Return to Video

Chúng ta có thể chữa trị HIV bằng tia laser?

  • 0:01 - 0:03
    Bạn làm gì khi bị đau đầu?
  • 0:04 - 0:05
    Bạn nuốt một viên aspirin
  • 0:06 - 0:11
    Nhưng để viên thuốc này đến đầu của bạn,
    cái nơi bị đau ấy,
  • 0:11 - 0:16
    nó phải đi qua bao tử, ruột và
    nhiều cơ quan khác trong người bạn trước.
  • 0:17 - 0:22
    Uống thuốc là cách hiệu quả nhất
    mà không đau đớn, để đưa
  • 0:22 - 0:24
    bất kỳ loại thuốc nào vào cơ thể.
  • 0:25 - 0:30
    Dù vậy, nhược điểm là, uống thuốc luôn
    đi đôi với việc pha loãng nó.
  • 0:31 - 0:37
    Và đây quả là một vấn đề lớn,
    đặc biệt với bệnh nhân HIV.
  • 0:37 - 0:40
    Khi họ uống thuốc chữa trị HIV,
  • 0:40 - 0:44
    những thuốc này giúp diệt bớt
    vi-rút trong máu,
  • 0:44 - 0:46
    và tăng lượng tế bào CD4.
  • 0:47 - 0:51
    Nhưng thuốc rõ ràng cũng có
    những phản ứng phụ bất lợi,
  • 0:51 - 0:56
    hầu như là xấu, bởi vì thuốc đã loãng đi
    lúc nó đến được máu,
  • 0:57 - 0:59
    và tệ hơn nữa, lúc nó đến được những chổ
  • 0:59 - 1:05
    nơi đó cần nhất:
    trong những ổ chứa vi-rút HIV
  • 1:06 - 1:10
    Những vùng trong cơ thể-
    như là bạch cầu,
  • 1:10 - 1:13
    hệ thần kinh, cũng như phổi -
  • 1:13 - 1:16
    nơi vi-rút đang yên ngủ.
  • 1:16 - 1:19
    chuẩn bị để tràn vào máu
  • 1:19 - 1:24
    của những bệnh nhân đang trong
    quá trình điều trị HIV bằng thuốc.
  • 1:25 - 1:28
    Tuy nhiên, khi ngừng điều trị,
  • 1:28 - 1:32
    vi-rút có thể thức dậy và lây nhiễm sang
    những tế bào mới trong máu.
  • 1:33 - 1:39
    Hiện nay, đây là vấn đề lớn trong
    việc điều trị HIV bằng thuốc,
  • 1:39 - 1:43
    khi bệnh nhân phải uống thuốc cả đời.
  • 1:43 - 1:46
    Một ngày nọ, tôi ngồi và chợt nghĩ,
  • 1:46 - 1:52
    "Liệu chúng ta có thể đưa thuốc chống HIV
    trực tiếp vào những ổ bệnh,
  • 1:52 - 1:54
    mà không cần phải pha loãng thuốc không?"
  • 1:55 - 1:59
    Là một nhà khoa học về laser,
    câu trả lời đã nằm ngay trước mắt:
  • 1:59 - 2:01
    Lasers, dĩ nhiên rồi.
  • 2:01 - 2:04
    Nếu laser có thể dùng cho nha khoa,
  • 2:04 - 2:07
    cho liền vết thương và phẩu thuật
    bệnh tiểu đường
  • 2:07 - 2:09
    laser có thể dùng cho bất cứ lĩnh vực gì
  • 2:09 - 2:13
    cả việc là đưa thuốc vào trong tế bào.
  • 2:13 - 2:19
    Thật ra thì, chúng tôi đang dùng tia laser
  • 2:19 - 2:22
    để chọc hay khoan những lỗ cực kỳ nhỏ,
  • 2:22 - 2:27
    có thể mở và đóng gần như ngay tức khắc
    trong những tế nào bị nhiễm HIV,
  • 2:27 - 2:30
    để đưa thuốc vào đó.
  • 2:30 - 2:32
    "Làm cách nào có thể?" bạn có thể hỏi.
  • 2:33 - 2:39
    Vâng, chúng tôi chiếu một tia laser
    cực mỏng
  • 2:39 - 2:43
    lên màng của tế bào nhiễm HIV
  • 2:43 - 2:47
    khi những tế bào này đang
    ngập trong chất lỏng chứa thuốc.
  • 2:48 - 2:53
    Tia laser sẽ đâm thủng tế bào,
    khi tế bào đang ngấm thuốc
  • 2:53 - 2:55
    chỉ trong vài phần triệu giây.
  • 2:55 - 2:57
    Trước khi bạn nhận ra nó,
  • 2:57 - 3:00
    lỗ bị khoan đã được sửa ngay lập tức.
  • 3:01 - 3:06
    Chúng tôi đang thử nghiệm công nghệ này
    trong ống nghiệm
  • 3:06 - 3:07
    hay trong dĩa Petri,
  • 3:07 - 3:12
    nhưng mục tiêu là đưa công nghệ này
    vào trong cơ thể người
  • 3:12 - 3:13
    ứng dụng nó lên cơ thể người.
  • 3:14 - 3:16
    Bạn sẽ thắc mắc, "Sao có thể làm được?"
  • 3:16 - 3:21
    Câu trả lời là: qua một thiết bị ba đầu.
  • 3:22 - 3:24
    Dùng đầu đầu tiên, đó là tia laser,
  • 3:24 - 3:28
    chúng ta sẽ mổ chổ bị nhiễm bệnh.
  • 3:28 - 3:31
    Dùng đầu thứ hai, đó là máy quay phim,
  • 3:31 - 3:33
    chúng ta luồn lách quanh chổ
    bị nhiễm bệnh.
  • 3:34 - 3:39
    Cuối cùng, dùng đầu thứ ba,
    đó là một vòi phun thuốc,
  • 3:39 - 3:42
    chúng ta đưa thuốc trực tiếp
    vào chổ bị nhiễm bệnh,
  • 3:42 - 3:46
    trong khi tia laser một lần nữa
    được dùng để mở những tế bào này.
  • 3:47 - 3:50
    Vâng, điều này dường như chưa thể
    có ngay bây giờ.
  • 3:51 - 3:56
    Nhưng một ngày, nếu thành công,
    thiết bị này có thể giúp
  • 3:56 - 3:59
    tiêu huỷ hoàn toàn HIV
    trong cơ thể người.
  • 3:59 - 4:02
    Vâng, chữa khỏi HIV.
  • 4:02 - 4:05
    Đây là một giấc mơ của
    những nhà nghiên cứu HIV
  • 4:05 - 4:09
    và trong trường hợp này,
    một sự chữa trị bằng tia laser
  • 4:09 - 4:10
    Cảm ơn.
  • 4:10 - 4:12
    (Vỗ tay)
Title:
Chúng ta có thể chữa trị HIV bằng tia laser?
Speaker:
Patience Mthunzi
Description:

Uống thuốc để thấm thuốc là một cách nhanh, không đau nhưng thường không hoàn toàn hiện quả để chữa bệnh. Một cách tiềm năng hơn? Tia laser. Trong buổi nói chuyện đầy nhiệt huyết này, TED Fellow Patience Mthuzi giải thích ý tưởng của cô dùng tia laser để đưa thuốc trực tiếp vào tế bào nhiễm HIV. Dù là mới những ngày đầu, nhưng đó có phải là một cách chữa trị phía chân trời?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
04:25
Dimitra Papageorgiou approved Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Minh Phương Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Minh Phương Nguyễn accepted Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Minh Phương Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Minh Phương Nguyễn edited Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Hong-Hanh Tran edited Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Hong-Hanh Tran edited Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Hong-Hanh Tran edited Vietnamese subtitles for Could we cure HIV with lasers?
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions