Return to Video

Làm việc cùng nhau: máy tính và những người thiểu năng vận động

  • 0:00 - 0:15
    [Âm nhạc]
  • 0:15 - 0:21
    Tôi rất thích máy tính,
    và tôi muốn tìm hiểu thêm về nó
  • 0:21 - 0:26
    bởi vì tôi muốn học
    ngành khoa học máy tính
  • 0:26 - 0:33
    đó là nghề mà tôi muốn làm
    trong tương lai
  • 0:33 - 0:36
    (Buddy) Điều duy nhất tôi cần được giúp
  • 0:36 - 0:40
    là bật máy tính lên
    giúp đặt tai nghe lên đầu tôi
  • 0:40 - 0:44
    Ngoài ra, tự tôi có thể làm
    mọi việc khác
  • 0:44 - 0:45
    (Susanna) Đó là một sự
    thành công
  • 0:45 - 0:48
    và bạn cảm thấy rất tự hào
    khi bạn thực sự
  • 0:48 - 0:52
    tiến bộ, và làm được gì đó
    mà không phải nhờ
  • 0:52 - 0:54
    người khác, bạn biết đấy
  • 0:54 - 0:56
    Cảm giác giống như là
    chính bạn làm được, yeah!
  • 0:57 - 0:59
    (Người dẫn) Ngoài sở thích
    về công nghệ
  • 0:59 - 1:02
    điểm chung của những người này
    là khuyết tật về vận động
  • 1:02 - 1:04
    Nhưng mỗi trường hợp
    đều khác nhau
  • 1:04 - 1:06
    và cách họ dùng máy tính
    cũng khác nhau
  • 1:06 - 1:10
    (Doug Hayman) Rất hiếm khi có
    một công nghệ phù hợp
  • 1:10 - 1:12
    cho tất cả mọi người
  • 1:12 - 1:15
    Mỗi người khuyết tật,
    với dị tật riêng của họ
  • 1:15 - 1:20
    sẽ phải có một thiết kế riêng biệt
    phù hợp với nhu cầu của họ
  • 1:20 - 1:25
    Và họ mới chính là
    những người quyết định,
  • 1:25 - 1:28
    Công nghệ này phù hợp với tôi
    hay cần có thêm thứ gì khác
  • 1:28 - 1:31
    phù hợp với tôi hơn?
  • 1:31 - 1:33
    (Người dẫn) Dị tật của một cá nhân
  • 1:33 - 1:36
    có thể không dễ thấy với người khác,
    ngay cả những người
  • 1:36 - 1:41
    có cùng loại khuyết tật
    có thể cần những loại công nghệ khác nhau
  • 1:41 - 1:43
    Cần phải gần gũi với
    người sử dụng máy tính
  • 1:43 - 1:46
    để xác định công nghệ phù hợp nhất
  • 1:46 - 1:53
    (Andrew Riggle) Chú ý đến mỗi cá nhân
    và những thứ người đó cần
  • 1:53 - 1:58
    qua cả việc quan sát
    trong môi trường thực tế
  • 1:58 - 2:00
    trong đó công nghệ sẽ được sử dụng
  • 2:00 - 2:07
    và cũng qua việc trao đổi với cá nhân đó
  • 2:07 - 2:09
    (Người dẫn) Chúng tôi sẽ cho bạn xem
    một vài ví dụ về công nghệ thích ứng
  • 2:09 - 2:14
    mà đã được dùng hiệu quả
    bởi những người khuyết tật về vận động
  • 2:14 - 2:16
    Chúng ta sẽ bắt đầu với việc
    ngồi lên bàn máy tính
  • 2:20 - 2:24
    Bạn không thể dùng máy tính
    nếu bạn không chạm được nó
  • 2:24 - 2:27
    Bạn phải có thể vào nhà
  • 2:27 - 2:31
    Băng qua lối đi, và ngồi
    thoải mái tại bàn máy,
  • 2:31 - 2:33
    Máy tính tại công sở
    và trường học nên được đặt
  • 2:33 - 2:36
    ở những vị trí dễ tiếp cận
    cho người sử dụng xe lăn
  • 2:36 - 2:41
    (Andrew) Sự dễ tiếp cận đối với
    nhà cửa, phòng thí nghiệm, lớp học
  • 2:41 - 2:46
    là vô cùng quan trọng
    bởi vì những công nghệ này
  • 2:46 - 2:50
    bất kể tốt thế nào
    sẽ hoàn toàn vô ích
  • 2:50 - 2:55
    cho một người khuyết tật vận động
    nếu họ không thể tiếp cận nó
  • 2:55 - 2:59
    (Dan Comden) Và điều đó nghĩa là
    phải có dốc thoải, nếu có bậc thang
  • 2:59 - 3:02
    phải có thang máy, nếu có bậc thang
    trong nhà
  • 3:02 - 3:05
    có đủ khoảng trống giữa các lối đi
    nếu đó là phòng thí nghiệm
  • 3:05 - 3:08
    hay có đủ khoảng trống
    trong hành lang
  • 3:09 - 3:11
    (Người dẫn) Đồ nội thất
    cũng có thể tạo sự khác biệt
  • 3:11 - 3:13
    Cần linh động
    trong cách bạn bố trí
  • 3:13 - 3:17
    bàn phím, màn hình máy tính
    và chiều cao bàn máy
  • 3:17 - 3:20
    Một số loại bàn có thể
    được chỉnh cao hơn hay thấp hơn
  • 3:20 - 3:23
    nhờ đó màn hình được đặt
    ở chiều cao thoải mái nhất
  • 3:23 - 3:25
    Khay bàn phím có thể
    được di chuyển lên, xuống, nghiêng
  • 3:25 - 3:27
    để việc đánh máy dễ hơn
  • 3:32 - 3:34
    (Người dẫn) Một số người
    khuyết tật không có
  • 3:34 - 3:39
    sự linh động hay tầm hoạt động
    để sử dụng một bàn phím chuẩn
  • 3:39 - 3:42
    May mắn là, có rất nhiều
    giải pháp thay thế
  • 3:42 - 3:46
    Một vài trong số chúng đã được
    tích hợp vào các hệ điều hành phổ biến
  • 3:46 - 3:49
    (Dan) Việc có những tính năng cơ bản
    được tích hợp
  • 3:49 - 3:53
    vào hệ điều hành rất quan trọng.
    Có một số thứ
  • 3:53 - 3:56
    rất đơn giản có thể được
    điều chỉnh sử dụng bảng điều khiển
  • 3:56 - 4:01
    và bảng điều khiển khả năng tiếp cận,
    cung cấp khả năng sử dụng cơ bản
  • 4:01 - 4:04
    cho bàn phím và cho hệ điều hành
  • 4:04 - 4:06
    (Người dẫn) Ví dụ,
    một người sử dụng một ngón tay
  • 4:06 - 4:09
    hoặc một thanh ngậm sẽ không thể
    gõ 2 phím cùng lúc
  • 4:09 - 4:13
    như là giữ "control" và gõ một phím khác
  • 4:13 - 4:17
    Có một tùy chọn cho phép
    những phím đó được gõ tuần tự
  • 4:17 - 4:20
    Một tùy chọn khác hủy
    những phím được gõ lặp lại
  • 4:20 - 4:23
    cho những người gõ phím
    giữ quá lâu
  • 4:23 - 4:26
    Và những tính năng như "Tự động chỉnh sửa"
    phổ biến trong
  • 4:26 - 4:29
    những phần mềm văn bản
    và các ứng dụng khác
  • 4:29 - 4:32
    cho phép người dùng viết tắt
    các từ dài và câu
  • 4:32 - 4:34
    với một chuỗi kí tự ngắn
  • 4:34 - 4:36
    Một khi các cụm viết tắt được thiết lập
  • 4:36 - 4:40
    chúng giúp việc đánh máy nhanh hơn và
    chính xác hơn
  • 4:40 - 4:42
    Cũng có những vấn đề thích ứng
    cần xem xét
  • 4:42 - 4:44
    Ví dụ, tấm khóa bàn phím
  • 4:44 - 4:50
    (Susie) Tấm khóa bàn phím là một lưới
    phủ lên trên bàn phím
  • 4:50 - 4:55
    nó có lỗ cho mỗi phím
    và ngăn ngừa người ta
  • 4:55 - 5:01
    gõ nhầm phím họ không muốn
  • 5:01 - 5:05
    khi họ không tự kiểm soát được hoạt động
  • 5:07 - 5:08
    (Người dẫn) Người
    tầm vận động nhỏ
  • 5:08 - 5:11
    Một bàn phím nhỏ có thể hữu ích
  • 5:11 - 5:14
    Cũng có bàn phím tay trái và
