Return to Video

Robot ăn ô nhiễm

  • 0:01 - 0:02
    Xin chào, tôi là một kĩ sư
  • 0:02 - 0:04
    và tôi chế tạo rô bốt.
  • 0:04 - 0:08
    Và tất nhiên các bạn đều biết
    rô bốt là gì?
  • 0:08 - 0:10
    Nếu bạn không biết thì
    bạn nên tìm tới Google
  • 0:10 - 0:12
    hãy hỏi Google rô bốt là gì
  • 0:12 - 0:13
    Hãy làm thế đi.
  • 0:14 - 0:16
    Chúng ta sẽ tìm ở Google
    và đây là kết quả nhận được
  • 0:16 - 0:20
    Bây giờ, bạn có thể nhìn thấy có
    rất nhiều loại rô bốt khác nhau
  • 0:20 - 0:23
    nhưng chúng đều có cấu trúc
    giống với con người
  • 0:23 - 0:25
    Và chúng trông khá quy chuấn
  • 0:25 - 0:27
    bởi vì chúng đều có nhựa, kim loại,
  • 0:28 - 0:30
    động cơ, bánh răng và vân vân.
  • 0:30 - 0:31
    Một số robot trông khá thân thiện
  • 0:31 - 0:34
    Bạn có thể tiến tới và ôm chúng.
  • 0:34 - 0:35
    Một số khác chẳng thân thiện
  • 0:35 - 0:37
    Chúng giống như là "kẻ hủy diệt",
  • 0:37 - 0:40
    Thực tế chúng có thể là "kẻ hủy diệt".
  • 0:40 - 0:43
    Bạn có thể làm nhiều
    điều tuyệt vời với những robot này
  • 0:43 - 0:44
    Bạn có thể làm những thứ thú vị.
  • 0:44 - 0:47
    Nhưng tôi muốn hướng đến
    những loại robot khác
  • 0:47 - 0:49
    Tôi muốn tạo những loại robot khác nhau.
  • 0:49 - 0:53
    Và tôi lấy cảm hứng từ những thứ
    mà không giống chúng ta,
  • 0:53 - 0:54
    mà chúng giống như thế này.
  • 0:55 - 0:57
    Đây là những cá thể sinh học tự nhiên
  • 0:57 - 1:00
    và chúng làm những điều thú vị
    mà con người không thể
  • 1:00 - 1:02
    và những loại robot hiện nay
    cũng không thể làm.
  • 1:02 - 1:06
    Chúng làm tất cả những thứ ngầu như di
    chuyển quanh sàn nhà;
  • 1:06 - 1:08
    chúng vào vườn và ăn rau màu;
  • 1:08 - 1:09
    chúng leo cây;
  • 1:09 - 1:11
    chúng xuống nước và ngoi lên bờ;
  • 1:11 - 1:14
    chúng bẫy và ăn côn trùng.
  • 1:14 - 1:16
    Chúng thực sự làm những việc thú vị.
  • 1:16 - 1:19
    Chúng sống, thở và sau đó chết đi.
  • 1:19 - 1:21
    Chúng ăn thức ăn từ môi trường.
  • 1:21 - 1:24
    Những robots hiện nay không thể làm vậy.
  • 1:24 - 1:25
    Bây giờ, rất là tuyệt vời
  • 1:25 - 1:29
    nếu bạn có thể ứng dụng những đặc điểm
    này vào robot tương lai
  • 1:29 - 1:31
    vì vậy bạn có thể giải quyết những vấn đề
    rất thú vị?
  • 1:31 - 1:34
    Tôi sẽ đề cập tới một số vấn đề hiện nay
    trong môi trường
  • 1:34 - 1:37
    nơi mà chúng ta có thể sử dụng các kĩ năng
    và công nghệ
  • 1:37 - 1:39
    bắt nguồn từ những động vật
  • 1:39 - 1:41
    và thực vật này,
  • 1:41 - 1:43
    và ta có thể áp dụng để
    giải các vấn đề đó.
  • 1:43 - 1:45
    Hãy nhìn vào 2 vấn đề môi trường.
  • 1:46 - 1:47
    Chúng đều do con người tạo ra
  • 1:47 - 1:50
    đây là cách con người tương tác
    với môi trường
  • 1:50 - 1:52
    và làm những điều không hay.
