Return to Video

Chimamanda Adichie : Sự nguy hiểm của những câu chuyện phiến diện

  • 0:00 - 0:02
    Tôi là một người kể chuyện
  • 0:02 - 0:05
    Và tôi muốn kể cho bạn nghe một vài câu chuyện của riêng tôi
  • 0:05 - 0:10
    về cái mà tôi gọi là "Sự nguy hiểm của những câu chuyện phiến diện"
  • 0:10 - 0:14
    Tôi lớn lên trong khuôn viên của một trường đại học ở miền Đông Nigeria.
  • 0:14 - 0:17
    Mẹ tôi bảo rằng tôi bắt đầu đọc sách lúc hai tuổi,
  • 0:17 - 0:22
    mặc dù tôi nghĩ bốn thì nghe có vẻ hợp lý hơn.
  • 0:22 - 0:24
    Thế nên tôi biết đọc sớm. Và những cái tôi đọc
  • 0:24 - 0:27
    là những cuốn sách cho thiếu nhi từ Anh và Mỹ.
  • 0:27 - 0:30
    Tôi cũng là một người viết sớm.
  • 0:30 - 0:34
    Và khoảng 7 tuổi, khi tôi bắt đầu viết
  • 0:34 - 0:36
    những câu chuyện bằng bút chì với tranh minh họa bằng chí màu
  • 0:36 - 0:39
    mà người mẹ tội nghiệp của tôi luôn bị ép đọc,
  • 0:39 - 0:43
    Tôi viết lại chính xác những câu chuyện mà mình đang đọc.
  • 0:43 - 0:48
    Tất cả những nhân vật của tôi đều là da trắng và mắt xanh
  • 0:48 - 0:50
    Họ chơi với tuyết.
  • 0:50 - 0:52
    Họ ăn táo.
  • 0:52 - 0:54
    (Tiếng cười)
  • 0:54 - 0:56
    Và họ nói nhiều về thời tiết
  • 0:56 - 0:58
    Đẹp làm sao khi cuối cùng cũng có chút nắng.
  • 0:58 - 1:00
    (Tiếng cười)
  • 1:00 - 1:03
    Lúc đó, điều đó xảy ra mặc dù tôi sống tại Nigeria.
  • 1:03 - 1:07
    Tôi chưa bao giờ rời Nigeria cả.
  • 1:07 - 1:10
    Chúng tôi không có tuyết. Chúng tôi ăn xoài.
  • 1:10 - 1:12
    Và chúng tôi cũng chẳng bao giờ nói về thời tiết,
  • 1:12 - 1:14
    bởi vì chẳng cần phải làm như thế.
  • 1:14 - 1:17
    Nhân vật của tôi uống nhiều bia gừng
  • 1:17 - 1:19
    bởi vì những nhân vật trong những cuốn truyện Anh mà tôi đọc
  • 1:19 - 1:21
    cũng uống bia gừng
  • 1:21 - 1:24
    mà tôi cũng chẳng bận tâm tôi có biết bia gừng là gì không.
  • 1:24 - 1:25
    (Tiếng cười)
  • 1:25 - 1:28
    Và nhiều năm sau đó, I vẫn thèm muốn đến tột cùng
  • 1:28 - 1:30
    được nếm xem thử bia gừng vị thế nào.
  • 1:30 - 1:32
    Nhưng đó lại là một câu chuyện khác.
  • 1:32 - 1:34
    Cái được phản ánh ở đây, tôi nghĩ,
  • 1:34 - 1:37
    là chúng ta rất dễ bị tác động và chi phối khi chúng ta
  • 1:37 - 1:39
    đối mặt với một câu chuyện,
  • 1:39 - 1:41
    đặc biệt khi còn là những đứa trẻ con.
  • 1:41 - 1:43
    Bởi tất cả những thứ tôi đọc đều là sách
  • 1:43 - 1:45
    về những người ngoại quốc,
  • 1:45 - 1:47
    tôi đã tin rằng trong sách,
  • 1:47 - 1:50
    như thể trong chính bản chất của chúng, luôn phải có những người ngoại quôc,
  • 1:50 - 1:52
    và phải viết về những thứ mà
  • 1:52 - 1:55
    bản thân tôi không hề biết đến.
  • 1:55 - 1:59
    Lúc ấy, nhiều điều thay đổi khi tôi phát hiện ra những cuốn sách về Châu Phi.
  • 1:59 - 2:01
    Không có sẵn nhiều sách như vậy. Và chúng cũng không phải
  • 2:01 - 2:03
    dễ mà tìm được như những cuốn sách ngoại kia.
  • 2:03 - 2:07
    Nhưng nhờ những nhà văn như Chinua Achebe và Camara Laye
  • 2:07 - 2:09
    tôi cảm nhận được sự thay đổi trong cảm quan của mình
  • 2:09 - 2:11
    về văn học.
