Return to Video

Bjorn Lomborg đặt các ưu tiên cho thế giới

  • 0:00 - 0:04
    Điều mà tôi sắp trình bày thực sự là những vấn đề lớn nhất của thế giới.
  • 0:04 - 0:06
    Tôi sẽ không nói về cuốn 'Những nhà môi trường hay nghi ngờ'
  • 0:06 - 0:08
    -- có thể cũng rất hay.
  • 0:08 - 0:09
    (Tiếng cười)
  • 0:09 - 0:12
    Nhưng tôi sẽ trình bày về: điều gì đang là những vấn đề lớn nhất hiện nay?
  • 0:12 - 0:15
    Trước khi tiếp tục, xin được phép mời mọi người
  • 0:15 - 0:17
    lấy giấy bút ra
  • 0:17 - 0:20
    vì tôi sẽ nhờ các bạn giúp đỡ thực hiện công việc này.
  • 0:20 - 0:22
    Vì vậy hãy lấy ra một cái bút và tờ giấy.
  • 0:22 - 0:24
    Luận điểm chính là, có rất nhiều vấn đề đang tồn tại trên thế giới.
  • 0:24 - 0:26
    Tôi sẽ chỉ nêu tên một vài trong số đó.
  • 0:26 - 0:28
    Có 800 triệu người đang chết đói.
  • 0:28 - 0:30
    Một tỉ người không có nước sạch.
  • 0:30 - 0:32
    Hai tỉ người không được sống trong môi trường hợp vệ sinh.
  • 0:32 - 0:35
    Có vài triệu người đang chết vì HIV/AIDS.
  • 0:35 - 0:37
    Danh sách cứ kéo dài mãi.
  • 0:37 - 0:42
    Có 2 tỉ người sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu -- vân vân.
  • 0:42 - 0:44
    Có rất nhiều, rất nhiều vấn đề ngoài kia.
  • 0:44 - 0:48
    Trong một thế giới lý tưởng, chúng ta sẽ giải quyết hết tất cả, nhưng thực sự thì không thể.
  • 0:48 - 0:50
    Chúng ta không thật sự giải quyết hết được tất cả các vấn đề.
  • 0:50 - 0:54
    Và nếu chúng ta không làm được,
  • 0:54 - 0:57
    tôi cho rằng chúng ta cần tự hỏi --
  • 0:57 - 1:00
    chúng ta cần tự hỏi,
  • 1:00 - 1:02
    vấn đề nào ta sẽ giải quyết trước?
  • 1:02 - 1:04
    Và đó cũng chính là câu hỏi tôi muốn hỏi các bạn.
  • 1:04 - 1:09
    Nếu chúng ta có 50 tỉ đô trong 4 năm tới
  • 1:09 - 1:12
    để cải thiện thế giới, nên tiêu số tiền đó vào đâu?
  • 1:12 - 1:15
    Chúng ta đã xác định được 10 thách thức lớn nhất toàn cầu,
  • 1:15 - 1:17
    và tôi sẽ đọc qua tất cả.
  • 1:17 - 1:19
    Biến đổi khí hậu, bệnh dịch, xung đột, giáo dục,
  • 1:19 - 1:21
    bất ổn kinh tế, chính quyền và tham nhũng,
  • 1:21 - 1:24
    suy dinh dưỡng và nạn đói, di cư,
  • 1:24 - 1:27
    nguồn nước và vấn đề vệ sinh, hỗ trợ tài chánh và rào cản thương mại.
  • 1:27 - 1:29
    Chúng ta tin rằng danh sách này
  • 1:29 - 1:31
    bao gồm những vấn đề khó khăn nhất toàn cầu.
  • 1:31 - 1:33
    Câu hỏi rõ ràng là,
  • 1:33 - 1:35
    bạn nghĩ đâu là vấn đề lớn nhất?
  • 1:35 - 1:38
    Chúng ta bắt đầu giải quyết những vấn đề này từ đâu?
  • 1:38 - 1:40
    Nhưng đó là một câu hỏi sai.
  • 1:40 - 1:43
    Đó chính xác là câu hỏi xuất hiện tại Davos vào tháng Một.
  • 1:43 - 1:46
    Tuy nhiên, có vấn đề với việc yêu cầu mọi người tập trung vào các vấn đề.
  • 1:46 - 1:49
    Bởi vì ta không thể giải quyết các vấn đề.
  • 1:49 - 1:52
    Chắc chắn rằng vấn đề lớn nhất là chúng ta đều sẽ chết.
  • 1:52 - 1:54
    Và ta không có công nghệ để giải quyết vấn đề đó, đúng không?
  • 1:54 - 1:57
    Vì vậy, điểm mấu chốt ở đây không phải là ưu tiên các vấn đề,
  • 1:57 - 2:01
    mà là ưu tiên giải pháp cho các vấn đề.
