Return to Video

ĐỪNG HOẢNG SỢ — Hans Rosling trình bày thực tế về dân số thế giới

  • 0:05 - 0:10
    Chúng ta sống trong một thế giới không ngừng đổi thay
  • 0:11 - 0:15
    Một số lượng người khổng lồ di cư tới các thành phố lớn
  • 0:15 - 0:18
    lấp đầy các tòa nhà chọc trời
  • 0:18 - 0:21
    và các khu ổ chuột khổng lồ
  • 0:21 - 0:26
    Cơn đói nhiên liệu và thức ăn,
  • 0:26 - 0:28
    biến đổi khí hậu không đoán trước được
  • 0:29 - 0:35
    và tất cả những điều này xảy ra khi dân số thế giới vẫn đang tăng
  • 0:36 - 0:38
    Chúng ta có nên lo lắng không?
  • 0:38 - 0:42
    Chúng ta có nên sợ hãi không?
  • 0:43 - 0:46
    Tất cả những điều này có ý nghĩa gì?
  • 0:53 - 0:59
    7 tỉ người đang sống trên hành tinh của chúng ta... điều đó không tuyệt vời sao?
  • 0:59 - 1:04
    Nhưng khi người ta nghĩ tới thế giới và tương lai của nó, họ hoảng sợ!
  • 1:04 - 1:06
    Nhiều người khác thấy tốt hơn là không nghĩ tới điều này.
  • 1:06 - 1:10
    Nhưng tối nay, tôi sẽ giúp quý vị thấy điều gì thực sự đang diễn ra.
  • 1:10 - 1:13
    Tên tôi là Hans Rosling. Tôi là một nhà thống kê...
  • 1:13 - 1:15
    Không, không... đừng tắt!
  • 1:15 - 1:20
    Vì với những dữ liệu mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, tôi sẽ cho quý vị thấy một thế giới hoàn toàn khác
  • 1:20 - 1:23
    Tôi sẽ kể cho quý vị về lịch sử dân số thế giới
  • 1:23 - 1:28
    và điều mà dữ liệu hiện nay cho chúng ta biết về tương lai của hành tinh này.
  • 1:28 - 1:32
    Chúng ta không thể phủ nhận rằng mình đang đối mặt với những thách thức lớn
  • 1:33 - 1:37
    nhưng tin tốt là tương lai không qua u ám
  • 1:37 - 1:42
    và loài người đang làm tốt hơn so với những gì mà nhiều người trong số quý vị nghĩ!
  • 1:44 - 1:45
    Đừng Hoảng Sợ!
  • 1:46 - 1:47
    Sự Thật Về Dân Số Thế Giới
  • 1:47 - 1:50
    cùng giáo sư Hans Rosling
  • 1:51 - 1:53
    Những đứa trẻ...
  • 1:53 - 1:55
    mỗi đứa là một niềm hạnh phúc.
  • 1:55 - 1:59
    Nhưng nhiều người lại nghĩ rằng sự gia tăng dân số đang nằm ngoài tầm kiểm soát.
  • 2:00 - 2:02
    Có người thậm chí còn nói về sự bùng nổ dân số.
  • 2:03 - 2:06
    Họ có đúng không?
  • 2:08 - 2:12
    Vậy dân số của chúng ta đang ở mức nào? Và chúng ta đã đạt được điều này như thế nào?
  • 2:12 - 2:16
    Tôi sẽ kể cho quý vị một câu chuyện lịch sử về những người đã từng sống...
  • 2:16 - 2:20
    ít nhất là trong 1000 năm trở lại đây.
  • 2:20 - 2:22
    Đây rồi, chúng ta hãy bắt đầu.
  • 2:22 - 2:25
    Tôi có 2 trục tọa độ.
  • 2:25 - 2:33
    Đây là thời gian (năm) và đây là trục dân số thế giới (tỷ người.)
