối xử hơn
  • 7:10 - 7:15
    bao giờ hết khi chúng ta đã cố gắng
    để xoá bỏ điều đó ngay từ bước đầu.
  • 7:16 - 7:19
    Dạy bọn trẻ về xoá bỏ phân biệt chủng tộc,
    Hòn Đá Nhỏ Thứ Chín,
  • 7:19 - 7:21
    Quyền Của Công Dân,
  • 7:21 - 7:24
    là một khoảnh khắc rất kì quặc trong lớp,
  • 7:24 - 7:27
    khi tôi phải nghe đứa trẻ hỏi,
  • 7:28 - 7:31
    "Nếu trường học được xoá bỏ sự phân biệt
    vào 1954,
  • 7:31 - 7:33
    sao không có đứa trẻ da trắng nào ở đây?"
  • 7:34 - 7:35
    (Cười)
  • 7:35 - 7:37
    Những đứa trẻ này không hề ngốc.
  • 7:37 - 7:39
    Chúng biết chuyện gì đang diễn ra,
  • 7:39 - 7:41
    và chuyện gì không.
  • 7:42 - 7:44
    Chúng biết rằng khi nói về giảng dạy,
  • 7:44 - 7:46
    người Da Đen chẳng quan trọng
  • 7:47 - 7:50
    và họ chưa bao giờ quan trọng cả.
  • 7:50 - 7:57
    Những năm qua, tôi cố gắng rất nhiều để
    vun đắp cho các con tôi một niềm yêu đọc sách.
  • 7:58 - 8:00
    Tôi làm một lớp học thư viện giản dị
  • 8:00 - 8:03
    với sách mà tôi đã gom góp lại từ
    những tiệm sách cũ.
  • 8:03 - 8:05
    mấy tiệm đồ cũ -- bạn biết đấy.
  • 8:06 - 8:08
    Nhưng mỗi khi tôi nói những từ
    kinh khủng ấy,
  • 8:08 - 8:11
    "Lấy sách ra và đọc,"
  • 8:11 - 8:13
    bạn sẽ nghĩ tôi đang tuyên chiến.
  • 8:13 - 8:14
    Nó là tra tấn.
  • 8:16 - 8:17
    Ngày nọ,
  • 8:17 - 8:20
    sau khi tôi nghe về trang web gọi là
    DonorsChoose,
  • 8:20 - 8:22
    nơi giáo viên được tạo nên danh sách
    điều ước
  • 8:22 - 8:25
    với dụng cụ họ cần cho lớp học
  • 8:25 - 8:27
    và người tài trợ giấu tên sẽ chu cấp chúng
  • 8:27 - 8:31
    tôi liều mạng và ghi một danh sách điều ước
  • 8:31 - 8:35
    với phòng thư viện trong mơ cho
    vị thành niên.
  • 8:36 - 8:40
    Hơn 200 cuốn sách mới toanh được
    gửi tới phòng tôi từng quyển một.
  • 8:41 - 8:45
    Mỗi ngày đều có đơn hàng mới
    và bọn trẻ la lên trong niềm vui sướng,
  • 8:45 - 8:47
    "Giống như Giáng Sinh vậy đó!"
  • 8:47 - 8:48
    (Cười)
  • 8:48 - 8:49
    Rồi chúng hỏi,
  • 8:49 - 8:52
    "Ms.Summer, tất cả sách này từ đâu vậy?"
  • 8:53 - 8:54
    Và tôi trả lời,
  • 8:54 - 8:58
    "Người lạ mặt từ khắp đất nước muốn
    các em có chúng."
  • 8:58 - 9:01
    Và bọn trẻ đáp, vô cùng hoài nghi,
  • 9:03 - 9:04
    "Nhưng chúng mới toanh mà."
  • 9:04 - 9:05
    (Cười)
  • 9:05 - 9:07
    Tôi trả lời rằng,
  • 9:07 - 9:10
    "Các em xứng đáng nhận sách mới mà."
  • 9:10 - 9:14
    Tất cả trải nghiệm trúng tim đen tôi khi
    một trong những cô gái của tôi,
  • 9:14 - 9:17
    trong khi mở bìa sách ra quả quyết nói
  • 9:18 - 9:22
    "Cô Summer -- cô biết không,
    con biết cô mua những quyển sách này,
  • 9:22 - 9:25
    vì cô là giáo viên người luôn mua đồ
    cho tụi con.
