Return to Video

Hành vi đạo đức ở động vật

  • 0:00 - 0:02
    Tôi sinh ra ở Den Bosch,
  • 0:02 - 0:05
    nơi mà họa sỹ Hieronymus Bosch đã lấy làm tên ông sau này.
  • 0:05 - 0:07
    Và tôi luôn luôn thích người họa sỹ này
  • 0:07 - 0:10
    ông sống và làm việc ở thế kỷ 15
  • 0:10 - 0:12
    Và điều thú vị về ông liên quan đến đạo đức
  • 0:12 - 0:15
    là ông sống tại thời điểm nơi mà sự ảnh hưởng của tôn giáo đã suy tàn,
  • 0:15 - 0:17
    và tôi nghĩ rằng ông đã phần nào tự hỏi
  • 0:17 - 0:19
    điều gì sẽ xảy ra với xã hội
  • 0:19 - 0:22
    nếu không còn tôn giáo hoặc có ít tôn giáo hơn.
  • 0:22 - 0:25
    Và vì vậy, ông đã vẽ nên tác phẩm nổi tiếng này "The Garden of Earthly Delights" (tạm dịch "Khu vườn hưởng lạc trần tục")
  • 0:25 - 0:27
    mà một số người đã diễn giải rằng
  • 0:27 - 0:29
    nó miêu tả con người trước khi bị mắc tội tổ tông,
  • 0:29 - 0:32
    hay con người nếu không hề bị mắc tội tổ tông.
  • 0:32 - 0:34
    Và vì vậy nó khiến các bạn tự hỏi,
  • 0:34 - 0:37
    điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đã không nếm trái cấm của tri thức, như một cách nói,
  • 0:37 - 0:40
    và rằng chúng ta sẽ có kiểu đạo đức gì?
  • 0:40 - 0:42
    Nhiều năm sau đó, khi còn là một sinh viên,
  • 0:42 - 0:44
    tôi đã đến một khu vườn rất khác,
  • 0:44 - 0:47
    một vườn bách thú ở Arnhem
  • 0:47 - 0:49
    nơi mà chúng tôi nuôi giữ loài tinh tinh.
  • 0:49 - 0:51
    Đây là tôi thời còn trẻ với một chú tinh tinh con.
  • 0:51 - 0:54
    (Cười)
  • 0:54 - 0:56
    Và ở đó tôi phát hiện ra rằng
  • 0:56 - 0:59
    loài tinh tinh rất đói quyền lực và tôi đã viết sách về điều này.
  • 0:59 - 1:02
    Lúc này trọng tâm trong nhiều nghiên cứu ở các loài động vật
  • 1:02 - 1:04
    là về tính bạo lực và sự cạnh tranh.
  • 1:04 - 1:06
    Tôi đã vẽ cả một bức tranh về vương quốc các loài động vật,
  • 1:06 - 1:08
    và bao gồm cả loài người,
  • 1:08 - 1:10
    mà ở đó về cơ bản chúng ta là những kẻ cạnh trạnh,
  • 1:10 - 1:12
    chúng ta rất hung hăng,
  • 1:12 - 1:15
    chúng ta cơ bản đều vì lợi ích của bản thân.
  • 1:15 - 1:17
    Đây là buổi ra mắt quyển sách của tôi
  • 1:17 - 1:19
    Tôi không chắc những chú tinh tinh sẽ đọc nó như thế nào,
  • 1:19 - 1:22
    nhưng chắc chắc là chúng dường như rất có hứng thú với quyển sách.
  • 1:24 - 1:26
    Trong quá trình
  • 1:26 - 1:28
    thực hiện toàn bộ nghiên cứu về quyền lực và sự thống trị
  • 1:28 - 1:30
    tính bạo lực và vân vân,
  • 1:30 - 1:33
    tôi phát hiện ra rằng những con tinh tinh làm hòa với nhau sau khi đánh nhau.
  • 1:33 - 1:36
    Và các bạn đang thấy đây là hai con đực mà trước đó chúng đã đánh nhau.
  • 1:36 - 1:39
    Chúng làm hòa với nhau trên một cái cây, và một con chìa tay ra với con còn lại.
  • 1:39 - 1:42
    Và không lâu sau khi tôi chụp bức ảnh này, chúng cùng nhau đến rẽ nhánh của cái cây này
  • 1:42 - 1:44
    và rồi chúng hôn và ôm nhau.
  • 1:44 - 1:46
    Điều này rất thú vị
  • 1:46 - 1:49
    vì tại thời điểm mọi thứ đều về sự cạnh tranh và bạo lực,
  • 1:49 - 1:51
    thì điều này chẳng hợp lý chút nào.
  • 1:51 - 1:53
    Điều quan trọng duy nhất là bạn thắng hay thua.