  • 2:11 - 2:13
    Tôi nhận ra những người như tôi,
  • 2:13 - 2:15
    những người con gái với nước da màu sô-cô-la,
  • 2:15 - 2:18
    và mái tóc xoăn không thể thắt kiểu đuôi ngựa,
  • 2:18 - 2:20
    cũng có thể sống trong văn học.
  • 2:20 - 2:24
    Tôi bắt đầu viết về những thứ mà tôi thực sự biết đến.
  • 2:24 - 2:28
    Bất giờ, tôi yêu những quyển sách từ Anh và Mỹ mà tôi đã đọc.
  • 2:28 - 2:32
    Chúng khơi gợi trí tưởng tượng. Chúng mở ra những thế giới mới cho tôi.
  • 2:32 - 2:34
    Nhưng một hậu quả không ngờ đến
  • 2:34 - 2:36
    chính là tôi không hề biết những người như tôi
  • 2:36 - 2:38
    có thể tồn tại trong văn học.
  • 2:38 - 2:42
    Vì vậy, việc khám phá ra những nhà văn châu Phi đã cho tôi một cái ơn:
  • 2:42 - 2:45
    Nó đã giúp tôi tránh khỏi câu chuyện phiến diện
  • 2:45 - 2:47
    về những cuốn sách.
  • 2:47 - 2:50
    Tôi đến từ một gia đình bình thường, trung lưu ở Nigeria.
  • 2:50 - 2:52
    Bố tôi là một giáo sư.
  • 2:52 - 2:55
    Mẹ tôi là một nhà quản lý.
  • 2:55 - 2:58
    Và như một chuyện bình thường, chúng tôi cũng có
  • 2:58 - 3:03
    những người giúp việc đến từ những làng quê lân cận.
  • 3:03 - 3:07
    Và vào năm tôi lên tám, nhà chúng tôi có một thằng bé giúp việc mới.
  • 3:07 - 3:09
    Tên cậu ta là Fide.
  • 3:09 - 3:12
    Điều duy nhất mẹ nói với tôi về cậu ta
  • 3:12 - 3:15
    là nhà cậu ta nghèo lắm.
  • 3:15 - 3:17
    Mẹ tôi cho nhà cậu ta khoai lang và gạo
  • 3:17 - 3:20
    và quần áo cũ.
  • 3:20 - 3:22
    Và khi tôi không ăn hết phần cơm tối của mình, mẹ tôi hay bảo
  • 3:22 - 3:27
    "Ăn hết đi! Con không biết là những người như nhà của Fide không có gì để ăn sao? "
  • 3:27 - 3:31
    Và tôi cảm thấy vô cùng thương tiếc cho gia đình của Fide.
  • 3:31 - 3:34
    Và rồi một buổi sáng thứ 7, chúng tôi đến thăm làng của cậu ta.
  • 3:34 - 3:38
    Và mẹ cậu đã cho tôi thấy một cái rỗ trang trí hoa văn rất đẹp.
  • 3:38 - 3:41
    được làm từ cây cọ nhuộm, mà anh trai cậu mới vừa làm.
  • 3:41 - 3:43
    Tôi hoàn toàn sửng sốt.
  • 3:43 - 3:46
    Chưa bao giờ tôi nghĩ rằng một ai đó trong gia đình cậu
  • 3:46 - 3:49
    có thể thực sự làm ra một cái gì đó.
  • 3:49 - 3:52
    Tất cả những gì tôi nghe về họ là họ nghèo lắm,
  • 3:52 - 3:54
    và tôi hoàn toàn không thể nhận ra ở họ
  • 3:54 - 3:57
    một cái gì khác ngoài cái nghèo.
  • 3:57 - 4:01
    Câu chuyện phiến diện của tôi về họ chính là cái nghèo.
  • 4:01 - 4:03
    Nhiều năm sau, tôi vẫn ngẫm nghĩ điều đó khi tôi rời khỏi Nigeria
  • 4:03 - 4:06
    để học đại học ở Mỹ.
  • 4:06 - 4:08
    Tôi đã 19 tuổi lúc đó.
  • 4:08 - 4:12
    Bạn cùng phòng của tôi hoàn toàn sốc khi gặp tôi.
  • 4:12 - 4:15
    Cô ấy hỏi tôi học tiếng Anh ở đâu mà có thể nói lưu loát như vậy,
  • 4:15 - 4:17
    và tỏ ra bối rối khi tôi nói rằng Nigeria
  • 4:17 - 4:22
    là một nước nói tiếng Anh.
  • 4:22 - 4:26
    Cô ấy ngỏ ý muốn nghe những gì mà cô ấy gọi là "âm nhạc bộ lạc"
  • 4:26 - 4:28
    và sau đó thì rất thất vọng
  • 4:28 - 4:30
    khi tôi mở nhạc Mariah Carey.
  • 4:30 - 4:33
    (Tiếng cười)
  • 4:33 - 4:35
    Cô ấy nghĩ rằng tôi không biết
  • 4:35 - 4:38
    dùng bếp.
  • 4:38 - 4:40
    Cái đáng nói chính là : cô ấy đã cảm thấy thương hại tôi
  • 4:40 - 4:42
    thậm chí trước khi cô ấy gặp tôi.
