Return to Video

Tự kỉ là như thế nào?

  • 0:02 - 0:07
    Tự kỷ không còn xa lạ
    với nhiều người.
  • 0:08 - 0:10
    Ví dụ, vài người nghĩ rằng
  • 0:10 - 0:14
    người tự kỷ là
    người đàn ông da trắng,
  • 0:14 - 0:17
    nói giọng đều đều
  • 0:17 - 0:20
    và cứ liên tục nói
    về một chủ đề.
  • 0:21 - 0:26
    Vài nguời nghĩ rằng, người tự kỷ
    không phân biệt được trái phải,
  • 0:26 - 0:28
    hay lảng tránh
  • 0:28 - 0:32
    và thường nói sai chuyện
    vào sai thời điểm.
  • 0:32 - 0:36
    Vài người nghĩ rằng người tự kỷ
    ngại tương tác xã hội,
  • 0:36 - 0:38
    không hài hước
    và không biết cảm thông.
  • 0:40 - 0:43
    Nếu bạn đồng ý với
    những gì tôi vừa nói,
  • 0:43 - 0:44
    thì rất tiếc,
  • 0:45 - 0:48
    bạn không hiểu đúng
    về tự kỷ rồi.
  • 0:49 - 0:50
    Vì sao tôi biết?
  • 0:51 - 0:54
    Vì tôi mắc chứng tự kỷ.
  • 0:54 - 0:59
    Tôi bị ám ảnh bởi
    những thứ như thiết bị điện
  • 0:59 - 1:02
    và giao thông công cộng,
  • 1:02 - 1:04
    nhưng điều đó không làm nên
    con người tôi.
  • 1:05 - 1:08
    Mỗi người đều đặc biệt
    theo cách của riêng mình.
  • 1:09 - 1:13
    Tuy nhiên, không có
    nhiều thông tin bên ngoài
  • 1:13 - 1:16
    về cuộc sống thực sự
    của người tự kỷ,
  • 1:16 - 1:19
    nên người ta thường
    dựa vào những khuôn mẫu
  • 1:20 - 1:22
    thường thấy trên truyền thông.
  • 1:23 - 1:27
    Những khuôn mẫu phổ biến hơn cả
    trên truyền thông là
  • 1:27 - 1:29
    ngại tương tác xã hội,
  • 1:29 - 1:31
    không biết đồng cảm
  • 1:31 - 1:33
    hay thậm chí là thiên tài.
  • 1:36 - 1:41
    Và sự thiếu hiểu biết về tự kỷ
    không dừng lại ở đó.
  • 1:41 - 1:44
    Bạn có biết vài người còn cố
    tìm thuốc chữa cho tự kỷ?
  • 1:44 - 1:47
    Đó là bởi vì họ xem tự kỷ
    như một thứ tiêu cực,
  • 1:47 - 1:48
    là một căn bệnh.
  • 1:49 - 1:51
    Nhiều người phản đối
    quan điểm này
  • 1:51 - 1:56
    và với chúng tôi,
    tự kỷ không phải là bệnh.
  • 1:56 - 2:00
    Đó chỉ là nhìn và nghĩ về
    thế giới theo cách khác.
  • 2:01 - 2:04
    Não của chúng tôi hoạt động khác
    so với não của mọi người.
  • 2:05 - 2:08
    Hãy hình dung nó như
    so sánh Xbox và PlayStation.
  • 2:08 - 2:11
    Chúng đều là bộ điều khiển mạnh
    nhưng được lập trình khác nhau.
  • 2:12 - 2:16
    Nếu bạn cho game của bộ Xbox
    vào bộ PlayStation,
  • 2:16 - 2:21
    nó sẽ không chạy được,
    vì bộ PlayStation giao tiếp kiểu khác.
  • 2:25 - 2:27
    Khi tôi nhìn vào gương,
  • 2:27 - 2:29
    tôi thấy một người
    có suy nghĩ khác biệt.