  • 2:01 - 2:04
    Tất nhiên sẽ phức tạp hơn.
  • 2:04 - 2:06
    Giải quyết biến đổi khí hậu sẽ như nghị định thư Kyoto.
  • 2:06 - 2:09
    Bệnh dịch, có thể là cơ sở khám chữa bệnh hoặc màn chống muỗi.
  • 2:09 - 2:12
    Đối với xung đột, giải pháp sẽ là lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, vân vân.
  • 2:12 - 2:17
    Điều mà tôi muốn các bạn thử thực hiện
  • 2:17 - 2:20
    đó là chỉ trong 30 giây -- và tôi biết khá bất khả thi --
  • 2:20 - 2:22
    viết ra những điều bạn cho rằng
  • 2:22 - 2:24
    cần được ưu tiên nhất.
  • 2:24 - 2:27
    Và đồng thời viết ra
  • 2:27 - 2:30
    những điều chúng ta không nên làm trước tiên.
  • 2:30 - 2:32
    Điều gì sẽ nằm ở cuối danh sách?
  • 2:32 - 2:35
    Vui lòng, trong 30 giây, có thể trao đổi với người ngồi cạnh,
  • 2:35 - 2:37
    tìm ra những vấn đề chính
  • 2:37 - 2:39
    và những giải pháp chính
  • 2:39 - 2:41
    cho những vấn đề lớn nhất của thế giới.
  • 2:41 - 2:44
    Điều tuyệt vời của quá trình này -- tất nhiên
  • 2:44 - 2:46
    tôi cũng rất thích - đó là tôi chỉ có 18 phút,
  • 2:46 - 2:48
    tôi đã cho các bạn một phần thời gian đáng kể của tôi đúng không?
  • 2:48 - 2:52
    Tôi rất muốn thâm nhập và khơi dậy suy nghĩ của các bạn về quá trình này,
  • 2:52 - 2:54
    đó cũng là những gì chúng ta vừa làm.
  • 2:54 - 2:56
    Tôi đặc biệt khuyến khích các bạn suy nghĩ về,
  • 2:56 - 2:58
    và chắc chắc chúng ta sẽ thảo luận sau,
  • 2:58 - 3:00
    về cách chúng ta đặt ưu tiên như thế nào?
  • 3:00 - 3:02
    Tất nhiên, các bạn sẽ phải tự hỏi
  • 3:02 - 3:04
    tại sao từ trước tới nay chưa ai lên một danh sách như thế này?
  • 3:04 - 3:09
    Và một nguyên nhân nằm ở sự khó khăn khi đặt ưu tiên.
  • 3:09 - 3:11
    Không ai muốn làm việc này.
  • 3:11 - 3:14
    Đương nhiên, mọi tổ chức muốn đứng đầu một danh sách như thế.
  • 3:14 - 3:17
    Nhưng mọi tổ chức cũng đều không muốn phải xếp sau.
  • 3:17 - 3:21
    Vì có rất nhiều kẻ-đứng-sau trong danh sách
  • 3:21 - 3:24
    hơn là số kẻ đứng đầu,
  • 3:24 - 3:26
    đó cũng là điều dễ hiểu nếu không ai muốn lập một danh sách như vậy.
  • 3:26 - 3:28
    Liên hợp quốc đã tồn tại được gần 60 năm,
  • 3:28 - 3:31
    nhưng chúng ta chưa bao giờ thực sự lên một danh sách nền tảng
  • 3:31 - 3:33
    về tất cả những việc lớn ta có thể làm,
  • 3:33 - 3:36
    hoặc việc nào ta nên làm trước.
  • 3:36 - 3:39
    Điều này không có nghĩa là chúng ta không có bất kỳ sự ưu tiên nào --
  • 3:39 - 3:43
    mọi quyết định đều là một ưu tiên, thế nên đương nhiên ta vẫn đang xét ưu tiên
  • 3:43 - 3:46
    ngầm -- và cách này khó có thể sáng suốt
  • 3:46 - 3:48
    như khi chúng ta thực sự đặt ra ưu tiên,
  • 3:48 - 3:50
    đào sâu và trao đổi về nó.
  • 3:50 - 3:52
    Điều mà tôi đề xuất là
  • 3:52 - 3:56
    từ lâu ta đã có rất nhiều lựa chọn.
  • 3:56 - 3:58
    Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm,
  • 3:58 - 4:01
    nhưng ta không có bảng giá, không có kích cỡ.
  • 4:01 - 4:03
    Không biết bất cứ điều gì.
  • 4:03 - 4:06
    Tưởng tưởng bạn đi vào một nhà hàng và thấy một thực đơn rất đồ sộ,
  • 4:06 - 4:08
    nhưng không biết gì về giá cả.