  • 1:52 - 1:56
    Vần đề đầu tiên là áp lực dân số.
  • 1:56 - 1:59
    Nó diễn ra trên toàn thế giới
  • 1:59 - 2:03
    mà ngành nông nghiệp phải sản xuất
    nhiều lương thực hơn nữa.
  • 2:03 - 2:04
    Và để làm như vậy,
  • 2:04 - 2:07
    Nông dân ngày càng đổ nhiều hóa chất
    vào đất.
  • 2:07 - 2:10
    Họ sử dụng phân bón,
    thuốc trừ sâu, nitrat,
  • 2:10 - 2:13
    và nhiều loại khác để tăng năng suất
    hoa màu,
  • 2:13 - 2:15
    nhưng nó đem đến những
    ảnh hưởng tiêu cực.
  • 2:15 - 2:19
    Một trong những ảnh hưởng xấu đó là
    nếu sử dụng nhiều phân bón cho đất,
  • 2:19 - 2:21
    hoa màu sẽ không ăn hết số phân bón ấy.
  • 2:21 - 2:24
    Mà phần lớn chúng sẽ ở trong đất,
  • 2:24 - 2:25
    và khi trời mưa,
  • 2:25 - 2:28
    những hóa chất này được rửa trôi
    vào mạch nước.
  • 2:28 - 2:29
    Và qua mạch nước,
  • 2:29 - 2:33
    chúng đổ ra các dòng suối, hồ rồi sông
  • 2:33 - 2:34
    và ra biển.
  • 2:34 - 2:37
    Và nếu bạn cho tất cả những hóa chất,
    những nitrate này
  • 2:37 - 2:39
    vào môi trường,
  • 2:39 - 2:42
    và sẽ có những sinh vật trong môi trường
    bị ảnh hưởng,
  • 2:42 - 2:44
    ví dự như các loại tảo.
  • 2:44 - 2:47
    Tảo rất ưa thích nitrate và phân bón,
  • 2:47 - 2:49
    và chúng sẽ hấp thụ những hóa chất này.
  • 2:49 - 2:52
    Chúng sẽ phát triển ồ ạt
    khi gặp điều điện thuận lợi.
  • 2:52 - 2:54
    Và chúng sẽ sinh ra hàng loạt
    tảo mới.
  • 2:54 - 2:56
    Đó gọi là sự tảo nở.
  • 2:56 - 2:59
    Vấn đề là khi tảo
    phát triển nhanh như vậy,
  • 2:59 - 3:01
    chúng sẽ hút hết oxi trong nước
  • 3:01 - 3:03
    Ngay khi điều đó xãy ra
  • 3:03 - 3:06
    thì những sinh vật khác trong nước
    không thể tồn tại.
  • 3:06 - 3:08
    Vậy chúng ta có thể làm gì?
  • 3:08 - 3:12
    Chúng tôi đang sản xuất loại robot mà có thể ăn tảo
  • 3:12 - 3:14
    tiêu thụ tảo và làm nó an toàn.
  • 3:14 - 3:15
    Đó là vấn đề đầu tiên.
  • 3:16 - 3:18
    Vấn đề thứ 2 cũng do chúng ta tạo ra,
  • 3:18 - 3:20
    đó là ô nhiễm dầu.
  • 3:21 - 3:25
    Dầu được thải ra từ máy móc
  • 3:25 - 3:26
    và tàu mà chúng ta dùng.
  • 3:26 - 3:29
    Thỉnh thoảng những tàu chở dầu
    thải dầu ra biển,
  • 3:29 - 3:31
    Đó là cách thải dầu ra biển.
  • 3:31 - 3:34
    Sẽ thật tốt khi chúng ta
    biết cách xử lí nó
  • 3:34 - 3:39
    bằng cách sử dụng robot có khả năng ăn
    dầu đã được thải ra từ các mõ dầu
  • 3:39 - 3:41
    Và đó là điều chúng tôi làm.
  • 3:41 - 3:43
    Chúng tôi chế tạo robot
    mà có thể "ăn" ô nhiễm.
  • 3:44 - 3:45
    Để thực sự chế tạo robot,
  • 3:45 - 3:47
    chúng tôi lấy cảm hứng từ 2 sinh vật sống.
