Return to Video

Hướng đến một cái nhìn mới về bệnh tâm thần

  • 0:01 - 0:03
    Hãy bắt đầu bằng một vài tin vui,
  • 0:03 - 0:06
    và tin vui ấy, liệu có liên quan gì đến những gì chúng ta đã biết
  • 0:06 - 0:08
    dựa trên nghiên cứu y sinh,
  • 0:08 - 0:12
    đã thực sự thay đổi kết quả
  • 0:12 - 0:15
    của rất nhiều căn bệnh cực kì nghiêm trọng?
  • 0:15 - 0:17
    Hãy bắt đầu với Leukemia (ung thư bạch cầu),
  • 0:17 - 0:19
    ung thư bạch cầu nguyên bào cấp tính, hay còn gọi là ALL,
  • 0:19 - 0:22
    dạng ung thư phổ biến nhất xảy ra ở trẻ em.
  • 0:22 - 0:24
    Khi tôi còn là một sinh viên,
  • 0:24 - 0:28
    tỉ lệ tử vong luôn ở vào mức 95%.
  • 0:28 - 0:31
    Ngày nay, 25 đến 30 năm sau, tỉ lệ tử vong ấy
  • 0:31 - 0:34
    đã giảm đi 85%.
  • 0:34 - 0:37
    6000 trẻ em mỗi năm,
  • 0:37 - 0:41
    đáng lẽ không qua khỏi căn bệnh này, thì nay đã được chữa trị.
  • 0:41 - 0:43
    Còn nếu các bạn muốn thấy những con số thực sự lớn,
  • 0:43 - 0:46
    thì hãy nhìn những con số này ở bệnh tim mạch.
  • 0:46 - 0:48
    Bệnh tim mạch đã từng là "kẻ giết người số một",
  • 0:48 - 0:49
    nhất là đối với đàn ông trong độ tuổi 40.
  • 0:49 - 0:54
    Hiện tại, tỉ lệ tử vong do bệnh tim đã giảm đi 63%.
  • 0:55 - 1:00
    Một cách đáng kể, 1,1 triệu cái chết đã không xảy ra mỗi năm.
  • 1:00 - 1:02
    Bệnh AIDS, dĩ nhiên, mới tháng trước thôi
  • 1:02 - 1:05
    được coi là một căn bệnh nan y,
  • 1:05 - 1:08
    tức là một người ở độ tuổi 20 mà bị nhiễm HIV
  • 1:08 - 1:12
    thì gần như không thể sống quá vài tuần, vài tháng, hay một đến hai năm,
  • 1:12 - 1:14
    chỉ nói trong một thập kỉ qua,
  • 1:14 - 1:16
    nhưng lại sống được đến hơn chục năm,
  • 1:16 - 1:21
    và chỉ qua đời vào tuổi 60 hay 70 vì nhiều nguyên nhân khác.
  • 1:21 - 1:24
    Đấy thật sự là những thay đổi rất đáng nể, vượt bậc
  • 1:24 - 1:26
    khi nhìn vào các căn bệnh nguy hiểm khác.
  • 1:26 - 1:28
    Và riêng một bệnh
  • 1:29 - 1:30
    mà nhiều người chưa biết đến, đột quỵ,
  • 1:30 - 1:32
    được coi như, cùng với bệnh tim,
  • 1:32 - 1:34
    trở thành một trong những sát thủ lớn nhất ở đất nước này,
  • 1:34 - 1:36
    và nó là một căn bệnh mà bây giờ chúng ta đã biết rằng
  • 1:36 - 1:39
    nếu kịp thời đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu
  • 1:39 - 1:41
    trong vòng 3 giờ kể từ khi khởi phát,
  • 1:41 - 1:44
    thì đến 30% số bệnh nhân đó sẽ được xuất viện
  • 1:44 - 1:47
    mà không để lại bất cứ tai biến nào.
  • 1:47 - 1:49
    Đó là những câu chuyện tuyệt vời,
  • 1:49 - 1:51
    những tin đáng mừng,
  • 1:51 - 1:54
    giúp chúng ta hiểu được
  • 1:54 - 1:58
    một phần nào đó về những căn bệnh này, cho phép chúng ta
  • 1:58 - 2:01
    phát hiện và can thiệp kịp thời.
  • 2:01 - 2:03
    Phát hiện sớm, can thiệp sớm,
  • 2:03 - 2:06
    đó là câu chuyện về những thành công kể trên.
  • 2:06 - 2:09
    Thật không may, không phải tất cả các tin tức đều tốt.
  • 2:09 - 2:11
    Bây giờ chúng ta sẽ nói về một câu chuyện khác
  • 2:11 - 2:13
    liên quan đến việc tự sát.
  • 2:13 - 2:16
    Tất nhiên đây không phải là một loại bệnh mà là vấn đề cá nhân
  • 2:16 - 2:19
    Đó là điều kiện hay nói cách khác là một hoàn cảnh
  • 2:19 - 2:20
    dẫn đến cái chết.
  • 2:20 - 2:23
    Điều mà bạn không ngờ tới là mức phổ biến của nó.
  • 2:23 - 2:28
    Mỗi năm có đến hơn 38,000 vụ tự sát xảy ra tại nước Mỹ này,
  • 2:28 - 2:30
    tức là cứ 15 phút sẽ có một người tự kết liễu cuộc đời mình.
  • 2:30 - 2:33
    Là nguyên nhân phổ biến thứ ba dẫn đến cái chết của những người
  • 2:33 - 2:36
    có độ tuổi vào khoảng 15 đến 25.
  • 2:36 - 2:38
    Đó dường như là một câu chuyện khó tin khi bạn nhận ra rằng
  • 2:38 - 2:41
    con số ấy gấp đôi những vụ giết người
  • 2:41 - 2:43
    và thực ra còn phổ biến hơn cả những vụ
  • 2:43 - 2:47
    tai nạn giao thông gây tử vong ở đất nước này.
  • 2:47 - 2:49
    Bây giờ, khi nói về chuyện tự sát,
  • 2:49 - 2:53
    nó cũng có một sự liên quan đến y học ở đây,
  • 2:53 - 2:55
    vì khoảng 90% các vụ tự sát
  • 2:55 - 2:57
    có liên quan đến các bệnh tâm thần:
  • 2:57 - 3:00
    trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, bệnh tâm thần phân liệt,
  • 3:00 - 3:03
    rối loạn ăn uống, chứng rối loạn nhân cách. Có cả một danh sách dài
  • 3:03 - 3:05
    các rối loạn tâm thần góp phần vào những nguyên nhân tự sát,
  • 3:05 - 3:09
    và như tôi đã đề cấp trước đây, và chủ yếu diễn ra khi tuổi đời còn trẻ.
  • 3:09 - 3:12
    Nhưng đó không đơn thuần là tỉ lệ tử vong do những rối loạn này,
  • 3:12 - 3:14
    mà đó là triệu chứng bệnh.
  • 3:14 - 3:16
    Nếu nhìn vào sự mất khả năng,
  • 3:16 - 3:18
    được Tổ chức Y tế thế giới dùng để tính toán
  • 3:18 - 3:21
    so với cái được gọi là Mất khả năng điều chỉnh cuộc sống,
  • 3:21 - 3:24
    thì sự mất khả năng đó là cách đo mà không ai nghĩ được
  • 3:24 - 3:25
    ngoại trừ nhà kinh tế học
  • 3:25 - 3:29
    ngoại trừ đó là một cách cố gắng nắm bắt được những điều đã mất
  • 3:29 - 3:32
    xét về sự bất lực từ nguyên nhân y học,
  • 3:32 - 3:34
    và bạn thấy đấy, rõ ràng 30%
  • 3:34 - 3:36
    sự bất lực từ nguyên nhân y khoa
  • 3:36 - 3:40
    đều dẫn đến sự rối loạn về tâm thần
  • 3:40 - 3:42
    và các triệu chứng thần kinh tâm thần.
  • 3:42 - 3:44
    Có lẽ bạn nghĩ rằng việc đó không có ý nghĩa gì.
  • 3:44 - 3:47
    Nhưng thực sự ung thư dường như trầm trọng hơn nhiều.
  • 3:47 - 3:51
    Và bệnh tim mạch cũng vậy.
  • 3:51 - 3:55
    Nhưng thực tế thì những căn bệnh đó lại nằm phía cuối danh sách,
  • 3:55 - 3:56
    và đó là vì chúng ta đang nói về sự bất lực.
  • 3:56 - 3:58
    Vậy điều gì gây ra sự bất lực đối với những chứng rối loạn
  • 3:58 - 4:02
    như bệnh tâm thần phân liệt và lưỡng cực, trầm cảm?
  • 4:02 - 4:05
    Tại sao những điều đó lại trở thành nghiêm trọng nhất ở đây?
  • 4:05 - 4:07
    Thực ra, có 3 nguyên nhân.
  • 4:07 - 4:08
    Một là những căn bệnh này rất phổ biến.
  • 4:08 - 4:12
    Cứ 5 người lại có 1 người mắc phải một trong những chứng rối loạn này
  • 4:12 - 4:14
    trong cuộc đời họ.
  • 4:15 - 4:17
    Và tất nhiên, nguyên nhân thứ hai là với một vài người,
  • 4:17 - 4:19
    những rối loạn này thực sự trở nên bất lực,
  • 4:19 - 4:21
    và khoảng 4-5%, mà có lẽ cứ 20 người thì có 1 người mắc phải.
  • 4:21 - 4:25
    Nhưng điều thực sự gây ra những con số bệnh tình này
  • 4:25 - 4:28
    và ở vào một khía cạnh nào đó thì gây ra tỉ lệ tử vong cao,
  • 4:28 - 4:32
    đó là những chứng bệnh này khởi phát ở giai đoạn đầu của cuộc đời.
  • 4:32 - 4:35
    50% khởi phát vào độ tuổi 14,
  • 4:35 - 4:38
    75% vào độ tuổi 24,
  • 4:38 - 4:41
    một bức tranh rất khác biệt so với những gì người ta thấy
  • 4:41 - 4:44
    nếu nói về ung thư hoặc bệnh tim mạch,
  • 4:44 - 4:47
    tiểu đường, tăng huyết áp -- một trong những căn bệnh chính
  • 4:47 - 4:51
    mà chúng ta cho rằng là nguồn gốc của tử vong và bệnh tật.
  • 4:51 - 4:56
    Và trên thực tế, đây là những rối loạn mãn tính ở người trẻ.
  • 4:57 - 5:00
    Tôi đã kể cho các bạn nghe những câu chuyện có hậu.
  • 5:00 - 5:02
    Tuy nhiên câu chuyện này không như vậy.
  • 5:02 - 5:05
    Đây có lẽ là một phần nan giải nhất,
  • 5:05 - 5:07
    và đây là một sự thú nhận đối với tôi.
  • 5:07 - 5:13
    Công việc của tôi thực chất là phải đảm bảo những tiến triển
  • 5:13 - 5:15
    trong những triệu chứng rối loạn này.
  • 5:15 - 5:17
    Tôi làm việc cho chính quyền liên bang.
  • 5:17 - 5:19
    Và thực tế là làm việc cho các bạn. Các bạn đang trả lương cho tôi.
  • 5:19 - 5:21
    Và ở khía cạnh này, khi bạn biết tôi làm gì,
  • 5:21 - 5:23
    hoặc có thể là tôi chưa làm được gì,
  • 5:23 - 5:25
    thì hẳn bạn sẽ nghĩ rằng tôi đáng bị sa thải,
  • 5:25 - 5:28
    và tôi chắc chắn hiểu được điều đó.
  • 5:28 - 5:30
    Nhưng tôi muốn nói đến một kiến nghị và là lý do tôi ở đây
  • 5:30 - 5:33
    để nói với các bạn rằng tôi nghĩ chúng ta
  • 5:33 - 5:38
    có lẽ ở một thế giới rất khác biệt khi cùng nghĩ về những căn bệnh này.