  • 4:08 - 4:10
    Nếu bạn gọi pizza và không biết giá của nó,
  • 4:10 - 4:12
    nó có thể tốn 1 đô, hoặc 1000 đô.
  • 4:12 - 4:14
    Có thể là một pizza cỡ gia đình
  • 4:14 - 4:16
    hoặc cũng có thể là pizza cho một người ăn.
  • 4:16 - 4:18
    Chúng ta muốn biết những thông tin đó.
  • 4:18 - 4:20
    Và đó cũng là điều Hiệp ước Copenhagen đang cố gắng thực hiện --
  • 4:20 - 4:23
    định giá cho những vấn đề này.
  • 4:23 - 4:26
    Và cơ bản, đó cũng là quá trình của Hiệp ước Copenhagen.
  • 4:26 - 4:30
    Chúng ta có 30 nhà kinh tế đứng đầu thế giới, 3 đại diện mỗi khu vực.
  • 4:30 - 4:33
    3 nhà kinh tế hàng đầu thế giới viết về biến đổi khí hậu.
  • 4:33 - 4:36
    Ta có thể làm gì? Giá cần trả là gì?
  • 4:36 - 4:37
    Và việc đó đem lại lợi ích gì?
  • 4:37 - 4:39
    Tương tự đối với bệnh truyền nhiễm,
  • 4:39 - 4:42
    Ba trong số các chuyên gia hàng đầu thế giới thảo luận, ta có thể làm gì?
  • 4:42 - 4:43
    Giá là gì?
  • 4:43 - 4:46
    Chúng ta nên làm gì để thay đổi điều này, và kết quả sẽ là gì?
  • 4:46 - 4:47
    Và tương tự.
  • 4:47 - 4:49
    Các nhà kinh tế học hàng đầu thế giới,
  • 4:49 - 4:53
    tám nhà kinh tế học, bao gồm 3 người đoạt giải Nobel Kinh tế,
  • 4:53 - 4:56
    họp tại Copenhagen tháng 5 năm 2004.
  • 4:56 - 4:58
    Chúng tôi đặt tên cho họ là nhóm mơ ước.
  • 4:58 - 5:01
    Các trưởng khoa Đại học Cambridge quyết định gọi họ là
  • 5:01 - 5:03
    Real Madrid của ngành kinh tế học.
  • 5:03 - 5:05
    Điều đó rất có hiệu quả ở châu Âu nhưng không thực sự ở đây.
  • 5:05 - 5:09
    Họ về cơ bản lập được một danh sách với thứ tự ưu tiên.
  • 5:09 - 5:11
    Có thể bạn sẽ hỏi: tại sao lại là các nhà kinh tế học?
  • 5:11 - 5:13
    Và đương nhiên, tôi rất vui vì bạn đã hỏi câu đó -- (Tiếng cười) --
  • 5:13 - 5:15
    vì nó thực sự là một câu hỏi hay.
  • 5:15 - 5:18
    Điều đáng nói ở đây là, nếu bạn muốn tìm hiểu về bệnh sốt rét,
  • 5:18 - 5:20
    bạn hỏi một chuyên gia về sốt rét.
  • 5:20 - 5:22
    Nếu bạn muốn biết về khí hậu, bạn hỏi một nhà khí tượng.
  • 5:22 - 5:25
    Nhưng nếu bạn muốn biết nên giải quyết cái nào trước trong hai vấn đề,
  • 5:25 - 5:28
    bạn không thể hỏi ai trong số hai người vừa rồi -- vì đó không phải là nghề của họ.
  • 5:28 - 5:30
    Đó là việc của các nhà kinh tế học.
  • 5:30 - 5:31
    Họ đặt ra thứ tự ưu tiên.
  • 5:31 - 5:36
    Họ làm cái việc mà chúng ta cho là đáng ghê tởm, quyết định điều gì nên làm trước,
  • 5:36 - 5:38
    điều gì làm sau.
  • 5:38 - 5:41
    Và đây chính là danh sách, đây chính là thứ tôi muốn chia sẻ với các bạn.
  • 5:41 - 5:43
    Tất nhiên tất cả các bạn đều có thể xem trên website,
  • 5:43 - 5:46
    và chắc chắn chúng ta sẽ tiếp tục trao đổi về nó trong ngày hôm nay.
  • 5:46 - 5:48
    Họ về cơ bản lập ra một danh sách của những dự án,
  • 5:48 - 5:51
    trong đó có những dự án tồi
  • 5:51 - 5:54
    mà nếu anh đầu tư 1 đô, anh lấy lại được ít hơn 1 đô.
  • 5:54 - 5:58
    Còn có cả các dự án khá, dự án tốt và dự án xuất sắc.