  • 2:33 - 2:41
    Vào năm 10,000 trước CN, khi những người đầu tiên trở thành nông dân, các nhà khảo cổ học ước tính
  • 2:41 - 2:45
    dân số thế giới chỉ có 10 triệu người.
  • 2:45 - 2:49
    Tượng tượng xem: 10 triệu! Giống như ở Thụy Điển ngày nay!
  • 2:49 - 2:53
    Cả thế giới chỉ toàn người Thụy Điển!
  • 2:53 - 3:01
    Nhưng sau đó, khi thiên niên kỷ đó qua đi, nhiều nông dân hơn, nhiều thức ăn hơn và nhiều người hơn... và các đế chế trỗi dậy.
  • 3:01 - 3:06
    Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ... và cuối cùng là Châu Âu!
  • 3:06 - 3:10
    Và dân số tiếp tục tăng, nhưng rất chậm.
  • 3:10 - 3:14
    Và tôi dừng tại đây, năm 1800.
  • 3:14 - 3:20
    Vì chính vào năm 1800, dân số thế giới đạt 1 tỉ người.
  • 3:20 - 3:29
    Hãy tưởng tượng xem... Trong suốt thời gian đó, mức tăng dân số chỉ là một phần nhỏ của 1%, trong hàng nghìn năm.
  • 3:29 - 3:35
    Nhưng vào năm 1800, với cuộc cách mạng công nghiệp, mọi thứ thay đổi và dân số bắt đầu tăng nhanh hơn.
  • 3:36 - 3:39
    Trong gần 100 năm, nó đạt mốc 2 tỉ.
  • 3:39 - 3:43
    Và sau đó, khi tôi còn đi học, nó đạt 3 tỉ.
  • 3:43 - 3:50
    Và nhiều người đã phán rằng: 'Hành tinh này không thể chứa thêm nhiều người hơn nữa.' Thậm chí những chuyên gia cũng nói vậy.
  • 3:50 - 3:52
    Nhưng điều đã xảy ra là thế này...
  • 3:52 - 3:59
    Chúng ta đạt 4 tỉ... 5 tỉ... 6 tỉ... 7 tỉ!
  • 3:59 - 4:05
    Tưởng tượng xem... Hơn một nửa dân số thế giới đã tăng thêm trong suốt cuộc đời của tôi tính tới nay.
  • 4:05 - 4:09
    Và con số này vẫn tiếp tục tăng.
  • 4:10 - 4:16
    Phần lớn dân số tăng, trong những năm gần đây, là tại các nước Châu Á.
  • 4:16 - 4:21
    Như ở đây, Bangladesh... nơi mà dân số đã tăng gấp 3 trong kể từ lúc tôi sinh ra tới nay.
  • 4:21 - 4:28
    Từ 50 triệu lên tới trên 150 triệu.
  • 4:28 - 4:33
    Đây là một trong những quốc gia có mật độ dân cư lớn nhất trên thế giới hiện nay.
  • 4:33 - 4:40
    Khoảng 15 triệu dân sống trong thủ đô Dhaka đông đúc.
  • 4:40 - 4:48
    Dân nước này, dù ở thành phố hay nông thôn, đều rất quan tâm tới số người trong các gia đình.
  • 4:49 - 4:52
    Nhưng một Bangladesh mới đang hình thành...
  • 4:52 - 4:59
    Như gia đình Khan này. Mẹ Taslima, con gái lớn Tanjina và con út Sadia
  • 4:59 - 5:04
    và bố Hannan.
  • 5:04 - 5:07
    Phụ nữ định sẵn tuổi để đi lấy chồng, đàn ông không đợi lâu.
  • 5:08 - 5:13
    Nếu con định xóa hết đi thì sao còn bôi lên mặt làm gì?
  • 5:14 - 5:18
    Cả Taslima và Hannan đều sinh ra trong những gia đình đông con.
  • 5:18 - 5:22
    Nhưng họ quyết định chỉ sinh 2 con.
  • 5:22 - 5:25
    Tại Bangladesh có một khẩu hiệu mà bạn thấy ở khắp nơi
  • 5:26 - 5:29
    "Không quá 2 con - 1 con còn tốt hơn!"
  • 5:34 - 5:37
    Thật may là tôi chỉ có 2 con.
  • 5:37 - 5:40
    Nếu tôi có nhiều hơn, tôi không thể có đủ tiền cho gia đình mình
  • 5:40 - 5:42
    Với 2 con, tôi có thể mua những gì chúng muốn
  • 5:47 - 5:50
    Túi tôi bây giờ đã hết sạch tiền!
  • 5:51 - 5:56
    Taslima và Hannan là một phần của văn hóa mới, chuyển từ những gia đình đông con sang ít con.
  • 5:56 - 6:00
    Và với Taslima, đây là công việc của cô.
  • 6:00 - 6:04
    Cô làm cho Dịch vụ Kế hoạch hóa Gia đình của chính phủ
  • 6:04 - 6:07
    tổ chức này tuyển những phụ nữ như cô ở mỗi làng.
  • 6:07 - 6:14
    Cô đi tới từng nhà, cố gắng giúp đỡ những người khác xây dựng một gia đình ít con giống như mình.
  • 6:15 - 6:17
    Chu kì kinh lần cuối của chị là lúc nào?
  • 6:17 - 6:19
    Ngày 22.
  • 6:19 - 6:21
    Vậy chị không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào nữa à?
  • 6:22 - 6:23
    Nhỡ chị có thai thì có phải là rắc rối không?
  • 6:24 - 6:26
    Tôi không dễ có thai đâu
  • 6:26 - 6:28
    Nhưng chị đã có 2 con rồi
  • 6:29 - 6:31
    Tôi không có thời gian đi khám
  • 6:32 - 6:36
    Taslima khuyên nhủ, động viên tinh thần và quan trọng nhất,
  • 6:36 - 6:38
    là cung cấp những biện pháp tránh thai.
  • 6:40 - 6:43
    Chị có 3 con gái rồi - chị có muốn có thêm con nữa không?
  • 6:45 - 6:46
    Điều này phụ thuộc vào bố bọn trẻ
  • 6:46 - 6:50
    Chị là người sinh con cơ mà, tại sao lại phụ thuộc vào anh ta?
  • 6:51 - 6:53
    Chị chịu đau khi sinh, chứ anh ta có phải chịu đâu
  • 6:54 - 6:55
    Ai phải mang nặng đẻ đau nào?
  • 6:56 - 7:00
    Tôi chịu đau, nhưng nếu anh ta cứ muốn có con trai thì tôi biết phải làm sao?
  • 7:00 - 7:05
    Thuốc đây, chị hãy uống chúng khi bắt đầu vào kỳ kinh.
  • 7:10 - 7:13
    Nhiều lúc khó mà thuyết phục được vì học vấn của họ còn thấp
  • 7:14 - 7:16
    Nhưng dần dần chúng tôi đã truyền tải được thông điệp
  • 7:17 - 7:23
    Vậy, Taslima và Bangladesh đã thành công đến như thế nào trong việc giảm tỉ lệ sinh đẻ?
  • 7:23 - 7:26
    Đó là số trẻ con được sinh ra trên 1 phụ nữ.
  • 7:26 - 7:29
    Tại Thụy Điển, chúng tôi lập nên Quỹ Gapminder
  • 7:29 - 7:34
    để biến dữ liệu khắp thế giới trở nên dễ hiểu hơn với tất cả mọi người.