  • 1:53 - 1:55
    Nhưng tại sao chúng lại làm hòa sau khi đánh nhau?
  • 1:55 - 1:57
    Điều này chẳng hợp lý chút nào.
  • 1:57 - 2:00
    Đây là cách mà loài khỉ bonobo làm. Loài khỉ bonobo làm tất cả mọi thứ với việc giao phối.
  • 2:00 - 2:02
    Và vì vậy chúng làm hòa với nhau bằng cách giao phối.
  • 2:02 - 2:04
    Nhưng về nguyên lý là như nhau.
  • 2:04 - 2:06
    Nguyên lý là bạn có
  • 2:06 - 2:08
    một mối quan hệ có giá trị
  • 2:08 - 2:10
    bị phá vỡ bởi mâu thuẫn,
  • 2:10 - 2:12
    và bạn cần phải làm điều gì đó cho nó.
  • 2:12 - 2:14
    Vì vậy cả bức tranh vương quốc động vật của tôi
  • 2:14 - 2:16
    bao gồm cả loài người,
  • 2:16 - 2:18
    bắt đầu thay đổi từ lúc đó.
  • 2:18 - 2:20
    Chúng ta có hình ảnh này
  • 2:20 - 2:22
    trong khoa học chính trị, kinh tế và nhân văn,
  • 2:22 - 2:24
    triết học về một vấn đề là,
  • 2:24 - 2:26
    "Man is a wolf to another man" (tạm dịch: người đối xử với người như lang sói)
  • 2:26 - 2:29
    Và bản chất con người chúng ta thực sự xấu xa.
  • 2:29 - 2:32
    Tôi nghĩ đây là một hình ảnh rất không công bằng cho loài sói.
  • 2:32 - 2:34
    Loài sói xét cho cùng
  • 2:34 - 2:36
    là một loài động vật rất có tính hợp tác.
  • 2:36 - 2:38
    Và đó là lý do vì sao nhiều người trong số các bạn nuôi chó ở nhà,
  • 2:38 - 2:40
    chó cũng có những đặc điểm tương tự như vậy.
  • 2:40 - 2:42
    Và thật không công bằng đối với con người,
  • 2:42 - 2:46
    bởi vì loài người thực sự có tính hợp tác và đồng cảm hơn nhiều
  • 2:46 - 2:48
    so với những ghi nhận.
  • 2:48 - 2:50
    Do đó tôi bắt đầu quan tâm nhiều hơn về những vấn đề đó
  • 2:50 - 2:52
    và nghiên cứu về điều này ở các loài động vật khác.
  • 2:52 - 2:54
    Đây là những cột trụ đạo đức.
  • 2:54 - 2:58
    Nếu các bạn hỏi bất kỳ ai "Đạo đức dựa trên điều gì?"
  • 2:58 - 3:00
    đây là hai yếu tố luôn luôn được trả lời.
  • 3:00 - 3:02
    Một là tính tương hỗ,
  • 3:02 - 3:05
    và đi kèm với nó công lý và tính công bằng.
  • 3:05 - 3:07
    Và điều còn lại là sự đồng cảm và tình thương.
  • 3:07 - 3:10
    Và đạo đức con người còn hơn cả điều này,
  • 3:10 - 3:12
    nhưng nếu bạn loại bỏ hai cột trụ này,
  • 3:12 - 3:14
    tôi nghĩ sẽ không còn lại nhiều.
  • 3:14 - 3:16
    Và vì vậy chúng hoàn toàn là cần thiết.
  • 3:16 - 3:18
    Để tôi cho các bạn một vài ví dụ ở đây.
  • 3:18 - 3:20
    Đây là một đoạn phim rất lâu từ Trung tâm nghiên cứu Động vật linh trưởng khu vực Yerkeys
  • 3:20 - 3:23
    nơi họ huấn luyện loài tinh tinh biết hợp tác.
  • 3:23 - 3:26
    Và đây là vào cách đây khoảng một trăm năm về trước
  • 3:26 - 3:29
    chúng ta đã thực hiện một cuộc thí nghiệm về sự hợp tác.
  • 3:29 - 3:32
    Các bạn có ở đây hai con tinh tinh trưởng thành, chúng có một cái hộp,
  • 3:32 - 3:35
    và cái hộp này quá nặng để một con có thể kéo được.
  • 3:35 - 3:37
    Và dĩ nhiên là có thức ăn trong chiếc hộp này.
  • 3:37 - 3:39
    Nếu không thì chúng sẽ không cố gắng kéo nó.
  • 3:39 - 3:41
    Và vì vậy chúng đang mang cái hộp lại.
  • 3:41 - 3:43
    Bạn có thể thấy là chúng thực hiện rất nhịp nhàng.