  • 4:42 - 4:46
    Cách đối xử mặc định mà cô ấy dành cho tôi - một người châu Phi,
  • 4:46 - 4:50
    có thể nói là một sự kẻ cả, có ý tốt, và đầy lòng thương tiếc.
  • 4:50 - 4:53
    Cô ấy có một câu chuyện phiến diện về châu Phi.
  • 4:53 - 4:56
    Một câu chuyện chỉ kể về thảm họa.
  • 4:56 - 4:58
    Trong cái câu chuyện ấy, không có chỗ
  • 4:58 - 5:02
    cho những người châu Phi giống cô ấy, ở bất kì điểm nào.
  • 5:02 - 5:05
    Không có chỗ cho những cảm xúc phức tạp hơn là lòng thương hại.
  • 5:05 - 5:09
    Không có chỗ cho sự kết giao như những con người bình đẳng.
  • 5:09 - 5:11
    Tôi phải nói rằng trước khi tôi đến Mỹ, tôi không hề nghĩ mình
  • 5:11 - 5:14
    là một người châu Phi.
  • 5:14 - 5:17
    Nhưng ở Mỹ, hễ Châu Phi được nhắc đến, người ta lại nhìn về tôi.
  • 5:17 - 5:21
    Mà không hề biết rằng có những nói như Namibia tôi chẳng hề biết.
  • 5:21 - 5:23
    Nhưng tôi thực sự đón nhận bản sắc mới này.
  • 5:23 - 5:26
    Giờ đây, tôi có thể thừa nhận rằng mình là một người châu Phi.
  • 5:26 - 5:28
    Mặc dù tôi vẫn thấy hơi bực mình khi
  • 5:28 - 5:30
    Châu Phi được nhắc đến như một đất nước.
  • 5:30 - 5:34
    Một chuyện xảy ra gần đây nhất, không có nó thì chuyến bay của tôi
  • 5:34 - 5:36
    từ Lagos cách đây 2 ngày sẽ thật tuyệt vời, đó là khi
  • 5:36 - 5:38
    có một lời thông báo trên chuyến bay Virgin
  • 5:38 - 5:43
    về công tác từ thiện ở "Ấn Độ, Châu Phi và các nước khác".
  • 5:43 - 5:44
    (Tiếng cười).
  • 5:44 - 5:48
    Vì vậy sau vài năm ở Mỹ, tôi - một người Châu Phi
  • 5:48 - 5:52
    thấy thông cảm cho cách cư xử của bạn cùng phòng với tôi.
  • 5:52 - 5:55
    Nếu tôi không lớn lên ở Nigeria, và nếu tất cả những gì tôi biết về Châu Phi
  • 5:55 - 5:57
    đều bắt nguồn từ những hình ảnh quen thuộc,
  • 5:57 - 6:00
    tôi cũng sẽ nghĩ đến Châu Phi như một nơi của
  • 6:00 - 6:04
    những cảnh đẹp, những con vật xinh xắn,
  • 6:04 - 6:06
    những con người khó hiểu
  • 6:06 - 6:09
    cứ chém giết nhau một cách vô nghĩa, chết vì cái nghèo và vì AIDS.
  • 6:09 - 6:12
    không thể cất lên tiếng nói của chính mình,
  • 6:12 - 6:14
    và luôn ngồi chờ
  • 6:14 - 6:17
    một người da trắng tốt bụng đến cứu vớt.
  • 6:17 - 6:19
    Tôi cũng sẽ nhìn người Châu Phi theo cái cách mà tôi
  • 6:19 - 6:23
    đã nhìn gia đình của Fide khi tôi còn nhỏ.
  • 6:23 - 6:27
    Tôi nghĩ câu chuyện phiến diện về Châu Phi nói cho cùng thì bắt nguồn từ văn học Phương Tây.
  • 6:27 - 6:29
    Đây là một trích dẫn từ
  • 6:29 - 6:32
    một tác phẩm của một Thương nhân từ Luân Đôn tên là John Locke,
  • 6:32 - 6:35
    người đã đi tàu đến Tây Phi năm 1561
  • 6:35 - 6:40
    và đã giữ lại những ghi chép đấy ấn tượng về chuyến đi này.
  • 6:40 - 6:42
    Sau khi gọi người Châu Phi da đen
  • 6:42 - 6:44
    là "những con quái vật không có nhà,"
  • 6:44 - 6:48
    ông ấy viết "Chúng nó cũng là những kẻ không đầu,
  • 6:48 - 6:53
    mọc miệng và hai mắt từ ngực."
  • 6:53 - 6:55
    Bây giờ, mỗi lần đọc lại, tôi vẫn thấy buồn cười.
  • 6:55 - 6:59
    Và bất kì ai cũng phải thán phục sức tưởng tượng của John Locke.