  • 5:58 - 6:00
    Và tất nhiên, ta nên bắt đầu thực hiện từ những dự án xuất sắc.
  • 6:00 - 6:02
    Tôi sẽ đi ngược lại.
  • 6:02 - 6:04
    chúng ta đang có những dự án tốt nhất.
  • 6:04 - 6:06
    Đây là những cái tệ nhất.
  • 6:06 - 6:10
    Như bạn có thể thấy ở đáy danh sách là biến đổi khí hậu.
  • 6:10 - 6:14
    Nó làm mất lòng rất nhiều người, và đó có thể là một trong những thứ
  • 6:14 - 6:16
    người ta bảo tôi không nên nhắc lại.
  • 6:16 - 6:18
    Tôi thì lại rất thích nói về chuyện đó, rất đáng tò mò.
  • 6:18 - 6:20
    Tại sao nó xuất hiện ở đây?
  • 6:20 - 6:22
    Tôi sẽ quay lai điểm này
  • 6:22 - 6:24
    bởi vì nó là một trong những điểm thuộc danh sách của các bạn
  • 6:24 - 6:26
    mà chúng ta sẽ không đồng ý với nhau.
  • 6:26 - 6:29
    Lí do họ cho rằng nghị định thư Kyoto --
  • 6:29 - 6:31
    hay những việc quy mô lớn hơn nghị định thư Kyoto -- là một việc làm không tốt
  • 6:31 - 6:33
    là bởi vì nó không hiệu quả.
  • 6:33 - 6:35
    Không phải không có nóng lên toàn cầu
  • 6:35 - 6:37
    Không phải nóng lên toàn cầu không là một vấn đề lớn.
  • 6:37 - 6:39
    Họ cho rằng những điều chúng ta đang làm
  • 6:39 - 6:42
    là rất ít ỏi, và phải trả một giá quá cao.
  • 6:42 - 6:46
    Họ cho thấy với các mô hình kinh tế vĩ mô trung bình,
  • 6:46 - 6:51
    nếu mọi người đều đồng ý, nghị định thư Kyoto sẽ tốn khoảng 150 tỉ đô la mỗi năm.
  • 6:51 - 6:53
    Một số tiền đáng kể.
  • 6:53 - 6:55
    Gấp 2 đến 3 lần số trợ cấp phát triển
  • 6:55 - 6:57
    ta cung cấp cho các nước Thế giới Thứ ba mỗi năm.
  • 6:57 - 6:59
    Song khoản tiền đó làm được rất ít.
  • 6:59 - 7:03
    Mọi mô hình cho thấy tới năm 2100 nó sẽ đẩy lùi sự nóng lên khoảng 6 năm.
  • 7:03 - 7:07
    Vì thế, người dân ở Bangladesh thay vì bị lũ năm 2100 có thể đợi đến 2106.
  • 7:07 - 7:09
    Khá tốt, nhưng không phải rất tốt.
  • 7:09 - 7:14
    Chúng ta tốn quá nhiều tiền bạc để đem lại quá ít lợi ích.
  • 7:14 - 7:16
    Để cung cấp cho các bạn một sự tham khảo,
  • 7:16 - 7:18
    Liên hợp quốc ước tính với nửa số tiền đó,
  • 7:18 - 7:20
    khoảng 75 tỉ đô mỗi năm,
  • 7:20 - 7:23
    chúng ta có thể giải quyết mọi vấn đề cơ bản trên thế giới.
  • 7:23 - 7:26
    Ta có thể cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh, dịch vụ y tế
  • 7:26 - 7:29
    và giáo dục tới mọi con người trên hành tinh.
  • 7:29 - 7:33
    Hãy tự hỏi bản thân chúng ta, ta có muốn dành gấp đôi số tiền đó
  • 7:33 - 7:34
    để làm một việc nhỏ bé như thế?
  • 7:34 - 7:37
    Hay một nửa khoản tiền đó để làm những điều tốt đẹp khác?
  • 7:37 - 7:40
    Đó chính là lí do nó trở thành một dự án hỏng.
  • 7:40 - 7:43
    Song điều này không có nghĩa là nếu có rất nhiều tiền ta không muốn thực hiện nó.
  • 7:43 - 7:47
    Mà là khi chúng ta không làm, đơn giản là vì nó không thuộc ưu tiên tối cao của ta.
  • 7:47 - 7:50
    Những dự án khá -- lưu ý tôi sẽ không nhận xét hết --
  • 7:50 - 7:54
    ngoại trừ bệnh truyền nhiễm, quy mô các dịch vụ y tế cơ bản - đưa vào
  • 7:54 - 7:57
    đơn giản vì quy mô dịch vụ y tế là một điều rất tốt.
  • 7:57 - 8:00
    Nó sẽ rất hữu dụng nhưng cũng rất tốn kém.