  • 3:48 - 3:50
    Ở phía bên phải này là cá mập phơi.
  • 3:50 - 3:53
    Nó là loài cá mập khổng lồ.
  • 3:53 - 3:56
    Chúng không ăn thịt nên bạn
    có thể bơi cùng chúng,
  • 3:56 - 3:57
    như bạn thấy đấy.
  • 3:57 - 3:59
    Và cá mập phơi há miệng
  • 3:59 - 4:02
    và bơi trong nước và bắt các sinh vật phù du.
  • 4:03 - 4:05
    Khi nó làm vậy, nó tiêu hóa thức ăn,
  • 4:05 - 4:09
    và nó sử dụng năng lượng ấy
    để tiếp tục di chuyển.
  • 4:09 - 4:11
    Vậy,liệu ta có thể tạo ra robot như vậy
  • 4:11 - 4:14
    giống cá mập phơi có lướt trong nước
  • 4:14 - 4:15
    và "ăn hết" ô nhiễm?
  • 4:16 - 4:18
    Hãy xem nếu ta có thể làm như vậy.
  • 4:18 - 4:21
    Tuy nhiên, chúng tôi còn lấy cảm hứng từ
    những loài khác.
  • 4:21 - 4:23
    Đây là hình ảnh của con cà cuống,
  • 4:23 - 4:25
    và chúng thực sự rất dễ thương.
  • 4:25 - 4:26
    Khi chúng bơi trong nước,
  • 4:27 - 4:29
    chúng dùng chân giống mái chèo
    để tiến về phía trước.
  • 4:30 - 4:32
    Vì vậy chúng tôi lấy 2 sinh vật này
  • 4:32 - 4:35
    và kết hợp chúng để tạo ra
    1 loại robot mới.
  • 4:35 - 4:38
    Thực ra bởi vì chúng tôi lấy cảm hứng
    từ cà cuống
  • 4:39 - 4:41
    và robot của chúng tôi ngồi trên mặt nước,
  • 4:41 - 4:43
    và nó chèo,
  • 4:43 - 4:45
    chúng tôi gọi nó là "row-bot".
  • 4:45 - 4:49
    vì vậy 1 row-bot là một robot
    mà có thể chèo.
  • 4:49 - 4:51
    Vậy trông nó như thế nào?
  • 4:51 - 4:53
    Và đây là hình ảnh của Row-bot,
  • 4:53 - 4:54
    và bạn thấy đấy,
  • 4:54 - 4:58
    nó không hề giống bất kì loại robot mà
    ta đã nhìn thấy lúc đầu
  • 4:58 - 5:00
    Google đã lầm; robot không
    giống như vậy,
  • 5:00 - 5:01
    mà nó giống như thế này.
  • 5:01 - 5:03
    Và tôi có mang một Row-bot ở đây.
  • 5:03 - 5:04
    Tôi sẽ cầm lên cho các bạn.
  • 5:04 - 5:06
    Nó đem đến cảm nhận về kích thước,
  • 5:06 - 5:08
    và nó trông không giống các
    loại robot khác.
  • 5:08 - 5:10
    OK, nó làm từ nhựa plastic,
  • 5:10 - 5:12
    và chúng ta sẽ nhìn vào các bộ phận
  • 5:12 - 5:13
    tạo nên Row-bot
  • 5:13 - 5:15
    điêu gì khiến chúng đặc biệt.
  • 5:16 - 5:19
    Row-bot gồm 3 phần,
  • 5:19 - 5:22
    và những phần này giống các bộ phận
    của bất kì sinh vật sống nào.
  • 5:22 - 5:24
    Nó có não,
  • 5:24 - 5:25
    có cơ thể
  • 5:25 - 5:27
    và dạ dày.
  • 5:27 - 5:30
    Nó cần dạ dày để tạo ra năng lượng.
  • 5:30 - 5:32
    bất kì Row-bot nào cũng sẽ có 3 bộ phận
    đó,
  • 5:32 - 5:34
    và bất kì sinh vật sống nào cũng thế.
  • 5:34 - 5:36
    Vì vậy hãy nhìn vào chúng 1 lần.