  • 6:59 - 7:01
    Nhưng cái đáng nói về tác phẩm của ông là
  • 7:01 - 7:03
    nó đã đánh dấu sự bắt đầu
  • 7:03 - 7:06
    của một cách thức kể chuyện về Châu Phi ở Phương Tây
  • 7:06 - 7:09
    Một cái cách nói về Châu Phi hạ Sahara như một nơi đầy những tiêu cực
  • 7:09 - 7:11
    đầy xung đột và tăm tối,
  • 7:11 - 7:15
    đầy những con người mà, trong ngôn từ của nhà thơ tài ba,
  • 7:15 - 7:17
    Rudyard Kipling,
  • 7:17 - 7:20
    là những kẻ "nửa người, nửa quỷ."
  • 7:20 - 7:23
    Và vì thế, tôi nhận ra rằng người bạn cùng phòng từ Mỹ
  • 7:23 - 7:25
    chắc hẳn suốt cuộc đời của cô ấy
  • 7:25 - 7:27
    được thấy và nghe nhiều dị bản
  • 7:27 - 7:29
    của chỉ một câu chuyện phiến diện ấy,
  • 7:29 - 7:31
    như một thầy giáo
  • 7:31 - 7:36
    có một lần đã bảo tôi rằng tiểu thuyết của tôi không ra "chất Châu Phi"
  • 7:36 - 7:38
    Bấy giờ, tôi hoàn toàn đồng ý là có rất nhiều điều
  • 7:38 - 7:40
    không ổn trong cuốn tiểu thuyết,
  • 7:40 - 7:44
    và đúng là nó trục trặc ở một số chỗ.
  • 7:44 - 7:46
    Nhưng tôi hoàn toàn không hề tưởng tượng là nó lại không thể
  • 7:46 - 7:49
    đạt được cái gọi là Chất Châu Phi.
  • 7:49 - 7:51
    Thật ra là tôi cũng chẳng biết
  • 7:51 - 7:54
    cái Chất Châu Phi ấy là gì
  • 7:54 - 7:56
    Thầy nói với tôi rằng nhân vật của tôi
  • 7:56 - 7:58
    quá sức giống thầy -
  • 7:58 - 8:00
    một người đàn ông trí thức thuộc tầng lớp trung lưu.
  • 8:00 - 8:02
    Những nhân vật trong truyện biết lái xe.
  • 8:02 - 8:05
    Họ không chết đói.
  • 8:05 - 8:09
    VÌ thế nên họ không phải là những người Châu Phi thực thụ.
  • 8:09 - 8:12
    Nhưng tôi cũng phải nói thêm chút xít là tôi cũng cảm thấy mình đáng trách
  • 8:12 - 8:15
    khi nói đến những Câu chuyện phiến diện.
  • 8:15 - 8:19
    Vài năm trước, tôi có từ Mỹ sang Mê-hi-cô chơi.
  • 8:19 - 8:21
    Chính trường ở Mỹ lúc đó vô cùng căng thẳng.
  • 8:21 - 8:25
    Và đã có nhiều cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư.
  • 8:25 - 8:27
    Và, như người Mỹ thường hay nghĩ,
  • 8:27 - 8:30
    đặc tính di cư chỉ có ở người Mê-hi-cô.
  • 8:30 - 8:32
    Có vô số những câu chuyện về người Mê-hi-cô
  • 8:32 - 8:34
    những con người
  • 8:34 - 8:36
    lừa đảo các dịch vụ y tế,
  • 8:36 - 8:38
    trốn chui trốn lũi ngang dọc biên giới,
  • 8:38 - 8:42
    để rồi bị bắt ngay tại đó, kiểu vậy.
  • 8:42 - 8:46
    Tôi vẫn nhớ ngày đầu tiên ở Guadalajara, lúc dạo bộ,
  • 8:46 - 8:48
    tôi nhìn thấy người ta đi làm,
  • 8:48 - 8:50
    cuộn bánh ngô ở chợ,
  • 8:50 - 8:53
    hút thuốc, cười đùa.
  • 8:53 - 8:56
    Tôi nhờ cái cảm giác ban đầu đầy bất ngờ
  • 8:56 - 8:59
    Và rồi lòng tôi tràn đầy sự xấu hổ.
  • 8:59 - 9:02
    Tôi nhận ra tôi bị ảnh hưởng nặng nề
  • 9:02 - 9:04
    bởi truyền thông trong cách nhìn nhận người Mê-hi-co
  • 9:04 - 9:06
    với tôi, họ đã trở thành
  • 9:06 - 9:09
    những kẻ nhập cư đáng khinh bỉ.
  • 9:09 - 9:11
    Tôi đã tin vào một câu chuyện phiến diện như vậy về người Mê-hi-cô
  • 9:11 - 9:14
    và tôi cảm thấy không thể xấu hổ hơn nữa vì chính bản thân mình.
  • 9:14 - 9:16
    Và đó chính là cái cách một câu chuyện phiến diện được sinh ra,
  • 9:16 - 9:19
    kể về cả một dân tộc chỉ ở một nét đó,
  • 9:19 - 9:21
    chỉ một nét duy nhất,
  • 9:21 - 9:23
    kể đi kể lại.