  • 9:25 - 9:29
    Nhưng khi biết là một người lạ
    mà con không hề quen
  • 9:29 - 9:31
    quan tâm nhiều về con như thế
  • 9:31 - 9:33
    nghe cũng tuyệt đó chứ."
  • 9:34 - 9:36
    Biết rằng người lạ chăm sóc cho chúng
  • 9:36 - 9:39
    là một ân huệ mà bọn trẻ không được ban.
  • 9:40 - 9:42
    Từ buổi từ thiện,
  • 9:42 - 9:45
    có nhiều đứa trẻ đăng kí sách để được đem
    về nhà,
  • 9:45 - 9:48
    và rồi trả lại và kêu lên,
  • 9:48 - 9:50
    "Cuốn này hay lắm nha!"
  • 9:50 - 9:51
    (Cười)
  • 9:51 - 9:54
    Giờ đây khi tôi nói,
    "Lấy sách ra và đọc,"
  • 9:54 - 9:56
    bọn trẻ chạy ầm đến thư viện của tôi.
  • 9:57 - 9:59
    Không phải là chúng không muốn đọc,
  • 9:59 - 10:04
    mà thay vì đó, chúng sẽ đọc vui vẻ
    nếu có nhiều sách ở đó.
  • 10:06 - 10:07
    Nói về tổ chức,
  • 10:07 - 10:12
    hệ thống trường công chưa bao giờ làm đúng
    bởi trẻ da màu.
  • 10:12 - 10:15
    Chúng ta vẫn tập trung đến kết quả cuối
  • 10:15 - 10:16
    hay là điểm thi,
  • 10:16 - 10:18
    và lo lắng.
  • 10:18 - 10:20
    Ta tự chuốc lấy tai họa và tự hỏi,
  • 10:20 - 10:23
    "Sao nó lại trở nên tệ như thế?
    Làm sao ta đến được đây?"
  • 10:24 - 10:25
    Thật sao?
  • 10:25 - 10:28
    Nếu bạn bỏ bê một đứa trẻ đủ lâu,
  • 10:28 - 10:31
    bạn không có quyền để ngạc nhiên
  • 10:31 - 10:33
    khi mọi thứ trở nên xấu đi.
  • 10:33 - 10:35
    Đừng trở nên khó hiểu
  • 10:35 - 10:36
    hay bối rối
  • 10:36 - 10:38
    hay ngớ ngẩn
  • 10:39 - 10:41
    bằng cái khoảng cách về thành tích.
  • 10:41 - 10:42
    khoảng cách thu nhập,
  • 10:42 - 10:44
    tỉ lệ bị bỏ tù,
  • 10:44 - 10:48
    hay sự chênh lệch về hoàn cảnh gia đình
    là cái "nó" mới ngay hiện tại.
  • 10:49 - 10:51
    Những vấn đề ta có trên cả nước
  • 10:52 - 10:54
    là những vấn đề ta tự tạo nên trên cả nước.
  • 10:55 - 10:58
    Chất lượng giáo dục của bạn là
    trực tiếp tương ứng
  • 10:58 - 11:00
    với cơ hội vào đại học,
  • 11:00 - 11:02
    cơ hội việc làm,
  • 11:02 - 11:04
    cơ hội trong tương lai.
  • 11:06 - 11:11
    Cho đến khi ta được sống trong một thế giới mà
    mọi trẻ em đều có giáo dục chất lượng tốt
  • 11:11 - 11:13
    không quan trọng họ sống ở đâu,
  • 11:13 - 11:14
    hay màu da của họ,
  • 11:14 - 11:18
    có những thứ ta có thể làm trên quy mô lớn.
  • 11:19 - 11:23
    Quỹ trường không nên bị quyết định
    bởi thuế tài sản
  • 11:23 - 11:25
    hay lợi nhuận kinh tế nào đó
  • 11:25 - 11:29
    nơi mà trẻ giàu tiếp tục được
    thừa hưởng lợi ích nhờ tiền chính phủ,
  • 11:29 - 11:32
    trong khi trẻ nghèo tiếp tục có
    thức ăn và tài nguyên khác
  • 11:32 - 11:34
    lấy từ miệng họ.
  • 11:35 - 11:38
    Thống đốc, Thượng nghị sĩ, thị trưởng,
    thành viên hội đồng thành phố
  • 11:39 - 11:42
    nếu chúng ta gọi là trường công
    trường công,
  • 11:42 - 11:44
    nó nên chỉ có vậy thôi.
  • 11:44 - 11:46
    Nếu không, ta nên gọi nó
    đúng hơn là:
  • 11:46 - 11:48
    bảo hiểm trợ cấp.
  • 11:49 - 11:51
    "Trường công:
  • 11:51 - 11:54
    làm trẻ em nghèo vẫn nghèo từ 1954."
  • 11:54 - 11:55
    (Cười)
  • 11:57 - 12:02
    Nếu chúng ta, với tư cách một đất nước,
    tin rằng giáo dục là "bộ cân bằng tốt",
  • 12:02 - 12:06
    vậy nó chỉ nên như thế:
    công bằng và hợp lí.
  • 12:06 - 12:12
    Đến khi đó, sẽ không có nền dân chủ
    trong giáo dục dân chủ.
  • 12:12 - 12:14
    Trong quy mô vừa phải:
  • 12:14 - 12:17
    nói về lịch sử, giáo dục của người da màu
  • 12:17 - 12:20
    luôn phụ thuộc vào lòng hảo tâm
    của người khác.
  • 12:20 - 12:23
    Và không may thay, bây giờ nó vẫn vậy.
  • 12:24 - 12:28
    Nếu con bạn hay cháu hay hàng xóm
  • 12:28 - 12:30
    hay chú bé Timmy dưới phố
  • 12:30 - 12:33
    đến học tại trường giàu,
  • 12:33 - 12:36
    thách ủy ban trường quản lý một ngôi
    trường nghèo
  • 12:36 - 12:38
    hoặc một lớp học nghèo.
  • 12:38 - 12:41
    Xóa bỏ đi sự chia cắt bằng cách
    thắt chặt giao tiếp
  • 12:41 - 12:43
    và mối quan hệ quan trọng.
  • 12:44 - 12:46
    Khi tài nguyên được chia sẻ,
  • 12:46 - 12:47
    chúng không bị chia ra;
  • 12:48 - 12:49
    chúng sẽ được nhân lên.
  • 12:50 - 12:52
    Và trên quy mô nhỏ:
  • 12:52 - 12:54
    Nếu bạn là con người,
  • 12:54 - 12:55
    hãy quyên góp.
  • 12:55 - 13:00
    Thời gian, tiền bạc, tài nguyên, cơ hội --
  • 13:00 - 13:02
    bất kể thứ gì trong trái tim bạn.
  • 13:03 - 13:05
    Có những trang web như DonorsChoose
  • 13:05 - 13:07
    nhận ra sự chênh lệch
  • 13:07 - 13:09
    và thực sự muốn hành động.
  • 13:12 - 13:14
    Thợ mộc là ai khi không có công cụ?
  • 13:14 - 13:17
    Diễn viên là ai khi không có sân khấu?
  • 13:17 - 13:19
    Nhà khoa học là ai khi không có phòng
    thí nghiệm?
  • 13:19 - 13:22
    Bác sĩ là ai khi không có thiết bị?
  • 13:23 - 13:25
    Tôi nói với bạn:
  • 13:25 - 13:27
    chúng là con tôi.
  • 13:27 - 13:30
    phải chăng chúng cũng là con bạn?
  • 13:30 - 13:31
    Cảm ơn.
  • 13:31 - 13:35
    (Vỗ tay)
Title:
Tại sao trường công ở Mỹ khiến trẻ em quanh quẩn trong nghèo khó?
Speaker:
Kandice Sumner
Description:

Tại sao một nền giáo dục tốt chỉ dành cho trẻ em giàu? Trường học trong khu phố nghèo khắp nước Mỹ, đặc biệt là cộng đồng người da màu, thường thiếu tài nguyên được coi là cần thiết ở trường giàu -- những thứ như là nhạc cụ, sách mới, bữa trưa bổ dưỡng hay sân bóng -- và điều này có tầm ảnh hưởng lớn lên tài năng ở học sinh. Kandice Summer thấy sự chênh lệch này mỗi ngày trong lớp học của cô ấy ở Boston. Trong bài nói truyền cảm hứng này, cô ấy nhờ chúng ta đối mặt với sự thật -- và thay đổi chúng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:50

Vietnamese subtitles

Revisions