Return to Video

Timothy Bartik: The economic case for preschool

  • 0:01 - 0:06
    Hôm nay, tôi muốn chia sẻ một quan điểm mới
  • 0:06 - 0:10
    rằng tại sao việc đầu tư vào giáo dục mầm non
  • 0:10 - 0:13
    chính là đầu tư vào công ích.
  • 0:13 - 0:15
    Điều này hoàn toàn khác biệt, bởi vì
  • 0:15 - 0:16
    khi mọi người nhắc đến giáo dục mầm non
  • 0:16 - 0:20
    họ thường nói đến
    những lợi ích tuyệt vời dành cho lũ trẻ
  • 0:20 - 0:23
    Với những em có đi học mẫu giáo
  • 0:23 - 0:25
    các em thường đạt được điểm số K-12 cao hơn
  • 0:25 - 0:27
    do vậy thu nhập sau này cũng khá hơn
  • 0:27 - 0:29
    Tất cả những điều này đều quan trọng,
  • 0:29 - 0:34
    nhưng điều tôi muốn chia sẻ
    là những gì mà giáo dục mầm non
  • 0:34 - 0:35
    mang lại cho nền kinh tế của quốc gia
  • 0:35 - 0:39
    cũng như sự đóng góp trong việc phát triển nền kinh tế
  • 0:39 - 0:42
    Điều này thật sự rất cần thiết
  • 0:42 - 0:45
    bởi vì nếu chúng ta muốn tăng cường đầu tư
  • 0:45 - 0:48
    vào các chương trình giáo dục mầm non
  • 0:48 - 0:51
    chúng ta cần thuyết phục chính quyền cùng góp sức
  • 0:51 - 0:53
    Chính phủ luôn có đủ khả năng
  • 0:53 - 0:56
    và họ cần phải làm một điều gì đó
  • 0:56 - 0:58
    Vậy nên chúng ta cần đề xuất ý kiến với họ
  • 0:58 - 1:01
    kể cả những nhà làm luật thuộc chính phủ,
  • 1:01 - 1:03
    cho họ thấy tầm quan trọng của việc này
  • 1:03 - 1:05
    rằng họ có trách nhiệm trong sự phát triển thịnh vượng
  • 1:05 - 1:07
    của nền kinh tế quốc dân.
  • 1:07 - 1:08
    Khi nói về việc thúc đẩy phát triển kinh tế,
  • 1:08 - 1:10
    ý tôi không phải thứ gì quá to tát.
  • 1:10 - 1:14
    Điều tôi muốn nói ở đây,
    đó chính là giáo dục bậc mầm non
  • 1:14 - 1:17
    có thể mang lại rất nhiều cơ hội việc làm cho đất nước
  • 1:17 - 1:21
    và do đó, tăng thu nhập bình quân
  • 1:21 - 1:23
    cho công dân của đất nước.
  • 1:23 - 1:27
    Tôi cho rằng mỗi lần mọi người bàn về
  • 1:27 - 1:29
    sự phát triển của nền kinh tế địa phương,
  • 1:29 - 1:32
    họ thường không đặt ưu tiên cho những thứ như
  • 1:32 - 1:35
    chăm sóc trẻ em và giáo dục mầm non.
  • 1:35 - 1:39
    Tôi biết điều này.
    Tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu.
  • 1:39 - 1:40
    Tôi từng trao đổi vấn đề này với khá nhiều quan chức
  • 1:40 - 1:43
    trong các cơ quan nhà nước
    chuyên về phát triển kinh tế
  • 1:43 - 1:45
    cũng như những nhà làm luật.
  • 1:45 - 1:48
    Và thấy rằng khi họ nghĩ về phát triển kinh tế khu vực,
  • 1:48 - 1:52
    họ sẽ nghĩ ngay đến khuyến khích thuế doanh nghiệp,
  • 1:52 - 1:55
    giảm thuế nhà đất, thuế tín dụng thu nhập cá nhân,
  • 1:55 - 1:57
    và bạn biết rồi đấy, hàng triệu các chính sách khác nữa.
  • 1:57 - 2:00
    Ví dụ như, các bang thường cạnh tranh khá sôi nổi
  • 2:00 - 2:03
    để thu hút những đầu tư mới các khu
    công nghiệp tự động, hoặc ít ra mở rộng chúng
  • 2:03 - 2:06
    Họ đưa ra đủ loại chính sách về thuế.