  • 5:36 - 5:38
    Nó có cơ thể
  • 5:38 - 5:39
    và được làm từ nhựa plastic,
  • 5:39 - 5:42
    và nó đứng trên mặt nước.
  • 5:42 - 5:45
    Nó có chân chèo ở phía bên đây
  • 5:45 - 5:46
    mái chèo giúp chúng di chuyển
  • 5:46 - 5:47
    giống như con cà cuống vậy.
  • 5:48 - 5:50
    Nó có cơ thể làm từ nhựa,
  • 5:50 - 5:52
    nhưng nó có 1 cái miệng bằng
    cao su mềm ở đây,
  • 5:52 - 5:54
    và cái miệng ở đây, nó có 2 miệng.
  • 5:54 - 5:56
    Tại sao nó lại có 2 miệng?
  • 5:56 - 5:58
    Một cái là để đưa thức ăn vào
  • 5:58 - 6:00
    và một cái là thải thức ăn ra.
  • 6:00 - 6:03
    Bạn thấy đấy, nó có 1 cái miệng
    và 1 mông đít,
  • 6:03 - 6:04
    hoặc một...
  • 6:04 - 6:05
    (cười)
  • 6:05 - 6:07
    cái mà để những thứ đó đi ra,
  • 6:07 - 6:09
    giống như 1 sinh vật sống thực thụ.
  • 6:09 - 6:12
    Vì thế nó bắt đầu trông giống cá mập phơi.
  • 6:12 - 6:13
    Và đó là cơ thể của Row-bot.
  • 6:13 - 6:16
    Bộ phận thứ 2 là dạ dày.
  • 6:16 - 6:20
    Chúng ta cần nạp năng lượng cho robot
    và xử lí ô nhiễm,
  • 6:20 - 6:22
    vì thế khi chất ô nhiễmđi vào chiếc robot này,
  • 6:22 - 6:23
    nó sẽ làm gì đó.
  • 6:23 - 6:27
    Nó có một pin ở giữa được gọi là
    pin nhiên liệu vi sinh
  • 6:27 - 6:30
    Tôi sẽ để row-bot xuống và nhấc pin
    nhiên liệu lên.
  • 6:30 - 6:32
    Đây. Thay vì dùng pin,
  • 6:32 - 6:34
    hay hệ thống năng lượng truyền thống,
  • 6:34 - 6:36
    nó có một trong số đó.
  • 6:36 - 6:37
    Đây là dạ dày của row-bot.
  • 6:37 - 6:38
    Và nó thực sự là một cái dạ dày
  • 6:38 - 6:42
    vì bạn có thể cho năng lượng vào phía trong từ các dạng của ô nhiễm,
  • 6:42 - 6:43
    và nó tạo ra điện.
  • 6:43 - 6:44
    Vậy nó là cái gì?
  • 6:44 - 6:46
    Nó là pin nhiên liệu vi sinh.
  • 6:46 - 6:48
    Nó hơi giống với pin
    năng lượng hóa chất,
  • 6:48 - 6:50
    cái mà các bạn có thể bắt gặp ở trường,
  • 6:50 - 6:52
    hoặc thấy nó trên tin tức.
  • 6:52 - 6:54
    Pin nhiên liệu hóa chất
    dùng hydro và ô xi
  • 6:54 - 6:57
    và kết hợp chúng lại tạo ra điện.
  • 6:57 - 7:00
    Đó là công nghệ được thiết lập tốt và
    sử dụng trên tàu vũ trụ Apollo.
  • 7:00 - 7:02
    Đó là từ 40, 50 năm trước rồi.
  • 7:02 - 7:04
    Cái này mới hơn chút.
  • 7:04 - 7:05
    Nó là pin nhiên liệu vi sinh
  • 7:05 - 7:06
    Nó có cùng nguyên lí:
  • 7:06 - 7:08
    nó lấy ô-xi từ một bên,
  • 7:08 - 7:10
    nhưng thay vì dùng hydro ở bên còn lại,
  • 7:10 - 7:11
    nó có một chút soup,
  • 7:11 - 7:14
    và bên trong soup đó là các vi trùng sống.
