Return to Video

Ý nghĩa cuộc sống dưới góc nhìn của Simone de Beauvoir - Iseult Gillespie

  • 0:07 - 0:11
    Ở tuổi 21, Simone de Beauvoir
    trở thành người trẻ tuổi nhất
  • 0:11 - 0:15
    dự kì thi triết học
    tại ngôi trường danh tiếng nhất nước Pháp.
  • 0:15 - 0:17
    Bà xuất sắc vượt qua kì thi.
  • 0:17 - 0:20
    Nhưng khi hiểu thấu
    các quy luật triết học,
  • 0:20 - 0:21
    bà lại muốn phá vỡ chúng.
  • 0:21 - 0:24
    Bà được dạy
    thuyết ý niệm của Plato,
  • 0:24 - 0:27
    phủ nhận thế giới vật chất,
  • 0:27 - 0:30
    không phản ánh hết được
    chân lý và ý niệm vĩnh hằng.
  • 0:30 - 0:34
    Với de Beauvoir,
    đời sống trần thế đầy mê hoặc, khoái lạc,
  • 0:34 - 0:36
    và vận động không ngừng.
  • 0:36 - 0:39
    Khát vọng được khám phá mọi mặt
    của thế giới vật chất
  • 0:39 - 0:41
    đã hình thành lối sống của bà
  • 0:41 - 0:44
    và cuối cùng, tạo ra
    chủ nghĩa triết học mới, cấp tiến.
  • 0:44 - 0:46
    Không ngừng tranh luận
  • 0:46 - 0:49
    với người tình lỗi lạc
    Jean Paul Sartre của mình,
  • 0:49 - 0:53
    về tự do, khát vọng,
    quyền và trách nhiệm,
  • 0:53 - 0:56
    cũng như giá trị
    của trải nghiệm cá nhân.
  • 0:56 - 0:58
    Vào những năm sau Thế chiến II,
  • 0:58 - 1:01
    những ý tưởng ấy dần
    hình thành nên tư tưởng
  • 1:01 - 1:05
    có liên quan mật thiết với
    công trình của họ: chủ nghĩa hiện sinh.
  • 1:05 - 1:08
    Trong khi Do Thái giáo
    và Ki-tô giáo thường dạy rằng
  • 1:08 - 1:10
    con người sinh ra
    với mục đích được định sẵn,
  • 1:10 - 1:14
    De Beauvoir và Sartre lại đưa ra
    một quan điểm khác mang tính cách mạng,
  • 1:14 - 1:17
    cho rằng con người
    vốn sinh ra trong tự do,
  • 1:17 - 1:20
    và cuộc đời không do
    một thế lực siêu nhiên nào định đoạt.
  • 1:20 - 1:24
    De Beauvoir thừa nhận:
    tự do vừa là phúc phận, vừa là gánh nặng.
  • 1:24 - 1:26
    Trong cuốn "Đạo lý của sự mơ hồ,"
  • 1:26 - 1:29
    bà cho rằng
    trách nhiệm lớn nhất của chúng ta
  • 1:29 - 1:31
    là tạo ra ý nghĩa
    cuộc sống của mình
  • 1:31 - 1:35
    và bảo vệ quyền tự do của người khác
    để họ cũng có thể làm như vậy.
  • 1:35 - 1:36
    Như de Beauvoir đã viết:
  • 1:36 - 1:38
    "Sự tự do nào
  • 1:38 - 1:42
    mà lại đi phủ nhận sự tự do
    thì đáng bị phủ nhận."
  • 1:42 - 1:46
    Triết lý này thách thức người học
    tìm ra sự mập mờ cũng như mâu thuẫn
  • 1:46 - 1:50
    hình thành trong những khao khát
    bên trong lẫn bên ngoài.
  • 1:50 - 1:53
    Trên đường tìm kiếm mục đích của đời mình,
  • 1:53 - 1:54
    de Beauvoir tự hỏi:
  • 1:54 - 1:57
    nếu ai cũng có quyền tự do
    theo đuổi lý tưởng của mình,
  • 1:57 - 2:02
    sao bà lại bị ràng buộc
    bởi những định kiến xã hội về phụ nữ?
  • 2:02 - 2:05
    Dù có viết, giảng dạy,
    hoạt động nhiều như thế nào,
  • 2:05 - 2:08
    thì de Beauvoir vẫn không được
    các đồng nghiệp nam coi trọng.
  • 2:08 - 2:12
    Bà từ bỏ trường dòng và hôn sự,
  • 2:12 - 2:16
    chuyên tâm vào việc học, viết hồi ký,
    tiểu thuyết và sách triết học.
  • 2:16 - 2:19
    Bà bất chấp rủi ro
    để có được sống tự do,
  • 2:19 - 2:23
    trong khi những đồng nghiệp nam
    chẳng làm gì cả mà vẫn có được dễ dàng.
  • 2:24 - 2:27
    Họ không hề hứng thú
    với công việc của de Beauvoir,
  • 2:27 - 2:29
    hay quan tâm đến nội tâm của phụ nữ,
  • 2:29 - 2:33
    cũng như mối quan hệ mở của bà
    hay việc bà là người song tính.
  • 2:33 - 2:35
    Bà viết một quyển sách đầy tham vọng
  • 2:35 - 2:39
    để ai cũng hiểu tầm quan trọng
    của những quan điểm ấy.
  • 2:39 - 2:42
    Không chỉ đặt nên nền móng