  • 5:38 - 5:41
    Những gì tôi vừa nói với các bạn trong buổi hôm nay là rối loạn về tâm thần,
  • 5:41 - 5:43
    những căn bênh liên quan đến tâm trí.
  • 5:43 - 5:46
    Ngày nay, thuật ngữ đó đang ngày càng trở nên ít phổ biến,
  • 5:46 - 5:48
    và ai cũng cảm thấy rằng, vì lý do gì đi nữa,
  • 5:48 - 5:52
    sẽ tốt hơn nếu sử dụng thuật ngữ "rối loạn hành vi"
  • 5:52 - 5:56
    và sẽ nói về những bệnh này như kết quả của "rối loạn hành vi".
  • 5:56 - 5:58
    Một cách công bằng, đây là những rối loạn hành vi,
  • 5:58 - 6:00
    và rối loạn về tâm trí.
  • 6:00 - 6:02
    Nhưng điều tôi muốn nói với các bạn,
  • 6:02 - 6:04
    đó là cả hai thuật ngữ này,
  • 6:04 - 6:07
    đều đã được sử dụng hơn cả thế kỉ rồi,
  • 6:07 - 6:10
    và ngày nay các thuật ngữ này thực chất lại đang là vật cản cho sự tiến bộ,
  • 6:10 - 6:14
    dựa trên ý tưởng đó,
  • 6:14 - 6:19
    chúng tôi cần phải coi những rối loạn này là những rối loạn về não bộ.
  • 6:19 - 6:21
    Bây giờ thì, một vài người trong số các bạn sẽ nói,
  • 6:21 - 6:23
    "Ôi chúa ơi, lại thế nữa.
  • 6:23 - 6:26
    Chúng ta lại được nghe về sự mất cân bằng hóa sinh
  • 6:26 - 6:28
    hay lại nghe về các loại thuốc
  • 6:28 - 6:33
    hoặc chúng ta lại nghe về một vài khái niệm trông có vẻ giản đơn nào đó
  • 6:33 - 6:36
    mà cần đến kinh nghiệm chủ quan của chúng ta
  • 6:36 - 6:42
    và biến nó thành những phân tử, hoặc có thể trở thành một vài dạng
  • 6:42 - 6:45
    hiểu biết đơn giản một chiều
  • 6:45 - 6:49
    về việc mang bệnh trầm cảm hoặc tâm thần phân liệt sẽ như thế nào.
  • 6:49 - 6:53
    Khi chúng ta nói về não bộ, đó là bất cứ điều gì
  • 6:53 - 6:57
    nhưng không hề một chiều hay đơn giản hoặc tối giản.
  • 6:57 - 7:00
    Tất nhiên còn tùy thuộc vào quy mô
  • 7:00 - 7:02
    và mức độ mà bạn muốn nghĩ đến,
  • 7:02 - 7:08
    nhưng đây là một cơ quan của sự phức tạp kỳ lạ,
  • 7:08 - 7:12
    và chúng ta chỉ vừa mới bắt đầu hiểu
  • 7:12 - 7:14
    làm thế nào để nghiên cứu về nó, cho dù là bạn đang nghĩ về
  • 7:14 - 7:16
    cả trăm triệu nơ ron ở vỏ não
  • 7:16 - 7:18
    hoặc cả 100 ngàn tỉ khớp thần kinh (xi-náp) thực hiệ nhiệm vu tạo ra các liên kết trong não.
  • 7:21 - 7:25
    Chúng tôi vừa tiến hành tìm hiểu
  • 7:25 - 7:28
    cách thức cỗ máy phức tạp này
  • 7:28 - 7:31
    thực hiện hàng loạt các kiểu xử lý thông tin phi thường
  • 7:31 - 7:34
    và sử dụng chính suy nghĩ của chúng ta để hiểu được
  • 7:34 - 7:37
    cách bộ não phức tạp này hỗ trợ cho chính suy nghĩ của ta.
  • 7:37 - 7:40
    Thực ra đây là một chiêu trò hiểm ác của sự tiến hóa
  • 7:40 - 7:43
    khi mà chúng ta không có được một bộ não
  • 7:43 - 7:46
    mà có thể kết nối đủ tốt để tự hiểu được mình.
  • 7:46 - 7:49
    Ở một khía cạnh khác, bạn sẽ cảm thấy
  • 7:49 - 7:51
    khi bạn ở một khu vực an toàn về việc nghiên cứu hành vi hay nhận thức,
  • 7:51 - 7:53
    thì bạn có thể quan sát thấy một vài điều,
  • 7:53 - 7:56
    đơn giản hoặc tối giản hơn
  • 7:56 - 8:01
    việc cố gắng dính chặt vào bộ phận huyền bí và đầy phức tạp
  • 8:01 - 8:03
    mà chúng tôi đang cố để hiểu được nó.
  • 8:03 - 8:07
    Về những trường hợp rối loạn não bộ
  • 8:07 - 8:09
    mà tôi nói với các bạn,
  • 8:09 - 8:11
    thì có sự trầm cảm, rối loạn bắt buộc ám ảnh,
  • 8:11 - 8:13
    rối loạn trầm cảm sau chấn thương,
  • 8:13 - 8:16
    trong khi đó chúng ta không có được sự hiểu biết sâu sắc
  • 8:16 - 8:20
    về cách thức não bộ bị xử lý một cách bất thường
  • 8:20 - 8:22
    hoặc không biết được não đang xử lý những bệnh nêu trên thế nào,
  • 8:22 - 8:25
    chúng ta không thể xác định được
  • 8:25 - 8:27
    một vài sự sai khác về kết nối thông tin hoặc sự khác biệt theo cách nào đó
  • 8:27 - 8:30
    của các hệ mạch
  • 8:30 - 8:32
    ở những người mắc phải các chứng rối loạn này.
  • 8:32 - 8:34
    Chúng tôi đều gọi đây là sơ đồ hệ kết nối,
  • 8:34 - 8:36
    và bạn có thể nghĩ đến nó như
  • 8:36 - 8:38
    một dạng biểu đồ các kết nối của não bộ.
  • 8:38 - 8:40
    Bạn sẽ được nghe nhiều về vấn đề này trong vài phút tới.
  • 8:40 - 8:43
    Phần quan trọng ở đây là khi bạn nhìn vào
  • 8:43 - 8:47
    những người có các chứng rối loạn này, cứ 5 người trong số chúng ta có 1 người
  • 8:47 - 8:49
    phải vật lộn với căn bệnh theo một cách nào đó,
  • 8:49 - 8:51
    bạn sẽ nhận thấy cách thức kết nối trong não bộ
  • 8:51 - 8:54
    rất đa dạng,
  • 8:54 - 8:57
    nhưng có một vài đặc điểm có thể dự đoán được và những đặc điểm này
  • 8:57 - 9:01
    là những yếu tố rủi ro phát triển lên một trong những chứng rối loạn này.
  • 9:01 - 9:04
    Khi nghĩ về rối loạn chức năng não bộ cũng có nhiều sự khác biệt
  • 9:04 - 9:06
    giống như bệnh Huntinton hay Parkinson hoặc Alzheimer
  • 9:06 - 9:09
    đó là bệnh bị mất một phần của vỏ não.
  • 9:09 - 9:12
    Ở đây chúng ta đang nói về sự tắc nghẽn giao thông hay đôi khi là sự chệch hướng,
  • 9:12 - 9:15
    hay có một vài vấn đề với cách thức mọi thứ được kết nối với nhau
  • 9:15 - 9:16
    cũng như cách não bộ thực hiện chức năng của mình.
  • 9:16 - 9:19
    Nếu muốn, bạn có thể so sánh điều này với
  • 9:19 - 9:22
    bệnh nhồi máu cơ tim, đau tim
  • 9:22 - 9:24
    khi có một mô trong tim bị chết,
  • 9:24 - 9:28
    với chứng rối loạn nhịp tim khi có một cơ quan không hoạt động
  • 9:28 - 9:30
    do các vấn đề về kết nối trong tim.
  • 9:30 - 9:32
    Cả hai căn bệnh này đều sẽ giết chết bạn, và một trong hai sẽ
  • 9:32 - 9:34
    để lại thương tổn lớn.
  • 9:34 - 9:37
    Khi nghĩ về vấn đề này, có lẽ cần nghiên cứu
  • 9:37 - 9:40
    sâu hơn về một chứng rối loạn cụ thể và đó chính là chứng tâm thần phân liệt,
  • 9:40 - 9:43
    vì tôi cho rằng đó là một chứng bệnh
  • 9:43 - 9:46
    giúp ta hiểu được tại sao chứng bệnh này được coi là các vấn đề về chứng rối loạn não bộ.
  • 9:46 - 9:50
    Đây là các bản quét não của Judy Rapoport và đồng nghiệp
  • 9:50 - 9:52
    tại Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia
  • 9:52 - 9:56
    ở đây người ta nghiên cứu trẻ em mắc chứng bệnh tâm thần phân liệt sớm,
  • 9:56 - 9:57
    và bạn có thể nhìn thấy ở trên đỉnh não
  • 9:57 - 10:00
    có những khu vực màu đỏ, cam, hoặc vàng
  • 10:00 - 10:02
    đó là những vùng ít chất xám hơn,
  • 10:02 - 10:04
    và chúng sẽ theo bọn trẻ hơn 5 năm,
  • 10:04 - 10:06
    so sánh với chức năng kiểm soát tương ứng lứa tuổi,
  • 10:06 - 10:08
    bạn sẽ thấy rằng, ở những vùng cụ thể như
  • 10:08 - 10:10
    vỏ não trước trán phần bên hông
  • 10:10 - 10:14
    hay phần nếp gấp phía trên thùy thái dương, có một lượng chất xám bị thiếu hụt rất lớn.
  • 10:14 - 10:16
    Và điều quan trọng là nếu bạn cố gắng mô hình hóa tình trạng này,
  • 10:16 - 10:18
    bạn có thể nghĩ đến sự phát triển bình thường
  • 10:18 - 10:21
    như mất khối vỏ não, mất chất xám ở vỏ não,
  • 10:21 - 10:25
    và những gì xảy ra với bệnh tâm thần phân liệt đó là việc bạn phóng đại vấn đề đó lên,
  • 10:25 - 10:26
    và xét ở khía cạnh nào đó, khi bạn phóng đại lên,
  • 10:26 - 10:29
    bạn sẽ bước qua một ngưỡng, ngưỡng đó
  • 10:29 - 10:33
    chính là điều chúng tôi nói, con người này mắc căn bệnh này,
  • 10:33 - 10:35
    bởi họ có các triệu chứng về hành vi
  • 10:35 - 10:37
    của sự ảo tưởng và ảo giác.
  • 10:37 - 10:39
    Đó là một vài điều chúng tôi có thể quan sát được.
  • 10:39 - 10:44
    Nhưng hãy nhìn vào mặt này một cách cụ thể bạn sẽ thấy những bệnh nhân đó vừa bước qua một ngưỡng khác.
  • 10:44 - 10:47
    Họ bước qua một ngưỡng của não bộ còn sớm hơn nhiều,
  • 10:47 - 10:50
    có lẽ không phải ở độ tuổi 22 hoặc 20,
  • 10:50 - 10:53
    mà ngay cả khi ở vào độ tuổi 15 hay 16 bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy
  • 10:53 - 10:56
    quỹ đạo phát triển hoàn toàn khác
  • 10:56 - 10:59
    ở cấp độ não bộ, chứ không phải chỉ là hành vi.
  • 10:59 - 11:01
    Tại sao điều này lại trở thành vấn đề? Trước tiên là vì,
  • 11:01 - 11:04
    với những rối loạn về não bộ, hành vi là điều cuối cùng bắt đầu thay đổi.
  • 11:04 - 11:07
    Chúng ta đều biết cơ chế đó ở những bệnh như Alzheimer, Parkinson hay Huntington.
  • 11:07 - 11:10
    Có những thay đổi trong não bộ diễn ra cả hơn 10 năm
  • 11:10 - 11:15
    trước khi bạn nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi trong hành vi.
  • 11:15 - 11:18
    Những công cụ ngày nay chúng ta có sẽ cho phép chúng ta xác định được những
  • 11:18 - 11:22
    thay đổi trong não bộ sớm hơn nhiều trước khi các triệu chứng xuất hiện.
  • 11:22 - 11:25
    Nhưng điều quan trọng nhất tôi đã đề cập ở đầu buổi diễn thuyết hôm nay,
  • 11:25 - 11:29
    đó là những câu chuyện có hậu trong y dược,
  • 11:29 - 11:32
    đó là việc phát hiện và can thiệp sớm.
  • 11:32 - 11:35
    Nếu chúng ta đợi đến khi cơn đau tim xuất hiện,
  • 11:35 - 11:39
    thì chúng ta sẽ mất đi 1,1 triệu mạng sống
  • 11:39 - 11:42
    mỗi năm ở Mỹ vì căn bệnh tim mạch.
  • 11:42 - 11:44
    Và đó chính xác là những gì ngày nay chúng tôi đang làm
  • 11:44 - 11:49
    khi chúng tôi quyết định rằng mỗi người có một trong những bệnh rối loạn não bộ,
  • 11:49 - 11:52
    rối loạn mạng lưới thần kinh não bộ cũng sẽ dẫn đến rối loạn hành vi.
  • 11:52 - 11:55
    Chúng ta đợi đến khi hành vi trở nên rõ ràng rồi
  • 11:55 - 12:00
    thì đó không phải là cách phát hiện sớm và cũng không phải là cách can thiệp sớm.
  • 12:00 - 12:01
    Bây giờ nói rõ ra, chúng tôi chưa sẵn sàng thực hiện.
  • 12:01 - 12:04
    Chúng tôi không có các dữ kiện và thực tế là không biết
  • 12:04 - 12:07
    các công cụ sẽ thế nào,
  • 12:07 - 12:11
    và rõ rằng điều cần tìm kiếm trong mọi trường hợp
  • 12:11 - 12:15
    đó là phải phát hiện trước khi hành vi trở nên khác biệt.
  • 12:15 - 12:18
    Nhưng điều này cũng cho chúng tôi biết cần phải suy nghĩ về nó như thế nào,
  • 12:18 - 12:20
    và đích đến là ở đâu.
  • 12:20 - 12:21
    Liệu chúng ta có đang tiến đến điều đó sớm không?
  • 12:21 - 12:24
    Tôi cho rằng điều này sẽ sớm xảy ra
  • 12:24 - 12:27
    trong một vài năm tới, nhưng tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện hôm nay
  • 12:27 - 12:29
    bằng một câu nói có đại ý là hãy cố gắng dự đoán điều này sẽ xảy ra thế nào
  • 12:29 - 12:32
    khi một ai đó luôn nghĩ về những thay đổi
  • 12:32 - 12:34
    trong khái niệm và công nghệ.
  • 12:34 - 12:36
    "Chúng ta hãy luôn xem trọng sự biến đổi xảy ra
  • 12:36 - 12:38
    trong hai năm tới và xem thường
  • 12:38 - 12:42
    những biến đổi xảy ra trong 10 năm tiếp theo." --Bill Gates.
  • 12:42 - 12:44
    Cảm ơn các bạn rất nhiều.
  • 12:44 - 12:46
    (Vỗ tay)
Title:
Hướng đến một cái nhìn mới về bệnh tâm thần
Speaker:
Thomas Insel
Description:

Ngày nay, việc phát hiện bệnh sớm đã giúp giảm 63% số người chết vì bệnh tim so với cách đây vài thập kỉ. Thomas Insel, Giám đốc Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia băn khoăn: Liệu chúng ta có thể làm được như vậy với các bệnh trầm cảm và tâm thần phân liệt không? Theo ông, bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu là việc định hình lại tư duy cơ bản : mỗi người trong chúng ta cần loại bỏ suy nghĩ rằng đó là các căn bệnh thuộc chứng rối loạn tâm thần mà thay vào đó hãy coi các căn bệnh đó là "sự rối loạn chức năng não bộ." (Được ghi hình tại TEDxCaltech.)

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
13:03

Vietnamese subtitles

Revisions