  • 2:06 - 2:08
    Những chương trình này có thể có chút ý nghĩa
  • 2:08 - 2:11
    nếu chúng thực sự thúc đẩy các khu quy hoạch mới
  • 2:11 - 2:12
    và cách chúng mang lại lợi ích, đó là,
  • 2:12 - 2:14
    tạo ra nhiều công việc hơn nữa,
  • 2:14 - 2:18
    tăng tỉ lệ người có việc làm, tăng thu nhập quốc dân.
  • 2:18 - 2:20
    Cho nên có thể nói lợi ích của người dân
  • 2:20 - 2:22
    đều được đánh đổi bằng cái giá họ phải trả
  • 2:22 - 2:25
    qua việc trả các khoản thuế này.
  • 2:25 - 2:28
    Tôi cho rằng thật sự các chương trình
    giáo dục mầm non
  • 2:28 - 2:32
    cũng có thể làm được những điều này,
  • 2:32 - 2:36
    nhưng bằng một cách khác.
  • 2:36 - 2:38
    Chính xác hơn là một cách gián tiếp.
  • 2:38 - 2:42
    Các chương trình này có thể mang lại
    nhiều cơ hội việc làm tốt hơn thông qua
  • 2:42 - 2:45
    việc các bạn xây dựng và đầu tư hiệu quả
    cho công tác ngành mầm non
  • 2:45 - 2:49
    qua đó sẽ phát triển các kĩ năng
    cho chính nguồn nhân lực địa phương
  • 2:49 - 2:53
    nếu giả sử như sau này
    không có gì biến động về dân số,
  • 2:53 - 2:55
    chính nguồn lực lao động chất lượng cao này
  • 2:55 - 2:59
    sẽ là những người
    tiên phong tạo ra nhiều công việc hơn nữa
  • 2:59 - 3:02
    và góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người
    tại chính địa phương mình
  • 3:02 - 3:05
    Tôi sẽ đưa ra một số con số cụ thể cho các bạn.
  • 3:05 - 3:09
    Mời các bạn quan sát các bằng chứng nghiên cứu
  • 3:09 - 3:14
    khá chi tiết - về mức độ
    ảnh hưởng của giáo dục mầm non
  • 3:14 - 3:19
    đến các thành tựu trong giáo dục,
    lương bổng và các kĩ năng khác
  • 3:19 - 3:22
    của những người từng theo học sau này,
  • 3:22 - 3:25
    bạn có thể thấy ảnh hưởng rất rõ,
  • 3:25 - 3:28
    bạn có thể thấy bao nhiêu công dân
  • 3:28 - 3:31
    tiếp tục ở lại địa phương
    hoặc không di chuyển đi nơi khác
  • 3:31 - 3:35
    và bạn thấy đấy biết bao nhiêu các kĩ năng
  • 3:35 - 3:38
    giúp ích cho công việc sau này,
    vậy nên có lẽ chúng ta sẽ rút ra kết luận
  • 3:38 - 3:40
    từ những nghiên cứu này,
  • 3:40 - 3:44
    rằng mỗi một đô-la bạn đầu tư cho giáo dục mầm non
  • 3:44 - 3:48
    sẽ làm tăng thu nhập bình quân đầu người tại địa phương
  • 3:48 - 3:51
    lên 2.78 đô-la
  • 3:51 - 3:52
    hay nói cách khác, tỉ lệ thu về là 3:1
  • 3:52 - 3:55
    Thậm chí chúng ta có thể thu về nhiều hơn thế nữa
  • 3:55 - 4:00
    có thể đến 16:1 nếu tính luôn hoạt động tội phạm,
  • 4:00 - 4:04
    cũng như những lợi ích từ những người
    từng tham gia bậc giáo dục mầm non
  • 4:04 - 4:06
    được hưởng đã di chuyển đến nơi khác sinh sống,
  • 4:06 - 4:09
    nhưng chỉ cần tập trung nhấn mạnh
    đến con số 3 đô-la thôi
  • 4:09 - 4:12
    bởi vì nó cũng đủ sức gây chú ý và quan trọng
  • 4:12 - 4:14
    để chứng minh cho các nhà làm luật
    và hoạch định chính sách quốc gia
  • 4:14 - 4:16
    rằng họ nên hành động.
  • 4:16 - 4:19
    Lợi ích cốt lõi tôi vừa nêu hoàn toàn phù hợp
  • 4:19 - 4:22
    đối với các nhà hoạch định chính sách trên phương diện phát triển kinh tế.
  • 4:22 - 4:26
    Một trong những lời phàn nàn bạn thường nghe,
  • 4:26 - 4:31
    hoặc có thể chưa nghe vì chúng ta
    thường lịch sự né tránh nói về nó,
  • 4:31 - 4:35
    đó là, tại sao tôi phải đóng thuế
  • 4:35 - 4:40
    để đầu tư cho con người khác?
  • 4:40 - 4:42
    Lợi ích cho tôi là gì?
  • 4:42 - 4:44
    Vấn đề là ở chỗ,
  • 4:44 - 4:48
    có một sự hiểu lầm khá lớn
  • 4:48 - 4:51
    về mức độ phụ thuộc của mọi người
  • 4:51 - 4:55
    vào nền kinh tế của địa phương.
  • 4:55 - 4:59
    Điều đáng nói ở đây về sự phụ thuộc liên đới, đó là
  • 4:59 - 5:02
    sự ảnh hưởng lan tràn của các kĩ năng --
  • 5:02 - 5:08
    khi con cái người hàng xóm càng tích luỹ được nhiều kĩ năng,
  • 5:08 - 5:11
    cũng đồng nghĩa làm gia tăng sự thịnh vượng của mọi người
  • 5:11 - 5:15
    kể cả với những ai hầu như không có chút đổi mới gì
    về vốn kĩ năng của họ.
  • 5:15 - 5:17
    Khá nhiều các nghiên cứu đã cho thấy
  • 5:17 - 5:20
    nếu bạn tập trung vào thứ tác động chính yếu
  • 5:20 - 5:22
    đến sự tăng trưởng của các khu đô thị,
  • 5:22 - 5:28
    chắc chắn đó không phải nhờ chính sách giảm thuế,
    giảm chi hay cắt giảm lương bổng
  • 5:28 - 5:31
    nhưng là do các trình độ của các khu đó. Chúng ta thường lấy
  • 5:31 - 5:35
    tỷ lệ phần trăm số cử nhân tốt nghiệp như một thước đo các kĩ năng
  • 5:35 - 5:38
    Vì vậy, ví dụ như khi bạn nhìn vào một khu trung tâm
  • 5:38 - 5:42
    như Boston, Minneapolis - St. Paul,
  • 5:42 - 5:47
    Thung lũng Silicon, những khu vực này không có hoạt động kinh tế tốt lắm
  • 5:47 - 5:49
    vì ở đó giá khá rẻ.
  • 5:49 - 5:51
    Tôi không biết bạn đã bao giờ thử mua một ngôi nhà ở thung lũng Silicon chưa
  • 5:51 - 5:54
    nó thực sự không ở mức rẻ đâu.
  • 5:54 - 6:00
    Chúng tăng lên vì họ là những người có tay nghề cao.
  • 6:00 - 6:03
    Vì vậy khi chúng ta đầu tư vào những đứa trẻ khác nữa,
  • 6:03 - 6:07
    và xây dựng những kĩ năng cho chúng,
    thì chúng ta đang tăng khả năng việc làm
  • 6:07 - 6:09
    của cả một khu vực.
  • 6:09 - 6:13
    Một ví dụ khác, nếu chúng ta
  • 6:13 - 6:16
    nhìn vào những thứ quyết định tiền lương của mỗi cá nhân
  • 6:16 - 6:20
    thì ta sẽ thấy rằng, điều quyết định tiền lương
  • 6:20 - 6:25
    phụ thuộc một phần vào
  • 6:25 - 6:27
    nền tảng giáo dục của cá nhân đó,
  • 6:27 - 6:30
    ví dụ như họ có bằng đại học hay không.
  • 6:30 - 6:33
    Một trong những sự thật thú vị là,
  • 6:33 - 6:37
    theo thống kê, bên cạnh
  • 6:37 - 6:40
    tầm ảnh hưởng
    của nền tảng học vấn của mình,
  • 6:40 - 6:44
    nền tảng học vấn
    của tất cả những người khác trong phạm vi khu vực
  • 6:44 - 6:46
    sẽ tác động đến lương của ta.
  • 6:46 - 6:50
    Có nghĩa là, kể cả khi bạn không thay đổi trình độ học vấn của mình,
  • 6:50 - 6:54
    thì bạn vẫn bị ảnh hưởng bởi tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp ở nơi bạn sống.
  • 6:54 - 6:58
    Bạn sẽ thấy rằng phần tỉ lệ đó
    tác động tỉ lệ thuận lên thu nhập của bạn
  • 6:58 - 7:01
    kể cả khi học vấn của bạn không thay đổi.
  • 7:01 - 7:04
    Thực tế là, sự tác động đó lớn đến nỗi
  • 7:04 - 7:08
    khi ai đó tốt nghiệp đại học,
  • 7:08 - 7:11
    sẽ gây ra hiệu ứng tràn lên lương
  • 7:11 - 7:13
    của tất cả những người khác trong cùng khu vực.
  • 7:13 - 7:16
    Hiệu ứng đó trên thực tế là lớn hơn cả
    những tác động trực tiếp khác.
  • 7:16 - 7:19
    Tóm lại nếu ai đó tốt nghiệp đại học,
    thu nhập cả đời của họ
  • 7:19 - 7:22
    sẽ tăng lên một con số khổng lồ, trên 700,000 đô la.
  • 7:22 - 7:25
    Sẽ có ảnh hưởng lên tất cả mọi người trong khu vực,
  • 7:25 - 7:29
    nếu tỉ lệ đỗ đại học tăng
  • 7:29 - 7:32
    và nếu bạn cộng tỉ lệ đó vào --
    nó sẽ chỉ ảnh hưởng nhỏ lên mỗi người
  • 7:32 - 7:36
    nhưng nếu bạn cộng lại
    ảnh hưởng của tất cả trong khu vực,
  • 7:36 - 7:39
    bạn sẽ thấy được thu nhập của khu vực đó
  • 7:39 - 7:42
    tăng lên gần 1 triệu đô la.
  • 7:42 - 7:44
    Con số này thực tế lớn hơn lợi ích trực tiếp
  • 7:44 - 7:47
    khi đầu tư vào giáo dục của một cá nhân.
  • 7:47 - 7:49
    Rốt cuộc thì chuyện gì đã xảy ra?
  • 7:49 - 7:53
    Cái gì có thể giải thích cho ảnh hưởng này?
  • 7:53 - 7:54
    Hãy nghĩ về nó theo cách này.
  • 7:54 - 7:57
    Tôi có thể là người có kĩ năng
    giỏi nhất trên thế giới này,
  • 7:57 - 8:01
    nhưng nếu đồng nghiệp của tôi đều kém cỏi,
  • 8:01 - 8:04
    thì cấp trên của tôi sẽ thấy thật khó khăn
  • 8:04 - 8:08
    để giới thiệu những công nghệ mới,
    những kỹ thuật sản xuất mới.
  • 8:08 - 8:12
    Chính vì thế, cấp trên của tôi sẽ trở nên kém hiệu quả.
  • 8:12 - 8:15
    Họ sẽ không thể trả tôi lương cao.
  • 8:15 - 8:19
    Kể cả khi tất cả mọi người trong công ty tôi
    đều có kĩ thuật tốt,
  • 8:19 - 8:23
    mà công nhân chịu trách nhiệm cung cấp cho công ty tôi
  • 8:23 - 8:25
    có kĩ thuật không tốt
  • 8:25 - 8:27
    công ty tôi sẽ trở nên khó cạnh tranh
  • 8:27 - 8:29
    ở thị trường trong nước và cả nước ngoài.
  • 8:29 - 8:33
    Và một lần nữa, công ty mất đi năng lực cạnh tranh
  • 8:33 - 8:35
    sẽ không thể trả lương cao được,
  • 8:35 - 8:39
    Và, thường
    trong những những doanh nghiệp công nghệ cao
  • 8:39 - 8:43
    họ vẫn luôn cố gắng lấy
    những ý tưởng và nhân viên từ các doanh nghiệp khác.
  • 8:43 - 8:46
    Vì vậy rõ ràng năng suất tại những công ty ở Thung Lũng Si-li-côn
  • 8:46 - 8:50
    liên quan rất nhiều đến kĩ năng của nhân viên
    không chỉ ở trong công ty
  • 8:50 - 8:54
    mà còn ở những công ty khác trong cùng khu vực.
  • 8:54 - 8:58
    Thế nên nếu chúng ta đầu tư vào
    con cái của cả những người khác
  • 8:58 - 9:00
    từ những năm giáo dục mầm non
    và các chương trình giáo dục sớm
  • 9:00 - 9:04
    một cách chất lượng cao, chúng ta sẽ giúp được,
    không chỉ những đứa trẻ ấy
  • 9:04 - 9:07
    mà còn tất cả những người khác trong khu vực
  • 9:07 - 9:11
    tăng thu nhập và khu vực đó sẽ
  • 9:11 - 9:13
    tạo ra rất nhiều việc làm.
  • 9:13 - 9:15
    Một sự phản đối thường gặp đối với việc
  • 9:15 - 9:18
    đầu tư vào giáo dục mầm non
  • 9:18 - 9:21
    là sự lo sợ rằng mọi người sẽ rời khỏi bang.
  • 9:21 - 9:26
    Ví dụ như là, các bạn biết đấy,
    có thể bang Ohio đang nghĩ về việc
  • 9:26 - 9:28
    đầu tư thêm vào giáo dục mầm non
  • 9:28 - 9:32
    cho trẻ em tại Columbus, Ohio
  • 9:32 - 9:34
    nhưng họ rất lo lắng rằng những đứa trẻ Buckeyes này,
  • 9:34 - 9:37
    vì một lí do kì lạ nào đó, quyết định chuyển đến
    Ann Arbor, Michigan
  • 9:37 - 9:38
    và trở thành Wolverines.
  • 9:38 - 9:42
    Và có thể Michigan cũng sẽ nghĩ về việc đầu tư
  • 9:42 - 9:44
    vào trường mầm non ở Ann Arbor,
    Michigan và lo lắng rằng
  • 9:44 - 9:47
    lũ trẻ Wolverines này cuối cùng sẽ chuyển sang Ohio và trở thành Buckeyes.
  • 9:47 - 9:51
    Và vì thế họ sẽ không đầu tư nữa
    vì tất cả mọi người đều chuyển đi.
  • 9:51 - 9:54
    Thực tế thì, nếu bạn nhìn vào số liệu,
  • 9:54 - 9:58
    người Mỹ chúng ta không dễ dàng chuyển đi như
    mọi người vẫn thỉnh thoảng tưởng tượng
  • 9:59 - 10:01
    Số liệu nói rằng trên 60 phần trăm người Mỹ
  • 10:04 - 10:06
    dành gần như cả cuộc đời và sự nghiệp của mình
  • 10:06 - 10:10
    ở bang nơi họ được sinh ra. 60 phần trăm.
  • 10:10 - 10:14
    Con số này không thay đổi nhiều lắm giữa các bang
  • 10:14 - 10:17
    Và cũng thay đổi nhiều lắm với
    tình hình kinh tế của bang đó.
  • 10:17 - 10:19
    Bất kể nó đang khủng hoảng hay tăng trưởng
  • 10:19 - 10:21
    Con số này cũng không
    bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi thời gian
  • 10:21 - 10:27
    Thế nên sự thật là, nếu bạn đầu tư vào trẻ em,
  • 10:27 - 10:29
    họ sẽ ở lại.
  • 10:29 - 10:32
    Hoặc ít nhất, những người ở lại sẽ đủ
  • 10:32 - 10:36
    để bù lại cho nền kinh tế của bang.
  • 10:36 - 10:40
    Được rồi, để tổng hợp lại, đã có rất nhiều
    bằng chứng nghiên cứu
  • 10:40 - 10:43
    rằng giáo dục mầm non, nếu chất lượng cao
  • 10:43 - 10:46
    sẽ đổi lại những kĩ năng cao hơn sau này.
  • 10:46 - 10:47
    Cũng đã có nhiều bằng chứng nghiên cứu
  • 10:47 - 10:51
    rằng mọi người sẽ vẫn ở lại
  • 10:51 - 10:54
    và bang đó sẽ có được những nhân viên
  • 10:54 - 10:56
    với kĩ thuật cao hơn
  • 10:56 - 11:00
    mà chính họ sẽ mang lại lương cao
    và nhiều công việc hơn cho địa phương của mình
  • 11:00 - 11:04
    và nếu bạn tính số đô la,
  • 11:04 - 11:06
    thì chúng ta sẽ được khoảng 3 đô la
  • 11:06 - 11:08
    lợi nhuận cho nền kinh tế của bang.
  • 11:08 - 11:12
    Vì thế trong quan điểm của tôi, những
    bằng chứng nghiên cứu đều thuyết phục
  • 11:12 - 11:15
    và tất cả đều rất lô-gíc
  • 11:15 - 11:19
    Rốt cuộc thì rào cản nào đã ngăn mọi việc lại?
  • 11:19 - 11:22
    Quả nhiên, rào cản đầu tiên chính là giá cả.
  • 11:22 - 11:26
    Khi bạn nhìn vào số tiền mà chúng ta phải trả
  • 11:26 - 11:29
    nếu tất cả các bang đều đầu tư
  • 11:29 - 11:33
    vào giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi,
    giáo dục nội trú cho trẻ 4 tuổi
  • 11:33 - 11:37
    đó sẽ là một con số lớn hàng năm
  • 11:37 - 11:39
    30 tỷ đô la.
  • 11:39 - 11:41
    Đúng là 30 tỷ đô la là rất nhiều tiền.
  • 11:41 - 11:45
    Mặt khác, nếu bạn đối chiếu với
  • 11:45 - 11:49
    dân số của nước Mỹ, 300 triệu dân
  • 11:49 - 11:52
    thì số tiền sẽ là
  • 11:52 - 11:54
    100 đô nếu tính theo đầu người
  • 11:54 - 11:57
    Thế nào? 100 đô mỗi người
  • 11:57 - 12:01
    là điều mà chính phủ các bang đều có thể chi trả được
  • 12:01 - 12:06
    Chỉ là vấn đề của
    ý chí chính trị đơn giản để làm được điểu đó
  • 12:06 - 12:08
    Và, tất nhiên, như tôi đã nhắc đến
  • 12:08 - 12:10
    cái giá này mang theo cả lợi ích tương đương
  • 12:10 - 12:12
    Tôi đã đề cập rằng sẽ có bội số của khoảng 3,
  • 12:12 - 12:14
    cụ thể là 2,78 bù vào lợi nhuận
    của nền kinh tế bang đó
  • 12:14 - 12:17
    tức là khoảng 80 tỷ thêm vào thu nhập
  • 12:17 - 12:20
    Và nếu như chúng ta muốn chuyển
    số tiền hàng tỷ đô la đó
  • 12:20 - 12:22
    thành thứ gì đó ý nghĩa hơn một chút
  • 12:22 - 12:26
    chúng ta đang nói về,
    những đứa trẻ có thu nhập bình quân thấp
  • 12:26 - 12:29
    số tiền này sẽ tăng thu nhập
    lên khoảng 10 phần trăm
  • 12:29 - 12:32
    cho toàn bộ sự nghiệp của chúng,
    chỉ bằng việc đi đến trường mầm non
  • 12:32 - 12:35
    chẳng cần tăng K12 hay bất cứ thứ gì sau đó,
  • 12:35 - 12:37
    cũng chẳng liên quan đến học phí đại học
    hay khả năng học đại học
  • 12:37 - 12:40
    chỉ trực tiếp đầu tư vào trường mầm non
  • 12:40 - 12:42
    và chúng ra sẽ có 5 phần trăm cộng vào thu nhập
  • 12:42 - 12:44
    cho những đứa trẻ tầng lớp trung lưu.
  • 12:44 - 12:46
    Tóm lại đây là sự đầu tư
  • 12:46 - 12:49
    mà đáng giá về mọi mặt
  • 12:49 - 12:53
    cho phạm vi rộng tất cả các nhóm thu nhập
    trong dân số của bang
  • 12:53 - 12:58
    và mang lại lợi nhuận lớn và thiết thực.
  • 12:58 - 13:00
    Cho đến hiện tại, đó mới là một rào cản.
  • 13:00 - 13:04
    Tôi đã nghĩ về một rào cản khác sâu xa hơn
  • 13:04 - 13:08
    đó chính là tính lợi ích lâu dài của
    những chương trình giáo dục mầm non
  • 13:08 - 13:11
    Luận điểm mà tôi là, chúng ta đang tăng
  • 13:11 - 13:13
    chất lượng của nguồn nhân lực địa phương
  • 13:13 - 13:15
    và nhờ đó tăng sự phát triển kinh tế.
  • 13:15 - 13:19
    Rõ ràng nếu chúng ta có
    trường mầm non cho trẻ 4 tuổi,
  • 13:19 - 13:21
    chúng ta sẽ không phải bắt chúng, khi lên 5 tuổi,
  • 13:21 - 13:24
    phải đi làm cho những xí nghiệp, đúng không?