  • 2:29 - 2:31
    Và người đó cũng có mái tóc đẹp.
  • 2:31 - 2:33
    (Cười)
  • 2:33 - 2:39
    (vỗ tay)
  • 2:39 - 2:41
    Nhưng câu hỏi là,
  • 2:41 - 2:45
    liệu tôi thực sự bị bệnh
    chỉ vì tôi suy nghĩ khác biệt?
  • 2:48 - 2:53
    Khó khăn chính của người tự kỷ
    trong xã hội ngày nay
  • 2:53 - 2:56
    là thế giới không phù hợp
    với chúng tôi.
  • 2:56 - 3:00
    Chúng tôi có thể bị choáng ngợp
    theo nhiều cách.
  • 3:00 - 3:02
    Ví dụ,
  • 3:02 - 3:07
    thứ lúc nào cũng khiến tôi
    choáng ngợp là tiếng ồn,
  • 3:07 - 3:10
    nên tôi không bao giờ
    bật nhạc quá to
  • 3:11 - 3:15
    và thường không thích
    những buổi tiệc lớn.
  • 3:15 - 3:19
    Nhưng những nguời tự kỷ khác
    có thể bị choáng ngợp
  • 3:19 - 3:22
    bởi thứ như ánh sáng mạnh
    hay mùi hăng,
  • 3:22 - 3:24
    hay kết cấu nhớt
  • 3:25 - 3:28
    chúng đều có thể tạo nên sự lo lắng.
  • 3:29 - 3:34
    Hãy nghĩ về tất cả những buổi tụ họp
    mà bạn đã tham gia.
  • 3:34 - 3:36
    Ở đó có nhạc ồn không?
  • 3:37 - 3:39
    Ở đó có ánh sáng mạnh không?
  • 3:40 - 3:44
    Ở đó có nhiều mùi thức ăn khác nhau
    cùng một lúc không?
  • 3:44 - 3:48
    Ở đó có nhiều cuộc hội thoại
    diễn ra cùng lúc không?
  • 3:49 - 3:52
    Những thứ đó có thể
    không làm bạn khó chịu,
  • 3:52 - 3:55
    nhưng với người tự kỷ,
  • 3:55 - 3:57
    họ có thể bị choáng ngợp.
  • 3:58 - 4:03
    Trong những tình huống đó,
    chúng tôi sẽ "tự kích thích"
  • 4:03 - 4:06
    như lặp lại một chuyển động
    hay tiếng động
  • 4:06 - 4:12
    hoặc một số động tác ngẫu nhiên khác
    có thể trông bình thường hoặc không.
  • 4:13 - 4:15
    Có người sẽ vỗ cánh tay
  • 4:15 - 4:19
    tạo tiếng động
    hay quay thứ gì đó.
  • 4:20 - 4:23
    Đó là cách mà chúng tôi
    bớt để ý đến xung quanh.
  • 4:25 - 4:27
    Chúng tôi cần phải "tự kích thích"
    thường xuyên.
  • 4:28 - 4:31
    Tuy nhiên, việc này thường bị phản đối,
  • 4:31 - 4:33
    và chúng tôi buộc phải giấu nó.
  • 4:34 - 4:38
    Khi buộc phải giấu những dấu hiệu
    tự kỷ như thế này,
  • 4:38 - 4:39
    chúng tôi "đeo mặt nạ".
  • 4:41 - 4:44
    Vài người giỏi che đậy
    hơn những người khác.
  • 4:45 - 4:51
    Thỉnh thoảng, tôi che đậy rất tốt
    nên chẳng ai biết tôi bị tự kỷ
  • 4:51 - 4:55
    cho đến khi tôi tiết lộ. (Cười)
  • 4:56 - 5:00
    Nhưng đến cuối ngày,
    thực sự rất áp lực.
  • 5:00 - 5:03
    Thậm chí những việc như
    làm bài tập về nhà vào buổi tối
  • 5:03 - 5:05
    cũng trở nên mệt nhọc.
  • 5:06 - 5:08
    Vài người nghĩ,
  • 5:09 - 5:11
    vì chúng tôi có thể che đậy,
  • 5:11 - 5:14
    nên đây là cách chữa tự kỷ.
  • 5:14 - 5:17
    Tuy nhiên, điều này chỉ khiến
    chúng tôi hổ thẹn
  • 5:17 - 5:19
    vì không được là chính mình.
  • 5:24 - 5:29
    Một khuôn mẫu phổ biến khác
    thường đi với tự kỷ là
  • 5:29 - 5:31
    người tự kỷ không biết
    cảm thông.
  • 5:32 - 5:34
    Và lần nữa, điều này không đúng.
  • 5:35 - 5:37
    Tôi thực sự rất giỏi cảm thông.
  • 5:38 - 5:40
    Chỉ là tôi không giỏi
    thể hiện điều đó ra.
  • 5:41 - 5:43
    Mỗi khi có một người bạn
    cố nói cho tôi
  • 5:43 - 5:46
    về những mâu thuẫn
    mà họ đang phải trải qua,
  • 5:46 - 5:49
    tôi thường không biết
    cách bày tỏ câu trả lời.
  • 5:49 - 5:52
    Đó là lý do trông tôi
    không biết cảm thông
  • 5:52 - 5:54
    như những người bạn
    bình thường của tôi.
  • 5:57 - 6:01
    Biểu lộ cảm xúc,
    dù là nhiều hay ít,
  • 6:01 - 6:03
    thì cũng khó với tôi.
  • 6:04 - 6:06
    Đó là vì bên trong tôi vỡ òa
  • 6:06 - 6:10
    với từng cảm xúc
    mà một nguời có thể cảm thấy.
  • 6:11 - 6:14
    Nhưng đương nhiên,
    tôi không thể biểu lộ cảm xúc như vậy.
  • 6:15 - 6:19
    Nếu vậy thì, ví dụ như
    khi tôi vui,
  • 6:19 - 6:22
    tôi sẽ biểu lộ bằng cách
    bật thở khò khè đầy hân hoan,
  • 6:22 - 6:26
    vỗ tay và kêu lớn "woohoos".
  • 6:26 - 6:27
    (Cười)
  • 6:28 - 6:30
    Còn bạn chỉ cần mỉm cười thôi.
  • 6:30 - 6:32
    (Cười)
  • 6:34 - 6:38
    Dù là khi được nhận
    một món quà sinh nhật tuyệt vời
  • 6:38 - 6:43
    hay khi nghe một câu chuyện
    bi thảm trên bản tin,
  • 6:43 - 6:48
    tôi cũng không thể bày tỏ
    cảm xúc mà không thốt lên,
  • 6:48 - 6:53
    nên lần nữa, tôi phải che đậy
    để trông bình thường.
  • 6:54 - 6:57
    Cảm xúc trong tôi rất tràn trề,
  • 6:57 - 7:01
    nhưng tôi chỉ có thể
    bộc lộ rất nhiều hoặc không bộc lộ.
  • 7:04 - 7:06
    Vậy...
  • 7:06 - 7:10
    tôi không giỏi bộc lộ cảm xúc,
  • 7:10 - 7:13
    và tôi giao tiếp theo cách riêng,
  • 7:13 - 7:18
    và chính vì thế, tôi được chuẩn đoán
    là mắc chứng rối loạn tự kỷ.
  • 7:19 - 7:23
    Chuẩn đoán này giúp tôi,
    bạn bè và gia đình của tôi
  • 7:23 - 7:26
    biết cách mà tâm trí tôi hoạt động.
  • 7:28 - 7:29
    Trên thế giới,
  • 7:29 - 7:32
    có xấp xỉ 1% dân số
  • 7:32 - 7:35
    được chuẩn đoán là
    mắc chứng rối loạn tự kỷ.