    bàn phím tay phải
  • 5:14 - 5:16
    có thể được dùng chỉ bởi một tay
  • 5:16 - 5:19
    Với những người có tầm hoạt động tốt
    nhưng thiếu sự khéo léo
  • 5:19 - 5:22
    có những bàn phím với phím cỡ lớn
  • 5:26 - 5:28
    Cho những người không thể
    kích hoạt một bàn phím thật
  • 5:28 - 5:30
    một bàn phím ảo có thể hữu ích
  • 5:30 - 5:32
    Nó xuất hiện trên màn hình máy tính
  • 5:32 - 5:34
    dưới dạng hình ảnh của một bàn phím
  • 5:34 - 5:37
    Những phím này có thể được kích hoạt
    bởi chuột, trackball
  • 5:37 - 5:39
    hoặc một hệ thống con trỏ khác
  • 5:39 - 5:42
    Một số bàn phím ảo có
    những tính năng như là
  • 5:42 - 5:46
    Bố cục bàn phím thay thế
    hay phần mềm dự đoán từ
  • 5:52 - 5:55
    (Người dẫn) Chương trình dự đoán từ
    giúp đánh máy chính xác
  • 5:55 - 5:56
    và nhanh hơn
  • 5:56 - 6:00
    Chương trình gợi ý người dùng
    với một danh sách các từ có thể
  • 6:00 - 6:02
    dựa trên các từ đã
    được đánh máy trước đó
  • 6:02 - 6:05
    Một số chương trình thu thập các từ mới
    khi chúng được sử dụng
  • 6:05 - 6:08
    và kết hợp với vốn từ vựng của người dùng
    để phán đoán
  • 6:08 - 6:12
    (Buddy) Ví dụ, tôi gõ một chữ "T"
  • 6:12 - 6:15
    sau đó,
    năm từ bắt đầu bằng "T" xuất hiện
  • 6:15 - 6:18
    là những từ tôi thường dùng nhất
  • 6:18 - 6:21
    Chúng sẽ hiện ra, tôi sẽ click chọn
    và từ cần gõ được hoàn tất
  • 6:26 - 6:29
    (Dan) Giao diện đồ họa người dùng
    ở khắp mọi nơi
  • 6:29 - 6:31
    và bạn sẽ cần một thiết bị
    giống dạng con trỏ
  • 6:31 - 6:34
    để truy cập các tài nguyên
    trên máy tính
  • 6:34 - 6:37
    nhắp chọn, trỏ chuột...
    tất cả những thứ đó
  • 6:37 - 6:39
    Vì vậy bạn cần
    dùng chuột máy tính
  • 6:39 - 6:41
    hay tìm một thứ gì đó tương tự
  • 6:43 - 6:45
    (Người dẫn) Trackball
    là một khởi đầu tốt
  • 6:45 - 6:49
    Bề mặt lăn của trackball
    dễ điều khiển hơn chuột máy tính
  • 6:49 - 6:54
    Trên một số trackball,
    có những nút giúp nhắp đúp chuột
  • 6:54 - 6:56
    nhấn giữ chuột, hay những tính năng khác
  • 6:56 - 6:58
    Chúng có thể được đặt trên bàn,
    hay đặt trên sàn nhà
  • 6:58 - 7:02
    cho những người dùng chân
    thay vì tay để điều khiển
  • 7:02 - 7:06
    Những người vận động đầu tốt
    nhưng không dùng được chân tay
  • 7:06 - 7:09
    có thể dùng hệ thống con trỏ
    điều khiển bằng đầu
  • 7:09 - 7:12
    Hệ thống này cảm ứng tia hồng ngoại,
    và dùng một máy phát
  • 7:12 - 7:14
    đặt trên đầu người dùng
  • 7:14 - 7:17
    Nó "dịch" chuyển động của đầu
    thành chuyển động con trỏ
  • 7:17 - 7:18
    trên màn hình
  • 7:18 - 7:21
    Cũng có thể kết hợp thêm
    với một bàn phím trên màn hình
  • 7:21 - 7:22
    để điều khiển toàn bộ máy tính
  • 7:22 - 7:24
    (Buddy) Bộ điều khiển bằng đầu
    tôi đang dùng
  • 7:24 - 7:31
    nó chỉ điều khiển con chuột,
    con trỏ trên bàn phím
  • 7:31 - 7:35
    Thứ nhỏ này mà tôi thổi vào
    sẽ trở thành cú nhắp chuột
  • 7:43 - 7:44
    (Người dẫn) Những cảm biến
  • 7:44 - 7:47
    làm việc với các bộ giả lập,
    gửi các tín hiệu bàn phím
  • 7:47 - 7:48
    hay chuột đến máy tính
  • 7:48 - 7:50
    Chúng rất đa dạng
    và có thể được điều khiển
  • 7:50 - 7:52
    với bất kì bộ phận nào của cơ thể
  • 7:52 - 7:55
    (Doug) Một số người sẽ dùng
    cảm biến gắn vào cánh tay
  • 7:55 - 8:00
    và cánh tay này sẽ được gắn
    vào một vị trí thích hợp
  • 8:00 - 8:01
    cho người dùng
  • 8:01 - 8:07
    Một số có thể dùng các cảm biến
    vốn chỉ đơn giản bật/tắt
  • 8:07 - 8:10
    được tương ứng vào máy tính
  • 8:10 - 8:14
    và họ có thể sử dụng,
    hoặc là điều khiển bàn phím ảo
  • 8:14 - 8:17
    để gõ phím bình thường
  • 8:17 - 8:21
    phần mềm khác cũng có thể được dùng
    với chính công tắc đó
  • 8:21 - 8:24
    để điều khiển hướng đi của chuột
  • 8:24 - 8:28
    và click chuột trái hoặc phải
    với chính công tắc đó
  • 8:28 - 8:30
    (Người dẫn) Máy quét
    và mã Morse
  • 8:30 - 8:33
    là hai phương thức nhập
    dựa trên các "công tắc"
  • 8:33 - 8:35
    Với máy quét,
    người dùng kích hoạt
  • 8:35 - 8:38
    một công tắc
    để tạo ra một menu lựa chọn trên màn hình
  • 8:38 - 8:40
    sau đó tiếp tục kích hoạt công tắc
  • 8:40 - 8:42
    để thực hiện các lựa chọn cụ thể
  • 8:42 - 8:45
    Mã Morse sử dụng
    một công tắc "thổi"
  • 8:45 - 8:47
    với dấu chấm là hút vào,
    gạch ngang là thổi ra
  • 8:47 - 8:50
    Những phần cứng và phần mềm
    đặc biệt phiên dịch
  • 8:50 - 8:53
    mã Morse ra một dạng khác
    mà máy tính có thể hiểu
  • 8:53 - 8:55
    Bất kì hệ thống "công tắc" nào
    phải được lắp
  • 8:55 - 8:57
    bởi một người chuyên nghiệp
  • 8:57 - 9:00
    (Doug) Do đó sẽ hữu ích
    khi nghĩ về những nhu cầu đa dạng
  • 9:00 - 9:03
    của một người thiểu năng vận động
  • 9:03 - 9:08
    Người ta có thể dùng những công tắc nhỏ,
    gắn ở mắt
  • 9:08 - 9:11
    giúp họ nháy mắt lâu hay mau
  • 9:11 - 9:15
    và rồi, qua thiết bị đó
  • 9:15 - 9:18
    ngay cả người thiểu năng rất trầm trọng
  • 9:18 - 9:19
    cũng có thể sử dụng máy tính
  • 9:19 - 9:22
    Họ có thể sử dụng bàn phím ảo
    và viết thư cho ai đó
  • 9:22 - 9:25
    Họ có thể lướt web
    làm thứ mọi người vẫn làm
  • 9:25 - 9:27
    khi họ sử dụng máy tính
  • 9:27 - 9:29
    Người khác có thể cần nhiều tính năng hơn
  • 9:29 - 9:33
    Họ có thể bị giới hạn vận động
  • 9:33 - 9:35
    như họ có thể xoay đầu,
    có thể nói dễ dàng
  • 9:35 - 9:38
    nhưng không thể vận động tay,
    do đó họ sẽ dùng giọng nói
  • 9:38 - 9:43
    để điều khiển máy tính,
    hoặc dùng các cảm biến sau đầu
  • 9:43 - 9:46
    để nhắp chuột
  • 9:46 - 9:50
    bạn biết đấy, nhắp chuột trái hay phải
    ngay cả dùng đầu
  • 9:50 - 9:52
    để điều khiển con chuột
  • 9:56 - 9:58
    (Oscar) Tôi là một sinh viên năm nhất
  • 9:58 - 9:59
    (Người dẫn) Phần mềm
    giọng nói
  • 9:59 - 10:03
    cho phép người dùng không cần bàn phím
  • 10:03 - 10:06
    (Oscar) chương trình này
    giúp tôi đánh máy
  • 10:06 - 10:08
    Nó đánh máy theo tôi nói
  • 10:08 - 10:14
    Nó là một micro; tôi nói vào micro
    và nó đánh chữ
  • 10:14 - 10:15
    trên màn hình máy tính
  • 10:15 - 10:19
    (Người dẫn) Phần mềm nhận dạng giọng nói
    chuyển từ lời nói
  • 10:19 - 10:21
    thành dạng văn bản trên máy
  • 10:21 - 10:23
    Người sử dụng nói vào micro
  • 10:23 - 10:25
    theo giọng bình thường
  • 10:25 - 10:27
    Loại hệ thống này đòi hỏi
  • 10:27 - 10:31
    được huấn luyện để nhận ra
    giọng nói duy nhất của người dùng
  • 10:32 - 10:35
    Cũng rất quan trọng là
    phải có thể sửa chữa
  • 10:35 - 10:37
    những lỗi nhận dạng mà hệ thống có thể gặp
  • 10:37 - 10:39
    (Sinh viên) Đa phần chúng tôi sợ máy tính
  • 10:39 - 10:42
    (Người dẫn) Để dùng công nghệ
    nhận dạng giọng nói hiệu quả
  • 10:42 - 10:45
    rất cần chất giọng và sức khỏe tốt
  • 10:45 - 10:49
    Khả năng đọc hiểu cũng rất hữu ích
  • 10:49 - 10:51
    vì sẽ luôn cần sửa chữa
    văn bản mà hệ thống xuất ra
  • 10:51 - 10:54
    (Sinh viên): nhưng việc này dễ hơn
    sau khi luyện tập
  • 10:58 - 10:59
    Nỗ lực nghiên cứu
  • 10:59 - 11:00
    xác nhận nhiều điều chúng tôi tin
  • 11:00 - 11:03
    (Người dẫn) Hệ thống đọc,
    liên quan cả phần cứng
  • 11:03 - 11:05
    và phần mềm, rất hữu ích
  • 11:05 - 11:07
    với những người
    hạn chế khả năng cầm sách
  • 11:07 - 11:10
    hoặc lật trang
  • 11:10 - 11:13
    Máy scan có thể chuyển đổi
    từ tài liệu vật lý thành ảnh số
  • 11:13 - 11:15
    sau đó nó được chuyển thành
    dạng văn bản
  • 11:15 - 11:17
    và được nhận dạng bởi máy tính
  • 11:17 - 11:20
    Sau đó, tất cả các chữ
    xuất hiện trên màn hình
  • 11:20 - 11:24
    để một bộ đọc văn bản
    đọc chúng
  • 11:26 - 11:28
    Điểm quan trọng nhất
    khi chọn công nghệ thích ứng
  • 11:28 - 11:31
    là xác định nhu cầu
    của những người sẽ sử dụng chúng
  • 11:31 - 11:35
    Những giải pháp tốt nhất
    là những gì họ tự lựa chọn
  • 11:35 - 11:37
    Tất cả đều vì thành công của chính họ
  • 11:37 - 11:40
    (Andrew) Những công nghệ
    đang được dùng hiện tại
  • 11:40 - 11:44
    sẽ nhanh chóng trở thành cốt lõi
    của nền kinh tế hiện đại
  • 11:44 - 11:46
    và cả cuộc sống chúng ta
  • 11:46 - 11:49
    Nếu không tiếp cận được
    công nghệ
  • 11:49 - 11:51
    cho phép chúng ta tiếp cận
    những phương tiện này
  • 11:51 - 11:56
    Gần như là không thể
    cho những người khuyết tật này
  • 11:56 - 12:00
    hòa nhập trọn vẹn vào xã hội
Title:
Làm việc cùng nhau: máy tính và những người thiểu năng vận động
Description:

Những người khuyết tật về vận động biểu diễn các công nghệ giúp họ sử dụng máy tính. Mô tả bằng âm thanh: https://youtu.be/l_8uw-tX7M0

more » « less
Video Language:
English
Team:
DO-IT
Duration:
12:47

Vietnamese subtitles

Revisions Compare revisions