    Ít ra tôi hy vọng là không.
  • 13:24 - 13:28
    Thế nên chúng ta đang nói về sự đầu tư
  • 13:28 - 13:30
    mà nếu nói về tác động lên nền kinh tế liên bang,
  • 13:30 - 13:34
    sẽ không được bù lại trong khoảng 15 đến 20 năm,
  • 13:34 - 13:37
    và tất nhiên nước Mỹ nổi tiếng
  • 13:37 - 13:40
    là xã hội thiên về lợi ích ngắn hạn.
  • 13:40 - 13:42
    Hiện tại, bạn có thể đáp lại tôi rằng,
  • 13:42 - 13:43
    và tôi đã từng làm điều này vài lần
    trong các buổi diễn thuyết,
  • 13:43 - 13:46
    rằng có thể có những lợi ích khác nữa
  • 13:46 - 13:50
    ví dụ như giảm chi phí giáo dục đặc biệt
  • 13:50 - 13:52
    hoặc là cha mẹ sẽ quan tâm nhiều hơn đến trường mầm non,
  • 13:52 - 13:55
    hay có thể chúng ta sẽ có hiệu ứng di cư
  • 13:55 - 13:57
    khi có những cha mẹ muốn tìm
    những trường mầm non tốt hơn
  • 13:57 - 13:59
    và tôi nghĩ những điều này hoàn toàn có thể đúng
  • 13:59 - 14:01
    nhưng theo một cách nào đấy, họ đang đi lạc đề.
  • 14:01 - 14:03
    Cuối cùng thì, đây là những gì
  • 14:03 - 14:07
    chúng ta đầu tư vào thời điểm hiện tại để cho tương lai.
  • 14:07 - 14:11
    Và thứ tôi muốn để lại cho các bạn
  • 14:11 - 14:14
    mà tôi nghĩ, chính là câu hỏi cuối cùng này.
  • 14:14 - 14:16
    Ý tôi là, tôi là một nhà kinh tế, nhưng đây chắc chắn
  • 14:16 - 14:22
    không phải là một câu hỏi kinh tế,
    mà là một câu hỏi về vấn đề đạo đức
  • 14:22 - 14:26
    Liệu chúng ta, những người dân Hoa Kỳ,
  • 14:26 - 14:30
    xã hội của chúng ta liệu có thể
  • 14:30 - 14:34
    đưa ra những quyết định chính trị để hy sinh hiện tại
  • 14:34 - 14:37
    bằng cách đóng thêm thuế
  • 14:37 - 14:42
    để có thể phát triển tương lai lâu dài
  • 14:42 - 14:46
    cho không những con cái của chúng ta,
    mà của cả cộng đồng hay không?
  • 14:46 - 14:50
    Liệu đất nước chúng ta có thể làm điều đó không?
  • 14:50 - 14:52
    Và đây là câu hỏi mà mỗi công dân
  • 14:52 - 14:55
    và cử tri cần tự hỏi
  • 14:55 - 14:58
    Đó có phải là điều mà bạn vẫn đang đầu tư,
  • 14:58 - 15:01
    nếu bạn vẫn tin vào khái niệm đầu tư?
  • 15:01 - 15:02
    Bởi vì đó chính là khái niệm của đầu tư.
  • 15:02 - 15:05
    Bạn hy sinh hiện tại để được đền đáp sau này.
  • 15:05 - 15:08
    Bản thân tôi nghĩ những bằng chứng nghiên cứu
  • 15:08 - 15:11
    về lợi ích của những chương trình mầm non
  • 15:11 - 15:15
    cho nền kinh tế địa phương là rất thuyết phục.
  • 15:15 - 15:19
    Tuy nhiên, lựa chọn đạo đức hay chính trị,
  • 15:19 - 15:24
    vẫn tuỳ thuộc vào chúng ta, những công dân và cử tri.
  • 15:24 - 15:28
    Cảm ơn các bạn rất nhiều (Vỗ tay)
Title:
Timothy Bartik: The economic case for preschool
Speaker:
Timothy Bartik
Description:

In this well-argued talk, Timothy Bartik makes the macro-economic case for preschool education -- and explains why you should be happy to invest in it, even if you don't have kids that age (or kids at all). The economic benefits of well-educated kids, it turns out, go well beyond the altruistic. (Filmed at TEDxMiamiUniversity.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
15:45

Vietnamese subtitles

Revisions