  • 8:00 - 8:02
    Một lần nữa, nó nhắc ta rằng
  • 8:02 - 8:04
    bỗng nhiên ta bắt đầu cân nhắc hai bên của đẳng thức.
  • 8:04 - 8:08
    Nếu bạn xem xét, có thể thấy có rất nhiều các dự án tốt về vệ sinh và nước sạch
  • 8:08 - 8:10
    Xin nhắc lại, vấn đề vệ sinh và nước sạch là rất quan trọng,
  • 8:10 - 8:13
    nhưng cũng tốn kém về cơ sở hạ tầng.
  • 8:13 - 8:15
    Giờ tôi muốn trình bày về bốn ưu tiên hàng đầu
  • 8:15 - 8:18
    những vấn đề nên được giải quyết đầu tiên
  • 8:18 - 8:21
    khi ta thảo luận về cách đương đầu với các vấn đề của thế giới.
  • 8:21 - 8:25
    Vấn đề thứ 4 là bệnh sốt rét - giải quyết sốt rét.
  • 8:25 - 8:29
    Có khoảng vài triệu người mắc bệnh mỗi năm.
  • 8:29 - 8:33
    Nó có thể tốn kém một số phần trăm GDP
  • 8:33 - 8:35
    mỗi năm của những nước bị ảnh hưởng.
  • 8:35 - 8:39
    Nếu ta đầu tư 13 tỉ đô trong 4 năm tiếp theo,
  • 8:39 - 8:41
    ta có thể giảm mức ảnh hưởng xuống còn một nửa.
  • 8:41 - 8:44
    Ta có thể tránh cho 500 nghìn người không phải chết,
  • 8:44 - 8:47
    quan trọng hơn, khoảng 1 tỉ người không
  • 8:47 - 8:48
    bị lây nhiễm mỗi năm.
  • 8:48 - 8:50
    Ta có thể tăng đáng kể khả năng
  • 8:50 - 8:53
    giải quyết các vấn đề khác của họ.
  • 8:53 - 8:56
    Tất nhiên, về lâu về dài, sẽ giải quyết sự ấm lên toàn cầu.
  • 8:57 - 9:00
    Vấn đề thứ 3 là tự do thương mại.
  • 9:00 - 9:03
    Về cơ bản, mô hình cho thấy nếu ta có thể có tự do thương mại,
  • 9:03 - 9:06
    và đặc biệt cắt giảm trợ cấp ở Mỹ và châu Âu,
  • 9:06 - 9:10
    chúng ta có thể làm vực nền kinh tế toàn cầu.
  • 9:10 - 9:14
    lên tới con số đáng kinh ngạc là 2,400 tỉ đô mỗi năm,
  • 9:14 - 9:16
    một nửa trong số đó sẽ đi tới Thế giới Thứ ba.
  • 9:16 - 9:19
    Một lần nữa nhắc lại, ta có thể đưa
  • 9:19 - 9:22
    hai tới ba trăm triệu người thoát nghèo,
  • 9:22 - 9:25
    rất nhanh chóng, trong vòng 2 tới 5 năm.
  • 9:25 - 9:27
    Đó là việc hữu ích thứ 3 ta có thể làm.
  • 9:27 - 9:31
    Việc thứ hai là tập trung vào suy dinh dưỡng.
  • 9:31 - 9:34
    Không phải suy dinh dưỡng chung chung mà có một cách đỡ tốn kém hơn
  • 9:34 - 9:37
    để xử lý suy dinh dưỡng, hay thiếu vi chất dinh dưỡng.
  • 9:37 - 9:40
    Một nửa thế giới đang thiếu
  • 9:40 - 9:42
    sắt, kẽm, i-ốt và vitamin A.
  • 9:42 - 9:44
    Nếu đầu tư 12 tỉ đô
  • 9:44 - 9:47
    chúng ta có thể giải quyết phần lớn vấn đề.
  • 9:47 - 9:50
    Đó là điều hữu ích thứ hai.
  • 9:50 - 9:55
    Về kế hoạch tốt nhất sẽ tập trung vào HIV/AIDS.
  • 9:55 - 9:59
    Nếu đầu tư 27 tỉ đô trong vòng 8 năm,
  • 9:59 - 10:03
    ta có thể ngăn chặn 28 triệu ca HIV/AIDS.
  • 10:03 - 10:07
    Điều này tập trung vào việc
  • 10:07 - 10:10
    có hai cách giải quyết HIV/AIDS.
  • 10:10 - 10:13
    Một là chữa trị, cách còn lại là phòng chống.
  • 10:13 - 10:16
    Tại thế giới lý tưởng ta sẽ làm cả hai.
  • 10:16 - 10:19
    Nhưng trong một thế giới mà ta không thể làm cả hai, hoặc không thể làm tốt
  • 10:19 - 10:23
    ít nhất chúng ta cần tự hỏi nên đầu tư vào đâu trước.
  • 10:23 - 10:26
    Điều trị tốn kém hơn phòng tránh rất, rất nhiều.
  • 10:26 - 10:30
    Về cơ bản, điều này tập trung vào hiện thực rằng chúng ta có thể làm nhiều hơn
  • 10:30 - 10:32
    bằng cách đầu tư vào phòng chống bệnh.
  • 10:32 - 10:34
    Với số tiền chúng ta đang chi tiêu,
  • 10:34 - 10:37
    chúng ta có thể sử dụng chúng hữu ích gấp X lần trong việc điều trị,
  • 10:37 - 10:40
    và 10 lần trong việc phòng chống bệnh.
  • 10:40 - 10:43
    Vì vậy, trước hết chúng ta cần tập trung vào phòng bệnh
  • 10:43 - 10:44
    hơn là chữa bệnh.
  • 10:44 - 10:48
    Điều này thực sự gây nhiều suy nghĩ về các ưu tiên của chúng ta.
  • 10:48 - 10:52
    Tôi muốn bạn xem lại danh sách của bản thân và hỏi
  • 10:52 - 10:54
    liệu mình đã tìm đúng chưa?
  • 10:54 - 10:56
    Hay cũng gần gần như những gì chúng ta có ở đây?
  • 10:56 - 11:00
    Dĩ nhiên sẽ tồn tại biến đổi khí hậu.
  • 11:00 - 11:03
    Tôi thấy rất nhiều người cho rằng chúng ta không nên giải quyết cái đó.
  • 11:03 - 11:05
    Chúng ta nên giải quyết biến đổi khí hậu.
  • 11:05 - 11:08
    nếu không vì lí do nào khác thì đơn giản là vì đó là một vấn đề lớn.
  • 11:08 - 11:11
    Nhưng tất nhiên, chúng ta không xử lý hết được tất cả.
  • 11:11 - 11:13
    Có quá nhiều vấn đề thế giới đang phải đối mặt.
  • 11:13 - 11:17
    Và tôi muốn chắc chắn rằng, khi chúng ta thực sự tập trung vào các vấn đề,
  • 11:17 - 11:19
    chúng ta tập trung vào đúng thứ cần tập trung.
  • 11:19 - 11:22
    Những thứ mà ta có thể cải thiện đáng kể chứ không chỉ là một chút tiến bộ.
  • 11:22 - 11:25
    Và tôi cho rằng, thực ra -- Thomas Schelling,
  • 11:25 - 11:29
    một trong số các thành viên của đội mơ ước, ông ta đã nói rất chính xác rằng
  • 11:29 - 11:32
    Một trong những thứ mà mọi người quên mất, đó là trong 100 năm nữa,
  • 11:32 - 11:35
    khi mà chúng ta đang bàn luận về các hậu quả của biến đổi khí hậu,
  • 11:35 - 11:37
    người ta đã trở nên giàu hơn rất, rất nhiều.
  • 11:37 - 11:41
    Ngay cả những viễn cảnh tồi tệ nhất mà LHQ đưa ra
  • 11:41 - 11:44
    ước lượng rằng một người trung bình ở những nước đang phát triển năm 2100
  • 11:44 - 11:46
    sẽ giàu có như chúng ta bây giờ.
  • 11:46 - 11:50
    Rất có thể họ sẽ giàu hơn chúng ta bây giờ hai đến bốn lần.
  • 11:50 - 11:52
    Và đương nhiên, chúng ta sẽ còn giàu có hơn thế nữa.
  • 11:52 - 11:56
    Có nghĩa là, khi chúng ta nói về cứu giúp
  • 11:56 - 11:59
    người dân Bangladesh vào năm 2100
  • 11:59 - 12:01
    chúng ta không nói về một Bangladesh nghèo nàn lạc hậu.
  • 12:01 - 12:03
    Chúng ta đang nói về những người khá giàu có.
  • 12:03 - 12:05
    Và đương nhiên,
  • 12:05 - 12:09
    chúng ta có muốn giành một số tiền khổng lồ để giúp một phần nhỏ bé
  • 12:09 - 12:11
    cho một đại gia sống sau chúng ta 100 năm?
  • 12:11 - 12:16
    Hay chúng ta muốn giúp những người thực sự khốn khổ ở Bangladesh bây giờ?
  • 12:16 - 12:19
    ai đang thực sự cần được giúp đỡ, và ai chúng ta có thể giúp đỡ mà không tốn kém?
  • 12:19 - 12:24
    Hay theo như Schelling, tưởng tượng nếu bạn trở thành một đại gia -- vì chắc chắn sẽ thành --
  • 12:24 - 12:29
    một đại gia người Hoa, người Bolivian, người Congo năm 2100
  • 12:29 - 12:35
    nghĩ lại về năm 2005 và nói, "Thật kỳ cục khi họ quá quan tâm
  • 12:35 - 12:39
    để giúp đỡ tôi chút đỉnh bằng cách ngăn chặn biến đổi khí hậu,
  • 12:39 - 12:43
    trong khi gần như không đoái hoài giúp đỡ ông cha,
  • 12:43 - 12:46
    tổ tiên của tôi, những người mà họ có thể giúp đỡ nhiều hơn,
  • 12:46 - 12:49
    và cần giúp đỡ hơn rất nhiều?"
  • 12:49 - 12:52
    Điều này giải thích tại sao
  • 12:52 - 12:54
    chúng ta cần rõ ràng về các ưu tiên trước mắt.
  • 12:54 - 12:57
    Ngay cả khi điều đó không tuân theo cách chúng ta nhìn nhận vấn đề.
  • 12:57 - 13:02
    Đương nhiên là bởi vì biến đổi khí hậu có rất nhiều viễn cảnh tươi sáng.
  • 13:02 - 13:05
    "Vì một ngày mai tốt đẹp hơn" - rất tuyệt, đúng không?
  • 13:05 - 13:08
    Đây là một cuốn phim tuyệt vời
  • 13:08 - 13:11
    tôi chắc chắn muốn xem nó, nhưng không hi vọng Emmerich
  • 13:11 - 13:14
    sẽ để Brad Pitt
  • 13:14 - 13:16
    đi đào hố tiêu ở Tanzania trong bộ phim sắp tới của anh ta. (Tiếng cười)
  • 13:16 - 13:18
    Nó đơn giản là không hợp với điện ảnh.
  • 13:18 - 13:20
    Vì vậy, tôi cho rằng Hiệp ước Copenhagen
  • 13:20 - 13:22
    và những thảo luận về ưu tiên
  • 13:22 - 13:25
    cũng giống như một cách bào chữa cho những vấn đề không gây hứng thú.
  • 13:25 - 13:29
    Phải đảm bảo mọi người hiểu rằng đây không phải chỉ để chúng ta thấy hài lòng
  • 13:29 - 13:34
    không phải chỉ để thu hút báo chí,
  • 13:34 - 13:37
    mà là làm sao làm được nhiều việc thiện nhất.
  • 13:37 - 13:40
    Những mối ngăn trở khác, tôi nghĩ cũng nên nói ra,
  • 13:40 - 13:44
    đó là dường như tôi - hay dường như chúng ta - đang lựa chọn sai.
  • 13:44 - 13:46
    Đương nhiên chúng ta nên xử lý tất cả,
  • 13:46 - 13:48
    trong một xã hội lý tưởng -- tôi chắc chắn sẽ đồng ý.
  • 13:48 - 13:50
    Tôi nghĩ chúng ta nên giải quyết mọi vấn đề, nhưng chúng ta không thể.
  • 13:50 - 13:54
    Năm 1970, các nước phát triển quyết định chi
  • 13:54 - 14:00
    gấp đôi số tiền chúng ta đang chi bây giờ cho những nước đang phát triển.
  • 14:00 - 14:02
    Từ đó đến nay số trợ cấp đó đã giảm còn một nửa.
  • 14:02 - 14:05
    Không phải vì bất thình lình
  • 14:05 - 14:07
    mọi vấn đề đều được giải quyết.
  • 14:07 - 14:10
    Tương tự, mọi người nói, thế còn chiến tranh Iraq thì sao?
  • 14:10 - 14:12
    Chúng ta tốn 100 tỉ đô.
  • 14:12 - 14:14
    Tại sao không đem số tiền đó đi cải thiện thế giới?
  • 14:14 - 14:15
    Tôi ủng hộ tất cả những điều đó.
  • 14:15 - 14:17
    Nếu ai đó có thể thuyết phục Bush đi làm chuyện đó, được thôi.
  • 14:17 - 14:19
    Nhưng điểm mấu chốt ở đây vẫn là
  • 14:19 - 14:21
    nếu ta có 100 tỉ đô nữa,
  • 14:21 - 14:24
    ta vẫn muốn đem dùng nó một cách hợp lí nhất, đúng không?
  • 14:24 - 14:26
    Vấn đề cốt lõi nằm ở việc chúng ta tự vấn bản thân
  • 14:26 - 14:28
    đâu mới là những ưu tiên xác đáng.
  • 14:28 - 14:32
    Như tôi mới đề cập ở trên, đây có phải là danh sách chính xác không?
  • 14:32 - 14:35
    Khi bạn hỏi các nhà kinh tế hàng đầu,
  • 14:35 - 14:38
    bạn chắc chắn sẽ gặp một người Mỹ da trắng già dặn.
  • 14:38 - 14:40
    Và họ không chắc chắn là có cái nhìn
  • 14:40 - 14:44
    toàn diện về thế giới.
  • 14:44 - 14:46
    Vì thế, chúng tôi đã mời 80 người từ khắp nơi trên thế giới
  • 14:46 - 14:48
    cùng giải quyết một vấn đề.
  • 14:48 - 14:52
    Hai yêu cầu duy nhất là họ đang nghiên cứu tại đại học
  • 14:52 - 14:54
    và nói tiếng Anh
  • 14:54 - 14:57
    Đa số đó đến từ những nước đang phát triển.
  • 14:57 - 14:59
    Họ có vốn tư liệu như nhau nhưng có thể đi rất xa
  • 14:59 - 15:02
    vượt ngoài tầm của vấn đề thảo luận, và họ chắc chắn đã làm thế,
  • 15:02 - 15:04
    để tự thiết lập danh sách của bản thân.
  • 15:04 - 15:06
    Điều đáng ngạc nhiên là các danh sách rất giống nhau --
  • 15:06 - 15:09
    gồm suy dinh dưỡng và bệnh dịch đứng đầu
  • 15:09 - 15:11
    và biến đổi khí hậu cuối cùng.
  • 15:11 - 15:12
    Chúng tôi đã tiến hành như thể rất nhiều lần
  • 15:12 - 15:15
    với nhiều hội thảo khác, các sinh viên khác và các thứ khác.
  • 15:15 - 15:18
    Họ đều đưa ra một danh sách không khác nhau là mấy.
  • 15:18 - 15:22
    Điều đó cho phép tôi tin tưởng
  • 15:22 - 15:27
    rằng có một cách để chúng ta cùng bắt đầu suy nghĩ về các ưu tiên.
  • 15:27 - 15:29
    và các vấn đề quan trọng của thế giới.
  • 15:29 - 15:32
    Tât nhiên, trong xã hội lý tưởng, chúng ta sẽ muốn giải quyết mọi thứ.
  • 15:32 - 15:36
    Nhưng chúng ta không thể, khi đó ta nên bắt đầu nghĩ xem nên bắt đầu từ đâu?
  • 15:36 - 15:38
    Tôi cho rằng Hiệp ước Copenhagen là một quá trình.
  • 15:38 - 15:40
    Chúng tôi tiến hành nó năm 2004,
  • 15:40 - 15:41
    và chúng tôi muốn kêu gọi nhiều người hơn nữa,
  • 15:41 - 15:45
    thu thập được nhiều thông tin bổ ích hơn nữa cho năm 2008, 2012.
  • 15:45 - 15:47
    TÌm ra con đường đúng đắn cho thế giới.
  • 15:47 - 15:50
    Nhưng để bắt đầu nghĩ về bộ ba chính trị.
  • 15:50 - 15:52
    Đề bắt đầu nghĩ về việc tuyên bố "Đừng làm
  • 15:52 - 15:55
    những điều cỏn con với giá ngất ngưởng
  • 15:55 - 15:57
    hay những điều chúng ta không biết làm,
  • 15:57 - 16:00
    mà hãy làm những việc đem lại lợi ích lớn lao
  • 16:00 - 16:04
    với chi phí rất thấp, ngay bây giờ.
  • 16:04 - 16:06
    Cuối ngày hôm nay, các bạn có thể không đồng tình
  • 16:06 - 16:08
    với cuộc thảo luận về các bước lập ưu tiên như thế nào,
  • 16:08 - 16:11
    nhưng chúng ta đều phải thẳng thắn nói rằng
  • 16:11 - 16:13
    nếu có điều gì chúng ta thực hiện, thì cũng có những điều khác ta không thực hiện.
  • 16:14 - 16:16
    Nếu chúng ta lo lắng quá nhiều về một số thứ,
  • 16:16 - 16:18
    chúng ta sẽ chết vì không lo cho những thứ khác.
  • 16:18 - 16:20
    Tôi mong rằng điều này sẽ giúp chúng ta đặt ưu tiên hiệu quả hơn,
  • 16:20 - 16:22
    và suy nghĩ về cách xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.
  • 16:22 - 16:23
    Cảm ơn.
Title:
Bjorn Lomborg đặt các ưu tiên cho thế giới
Speaker:
Bjorn Lomborg
Description:

Có trong tay 50 tỉ đô la, bạn sẽ giải quyết đại dịch AIDS hay sự nóng lên toàn cầu trước? Nhà khoa học chính trị người Đan Mạch Bjorn Lomborg đưa ra một số câu trả lời đáng ngạc nhiên.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
16:24
Thach Thao Nguyen Phuc added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions