Return to Video

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn

  • 0:01 - 0:05
    Hỡi những ai từng lên tiếng
    về biến đổi khí hậu,
  • 0:05 - 0:08
    chúng tôi chưa được nghe đủ
    về những ảnh hưởng tâm lý
  • 0:08 - 0:11
    khi sống trên thế giới
    ngày càng ấm lên này.
  • 0:11 - 0:13
    Nếu đã nghe về các nghiên cứu đáng sợ
  • 0:13 - 0:17
    mà nhà truyền thông khoa học như tôi
    viết lên trang sách và các tài liệu,
  • 0:17 - 0:20
    bạn chắc sẽ cảm thấy
    đầy chết chóc, sợ hãi và tuyệt vọng.
  • 0:20 - 0:23
    Nếu từng chịu ảnh hưởng
    của thảm họa khí hậu,
  • 0:23 - 0:25
    những cảm xúc có thể càng tồi tệ hơn,
  • 0:25 - 0:27
    dẫn đến sốc, chấn thương tâm lý,
  • 0:27 - 0:30
    làm căng thẳng các mối quan hệ,
    lạm dụng thuốc
  • 0:30 - 0:32
    đánh mất bản sắc cá nhân
    và khả năng tự kiểm soát.
  • 0:32 - 0:35
    Chính trị và công nghệ
    đóng vai trò quan trọng
  • 0:35 - 0:37
    trong việc điều hòa
    hỗn loạn khí hậu,
  • 0:37 - 0:39
    nhưng tôi ở đây
    để gợi lên nơi các bạn việc
  • 0:39 - 0:42
    tại sao ta cũng cần
    hành động và chính sách
  • 0:42 - 0:45
    phản ánh sự hiểu biết
    về việc môi trường thay đổi
  • 0:45 - 0:49
    đe dọa đến hạnh phúc tinh thần,
    xã hội và tâm hồn của ta.
  • 0:49 - 0:53
    Sự lo âu, buồn bã và tuyệt vọng của
    các nhà khoa học và hoạt động môi trường
  • 0:53 - 0:55
    đã được ghi chép lại hàng năm nay.
  • 0:55 - 0:57
    Ta đã thấy
    sau các thiên tai, thảm họa
  • 0:57 - 0:59
    như bão Sandy hay Katrina,
  • 0:59 - 1:02
    xu hướng tự tử và rối loạn stress
    sau sang chấn (PTSD) tăng lên.
  • 1:02 - 1:05
    Nhiều dữ liệu về sức khỏe tâm thần
    của cộng đồng phía Bắc
  • 1:05 - 1:06
    nơi ấm lên nhanh nhất,
  • 1:06 - 1:08
    như Inuit ở Labrador,
  • 1:08 - 1:11
    người dân đang đau khổ
    khi chứng kiến tảng băng,
  • 1:11 - 1:13
    một phần quan trọng
    trong bản sắc của họ,
  • 1:13 - 1:15
    tan biến dần ngay trước mắt.
  • 1:15 - 1:19
    Nếu vẫn chưa đủ đô
    thì Hiệp hội Tâm lý học Mỹ
  • 1:19 - 1:22
    tuyên bố rằng các phản ứng tâm lý
    với biến đổi khí hậu,
  • 1:22 - 1:26
    như là tránh xung đột, cảm giác vô dụng
    và từ chức, đang tăng lên.
  • 1:26 - 1:29
    Nghĩa là quá trình ý thức
    và vô thức
  • 1:29 - 1:33
    đang kìm hãm ta
    nhìn nhận nguyên nhân của vấn đề,
  • 1:33 - 1:36
    tìm hiểu giải pháp
    và thúc đẩy khả năng phục hồi tâm lý,
  • 1:36 - 1:41
    nhưng đó là thứ ta cần để chống chọi
    với những thứ mà ta gây ra.
  • 1:41 - 1:43
    Gần đây, tôi đang nghiên cứu
    một hiện tượng,
  • 1:43 - 1:47
    một ví dụ về những khó khăn
    về mặt cảm xúc được ghi nhận.
  • 1:47 - 1:49
    Một dạng câu hỏi
  • 1:49 - 1:53
    mà phần lớn những người ở độ tuổi của tôi
    đang loay hoay tìm câu trả lời.
  • 1:53 - 1:54
    Đó là:
  • 1:54 - 1:57
    Tôi có nên sinh con trong thời kì
    biến đổi khí hậu này không?
  • 1:57 - 1:59
    Sau cùng thì, mọi trẻ em hiện nay
  • 1:59 - 2:03
    sẽ phải lớn lên trong thế giới
    nơi bão giông, ngập lụt, cháy rừng,..
  • 2:03 - 2:07
    những thứ mà ta gọi là thiên tai
    đã trở thành quen thuộc.
  • 2:07 - 2:11
    20 trong 22 năm vừa qua được
    ghi nhận là nóng nhất lịch sử loài người.
  • 2:11 - 2:14
    Liên Hiệp Quốc cho rằng
    2/3 dân số thế giới
  • 2:14 - 2:18
    có thể đối mặt
    với sự thiếu nước sạch trong sáu năm tới.
  • 2:18 - 2:20
    Ngân hàng Thế giới dự đoán
    đến năm 2050,
  • 2:20 - 2:23
    sẽ có 140 triệu người tị nạn khí hậu
  • 2:23 - 2:26
    ở châu Phi hạ Sahara, Mỹ Latin và Nam Á.
  • 2:26 - 2:29
    Và những ước tính khác
    đẩy con số lên trên một tỷ người.
  • 2:29 - 2:31
    Di cư hàng loạt và khan hiếm tài nguyên
  • 2:31 - 2:36
    làm tăng nguy cơ bạo lực,
    chiến tranh và bất ổn chính trị.
  • 2:36 - 2:38
    Liên Hiệp Quốc vừa báo cáo
  • 2:38 - 2:41
    gần một triệu loài sinh vật
    đang bị đẩy đến bờ tuyệt chủng,
  • 2:41 - 2:43
    nhiều loài chỉ trong vài thập kỉ nữa,
  • 2:43 - 2:47
    và lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng,
    kể cả sau Hiệp định Paris.
  • 2:47 - 2:49
    Một năm rưỡi vừa qua,
  • 2:49 - 2:51
    tôi đã tổ chức các buổi
    hội thảo và phỏng vấn
  • 2:51 - 2:52
    với hàng trăm người
  • 2:52 - 2:55
    về việc làm bố mẹ trong
    thời khủng hoảng khí hậu.
  • 2:55 - 2:56
    Và tôi có thể nói là
  • 2:56 - 2:59
    những người lo lắng
    về việc có con trong thời biến đổi khí hậu
  • 2:59 - 3:01
    không phải vì ích kỉ.
  • 3:01 - 3:03
    Mà vì họ đang phát hoảng.
  • 3:03 - 3:05
    Có một phong trào
    tên là BirthStrike,
  • 3:05 - 3:07
    những người tham gia tuyên bố
    sẽ không có con
  • 3:08 - 3:10
    vì tình trạng khủng hoảng sinh thái
  • 3:10 - 3:13
    và chính phủ không có động thái gì
    giải quyết mối đe dọa này.
  • 3:13 - 3:16
    Vâng, các thế hệ khác cũng đối mặt
    với hiểm họa sống còn của riêng họ,
  • 3:16 - 3:21
    Và không có lí do gì để xem thường
    mối đe dọa thật sự đến sự sống này.
  • 3:21 - 3:23
    Một vài người cảm thấy tốt hơn
    nếu nhận con nuôi.
  • 3:23 - 3:25
    hoặc phi đạo đức
    nếu có nhiều hơn một con,
  • 3:25 - 3:27
    đặc biệt là có 3, 4 đứa hoặc hơn,
  • 3:27 - 3:31
    vì trẻ em làm tăng khí thải nhà kính.
  • 3:31 - 3:34
    Giờ thì, thật không may là,
  • 3:34 - 3:37
    những người muốn có con
    phải hi sinh quyền lợi,
  • 3:37 - 3:40
    vì, theo một vài cách,
    họ bị đổ lỗi vì lựa chọn của mình
  • 3:40 - 3:43
    trong khi sự thật
    không nghiêm trọng đến thế,
  • 3:43 - 3:45
    nhưng cứ tạm gác logic đấy ở đây.
  • 3:45 - 3:47
    Một nghiên cứu
    thường được trích dẫn chỉ ra,
  • 3:47 - 3:50
    trung bình, ở một đất nước công nghiệp,
    bớt sinh một đứa con,
  • 3:50 - 3:55
    bạn có thể giảm 59 tấn CO2 mỗi năm.
  • 3:55 - 3:56
    So sánh với việc
  • 3:56 - 3:59
    không dùng xe hơi
    giảm gần 2,5 tấn,
  • 3:59 - 4:02
    tránh các chuyến bay quốc tế,
  • 4:02 - 4:04
    chỉ giảm 1,5 tấn,
  • 4:04 - 4:09
    và ăn thực đơn từ thực vật
    có thể giảm gần một tấn mỗi năm.
  • 4:09 - 4:11
    Cân nhắc rằng
    nếu một đứa trẻ ở Bangladesh
  • 4:11 - 4:15
    chỉ góp 56 tấn CO2 vào
    "di sản" CO2 của bố mẹ chúng
  • 4:15 - 4:16
    trong suốt cuộc đời,
  • 4:17 - 4:22
    thì một đứa trẻ ở Mỹ là 9.441 tấn.
  • 4:22 - 4:24
    Đó là lí do một số người
    tranh cãi
  • 4:24 - 4:27
    rằng chính phụ huynh
    từ những quốc gia thải ra lượng CO2 lớn
  • 4:27 - 4:30
    nên suy nghĩ thấu đáo
    về việc có bao nhiêu con.
  • 4:30 - 4:33
    Nhưng quyết định có con
    và cảm xúc về tương lai
  • 4:33 - 4:35
    là rất riêng tư,
  • 4:35 - 4:37
    và phụ thuộc vào chuẩn mực văn hóa,
  • 4:37 - 4:41
    tín ngưỡng tôn giáo, địa vị xã hội,
    học vấn và nhiều thứ nữa.
  • 4:41 - 4:45
    Thế nên, với vài người, tranh cãi
    về sinh con thời khủng khoảng khí hậu
  • 4:45 - 4:47
    thì thật là khó hiểu.
  • 4:47 - 4:50
    Nhiều người có nhiều thứ sống còn khác
    cần phải quan tâm hơn
  • 4:50 - 4:52
    như là, làm sao để có đủ thức ăn
  • 4:52 - 4:54
    khi là mẹ đơn thân làm ba việc cùng lúc,
  • 4:54 - 4:57
    hoặc họ dương tính với HIV
    hoặc thuộc một đoàn tị nạn.
  • 4:57 - 5:02
    Bi kịch thay, biến đổi khí hậu
    khiến nút giao ngày càng rõ nét.
  • 5:02 - 5:06
    Nó khiến những nỗi lo bên lề
    mà chúng ta đang đối mặt thêm trầm trọng.
  • 5:06 - 5:09
    Một nhà khoa học chính trị
    từng nói với tôi rằng
  • 5:09 - 5:13
    biến đổi khí hậu
    đang bắt đầu đánh vào tâm lý các gia đình,
  • 5:13 - 5:15
    và làm tăng tỉ lệ nữ giới
    có hiểu biết
  • 5:15 - 5:18
    quyết định không có con.
  • 5:18 - 5:20
    Thật thú vị.
  • 5:20 - 5:23
    Nó có ảnh hưởng
    đến tâm lý của bạn không?
  • 5:23 - 5:26
    Bạn có bị "căng thẳng trước
    san chấn liên quan đến khí hậu"?
  • 5:26 - 5:29
    Một nhà tâm thần học khí hậu
    đã đặt ra thuật ngữ đó
  • 5:29 - 5:32
    và rằng nghề nghiệp cũng đang chùn bước
    vì những tai ương từ khí hậu.
  • 5:32 - 5:35
    Chúng ta đang sống trong thời mà
    vài học sinh trung học
  • 5:35 - 5:37
    không muốn vào đại học nữa,
  • 5:37 - 5:40
    vì chúng không thể
    nhìn thấy tương lai.
  • 5:40 - 5:43
    Và điều này đưa tôi quay lại
    với quan điểm chính của mình.
  • 5:43 - 5:46
    Quan ngại về việc có con
    thời khủng hoảng khí hậu tăng lên
  • 5:46 - 5:51
    là một chỉ số báo động rằng mọi người
    đang cảm thấy rất căng thẳng.
  • 5:51 - 5:55
    Giờ đây, học sinh toàn cầu
    đang kêu gào sự thay đổi
  • 5:55 - 5:58
    trong tuyệt vọng.
  • 5:58 - 6:01
    Và thực tế điên rồ là
    ta có thể thấy mình đã góp phần
  • 6:01 - 6:05
    tạo ra vấn đề
    khiến bản thân cảm thấy bất an.
  • 6:05 - 6:07
    Biến đổi khí hậu
    xuất hiện ở mọi mặt,
  • 6:07 - 6:10
    cũng như cách
    nó làm hỗn loạn tâm trí ta.
  • 6:10 - 6:12
    Nhiều nhà hoạt động sẽ nói
  • 6:12 - 6:15
    cách chữa đau khổ hiệu quả nhất
    là hành động.
  • 6:15 - 6:18
    Và vài nhà tâm lý học sẽ nói rằng
    câu trả lời nằm ở trị liệu.
  • 6:18 - 6:21
    Số khác tin rằng việc tưởng tượng
    đang trong giây phút cuổi đời,
  • 6:21 - 6:24
    hồi tưởng về thứ quan trọng nhất
    trong cuộc đời,
  • 6:24 - 6:26
    sẽ giúp bạn xác định
    điều nên làm lúc này,
  • 6:26 - 6:28
    với từng đấy thời gian còn lại.
  • 6:28 - 6:32
    Ta cần những ý tưởng đó, và hơn nữa,
    để chăm sóc cho tâm hồn mình
  • 6:32 - 6:36
    khi môi trường mà ta từng biết
    đang trừng phạt ta.
  • 6:36 - 6:38
    Và dù bạn có con hay không,
  • 6:38 - 6:41
    thì chúng ta cũng cần thành thật
    về điều đang diễn ra,
  • 6:41 - 6:44
    và thứ chúng ta
    đang mắc nợ lẫn nhau.
  • 6:44 - 6:45
    Ta không đủ sức chữa trị
  • 6:45 - 6:49
    các ảnh hưởng tâm lý
    do biến đổi khí hậu gây ra
  • 6:49 - 6:52
    vì vài vấn đề khác như khoa học,
    công nghệ, kinh tế, chính trị,
  • 6:52 - 6:57
    thì "nặng kí" và vấn đề này bị xem nhẹ.
  • 6:57 - 6:59
    Sức khỏe tâm thần
    nên là thứ quan trọng nhất
  • 6:59 - 7:02
    của bất kì chiến lược
    chống biến đổi khí hậu nào,
  • 7:02 - 7:05
    nó cần được gây quỹ,
    thực hiện công bằng, đạo đức, quan tâm,
  • 7:05 - 7:07
    và lan tỏa nhận thức.
  • 7:07 - 7:10
    Vì kể cả khi là người
    hay né tránh cảm xúc nhất trên thế giới,
  • 7:10 - 7:14
    vấn đề này là quá lớn
    để bạn có thể chôn giấu.
  • 7:14 - 7:16
    Xin cảm ơn.
  • 7:16 - 7:18
    (vỗ tay)
Title:
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của bạn
Speaker:
Britt Wray
Description:

"Hỡi những ai từng lên tiếng về biến đổi khí hậu, chúng tôi chưa được nghe đủ về những ảnh hưởng tâm lý khi sống trên thế giới đang ngày một ấm lên", cây viết khoa học Britt Wray phát biểu. Trong bài nói chuyện ngắn này, cô ấy khám phá về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên sức khoẻ về tinh thần, các mối quan hệ xã hội và tâm thần. Từ đó, cô chỉ ra những việc có thể làm để đối mặt với vấn đề này.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
07:31

Vietnamese subtitles

Revisions