  • 9:23 - 9:26
    và rồi tất cả về họ chỉ được xem có chừng đó.
  • 9:26 - 9:28
    Khi nói về câu chuyện phiến diện,
  • 9:28 - 9:31
    không thể không nhắc đến quyền lực.
  • 9:31 - 9:33
    Có một từ trong tiếng Igbo
  • 9:33 - 9:35
    mà tôi luôn nghĩ đến mỗi khi nói đến
  • 9:35 - 9:38
    quyền lực trên thế giời này, đó là từ "nkali".
  • 9:38 - 9:40
    Đó là một danh từ, dịch thoáng ra có nghĩa là
  • 9:40 - 9:43
    "đứng trên một ai đó".
  • 9:43 - 9:46
    Cũng giống như kinh tế và chính trường,
  • 9:46 - 9:48
    những câu chuyện cũng được quyết định
  • 9:48 - 9:51
    bởi nguyên tắc nkali.
  • 9:51 - 9:53
    Những câu chuyện được kể ra làm sao, ai kể
  • 9:53 - 9:56
    kể vào lúc nào, bao nhiêu câu chuyện được kể,
  • 9:56 - 10:00
    hoàn toàn tùy thuộc vào quyền lực.
  • 10:00 - 10:03
    Quyền lực không chỉ là khả năng kể một câu chuyện về một ai đó,
  • 10:03 - 10:07
    mà còn là khả năng biến nó thành câu chuyện mặc định về một ai đó.
  • 10:07 - 10:09
    Nhà thơ Palestine Mourid Barghouti viết
  • 10:09 - 10:12
    nếu bạn muốn phỉ báng một dân tộc,
  • 10:12 - 10:15
    cách đơn giản nhất là hãy kể một câu chuyện về họ,
  • 10:15 - 10:18
    và bắt đầu với từ "Thứ hai là".
  • 10:18 - 10:22
    Bắt đầu câu chuyện với cung tên của người Mỹ bản địa,
  • 10:22 - 10:25
    chứ không phải việc người Anh đến Châu Mỹ,
  • 10:25 - 10:28
    bạn sẽ có một câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
  • 10:28 - 10:30
    Bắt đầu câu chuyện bằng
  • 10:30 - 10:32
    sự thất bại của người cầm quyền ở Châu Phi,
  • 10:32 - 10:36
    chứ không phải sự đô hộ đè lên Châu phi,
  • 10:36 - 10:40
    bạn cũng sẽ có một câu chuyện hoàn toàn khác biệt.
  • 10:40 - 10:42
    Gần đây tôi có diễn thuyết ở một trường đại học
  • 10:42 - 10:44
    có một học sinh nói với tôi rằng
  • 10:44 - 10:46
    thật là xấu hổ
  • 10:46 - 10:49
    khi tất cả đàn ông Nigeria là những kẻ chỉ biết đánh đập
  • 10:49 - 10:52
    giống như nhân vật cha trong cuốn tiểu thuyết tôi viết.
  • 10:52 - 10:54
    Tôi mới nói với cậu ta rằng tôi cũng từng đọc một cuốn sách
  • 10:54 - 10:56
    tên là "Bệnh nhân tâm thần người Mỹ" --
  • 10:56 - 10:58
    (Tiếng cười)
  • 10:58 - 11:00
    và cũng thật xấu hổ
  • 11:00 - 11:03
    khi những thanh niên người Mỹ lại là những kẻ giết người hàng loạt.
  • 11:03 - 11:07
    (Tiếng cười)
  • 11:07 - 11:13
    (Tiếng vỗ tay)
  • 11:13 - 11:16
    Bấy giờ, rõ ràng là tôi đang nói trong một tâm trạng hơi bực bội.
  • 11:16 - 11:18
    (Tiếng cười)
  • 11:18 - 11:20
    Tôi sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng
  • 11:20 - 11:22
    chỉ vì tôi đọc một cuốn sách
  • 11:22 - 11:24
    viết về một kẻ giết người hàng loạt,
  • 11:24 - 11:26
    thì hắn ta sẽ trở thành hình tượng chung
  • 11:26 - 11:28
    cho tất cả người Mỹ.
  • 11:28 - 11:31
    Thực ra thì không phải là vì tôi là một người giỏi hơn bạn sinh viên kia,
  • 11:31 - 11:34
    mà bởi vì sức ảnh hưởng lớn về kinh tế cũng như văn hóa của Mỹ,
  • 11:34 - 11:36
    tôi được nghe nhiều câu chuyện về nước Mỹ.
  • 11:36 - 11:40
    Tôi được đọc truyện của Tyler và Updike và Steinbeck và Gaitskill.
  • 11:40 - 11:43
    Tôi không có một câu chuyện phiến diện về nước Mỹ.
  • 11:43 - 11:46
    Vài năm trước, khi tôi được học là nhà văn
  • 11:46 - 11:50
    phải có một tuổi thơ thật dữ dội
  • 11:50 - 11:52
    để có thể thành công,
  • 11:52 - 11:54
    tôi ngẫm nghĩ không biết làm sao mà tôi có thể sáng tác
  • 11:54 - 11:56
    những thứ vô cùng tồi tệ mà cha mẹ tôi đã gây ra cho tôi.
  • 11:56 - 11:58
    (Tiếng cười)
  • 11:58 - 12:02
    Nhưng thật ra thì tôi có một tuổi thơ vô cùng hạnh phúc,
  • 12:02 - 12:05
    đầy tiếng cười và tình yêu thương, trong một gia đình gắn bó khăn khít.
  • 12:05 - 12:09
    Nhưng tôi cũng có những người ông chết trong trại tị nạn.
  • 12:09 - 12:13
    Anh họ của tôi Polle chết vì không được chăm sóc y tế đàng hoàng.
  • 12:13 - 12:16
    Một người bạn thân nhất của tôi, Okoloma, chết trong một tai nạn máy bay
  • 12:16 - 12:19
    bởi vì xe cứu hỏa không chở đủ nước.
  • 12:19 - 12:22
    Tôi lớn lên dưới nhà nước độc tài quân sự áp bức
  • 12:22 - 12:24
    xem thường giáo dục,
  • 12:24 - 12:27
    vì thế nên thỉnh thoảng bố mẹ tôi cũng không được trả lương.
  • 12:27 - 12:31
    Và bởi vậy, khi còn nhỏ, tôi cũng chứng kiến mứt không còn trên bàn ăn,
  • 12:31 - 12:33
    rồi đến bơ,
  • 12:33 - 12:36
    rồi bánh mì cũng trở nên quá đắt đỏ,
  • 12:36 - 12:39
    rồi sữa chỉ được bán giới hạn.
  • 12:39 - 12:42
    Và trên hết, một nỗi sợ chính trị thường trực
  • 12:42 - 12:46
    ám ảnh cuộc sống của chúng tôi.
  • 12:46 - 12:48
    Tất cả những câu chuyện này làm nên tôi ngày hôm nay.
  • 12:48 - 12:52
    Nhưng nếu bạn chỉ cứ chăm chăm vào những chuyện thị phi
  • 12:52 - 12:55
    thì bạn sẽ thấy đời tôi thật xoàng,
  • 12:55 - 12:57
    và bỏ qua nhiều câu chuyện khác
  • 12:57 - 12:59
    mà đã làm nên cái tôi hôm nay.
  • 12:59 - 13:02
    Những câu chuyện phiến diện tạo ra những khuôn mẫu.
  • 13:02 - 13:05
    Và vấn đề với những khuôn mẫu
  • 13:05 - 13:07
    không phải là chúng không đúng,
  • 13:07 - 13:09
    mà là chúng không đầy đủ.
  • 13:09 - 13:13
    Chúng khiến một câu chuyện bất kì thành một câu chuyện duy nhất.
  • 13:13 - 13:15
    Hiển nhiên, Châu Phi là nơi đầy thàm họa,
  • 13:15 - 13:19
    Có những thảm họa khủng khiếp như việc cưỡng bức hàng loạt kinh hãi ở Công-gô.
  • 13:19 - 13:21
    và những vấn đề đáng buồn như việc
  • 13:21 - 13:26
    có đến 5000 người cùng đăng kí một vị trí công việc tại Nigeria.
  • 13:26 - 13:29
    Nhưng cũng có những câu chuyện khác không phải về thảm họa.
  • 13:29 - 13:33
    Và việc kể những câu chuyện đó rất quan trọng, thật sự quan trọng.
  • 13:33 - 13:35
    Tôi vẫn luôn cảm thấy chúng ta hoàn toàn không thể
  • 13:35 - 13:38
    hiểu đúng được một vùng đất hay một con người
  • 13:38 - 13:42
    nểu chúng ta không tìm hiểu tất cả những câu chuyện về vùng đất ấy, con người ấy.
  • 13:42 - 13:45
    Hậu quả của một câu chuyện phiến diện
  • 13:45 - 13:48
    đó là: nó lấy đi lòng tự trọng ở con người.
  • 13:48 - 13:52
    Nó khiến chúng ta khó có thể nhận ra sự bình đẳng giữa người với người.
  • 13:52 - 13:55
    Nó xoáy sâu vào sự khác biệt giữa chúng ta,
  • 13:55 - 13:57
    hơn là sự tương đồng.
  • 13:57 - 13:59
    Sẽ như thế nào nếu trước khi tôi đến Mê-hi-cô
  • 13:59 - 14:03
    tôi đã theo dõi cuộc tranh luận về đề tài nhập cư từ cả hai phía,
  • 14:03 - 14:05
    Mĩ và Mê-hi-cô?
  • 14:05 - 14:09
    Sẽ như thế nào nếu mẹ nói với chúng tôi rằng nhà của Fide nghèo
  • 14:09 - 14:11
    và rất chăm chỉ?
  • 14:11 - 14:13
    Sẽ như thế nào nếu chúng tôi có một đài truyền hình Châu Phi
  • 14:13 - 14:17
    phát sóng những câu chuyện khác nhau về Châu Phi đến toàn thế giới?
  • 14:17 - 14:19
    Như nhà văn Nigeria Chinua Achebe vẫn hay gọi
  • 14:19 - 14:22
    "sự cân bằng giữa những câu chuyện."
  • 14:22 - 14:25
    Sẽ như thế nào nếu bạn cùng phòng của tôi biết đến Nhà xuất bản người Nigeria
  • 14:25 - 14:27
    Mukta Bakaray,
  • 14:27 - 14:29
    một người đàn ông đặc biệt bỏ việc ở ngân hàng
  • 14:29 - 14:32
    để thực hiện giấc mơ của mình và khởi nghiệp với một trung tâm xuất bản?
  • 14:32 - 14:36
    Bấy giờ, người ta hay nghĩ người Nigeria không đọc sách văn học.
  • 14:36 - 14:38
    Ông không đồng ý. Ông thấy rằng
  • 14:38 - 14:40
    ai cũng có thể đọc, và sẽ đọc
  • 14:40 - 14:44
    nếu sách văn học có giá cả vừa phải và luôn có sẵn cho họ.
  • 14:44 - 14:47
    Không lâu sau khi ông xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên của tôi
  • 14:47 - 14:50
    tôi đã đến đài truyền hình ở Lagos để tham gia một cuộc phỏng vấn
  • 14:50 - 14:53
    và một người phụ nữ làm nghề đưa tin ở đó đã đến gần tôi và nói
  • 14:53 - 14:56
    "Tôi thích truyện của cô lắm. Nhưng tôi không thích cái kết.
  • 14:56 - 14:59
    Bây giờ cô hãy viết thêm một cuốn nữa đi, chắc chắn là phải như vậy ..."
  • 14:59 - 15:02
    "Tiếng cười"
  • 15:02 - 15:05
    Và cô ấy tiếp tục bảo tôi phải viết cái gì trong tập tiếp theo.
  • 15:05 - 15:08
    Lúc đó, tôi không chỉ sung sướng, mà còn rất cảm động.
  • 15:08 - 15:11
    Đây là một người phụ nữ, cũng như bao người Nigeria dân dã bình thường,
  • 15:11 - 15:14
    những người không được cho đọc sách.
  • 15:14 - 15:16
    Cô ấy không chỉ đọc cuốn sách, mà còn giữ nó riêng cho mình,
  • 15:16 - 15:19
    và cảm thấy phải nói cho tôi nghe
  • 15:19 - 15:21
    cái gì nên viết trong tập sau.
  • 15:21 - 15:25
    Và sẽ ra sao nếu bạn cùng phòng của tôi biết một người bạn tên là Fumi Onda,
  • 15:25 - 15:28
    một người phụ nữa mạnh mẽ gây dựng một chương trình truyền hình tại Lagos,
  • 15:28 - 15:31
    và quyết tâm kể lại những câu chuyện mà chính chúng tôi đang cố gắng quên đi?
  • 15:31 - 15:35
    Sẽ ra sao nếu bạn cùng phòng của tôi được biết một ca phẩu thuật tim
  • 15:35 - 15:38
    được tiến hành tại bệnh viện Lagos tuần trước?
  • 15:38 - 15:42
    Sẽ ra sao nếu bạn ấy biết về âm nhạc đương đại ở Nigeria?
  • 15:42 - 15:45
    Những con người tài năng hát tiếng Anh và tiếng bồi,
  • 15:45 - 15:47
    và tiếng Igbo, Yoruba và cả Ijo,
  • 15:47 - 15:51
    hòa quyện trong nét nhạc của Jay-Z hay Fela
  • 15:51 - 15:54
    rồi Bob Marley hay thậm chí ông cha của họ.
  • 15:54 - 15:56
    Sẽ ra sao nếu bạn của tôi biết về một nữ luật sư
  • 15:56 - 15:58
    người gần đây có đến toàn án Nigeria
  • 15:58 - 16:00
    để phản đối một điều luật kì cục
  • 16:00 - 16:03
    yêu cầu người phụ nữ phải xin phép chồng
  • 16:03 - 16:06
    trước khi làm lại hộ chiếu?
  • 16:06 - 16:09
    Sẽ ra sao nếu bạn ấy biết về Nollywood,
  • 16:09 - 16:13
    đầy những con người sáng tạo dựng nên những bộ phim dù không có những kĩ xảo hiện đại?
  • 16:13 - 16:15
    Những bộ phim quá sức nổi tiếng
  • 16:15 - 16:17
    có thể được xem như ví dụ tiêu biểu nhất
  • 16:17 - 16:20
    cho những con người Nigeria dùng chính những thứ họ làm ra.
  • 16:20 - 16:23
    Sẽ ra sao nếu bạn ấy biết về người bện tóc tài năng có đầy mơ ước
  • 16:23 - 16:27
    vừa khởi nghiệp bằng việc bán các múi tóc nối?
  • 16:27 - 16:29
    hay về hàng triệu những người Nigeria khác
  • 16:29 - 16:31
    cũng khởi nghiệp và đôi lúc thất bại,
  • 16:31 - 16:35
    nhưng vẫn ấp ủ ước mơ của mình?
  • 16:35 - 16:37
    Mỗi lần về nhà, tôi lại đối mặt với
  • 16:37 - 16:40
    những thứ luôn khiến người Nigeria chúng tôi chạnh lòng:
  • 16:40 - 16:43
    cơ sở hạ tầng tồi tàn, chính phủ thối nát,
  • 16:43 - 16:46
    Nhưng cũng chính nhờ tài năng và sự nhiệt huyết, những con người kia vẫn sống
  • 16:46 - 16:49
    bất chấp chính quyền
  • 16:49 - 16:51
    hơn là chịu đựng nó.
  • 16:51 - 16:54
    Tôi mở một lớp dạy viết ở Lagos vào mỗi mùa hè.
  • 16:54 - 16:57
    Và tôi hoàn toàn bị ấn tượng bởi rất nhiều người đăng kí tham gia,
  • 16:57 - 17:00
    rất nhiều người háo hức học viết,
  • 17:00 - 17:02
    học cách kể chuyện.
  • 17:02 - 17:05
    Ông chủ xuất bạn truyện cho tôi và tôi cũng đã xây dựng một tổ chức phi lợi nhuận
  • 17:05 - 17:07
    tên là Farafina Trust.
  • 17:07 - 17:10
    Và chúng tôi luôn ao ước được xây dựng những thư viện mới
  • 17:10 - 17:12
    và bảo trì những thư viện cũ,
  • 17:12 - 17:15
    và phát sách đến các trường công
  • 17:15 - 17:17
    không có một chút gì trong thư viện của họ,
  • 17:17 - 17:19
    và cũng tổ chức rất rất nhiều lớp dạy
  • 17:19 - 17:21
    đọc và viết,
  • 17:21 - 17:24
    cho tất cả những ai mong muốn được kể những câu chuyện của chúng ta.
  • 17:24 - 17:26
    Những câu chuyện rất quan trọng.
  • 17:26 - 17:28
    Thật sự quan trọng.
  • 17:28 - 17:32
    Có những câu chuyện được dùng để bôi nhọ và phỉ báng
  • 17:32 - 17:36
    Nhưng cũng có nhưng câu chuyện để bồi đắp, để cảm hóa lòng người.
  • 17:36 - 17:39
    Có những câu chuyện làm tổn thương lòng tự tôn của cả một dân tộc.
  • 17:39 - 17:44
    Nhưng cũng có những câu chuyện chữa lành đi lòng tự tôn bị tổn thương ấy.
  • 17:44 - 17:46
    Nhà văn người Mỹ Alice Walker viết thư gửi
  • 17:46 - 17:48
    những người họ hàng miền nam
  • 17:48 - 17:50
    đã dời đến phương bắc.
  • 17:50 - 17:52
    Bà giới thiệu họ một cuốn sách
  • 17:52 - 17:55
    về cuộc sống miền nam nơi họ đã bỏ lại đằng sau.
  • 17:55 - 17:59
    "Họ ngồi quanh, tự minh đọc sách,
  • 17:59 - 18:05
    hay lắng nghe tôi đọc, và sự bình yên chốn thiên đường như quay trở lại."
  • 18:05 - 18:08
    Tôi muốn kết thúc bằng lời này:
  • 18:08 - 18:11
    Khi chúng ta từ bỏ một câu chuyện phiến diện,
  • 18:11 - 18:14
    khi chúng ta nhận ra rằng sẽ chẳng bao giờ có một câu chuyện phiến diện
  • 18:14 - 18:16
    về một miền đất nào đi nữa,
  • 18:16 - 18:18
    là khi chúng ta tìm lại chốn thiên đường.
  • 18:18 - 18:20
    Cảm ơn.
  • 18:20 - 18:28
    (Tiếng vỗ tay)
Title:
Chimamanda Adichie : Sự nguy hiểm của những câu chuyện phiến diện
Speaker:
Chimamanda Ngozi Adichie
Description:

Cuộc sống của chúng ta, nền văn hóa của chúng ta được tạo nên từ những câu chuyện khác nhau. Nhà văn Chimamanda Adichie sẽ kể một câu chuyện về việc cô khám phá tiếng nói văn hóa chân thật của mình - và cũng cho rằng nến chúng ta chỉ nghe một câu chuyện một cách phiến diện về một người khác hay một đất nước nào đó, chúng ta đang vấp phải một sự hiểu lầm nghiêm trọng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
18:29
peter pen commented on Vietnamese subtitles for The danger of a single story
Nguyen Le added a translation
  • I want say thank you very much for this shear here http://internetexplorerwindows10.com and easily the exploring internet in window 10 here you need the very different post.

Vietnamese subtitles

Revisions