  • 7:14 - 7:17
    Bây giờ, nếu bạn lấy một it
    vật liệu hữu cơ-
  • 7:17 - 7:19
    có thể là sản phẩm bỏ đi hoặc thức ăn,
  • 7:19 - 7:21
    có thể một ít bánh mỳ
  • 7:21 - 7:24
    bạn cho nó vào và các vi trùng sẽ ăn nó,
  • 7:24 - 7:26
    và chúng sẽ biến thức ăn đó thành điện.
  • 7:26 - 7:30
    Không chỉ có vậy, nếu bạn chọn
    đúng loại vi trùng,
  • 7:30 - 7:34
    bạn có thể dùng pin nhiên liệu vi trùng
    để xử lí ô nhiễm.
  • 7:34 - 7:36
    Nếu bạn chọn đúng loại vi trùng,
  • 7:36 - 7:39
    Những vi trùng này sẽ ăn tảo
  • 7:39 - 7:41
    Nếu bạn dùng các loại vi trùng khác,
  • 7:41 - 7:45
    chúng sẽ ăn dầu mỏ tinh chế và dầu thô.
  • 7:45 - 7:48
    Vậy bạn có thể thấy cách mà
    cái dạ dày được dùng
  • 7:48 - 7:51
    không chỉ để xử lí ô nhiễm
  • 7:51 - 7:54
    mà còn tạo ra điện từ ô nhiễm.
  • 7:54 - 7:57
    Vì thế robot sẽ di chuyển
    trong môi trường,
  • 7:57 - 7:59
    đưa thức ăn vào dạ dày,
  • 7:59 - 8:02
    tiêu hóa thức ăn, tạo ra điện,
  • 8:02 - 8:04
    sử dụng nguồn điện đó
    để di chuyển trong môi trường
  • 8:04 - 8:06
    và tiếp tục như vậy.
  • 8:06 - 8:09
    Ok, hãy cùng xem điều gì xảy ra
    khi chúng ta chạy row-bot
  • 8:09 - 8:11
    khi rowbot bơi chèo.
  • 8:11 - 8:12
    Đây là một số video,
  • 8:12 - 8:15
    Điều đầu tiên bạn thấy,
    hi vọng bạn có thể thấy ở đây
  • 8:15 - 8:16
    là miệng của robow mở.
  • 8:16 - 8:19
    Miệng ở đằng trước và phía đáy đều mở,
  • 8:19 - 8:21
    và khi nó đạt độ mở vừa đủ,
  • 8:21 - 8:23
    và robot sẽ bắt đầu bơi về phía trước.
  • 8:23 - 8:24
    Nó di chuyển trong nước
  • 8:24 - 8:27
    để thức ăn đi vào và chất thải đi ra.
  • 8:27 - 8:29
    Khi nó di chuyển đủ rồi
  • 8:29 - 8:31
    nó dừng và khép miệng lại
  • 8:32 - 8:34
    từ từ khép miệng
  • 8:34 - 8:36
    và tiếp đó nó sẽ đứng đây,
  • 8:36 - 8:37
    và tiêu hóa thức ăn.
  • 8:38 - 8:41
    Đương nhiên, những
    pin nhiên liệu vi trùng này,
  • 8:41 - 8:42
    chúng chứa vi trùng.
  • 8:42 - 8:44
    Điều bạn cần là thật nhiều năng lượng
  • 8:44 - 8:46
    được tạo ra bởi những vi trùng này
    càng nhanh càng tốt.
  • 8:47 - 8:48
    Nhưng ta không thể ép
    vi trùng
  • 8:48 - 8:51
    và chúng tạo ra một lượng điện nhỏ
    mỗi giây.
  • 8:51 - 8:54
    Chúng tạo ra milliwatts hoặc microwatts.
  • 8:54 - 8:56
    Nào hãy xem nó trong từng ngữ cảnh.
  • 8:56 - 8:58
    Ví dụ chiếc điện thoại di động
  • 8:58 - 8:59
    một trong những cái hiện đại
  • 8:59 - 9:01
    khi bạn dùng nó, nó tiêu tốn 1 watt.
  • 9:02 - 9:05
    Vì vậy nó sử dụng năng lượng nhiều
    gấp ngàn hoặc triệu lần
  • 9:05 - 9:07
    so với pin nhiên liệu vi sinh.
  • 9:08 - 9:10
    Vậy ta xử lý bằng cách nào?
  • 9:10 - 9:12
    Well, khi row-bot đã tiêu hóa xong,
  • 9:12 - 9:14
    khi nó lấy thức ăn vào,
  • 9:14 - 9:17
    nó sẽ đứng lại và đợi cho tới khi đã tiêu thụ hết thức ăn.
  • 9:18 - 9:21
    Qúa trình đó có thể mất hàng giờ,
    thậm chí vài ngày.
  • 9:21 - 9:24
    Vậy một chu trình điển hình của Row-bot
    trông như thế này:
  • 9:24 - 9:26
    mở miệng ra,
  • 9:26 - 9:27
    di chuyển,
  • 9:27 - 9:28
    khép miệng lại
  • 9:28 - 9:30
    và đứng lại 1 lúc để đợi.
  • 9:30 - 9:32
    Khi đã tiêu hóa hết thức ăn,
  • 9:32 - 9:34
    nó tiếp tục lặp lại chu trình đó.
  • 9:34 - 9:37
    Nhưng bạn có thấy nó giống
    1 sinh vật thực sự không?
  • 9:37 - 9:39
    Nó giống những thứ mà chúng ta làm.
  • 9:39 - 9:41
    Tối thứ 7, chúng ta ra ngoài, mở miệng,
  • 9:41 - 9:43
    lấp đầy dạ dày,
  • 9:43 - 9:46
    ngồi trước TV và tiêu hóa.
  • 9:46 - 9:48
    Và khi nạp đủ, chúng ta tiếp tục
    làm lặp lại.
  • 9:48 - 9:51
    OK, nếu chúng ta gặp may với
    vòng tuần hoàn này,
  • 9:51 - 9:55
    vào cuối chu trình chúng ta sẽ có
    đủ năng lượng dự trữ
  • 9:55 - 9:57
    cho chúng ta làm những việc khác.
  • 9:57 - 9:59
    Ví dụ như chúng ta có thể gửi tin nhắn,
  • 9:59 - 10:00
    có thể gửi tin nhắn và nói,
  • 10:00 - 10:03
    "đây là lượng ô nhiễm
    mà tôi đã ăn gần đây đó",
  • 10:03 - 10:05
    hoặc " Đây là thứ tôi đã gặp",
  • 10:05 - 10:07
    hoặc " đây là nơi tôi đã ở"
  • 10:08 - 10:11
    Khả năng gửi tin nhắn và nói "đây là nơi tôi đã ở",
  • 10:11 - 10:13
    thực sự rất quan trọng.
  • 10:13 - 10:16
    Nếu ta nghĩ về việc tràn dầu
    mà ta đã thấy trước đó,
  • 10:16 - 10:17
    hoặc sự bùng nổ của tảo,
  • 10:17 - 10:20
    điều bạn cần làm là đưa Row-bot đến đó,
  • 10:20 - 10:22
    và để chúng ăn hết
    những ô nhiễm đó,
  • 10:22 - 10:24
    và bạn phải thu nhặt chúng.
  • 10:24 - 10:25
    Tại sao?
  • 10:25 - 10:27
    Bởi vì rowbot hiện tại,
  • 10:27 - 10:28
    rowbot mà tôi có ở đây,
  • 10:28 - 10:30
    chúng chứa động cơ và dây dẫn,
  • 10:30 - 10:34
    và những chi tiết mà bản thân chúng không thể tự phân hủy.
  • 10:34 - 10:36
    Những rowbot hiện nay đều chứa những
    thứ giống pin độc hại
  • 10:37 - 10:38
    Bạn không thể để chúng trong môi trường,
  • 10:39 - 10:40
    vì vậy bạn cần theo dõi chúng,
  • 10:40 - 10:42
    và khi chúng hoàn thành nhiệm vụ,
  • 10:42 - 10:44
    bạn phải tập hợp chúng lại
  • 10:44 - 10:46
    Điều đó hạn chế số lượng Rowbot
    bạn có thể dùng.
  • 10:46 - 10:47
    Hoặc mặt khác,
  • 10:47 - 10:50
    bạn có một robot ít nhiều
    trông giống một sinh vật,
  • 10:50 - 10:53
    khi chúng đi tới cuối cuộc đời,
  • 10:53 - 10:55
    chúng chết và phân hủy về hư không.