  • 3:43 - 3:46
    Bạn có thể thấy là chúng làm việc cùng nhau, kéo chiếc hộp vào cùng một lúc.
  • 3:46 - 3:49
    Đây thực sự là một sự tiến bộ lớn so với các loài động vật khác
  • 3:49 - 3:51
    , những loài mà không thể làm được điều này.
  • 3:51 - 3:53
    Và bây giờ bạn sẽ thấy một hình ảnh thú vị hơn,
  • 3:53 - 3:56
    vì lúc này một trong hai con tinh tinh đã được cho ăn.
  • 3:56 - 3:58
    Vì thế nó không còn thực sự hứng thú
  • 3:58 - 4:01
    vào nhiệm vụ này nữa.
  • 4:01 - 4:04
    (Cười)
  • 4:08 - 4:13
    (Cười)
  • 4:19 - 4:22
    (Cười)
  • 4:35 - 4:38
    Hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra vào cuối đoạn phim.
  • 4:41 - 4:43
    (Cười)
  • 4:52 - 4:54
    Nó, trên cơ bản, lấy hết tất cả mọi thứ.
  • 4:54 - 4:57
    (Cười)
  • 4:57 - 4:59
    Có hai phần thú vị về điều này.
  • 4:59 - 5:01
    Một là con tinh tinh bên phải
  • 5:01 - 5:03
    hoàn toàn nhận thức được rằng nó cần một cộng sự --
  • 5:03 - 5:05
    đây là một nhận thức hoàn chỉnh về nhu cầu hợp tác.
  • 5:05 - 5:08
    Thứ hai là một cộng sự sẵn sàng làm việc
  • 5:08 - 5:10
    mặc dù nó không quan tâm đến thức ăn.
  • 5:10 - 5:13
    Tại sao lại như vậy? Điều này có thể làm được với nguyên tắc tương hỗ.
  • 5:13 - 5:15
    Thực sự có rất nhiều bằng chứng ở các loài linh trưởng và động vật khác
  • 5:15 - 5:17
    rằng chúng trả ơn nhau.
  • 5:17 - 5:19
    Như vậy nó sẽ được trả ơn
  • 5:19 - 5:21
    ở một lúc nào đó trong tương lai.
  • 5:21 - 5:23
    Và đó là cách mà tất cả điều này hoạt động.
  • 5:23 - 5:25
    Chúng tôi thực hiện thí nghiệm tương tự đối với loài voi.
  • 5:25 - 5:28
    Đối với voi, thật nguy hiểm khi làm việc với loài voi.
  • 5:28 - 5:30
    Một vấn đề khác với loài voi
  • 5:30 - 5:32
    là bạn không thể làm một dụng cụ
  • 5:32 - 5:34
    mà quá nặng đối với một con voi.
  • 5:34 - 5:36
    Bây giờ bạn có thể làm được nó,
  • 5:36 - 5:38
    nhưng tôi nghĩ đó sẽ là một dụng cụ khá là mỏng manh
  • 5:38 - 5:40
    Và đây là những gì chúng tôi đã làm trong trường hợp đó --
  • 5:40 - 5:43
    chúng tôi thực hiện những nghiên cứu này ở Thái Lan cho Josh Plotnik --
  • 5:43 - 5:46
    chúng tôi có một dụng cụ mà bao quanh là một sợi dây thừng, một sợi dây thừng đơn
  • 5:46 - 5:48
    Và nếu bạn kéo đầu này của sợi dây,
  • 5:48 - 5:50
    thì nó biến mất ở đầu bên kia.
  • 5:50 - 5:53
    Vì vậy hai con voi này cần phải nhấc sợi dây thừng lên cùng một lúc và kéo.
  • 5:53 - 5:55
    Nếu không thì sẽ chẳng có điều gì xảy ra
  • 5:55 - 5:57
    và sợi dây thừng biến mất.
  • 5:57 - 5:59
    Và ở đoạn băng đầu tiên bạn sẽ thấy
  • 5:59 - 6:01
    rằng hai con voi này đều được thả
  • 6:01 - 6:03
    đến chỗ dụng cụ.
  • 6:03 - 6:06
    Dụng cụ này ở bên trái và có thức ăn trên đó.
  • 6:06 - 6:09
    Và vì vậy chúng cùng đi và cùng đến,
  • 6:09 - 6:11
    chúng nhấc dây thừng lên cùng lúc và cùng nhau kéo.
  • 6:11 - 6:14
    Điều này thực sự khá là đơn giản so với chúng.
  • 6:15 - 6:17
    Đây là chúng.
  • 6:24 - 6:26
    Và đây là cách mà chúng thực hiện nó.
  • 6:26 - 6:28
    Nhưng bây giờ chúng tôi sẽ làm nó khó hơn.