  • 7:35 - 7:37
    Và con số này đang tăng dần.
  • 7:38 - 7:41
    Tuy nhiên, chúng tôi vẫn là
    một nhóm thiểu số.
  • 7:41 - 7:45
    Và có rất nhiều người
    không xem chúng tôi ngang bằng
  • 7:45 - 7:46
    với người khác.
  • 7:48 - 7:50
    Đây là gia đình của tôi.
  • 7:51 - 7:54
    Và trong gia đình,
  • 7:54 - 7:58
    có một người khác
    cũng bị tự kỷ.
  • 7:58 - 8:00
    Đó là mẹ tôi.
  • 8:00 - 8:03
    Đúng vậy, phụ nữ trưởng thành
    có thể bị tự kỷ.
  • 8:05 - 8:08
    Bố và em trai tôi
    đều bình thường.
  • 8:09 - 8:13
    Thỉnh thoảng, chúng tôi gặp chút khó khăn
    khi giao tiếp với nhau,
  • 8:13 - 8:14
    dẫu vậy.
  • 8:15 - 8:18
    Thỉnh thoảng, tôi nói những thứ như
  • 8:18 - 8:21
    "Trạm Union của Toronto, nhỉ?"
  • 8:21 - 8:25
    và nghĩ rằng tôi có thể
  • 8:25 - 8:28
    giúp họ nhớ những mặt
    nhất định của nó.
  • 8:28 - 8:33
    Khi họ nhầm lẫn, tôi thường
    tự mình nói thêm cho họ.
  • 8:34 - 8:38
    Và chúng tôi thường
    nói nhiều thứ
  • 8:38 - 8:41
    theo nhiều cách khác nhau
    để mọi người hiểu được.
  • 8:42 - 8:44
    Tuy nhiên, mặc cho tất cả,
  • 8:44 - 8:48
    chúng tôi đều yêu thương
    và tôn trọng lẫn nhau.
  • 8:48 - 8:51
    Trong cuốn "NeuroTribes",
  • 8:51 - 8:57
    tác giả Steve Silberman khẳng định
    tự kỷ và các trạng thái tinh thần khác
  • 8:57 - 9:00
    nên được xem là tự nhiên,
  • 9:00 - 9:03
    tự nhiên với một nhóm người
  • 9:03 - 9:05
    chứ không phải khiếm khuyết.
  • 9:05 - 9:08
    Đây là điều mà tôi
    hoàn toàn đồng ý.
  • 9:09 - 9:13
    Nếu tự kỷ được xem là một phần
    tự nhiên của một nhóm người,
  • 9:13 - 9:20
    thế giới sẽ được thiết kế
    để phù hợp hơn với người tự kỷ.
  • 9:21 - 9:23
    Tôi không xấu hổ vì bị tự kỷ.
  • 9:24 - 9:27
    Tôi có thể không suy nghĩ,
  • 9:27 - 9:29
    hay hành động như bạn,
  • 9:29 - 9:32
    nhưng tôi vẫn là con người
    và tôi không bị bệnh.
  • 9:34 - 9:35
    Cảm ơn mọi người.
  • 9:35 - 9:39
    (Vỗ tay)
Title:
Tự kỉ là như thế nào?
Speaker:
Ethan Lisi
Description:

Ehtan Lisi cho rằng: "Tự kỷ không phải là bệnh; nó chỉ là suy nghĩ theo cách khác". Giới thiệu ngắn gọn về cách mà mình trải nghiệm thế giới, Lisi đã bác bỏ những khuôn mẫu sai lầm về chứng tự kỷ, chia sẻ cái nhìn sâu sắc về những hành vi như "tự kích thích" (stimming) và "đeo mặt nạ" (masking) và đưa đến một cái nhìn sâu rộng hơn về người tự kỷ.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:52

Vietnamese subtitles

Revisions