  • 10:55 - 10:57
    Vậy có phải tuyệt vời không nếu
    những robot này
  • 10:57 - 11:00
    thay vì được từ nhựa,
  • 11:00 - 11:01
    được làm từ những vật liệu khác
  • 11:01 - 11:03
    mà khi bạn vứt nó ở đâu đó,
  • 11:03 - 11:04
    nó sẽ phân hủy thành hư không?
  • 11:04 - 11:07
    Điều đó thay đổi cách chúng ta dùng robot.
  • 11:07 - 11:10
    Thay vì vứt 10 hay 100 ra ngoài môi trường
  • 11:10 - 11:11
    và theo dõi chúng,
  • 11:11 - 11:13
    và khi chúng chết,
  • 11:13 - 11:14
    phải thu gom chúng lại,
  • 11:14 - 11:16
    bạn có thể đặt hàng nghìn,
  • 11:16 - 11:18
    hàng triệu, hàng tỉ robots
    ra ngoài môi trường.
  • 11:18 - 11:20
    Chỉ cần dàn chúng ra xung quanh.
  • 11:20 - 11:24
    Bạn biết rằng khi chúng chết đi, chúng sẽ
    phân hủy hoàn toàn.
  • 11:24 - 11:25
    Bạn không cần bận tâm về chúng.
  • 11:26 - 11:28
    Vì thế điều đó thay đổi cách chúng ta
    nghĩ về robots.
  • 11:28 - 11:30
    và cách ta sử dụng chúng.
  • 11:30 - 11:31
    Vậy câu hỏi là
    ta có thể làm được không?
  • 11:31 - 11:34
    vâng được, chúng tôi sẽ chỉ ra rằng
    là có thể.
  • 11:34 - 11:36
    bạn có thể tạo ra robots có thể
    phân hủy được
  • 11:36 - 11:39
    điều thực sự thú vị là bạn có thể dùng
    những vật liệu tại gia
  • 11:39 - 11:40
    để tạo ra robot có thể phân hủy này
  • 11:40 - 11:43
    Tôi sẽ cho bạn thấy vài thứ,
    bạn sẽ ngạc nhiên đó.
  • 11:43 - 11:46
    Bạn có thể làm robot từ thạch.
  • 11:46 - 11:49
    Thay vì sử dụng động cơ, thứ mà
    chúng ta đang có hiện nay,
  • 11:49 - 11:51
    chúng ta có thể tạo ra những thứ
    gọi là cơ nhân tạo.
  • 11:51 - 11:53
    Cơ nhân tạo là những vật liệu thông minh,
  • 11:53 - 11:55
    bạn sử dụng điện cho chúng,
  • 11:55 - 11:57
    và chúng co rút, hoặc uốn cong hay xoắn.
  • 11:57 - 11:59
    Chúng trông giống như những
    bó cơ thực thụ.
  • 11:59 - 12:02
    Vậy thay vì sử dụng động cơ,
    bạn dùng những cơ nhân tạo này.
  • 12:02 - 12:05
    Và bạn có thể tạo cơ nhân tạo từ thạch.
  • 12:05 - 12:07
    Nếu bạn lấy một tí thạch và muối,
  • 12:07 - 12:09
    và làm một thủ thuật nhỏ,
  • 12:09 - 12:11
    bạn sẽ tạo ra cơ nhân tạo.
  • 12:11 - 12:14
    Chúng tôi đã chỉ ra rằng ta có thể
    tạo ra dạ dày của pin nhiên liệu vi trùng
  • 12:14 - 12:16
    từ giấy.
  • 12:16 - 12:19
    Vậy bạn có thể làm cả một robot từ
    những vật liệu có thể phân hủy.
  • 12:19 - 12:22
    Bạn ném chúng ra ngoài và
    chúng sẽ phân hủy hết.
  • 12:24 - 12:25
    Chà, điều này thực sự thú vị.
  • 12:25 - 12:29
    Nó sẽ thay đổi hoàn toàn cách
    chúng ta nghĩ về robot,
  • 12:29 - 12:31
    nhưng nó cũng cho phép bạn trở nên
    sáng tạo
  • 12:31 - 12:34
    theo cách chúng ta nghĩ ta
    có thể làm gì với những robot này.
  • 12:34 - 12:36
    Tôi sẽ lấy 1 ví dụ.
  • 12:36 - 12:38
    Nếu bạn có thể dùng thạch để làm robot,
  • 12:38 - 12:40
    bây giờ, bạn ăn thạch đúng không?
  • 12:40 - 12:43
    vậy tại sao bạn không làm như thế này?
  • 12:43 - 12:44
    Một robot bằng gấu kẹo.
  • 12:45 - 12:48
    Và đây là một số gấu kẹo
    tôi đã chuẩn bị trước.
  • 12:48 - 12:50
    Đây rồi. Tôi có một gói,
  • 12:51 - 12:52
    và tôi chọn vị chanh.
  • 12:54 - 12:56
    Tôi sẽ ăn miếng kẹo này này, nó không
    phải là robot, ok?
  • 12:56 - 12:58
    Chúng ta phải giả vờ.
  • 12:58 - 13:01
    Và điều bạn làm là cho nó vào miệng bạn,
  • 13:01 - 13:02
    vị chính khá ngon đấy.
  • 13:03 - 13:06
    Đừng cố nhai kỹ quá, nó là 1 robot,
    nó không thích vậy đâu.
  • 13:07 - 13:09
    Và sau đó bạn nuốt nó.
  • 13:09 - 13:11
    Và nó xuống dạ dày của bạn.
  • 13:11 - 13:15
    Và khi nó ở trong dạ dày của bạn, nó di
    chuyển, nghĩ, xoắn, uốn cong,
  • 13:15 - 13:16
    nó làm gì đó.
  • 13:16 - 13:18
    Nó có thể đi sâu hơn xuống ruột,
  • 13:18 - 13:20
    tìm ra liệu bạn có chỗ loét hay
    ung thư nào không,
  • 13:20 - 13:23
    có thể tiêm, đại loại như vậy.
  • 13:23 - 13:25
    Bạn biết rằng khi nó
    hoàn thành nhiệm vụ,
  • 13:25 - 13:28
    nó có thể bị dạ dày tiêu hóa,
  • 13:28 - 13:29
    hoặc nếu bạn không muốn điều đó,
  • 13:29 - 13:31
    nó có thể đi xuyên qua bạn,
  • 13:31 - 13:32
    ra toilet,
  • 13:32 - 13:34
    và được phân hủy an toàn trong môi trường.
  • 13:35 - 13:38
    Vậy, một lần nữa nó thay đổi
    cách ta nghĩ về robot.
  • 13:39 - 13:43
    Vậy, chúng tôi đã bắt đầu xem robot
    như một vật có thể ăn ô nhiễm,
  • 13:43 - 13:46
    và sau đó chúng tôi nhìn robot như 1 vật
    ta có thể ăn.
  • 13:46 - 13:47
    Tôi hi vọng đã giúp đưa ra ý tưởng
  • 13:47 - 13:50
    và những thứ ta có thể làm với
    robot tương lai.
  • 13:52 - 13:53
    Cảm ơn các bạn đã lắng nghe.
  • 13:53 - 13:57
    (vỗ tay)
Title:
Robot ăn ô nhiễm
Speaker:
Jonathan Rossiter
Description:

Hãy cùng khám phá "Rowbot", một loại robot mà có thể dọn sạch ô nhiễm và tự cung cấp điện cho hoạt động của chính mình bằng cách tiêu hóa nước thải. Nhà robot học Jonathan Rossiter giải thích cách thức vận hành bộ máy bơi đặc biệt này. Bộ máy này sử dụng pin nhiên liệu vi trùng để trung hòa sự bùng nổ phát triển của tảo và hiện tượng tràn dầu. nó có thể là tiền thân cho loại robot chống ô nhiểm có khả năng tự phân hủy.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:10
TED Translators admin approved Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Thuy Nguyen Thanh accepted Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Thuy Nguyen Thanh edited Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Thuy Nguyen Thanh edited Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Thuy Nguyen Thanh edited Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Thuy Nguyen Thanh edited Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Thuy Nguyen Thanh edited Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Hương Nguyễn Thị Thu edited Vietnamese subtitles for A robot that eats pollution
Show all

Vietnamese subtitles

Revisions