  • 6:28 - 6:30
    Vì mục đích chính của thí nghiệm này
  • 6:30 - 6:32
    là để xem chúng hiểu về việc hợp tác như thế nào.
  • 6:32 - 6:35
    LIệu chúng có hiểu việc đó tốt như loài tinh tinh không, chẳng hạn?
  • 6:35 - 6:37
    Và vì vậy điều mà chúng tôi thực hiện ở bước tiếp theo
  • 6:37 - 6:39
    là thả một con voi trước con còn lại
  • 6:39 - 6:41
    và con voi này cần phải đủ thông minh
  • 6:41 - 6:43
    để đứng ở đó đợi mà không kéo sợi dây --
  • 6:43 - 6:46
    vì nếu nó kéo một đầu sợi dây thì sợi dây sẽ biến mất và thí nghiệm coi như xong.
  • 6:46 - 6:48
    Giờ đây, con voi này làm một điều không hợp pháp
  • 6:48 - 6:50
    mà chúng tôi đã không hề dạy cho nó.
  • 6:50 - 6:52
    Nhưng đã cho thấy được nó hiểu việc này như thế nào
  • 6:52 - 6:55
    vì nó đặt bàn chân to của nó lên sợi dây thừng,
  • 6:55 - 6:57
    đứng trên sợi dây và ở đó đợi con còn lại,
  • 6:57 - 7:00
    và rồi con còn lại sẽ thực hiện tất cả công việc cho nó.
  • 7:00 - 7:03
    Vì vậy chúng tôi gọi nó là ăn chực.
  • 7:03 - 7:05
    (Cười)
  • 7:05 - 7:08
    Nhưng điều này cho thấy loài voi thông minh như thế nào.
  • 7:08 - 7:11
    Chúng phát triển một vài kỹ năng thay thế như thế này
  • 7:11 - 7:14
    mà chúng tôi không nhất thiết phải chấp nhận.
  • 7:14 - 7:19
    Con voi còn lại bây giờ đang tiến đến
  • 7:19 - 7:22
    và sẽ kéo sợi dây.
  • 7:38 - 7:41
    Bây giờ hãy xem con còn lại. Dĩ nhiên là con kia không quên ăn thức ăn.
  • 7:41 - 7:45
    (Cười)
  • 7:45 - 7:47
    Đó gọi là sự hợp tác, hỗ trợ.
  • 7:47 - 7:49
    Bây giờ là về sự đồng cảm.
  • 7:49 - 7:51
    Sự đồng cảm là chủ đề chính của tôi tại thời điểm nghiên cứu.
  • 7:51 - 7:53
    Và sự đồng cảm có hai loại phẩm chất.
  • 7:53 - 7:56
    Một là sự hiểu biết về nó. Đây chỉ là một định nghĩa thông thường:
  • 7:56 - 7:58
    khả năng hiểu và chia sẻ với cảm xúc của người khác.
  • 7:58 - 8:00
    Và hai là phần xúc cảm.
  • 8:00 - 8:02
    Vì vậy về cơ bản sự đồng cảm có hai kênh.
  • 8:02 - 8:04
    Một là kênh cơ thể.
  • 8:04 - 8:06
    Nếu bạn nói chuyện với một người nào đó đang buồn,
  • 8:06 - 8:09
    bạn sẽ nhận thấy sự biểu lộ tâm trạng buồn và một cử chỉ buồn,
  • 8:09 - 8:11
    và trước khi bạn biết điều đó thì bạn đã cảm thấy buồn.
  • 8:11 - 8:14
    Và đó phần nào là kênh cơ thể của sự đồng cảm về cảm xúc,
  • 8:14 - 8:16
    khả năng mà nhiều loài động vật có được.
  • 8:16 - 8:18
    Chú chó nhà các bạn cũng có khả năng này.
  • 8:18 - 8:20
    Đó thực sự là lý do vì sao người ta nuôi các động vật có vú ở trong nhà
  • 8:20 - 8:22
    chứ không phải rùa hay rắn hay một loài nào khác tương tự
  • 8:22 - 8:24
    mà không có kiểu đồng cảm đó.
  • 8:24 - 8:26
    Và thứ hai, đó là kênh nhận thức,
  • 8:26 - 8:28
    là việc bạn có thể hiểu quan điểm của người khác.
  • 8:28 - 8:30
    Và điều này thì hạn chế hơn.
  • 8:30 - 8:32
    Chỉ có một số ít loài động vật có khả năng này -- Tôi nghĩ voi và tinh tinh có thể làm điều này --
  • 8:32 - 8:35
    nhưng chỉ có một số ít động vật có khả năng như thế.
  • 8:35 - 8:37
    Sự đồng bộ hóa,
  • 8:37 - 8:39
    một phần của toàn bộ cơ chế đồng cảm
  • 8:39 - 8:41
    là một điều rất cổ xưa trong thế giới loài vật.
  • 8:41 - 8:43
    Và ở loài người dĩ nhiên chúng ta có thể nghiên cứu điều đó
  • 8:43 - 8:45
    thông qua việc ngáp lây lan.
  • 8:45 - 8:47
    Con người ngáp khi những người khác ngáp.
  • 8:47 - 8:49
    Và nó có liên quan đến sự đồng cảm.
  • 8:49 - 8:51
    Nó kích hoạt những khu vực giống nhau trong não.
  • 8:51 - 8:53
    Cũng như vậy, chúng ta biết rằng người mà hay bị ngáp lây
  • 8:53 - 8:55
    thì rất đồng cảm.
  • 8:55 - 8:57
    Những người có vấn đề với sự đồng cảm, như là trẻ em bị chứng tự kỷ
  • 8:57 - 8:59
    họ không có khă năng ngáp lây lan.
  • 8:59 - 9:01
    Và vì thế chúng có liên quan với nhau.
  • 9:01 - 9:04
    Và chúng tôi nghiên cứu vấn đề này ở loài tinh tinh bằng cách cho chúng thấy cái đầu hoạt hình.
  • 9:04 - 9:06
    Đó là những gì các bạn nhìn thấy ở bên trên phía trái
  • 9:06 - 9:08
    là một cái đầu hoạt hình đang ngáp.
  • 9:08 - 9:10
    Và có một con tinh tinh đang xem hoạt động này,
  • 9:10 - 9:13
    một con tinh tinh thật đang xem qua màn ảnh máy tính
  • 9:13 - 9:16
    mà trên đó chúng tôi cho chạy hình ảnh động này.
  • 9:20 - 9:22
    (Cười)
  • 9:22 - 9:24
    Ngáp lây lan
  • 9:24 - 9:26
    , các bạn có thể đều đã quen với việc này --
  • 9:26 - 9:29
    và có thể bạn cũng sẽ bắt đầu ngáp sớm thôi --
  • 9:29 - 9:32
    là điều gì đó mà bạn có thể chia sẻ với các loài động vật khác.
  • 9:32 - 9:35
    Và nó liên quan đến toàn bộ kênh cơ thể của sự đồng bộ hóa
  • 9:35 - 9:37
    là nền tảng cho sự đồng cảm
  • 9:37 - 9:40
    và điều này cơ bản rất phổ biến ở các loài động vật có vú.
  • 9:40 - 9:43
    Bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu những thể hiện phức tạp hơn. Đó là sự an ủi.
  • 9:43 - 9:46
    Đây là một con tinh tinh đực vừa thua trận và nó đang la hét,
  • 9:46 - 9:48
    và một con tinh tinh nhỏ khác đến và đặt một cánh tay vòng qua con tinh tinh đực này
  • 9:48 - 9:50
    và an ủi nó.
  • 9:50 - 9:53
    Đó là sự an ủi. Nó rất giống với sự an ủi ở con người.
  • 9:53 - 9:56
    Và hành vi an ủi,
  • 9:56 - 9:58
    được điều khiển bởi sự đồng cảm.
  • 9:58 - 10:01
    Thực sự thì phương pháp nghiên cứu sự đồng cảm ở trẻ em
  • 10:01 - 10:03
    là hướng dẫn một thành viên trong gia đình hành động như đang thất vọng
  • 10:03 - 10:05
    và rồi chúng thấy những gì mà đứa trẻ nhỏ làm.
  • 10:05 - 10:07
    Và vì thế nó liên quan đến sự đồng cảm,
  • 10:07 - 10:10
    và đó là những biểu hiện mà chúng ta thấy.
  • 10:10 - 10:13
    Gần đây chúng tôi cũng đã công bố một thí nghiệm mà các bạn có thể đã nghe nói đến.
  • 10:13 - 10:16
    Đó là về lòng vị tha và loài tinh tinh
  • 10:16 - 10:18
    mà câu hỏi đặt ra ở đó là, tinh tinh có quan tâm đến
  • 10:18 - 10:20
    lợi ích của ai đó khác hay không?
  • 10:20 - 10:22
    Và qua hàng thế kỷ, người ta cho rằng
  • 10:22 - 10:24
    chỉ có duy nhất loài người có thể làm được điều đó,
  • 10:24 - 10:27
    chỉ có duy nhất con người quan tâm đến lợi ích của một ai đó khác.
  • 10:27 - 10:29
    Chúng tôi đã thực hiện một thí nghiệm rất đơn giản.
  • 10:29 - 10:32
    Chúng tôi làm điều này trên loài tinh tinh sống ở Lawrnceville,
  • 10:32 - 10:34
    ở trạm thực địa Yerkes.