    cho chủ nghĩa hiện sinh,
  • 2:42 - 2:45
    giờ đây, bà còn thay đổi
    những định kiến về giới tính.
  • 2:45 - 2:49
    Cuốn "Giới tính thứ hai"
    xuất bản năm 1949, cho rằng
  • 2:49 - 2:53
    giống như mục đích của cuộc đời,
    giới tính cũng không được định trước.
  • 2:53 - 2:55
    Như de Beauvoir từng viết:
  • 2:55 - 2:58
    "Không phải người ta sinh ra đã là đàn bà,
    mà bị biến thành đàn bà."
  • 2:58 - 3:03
    và biến thành đàn bà
    chính là biến thành "một giống khác."
  • 3:03 - 3:06
    Một giống khác, với bà,
    đó là sự gắn mác lên phụ nữ
  • 3:06 - 3:08
    xem họ thấp kém hơn đàn ông
  • 3:08 - 3:13
    vốn từ ngàn xưa,
    được xem là chủ thể hoàn hảo.
  • 3:13 - 3:17
    Vì là một giống khác,
    nên đàn bà luôn bị xếp sau đàn ông
  • 3:17 - 3:21
    và do đó, khó có thể có được tự do.
  • 3:21 - 3:25
    Quyển sách trở thành
    bản chính luận nữ quyền quan trọng
  • 3:25 - 3:28
    ghi lại chi tiết
    việc kiềm chế phụ nữ trong lịch sử
  • 3:28 - 3:30
    và cả những câu chuyện được kể lại.
  • 3:30 - 3:32
    Trong cuốn "Giới tính thứ hai",
  • 3:32 - 3:35
    sự kết hợp giữa triết học
    và trải nghiệm cá nhân
  • 3:35 - 3:38
    đã đem một cái nhìn mới về nữ quyền.
  • 3:38 - 3:43
    Ngày nay, khi bàn về nữ quyền, ta không
    thể quên những gì de Beauvoir nhấn mạnh
  • 3:43 - 3:45
    trên hành trình đi tới sự bình đẳng,
  • 3:45 - 3:49
    "không thể tách biệt
    triết học với cuộc sống."
  • 3:49 - 3:51
    Dĩ nhiên, như mọi tiền đề khác,
  • 3:51 - 3:55
    tư tưởng trong "Giới tính thứ hai"
    được khai triển ra rất nhiều.
  • 3:55 - 3:59
    Các nhà tư tưởng thời hiện đại thêm vào
    những đối tượng bị xem là "giống khác"
  • 3:59 - 4:01
    de Beauvoir không nhắc đến.
  • 4:01 - 4:04
    Họ khai thác các khía cạnh
    về kinh tế và chủng tộc,
  • 4:04 - 4:09
    và cả trong xã hội đa dạng về giới tính
    và xu hướng tính dục như ngày nay.
  • 4:09 - 4:12
    Chuyện về de Beauvoir
    còn phức tạp hơn nữa,
  • 4:12 - 4:16
    khi bà bị cáo buộc
    quấy rối tình dục hai sinh viên của mình.
  • 4:16 - 4:18
    Vì những cáo buộc trên,
  • 4:18 - 4:22
    bà bị tước quyền giảng dạy
    vì lạm dụng chức quyền.
  • 4:22 - 4:26
    Với những khía cạnh đó,
    cuộc đời bà vẫn gây nhiều tranh cãi.
  • 4:26 - 4:28
    Tác phẩm của bà tiêu biểu
  • 4:28 - 4:31
    cho gian đoạn đầy tranh chấp
    trong thời kì đầu của phong trào nữ quyền.
  • 4:31 - 4:35
    Bà tham gia phong trào nữ quyền
    cho đến tận cuối đời
  • 4:35 - 4:40
    bằng việc viết tiểu thuyết, sách triết học
    và hồi ký đến khi qua đời năm 1986.
  • 4:40 - 4:43
    Hiện nay, bà để lại
    một công trình mang tính triết học
  • 4:43 - 4:46
    ta có thể hình dung,
    hồi tưởng hay phản đối,
  • 4:46 - 4:50
    và khá chắc nhà tư tưởng cách mạng này
    sẽ hoan nghênh điều đó.
Title:
Ý nghĩa cuộc sống dưới góc nhìn của Simone de Beauvoir - Iseult Gillespie
Speaker:
Iseult Gillespie
Description:

Xem đầy đủ bài học tại: https://ed.ted.com/lessons/the-meaning-of-life-according-to-simone-de-beauvoir-iseult-gillespie

Ở tuổi 21, Simone de Beauvoir trở thành người trẻ tuổi nhất dự kì thi triết học tại ngôi trường danh tiếng nhất nước Pháp. Nhưng khi hiểu thấu các quy luật triết học, bà lại muốn phá vỡ chúng. Khát vọng được khám phá mọi mặt của thế giới vật chất đã hình thành lối sống của bà và tạo ra chủ nghĩa triết học mới, cấp tiến. Cùng Iseult Gillesipe sẽ bắt đầu khám phá cuộc sống của nhà tư tưởng cách mạng này.

Bài giảng bởi Iseult Gillespie, chỉ đạo bởi Sarah Saidan.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TED-Ed
Duration:
04:50

Vietnamese subtitles

Revisions