  • 10:34 - 10:36
    Và đó là cách chúng sống.
  • 10:36 - 10:39
    Chúng tôi mang chúng đến một căn phòng và thực hiện thí nghiệm với chúng.
  • 10:39 - 10:41
    Trong trường hợp này, chúng tôi để hai con tinh tinh kế bên nhau.
  • 10:41 - 10:44
    và một con có một giỏ đầy token, và những token này có ý nghĩa khác nhau.
  • 10:44 - 10:47
    Một loại token nghĩa là chỉ cho duy nhất con tinh tinh đã thực hiện lựa chọn được ăn,
  • 10:47 - 10:49
    loại token còn lại là cho ăn cả hai.
  • 10:49 - 10:52
    Đây là nghiên cứu chúng tôi đã làm với Vicky Horner.
  • 10:53 - 10:55
    Và bạn có ở đây token với hai màu khác nhau.
  • 10:55 - 10:57
    Chúng có một giỏ đầy token
  • 10:57 - 11:00
    và chúng phải chọn một trong số 2 màu.
  • 11:00 - 11:03
    Các bạn sẽ thấy chúng sẽ hành xử như thế nào.
  • 11:03 - 11:06
    Nếu con tinh tinh này có một sự lựa chọn ích kỷ
  • 11:06 - 11:09
    trong trường hợp này là chọn lấy token màu đỏ
  • 11:09 - 11:11
    nó cần phải đưa token cho chúng tôi.
  • 11:11 - 11:14
    Chúng tôi sẽ lấy token và đặt trên bàn nơi để hai phần thưởng thức ăn,
  • 11:14 - 11:17
    nhưng trong trường hợp này chỉ có con bên phải có thức ăn.
  • 11:17 - 11:19
    Con bên trái bỏ đi vì nó đã biết
  • 11:19 - 11:22
    rằng thí nghiệm này không có lợi cho nó.
  • 11:22 - 11:24
    Tiếp theo con tinh tinh lựa chọn token "ủng hộ xã hội".
  • 11:24 - 11:27
    Con tinh tinh thực hiện lựa chọn -- phần thú vị là ở đây --
  • 11:27 - 11:29
    đối với con thực hiện lựa chọn,
  • 11:29 - 11:31
    điều này thực sự không quan trọng.
  • 11:31 - 11:34
    Nó đưa cho chúng tôi token "ủng hộ xã hội" và cả hai con đều được ăn.
  • 11:34 - 11:37
    Con thực hiện lựa chọn luôn nhận được thức ăn.
  • 11:37 - 11:39
    Vì vậy điều này thực sự không quan trọng.
  • 11:39 - 11:41
    Và vì vậy, nó thực sự chỉ cần lựa chọn ngẫu nhiên.
  • 11:41 - 11:43
    Nhưng điều mà chúng tôi nhận thấy là
  • 11:43 - 11:45
    phần lớn chúng chọn những token mang ý nghĩa ủng hộ tính xã hội.
  • 11:45 - 11:48
    Đây là hàng 50% thể hiện ước tính ngẫu nhiên.
  • 11:48 - 11:51
    Và đặc biệt nếu con cộng sự gây chú ý, chúng sẽ chọn nhiều hơn.
  • 11:51 - 11:54
    và nếu con cộng sự gây áp lực đối với chúng --
  • 11:54 - 11:57
    nếu con cộng sự bắt đầu phun nước và uy hiếp chúng --
  • 11:57 - 12:00
    thì lựa chọn sẽ giảm.
  • 12:00 - 12:02
    Như thể là chúng nói,
  • 12:02 - 12:04
    "Nếu bạn không cư xử cho phải phép thì hôm nay tôi sẽ không ủng hộ bạn đâu."
  • 12:04 - 12:06
    Và đây là những gì xảy ra khi không có con cộng sự,
  • 12:06 - 12:08
    khi không có con cộng sự ngồi ở đó.
  • 12:08 - 12:10
    Và vì vậy chúng tôi nhận thấy rằng những con tinh tinh có quan tâm
  • 12:10 - 12:12
    đến lợi ích của ai đó --
  • 12:12 - 12:15
    đặc biệt khi đó là những thành viên trong nhóm của chúng.
  • 12:15 - 12:18
    Và thí nghiệm cuối cùng mà tôi muốn đề cập đến
  • 12:18 - 12:20
    là nghiên cứu của chúng tôi về sự công bằng.
  • 12:20 - 12:23
    Thí nghiệm này đã trở nên rất nổi tiếng.
  • 12:23 - 12:25
    Và hiện tại đang được nhân rộng hơn nữa,
  • 12:25 - 12:27
    vì sau khi chúng tôi thực hiện thí nghiệm này cách đây khoảng 10 năm trước,
  • 12:27 - 12:29
    nó đã trở nên rất nổi tiếng.
  • 12:29 - 12:31
    Ban đầu chúng tôi thực hiện thí nghiệm này với loài khỉ mũ.
  • 12:31 - 12:34
    Tôi sẽ cho các bạn thấy thí nghiệm đầu tiên mà chúng tôi đã tiến hành.
  • 12:34 - 12:37
    Bây giờ nó được thực hiện với loài chó và chim
  • 12:37 - 12:39
    và tinh tinh.
  • 12:39 - 12:43
    Nhưng cùng với Sarah Brosnan, chúng tôi đã bắt đầu với loài khỉ mũ.
  • 12:43 - 12:45
    Và để thực hiện,
  • 12:45 - 12:47
    chúng tôi đặt hai con khỉ mũ ngồi kế bên nhau.
  • 12:47 - 12:49
    Một lần nữa, loài động vật này, chúng sinh sống theo bầy đàn, và chúng biết nhau.
  • 12:49 - 12:52
    Chúng tôi tách chúng ra khỏi nhóm và mang chúng đến phòng thử nghiệm.
  • 12:52 - 12:54
    Và có một nhiệm vụ rất đơn giản
  • 12:54 - 12:56
    mà chúng phải thực hiện.
  • 12:56 - 12:59
    Ở nhiệm vụ này, nếu bạn đưa cho cả hai con dưa leo
  • 12:59 - 13:01
    hai con khỉ mũ ngồi kế bên nhau này,
  • 13:01 - 13:03
    sẵn sàng làm điều này 25 lần liên tiếp.
  • 13:03 - 13:07
    Mặc dù thực sự thì dưa leo chỉ có nước, theo quan điểm của tôi,
  • 13:07 - 13:10
    nhưng dưa leo thì hoàn toàn ổn với chúng.
  • 13:10 - 13:13
    Nếu các bạn đưa nho cho một con --
  • 13:13 - 13:15
    thức ăn yêu thích của loài khỉ mũ
  • 13:15 - 13:18
    tương ứng chính xác với mức giá trong siêu thị --
  • 13:18 - 13:21
    và nếu bạn đưa cho chúng nho -- loại thức ăn ngon gấp nhiều lần --
  • 13:21 - 13:24
    thì bạn sẽ tạo ra sự không công bằng giữa chúng.
  • 13:24 - 13:26
    Và đó là thí nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện.
  • 13:26 - 13:29
    Gần đây chúng tôi ghi hình thí nghiệm này với những con khỉ mới chưa bao giờ thực hiện nhiệm vụ kể trên,
  • 13:29 - 13:31
    với ý nghĩ rằng có thể chúng sẽ phản ứng mạnh hơn,
  • 13:31 - 13:33
    và hóa ra là đúng như vậy.
  • 13:33 - 13:35
    Con khỉ bên trái là con nhận được dưa leo
  • 13:35 - 13:38
    Con khỉ bên phải là con nhận được nho.
  • 13:38 - 13:40
    Con khỉ nhận được dưa leo
  • 13:40 - 13:42
    nhận thấy rằng miếng dưa leo đầu tiên là hoàn toàn ổn.
  • 13:42 - 13:45
    Nó ăn miếng đầu tiên.
  • 13:45 - 13:48
    Rồi nó thấy con kia nhận được nho, và các bạn sẽ thấy điều gì xảy ra.
  • 13:48 - 13:51
    Nó đưa cho chúng tôi viên đá. Đó là nhiệm vụ.
  • 13:51 - 13:54
    Và chúng tôi đưa cho nó một miếng dưa leo và nó ăn.
  • 13:54 - 13:57
    Con kia cần phải đưa cho chúng tôi một viên đá.
  • 13:57 - 14:00
    Và đó là những gì nó làm.
  • 14:00 - 14:03
    Nó lấy nho rồi ăn.
  • 14:03 - 14:05
    Con kia thấy điều đó.
  • 14:05 - 14:07
    Nó đưa cho chúng tôi viên đá.
  • 14:07 - 14:10
    nhận được, lại một lần nữa, dưa leo
  • 14:12 - 14:27
    (Cười)
  • 14:27 - 14:30
    Nó thử ném viên đá vào tường.
  • 14:30 - 14:32
    Nó cần đưa viên đá cho chúng tôi.
  • 14:32 - 14:35
    Và nó nhận được dưa leo tiếp.
  • 14:37 - 14:41
    (Cười)
  • 14:43 - 14:47
    Đây cơ bản là sự phản đối Wall Street mà bạn thấy ở đây.
  • 14:47 - 14:50
    (Cười)
  • 14:50 - 14:53
    (Vỗ tay)
  • 14:53 - 14:55
    Để tôi kể cho các bạn nghe --
  • 14:55 - 14:57
    Tôi vẫn còn hai phút nữa và cho phép tôi kể cho các bạn nghe một câu chuyện vui.
  • 14:57 - 14:59
    Nghiên cứu này đã trở nên rất nổi tiếng
  • 14:59 - 15:01
    và chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến,
  • 15:01 - 15:03
    đặc biệt là từ các nhà nhân chủng học, các nhà kinh tế,
  • 15:03 - 15:05
    và các triết gia.
  • 15:05 - 15:07
    Họ không thích thí nghiệm này chút nào.
  • 15:07 - 15:10
    Vì họ đã định trong đầu mình rằng, tôi tin,
  • 15:10 - 15:12
    rằng sự công bằng là một vấn đề rất phức tạp
  • 15:12 - 15:14
    và rằng động vật không thể có khả năng này.
  • 15:14 - 15:16
    Và một nhà triết học thậm chí viết cho chúng tôi rằng
  • 15:16 - 15:19
    loài khỉ không thể nào có tính công bằng được.
  • 15:19 - 15:22
    vì tính công bằng chỉ được phát hiện trong Cách Mạng Pháp.
  • 15:22 - 15:24
    (Cười)
  • 15:24 - 15:27
    Một người khác đã viết cả một chương
  • 15:27 - 15:31
    nói rằng anh ta tin rằng phải có cái gì đó liên quan đến sự công bằng
  • 15:31 - 15:33
    nếu con khỉ nhận được nho từ chối lấy nho.
  • 15:33 - 15:35
    Điều thú vị là Sarah Brosnan
  • 15:35 - 15:37
    người thực hiện thí nghiệm này với loài tinh tinh,
  • 15:37 - 15:39
    đã kết hợp một cặp tinh tinh
  • 15:39 - 15:42
    mà, con tinh tinh nhận được nho thực sự sẽ từ chối lấy nho
  • 15:42 - 15:44
    cho đến khi con kia cũng nhận được nho.
  • 15:44 - 15:47
    Vì vậy, chúng ta đang tiến rất gần đến với tính công bằng ở loài người.
  • 15:47 - 15:51
    Và tôi nghĩ rằng các nhà triết học cần suy nghĩ lại triết lý của họ một chút.
  • 15:51 - 15:53
    Thế nên cho phép tôi được tóm tắt lại.
  • 15:53 - 15:55
    Tôi tin rằng có một sự tiến hóa về đạo đức.
  • 15:55 - 15:57
    Tôi nghĩ rằng đạo đức còn to lớn hơn nhiều những gì mà tôi đã nói,
  • 15:57 - 16:00
    nhưng sẽ không thể nếu thiếu những yếu tố
  • 16:00 - 16:02
    mà chúng ta thấy ở những loài động vật linh trưởng khác
  • 16:02 - 16:04
    đó chính là sự đồng cảm và an ủi,
  • 16:04 - 16:07
    xu hướng ủng hộ xã hội, sự tương hỗ và tính công bằng.
  • 16:07 - 16:10
    Và vì vậy chúng tôi nghiên cứu về những vấn đề đặc biệt này
  • 16:10 - 16:13
    để thấy rằng chúng ta có thể tạo ra một nền đạo đức từ dưới lên, có thể nói như vậy,
  • 16:13 - 16:15
    không nhất thiết phải có liên hệ đến Chúa trời và tôn giáo,
  • 16:15 - 16:18
    và để thấy làm thế nào mà chúng ta có thể có một sự tiến hóa về đạo đức.
  • 16:18 - 16:21
    Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.
  • 16:21 - 16:30
    (Vỗ tay)
Title:
Hành vi đạo đức ở động vật
Speaker:
Frans de Waal
Description:

Sự đồng cảm, hợp tác, tính công bằng và tương hỗ -- quan tâm đến lợi ích của người khác dường như là một đặc điểm rất con người. Tuy nhiên, Frans de Waal chia sẻ một vài đoạn phim đáng ngạc nhiên về những thí nghiệm hành vi ở các động vật linh trưởng và các động vật có vú khác, qua đó cho thấy có bao nhiêu những đặc điểm đạo đức này mà con người chúng ta và chúng cùng sở hữu.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:31
Nhu PHAM accepted Vietnamese subtitles for Moral behavior in animals
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Moral behavior in animals
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for Moral behavior in animals
Dimitra Papageorgiou edited Vietnamese subtitles for Moral behavior in animals
Nhu PHAM edited Vietnamese subtitles for Moral behavior in animals
Thy Tran added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions

  • Revision 3 Edited (legacy editor)
    Dimitra Papageorgiou