  • 7:34 - 7:38
    Nhờ vậy tôi có thể cho quý vị xem điều gì đã và đang diễn ra ở Bangladesh
  • 7:38 - 7:41
    Đây, ở trục hoành, số lượng trẻ sinh ra trên một phụ nữ
  • 7:41 - 7:45
    Từ 1 đến 2... 7 đến 8
  • 7:45 - 7:49
    và đây trục tung, là tuổi thọ,
  • 7:49 - 7:54
    độ tuổi, số năm mà một trẻ sơ sinh có hi vọng sống được.
  • 7:54 - 7:56
    Từ 30 tới 90.
  • 7:56 - 8:00
    Bây giờ... chúng ta bắt đầu vào năm 1972
  • 8:00 - 8:05
    một năm rất quan trọng tại Bangladesh, năm đầu tiên độc lập hoàn toàn.
  • 8:05 - 8:08
    Vào năm đó, Bangladesh đang ở kia
  • 8:08 - 8:11
    và trung bình mỗi phụ nữ nước này sinh 7 con
  • 8:12 - 8:15
    và tuổi thọ là dưới 50 năm.
  • 8:15 - 8:17
    Vậy điều gì diễn ra sau ngay độc lập?
  • 8:17 - 8:22
    Tuổi thọ của người Bangladesh có tăng không? Trẻ con có ít đi không?
  • 8:22 - 8:25
    Đây là số liệu. Tôi bắt đầu cho Banglades chạy.
  • 8:25 - 8:29
    Đúng thật, tuổi thọ đang tăng và trẻ em ít hơn... 6... 5...
  • 8:29 - 8:31
    và tuổi thọ tăng hơn nữa... 4... 3...
  • 8:31 - 8:37
    và giờ họ dừng ở mức gần 2. Đó là 2.2. Và tuổi thọ là 70.
  • 8:37 - 8:43
    Thật đáng kinh ngạc! Trong 40 năm, Bangladesh đã di chuyển
  • 8:43 - 8:48
    từ mức 7... 6... 5... 4... 3... 2...
  • 8:48 - 8:52
    Điều kỳ diệu đã diễn ra tại Bangladesh!
  • 8:52 - 8:57
    Nhưng có phải chỉ ở Bangladesh không? Tôi sẽ cho quý vị xem toàn thế giới.
  • 8:57 - 9:02
    Tôi đi ngược lại thời gian 50 năm, tới năm 1963.
  • 9:02 - 9:05
    Đây là tất cả các quốc gia trên thế giới.
  • 9:05 - 9:13
    Những chấm xanh là châu Mỹ, bắc và nam. Chấm vàng là châu Âu, đông và tây.
  • 9:13 - 9:21
    Xanh lam là châu Phi, bắc và nam Sahara. Và đỏ là châu Á, bao gồm cả Australia và New Zealand.
  • 9:21 - 9:25
    Kích cỡ của hình tròn thể hiện độ lớn của dân số. Xem này:
  • 9:25 - 9:32
    Những hình tròn lớn nhất là Trung Quốc và Ấn Độ. Và Bangladesh ở ngay sau đó.
  • 9:32 - 9:38
    Vào năm 1963, trung bình mỗi phụ nữ trên thế giới có 5 con.
  • 9:38 - 9:42
    Nhưng đó là một thế giới bị chia cắt... quý vị có thấy không?
  • 9:42 - 9:49
    Những nước ở đây, những quốc gia phát triển, có những gia đình ít con và tuổi thọ dài hơn.
  • 9:49 - 9:55
    Và sau đó, ở kia là những nước đang phát triển, đông con và tuổi thọ ngắn.
  • 9:55 - 9:58
    Rất ít quốc gia nằm ở giữa.
  • 9:58 - 10:00
    Nhưng bây giờ chúng ta sẽ xem những gì đã diễn ra.
  • 10:00 - 10:02
    Tôi bắt đầu chạy số liệu cho toàn thế giới!
  • 10:02 - 10:04
    Và đây...
  • 10:04 - 10:08
    Quý vị có thể thấy Trung Quốc, chấm lớn này, đã có sức khỏe tốt hơn
  • 10:08 - 10:11
    và sau đó họ bắt đầu kế hoạch hóa gia đình, họ chạy đến chỗ những gia đình ít con.
  • 10:11 - 10:14
    Cái chấm màu xanh to, Mexico, nó đang chạy tới kia!
  • 10:14 - 10:17
    Đây là Brazil, cũng màu xanh ở Mỹ Latin.
  • 10:17 - 10:22
    Và đây, Ấn Độ đang theo sau. Những chấm lớn màu đỏ là các quốc gia châu Á đi theo lối này.
  • 10:22 - 10:25
    Rất nhiều nước châu Phi vẫn đang có ở tình trạng 'mỗi phụ nữ sinh nhiều con'
  • 10:25 - 10:30
    Và sau đó Bangladesh ở đằng kia đã vượt qua Ấn Độ trên đường tới mục tiêu gia đình ít con.
  • 10:30 - 10:33
    Và giờ hầu hết tất cả các nước đã đi lên phía trên này, kể cả châu Phi cũng bắt đầu đi lên.
  • 10:33 - 10:37
    Ồ! Đó là trận động đất ở Haiti!
  • 10:37 - 10:42
    Và giờ thì mọi người dừng ở đó. Thật là một thay đổi lớn!
  • 10:42 - 10:48
    Ngày nay, số con trung bình của mỗi phụ nữ trên thế giới là 2.5
  • 10:48 - 10:52
    Hãy tưởng tượng xem, con số đó 50 năm trước là 5 con/phụ nữ.
  • 10:52 - 10:59
    Thế giới đã thay đổi: số con trung bình của mỗi phụ nữ giảm từ 5 xuống 2.5
  • 10:59 - 11:04
    Và nó vẫn tiếp tục giảm... Một thay đổi lớn!
  • 11:04 - 11:11
    Người ta sẽ nghĩ rằng Bangladesh và những quốc gia giống như vậy là tâm điểm của sự bùng nổ dân số.
  • 11:11 - 11:13
    Họ đã sai.
  • 11:14 - 11:17
    Theo tôi, những người làm việc như bà Taslima và những đồng sự của họ,
  • 11:17 - 11:24
    họ đã đưa đất nước mình từ bên này... qua tất cả... chỉ trong vài thập kỷ
  • 11:24 - 11:29
    để sang phía bên kia biểu đồ, sức khỏe tốt và gia đình ít con, họ là những anh hùng của thời đại!
  • 11:29 - 11:32
    Một chuyển biến đáng kinh ngạc đã diễn ra.
  • 11:32 - 11:36
    Chúng ta không còn sống trong một thế giới bị chia cắt nữa.
  • 11:37 - 11:42
    Nhưng người ta có biết gì về thay đổi đáng kinh ngạc này không?
  • 11:42 - 11:50
    Tại Gapminded, chúng tôi không chỉ cung cấp số liệu, chúng tôi còn đo lường xem con người có hiểu gì về thế giới hay không.
  • 11:51 - 11:57
    Và chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên ở Thụy Điển. Kết quả thật đáng thất vọng!
  • 11:57 - 12:04
    Chúng tôi tiến hành cuộc khảo sát thứ hai ở Anh. Chúng tôi rất hi vọng vào kết quả lần này, vì người Anh đã từng có mặt ở khắp mọi nơi.
  • 12:05 - 12:07
    Chúng tôi nghĩ mình sẽ thu được kết quả khả quan ở đây.
  • 12:07 - 12:13
    Câu hỏi đầu tiên là: Mỗi phụ nữ tại Bangladesh trung bình có bao nhiêu con?
  • 12:13 - 12:19
    Và chúng tôi đưa ra 4 đáp án: 2.5, 3.5, 4.5 hoặc 5.5
  • 12:20 - 12:22
    Đây là kết quả cuộc khảo sát tại Anh.
  • 12:28 - 12:33
    Nhưng như quý vị biết, câu trả lời đúng là 2.5.
  • 12:33 - 12:38
    Chỉ có 12% người Anh trả lời đúng.
  • 12:38 - 12:43
    Vì vậy chúng tôi nghĩ có lẽ những người có học vấn thấp đã khiến kết quả bị kéo xuống như vậy.
  • 12:44 - 12:50
    Do đó chúng tôi chỉ tập trung khảo sát những đối tượng từng học tại các trường đại học tốt ở Anh và có một tấm bằng đại học.
  • 12:50 - 12:56
    Và đây là kết quả.
  • 12:58 - 13:01
    Bất chấp tất cả các điều kiện ở trên, họ còn trả lời tệ hơn!
  • 13:01 - 13:05
    Vậy là giờ quý vị có thể kết luận người Anh thiếu hiểu biết về thế giới.
  • 13:05 - 13:07
    Không, không!
  • 13:07 - 13:12
    Nếu tôi hỏi chú tinh tinh này và các bạn của chú ta thì sao?
  • 13:12 - 13:18
    Tôi có thể viết các đáp án lên những quả chuối và để chúng chọn 1 quả.
  • 13:18 - 13:21
    Đây là kết quả tôi có thể nhận được.
  • 13:21 - 13:24
    Tất nhiên, tinh tinh không biết gì về Bangladesh.
  • 13:29 - 13:34
    Nhưng với sự lựa chọn hoàn toàn ngẫu nhiên, chúng đã chọn chính xác gấp hai lần so với người Anh.
  • 13:36 - 13:42
    Hơn một nửa người Anh nghĩ rằng đáp án là 4.5 hoặc cao hơn.
  • 13:43 - 13:49
    Vấn đề ở đây không phải là thiếu kiến thức, mà là những định kiến.
  • 13:49 - 13:52
    Người Anh không thể tưởng tượng được, thậm chí không thể đoán được,
  • 13:52 - 13:58
    rằng phụ nữ Bangladesh chỉ có trung bình 2.5 con. Và con số thực tế hiện đã là 2.2.
  • 13:58 - 14:05
    Điều mà người Anh không biết là: Taslima và gia đình cô là một hình mẫu chuẩn ở Bangladesh, một gia đình với số con rất thông thường.
  • 14:05 - 14:12
    Và không chỉ ở đó, mà là trên khắp thế giới. Tại Brazil, những gia đình chỉ có 2 con.
  • 14:12 - 14:16
    Việt Nam, những gia đình 2 con.
  • 14:16 - 14:22
    Và thậm chí ở Ấn Độ, số con trong phần lớn các gia đình hiện nay cũng là 2 con.
  • 14:22 - 14:26
    Và nếu bạn tới châu Phi, tới các thành phố lớn như Addis Ababa.
  • 14:27 - 14:30
    Số con trung bình của mỗi phụ nữ tại Addis Ababa là dưới 2.
  • 14:30 - 14:34
    Điều này có thể diễn ra ở nhiều tôn giáo: đạo Hồi, đạo Phật, đạo Hindu, Thiên Chúa giáo...
  • 14:34 - 14:39
    Không có một tôn giáo, một nền văn hóa, hay một châu lục nào
  • 14:39 - 14:41
    cấm đoán việc gia đình chỉ có 2 con.
  • 14:42 - 14:46
    Thay đổi diễn ra từ những gia đình đông còn xuống chỉ còn 2 con
  • 14:46 - 14:51
    là một trong những diễn biến quan trọng nhất xảy ra trên thế giới trong suốt quãng đời của tôi.
  • 14:51 - 14:54
    Điều này chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại!
  • 15:00 - 15:03
    Hãy quay lại với Bangladesh,
  • 15:03 - 15:10
    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lý do đằng sau chuyển biết lịch sử và liên tục từ những gia đình đông con sang ít con.
  • 15:10 - 15:18
    Ngày nay, phần lớn trẻ em gái theo đạo Hồi tại Bangladesh, giống như cô bé Tanjina 15 tuổi, đều đi học.
  • 15:18 - 15:25
    Chính phủ thậm chí đã trả tiền cho các gia đình để cho con gái học hết cấp 2.
  • 15:25 - 15:31
    Tại trường của Tanjiana, số lượng học sinh nữ đã áp đảo số học sinh nam.
  • 15:34 - 15:36
    Gia đình này thuộc loại nào?
  • 15:36 - 15:38
    Một gia đình đông con!
  • 15:38 - 15:40
    Họ có thiếu ăn không?
  • 15:41 - 15:44
    Đừng bỏ lỡ đoạn này của bài học.
  • 15:45 - 15:48
    Gia đình này thuộc loại nào?
  • 15:48 - 15:49
    Họ có gặp khó khăn gì không?
  • 15:50 - 15:50
    Không!
  • 15:51 - 15:58
    Giáo dục là công cụ hiệu quả và những cơ hội mới cũng mở ra với những người phụ nữ Bangladesh.
  • 15:58 - 16:05
    Mặc dù bất bình đẳng vẫn còn, đã có nhiều công việc hơn dành cho phụ nữ và Tanjina đang hướng tới mục tiêu cao.
  • 16:05 - 16:08
    Cháu thích đi học.
  • 16:09 - 16:12
    Vào thời của mẹ cháu, phụ nữ thường phải kết hôn sớm
  • 16:12 - 16:14
    Họ không có cơ hội học hành
  • 16:15 - 16:20
    Nhưng giờ chúng cháu có thể mơ thành bác sĩ hoặc kỹ sư
  • 16:20 - 16:25
    Ngày càng nhiều các cô gái trẻ ở đây nhận thức được những khác biệt mà thế hệ mình có.
  • 16:26 - 16:31
    Con không thể tưởng tượng nổi sao mẹ có thể kết hôn năm 17 tuổi
  • 16:31 - 16:34
    Con cũng không thể tưởng được mình sẽ kết hôn trong 2 năm tới
  • 16:34 - 16:36
    Không thể tin được
  • 16:37 - 16:39
    Trước kia thì mẹ không biết thế nào
  • 16:39 - 16:41
    Nhưng người ta giờ đã hiểu nhiều hơn
  • 16:43 - 16:47
    Vậy con nghĩ mình sẽ kết hôn năm bao nhiêu tuổi?
  • 16:48 - 16:49
    25.
  • 16:50 - 16:53
    Con sẽ học xong và kiếm một công việc.
  • 16:54 - 16:56
    Con sẽ trở thành bác sĩ và kết hôn sau đó.
  • 16:57 - 16:59
    Con thông minh đấy!
  • 17:03 - 17:09
    Thật tuyệt khi nhìn thấy Taslima tràn đầy hi vọng về tương lai tươi sáng của hai cô con gái.
  • 17:09 - 17:15
    Nhưng có một chuyển biến quan trọng làm nền cho thay đổi này ở Bangladesh.
  • 17:15 - 17:20
    Đó là sự phát triển đáng chú ý trong việc kéo dài triển vọng sống của trẻ nhỏ.
  • 17:24 - 17:30
    Đây là Ramadan, tháng mà người theo đạo Hồi tuyệt thực và hối lỗi.
  • 17:30 - 17:37
    Vào những ngày lành này, Hanan tới giúp bố mẹ anh chăm sóc khu mộ của gia đình
  • 17:38 - 17:40
    Dùng tay ấn đất xuống.
  • 17:40 - 17:48
    Ba người anh chị em của Hannan đã chết khi còn rất nhỏ. Họ đều được chôn ở đây.
  • 17:48 - 17:50
    Chúng chết vì bệnh sởi.
  • 17:51 - 17:54
    Chúng tôi đã khóc rất nhiều, thật là buồn.
  • 17:55 - 17:58
    Nếu có bác sĩ, hẳn chúng đã được chữa trị
  • 17:58 - 17:59
    Một đứa có thể sẽ sống sót
  • 18:00 - 18:03
    Làm sao tôi quên được? Tôi sẽ nhớ đến chúng suốt đời.
  • 18:03 - 18:06
    Vào thời kỳ bố mẹ Hannan còn trẻ,
  • 18:06 - 18:12
    cứ trong 5 trẻ em tại Bangladesh thì có 1 trẻ chết trước khi được 5 tuổi.
  • 18:12 - 18:17
    Tất cả các gia đình sống trong nỗi sợ thường trực của việc mất con.
  • 18:18 - 18:22
    Anh sẽ sinh liên tục sinh con
  • 18:22 - 18:24
    Để nếu một đứa chết, anh sẽ không chỉ còn lại một đứa.
  • 18:25 - 18:27
    Thời đó là thế đấy.
  • 18:28 - 18:33
    Chúng tôi không nghĩ rằng mình có quá nhiều con, hay tương lai của chúng ra sao
  • 18:36 - 18:44
    Trong vài thập niên gần đây, Bangladesh đã đạt được những bước tiến lớn trong việc chăm sóc sức khỏe cơ bản, đặc biệt là kéo dài sự sống trẻ em.
  • 18:45 - 18:48
    Vaccine, các biện pháp trị bệnh truyền nhiễm, tình trạng dinh dưỡng và vệ sinh tốt hơn
  • 18:48 - 18:51
    đã cứu sống hàng triệu sinh mệnh trẻ nhỏ.
  • 18:52 - 18:57
    Và khi bố mẹ nhận thấy rằng con mình giờ đã chắc chắn sống sót,
  • 18:57 - 19:02
    mối cản trở lớn nhất của việc kế hoạch hóa gia đình cuối cùng cũng bị xóa bỏ.
  • 19:02 - 19:08
    Thậm chí trong các khu ổ chuột tại Dhaka, phụ nữ giờ cũng chỉ có trung bình 2 con.
  • 19:14 - 19:17
    Khả năng sống sót của trẻ nhỏ đã kéo theo mọi sự tiến bộ.
  • 19:17 - 19:19
    Hãy quay trở lại quá khứ.
  • 19:19 - 19:25
    Tại sao dân số thế giới tăng rất chậm trước năm 1800?
  • 19:25 - 19:30
    Trong suốt lịch sử, tất cả các ghi chép chỉ ra rằng, trung bình
  • 19:30 - 19:34
    cứ 1 cặp bố mẹ sẽ sinh ra trên dưới 6 con nhỏ.
  • 19:34 - 19:39
    Nhưng sự gia tăng dân số này có vẻ rất nhanh. Vậy vì sao dân số lại không tăng?
  • 19:39 - 19:47
    Vì 1... 2... 3... 4 trong số những đứa trẻ được sinh ra đã chết trước khi chúng kịp trở thành bố mẹ.
  • 19:47 - 19:52
    Con người trong quá khứ không bao giờ sống cân bằng về mặt sinh thái với thiên nhiên,
  • 19:52 - 19:55
    họ chết trong sự cân bằng với thiên nhiên.
  • 19:56 - 19:59
    Cực kỳ bi thảm!
  • 19:59 - 20:03
    Nhưng với cuộc cách mạng công nghiệp, điều này đã thay đổi.
  • 20:03 - 20:11
    Lương tăng, nhiều thức ăn, nước sách hơn, vệ sinh tốt hơn, xà phòng, những tiến bộ về y học...
  • 20:11 - 20:17
    Vậy, từ những tiến bộ này, vì sao dân số lại tăng? Có phải vì người ta có nhiều con hơn không?
  • 20:17 - 20:27
    Không! Vào năm 1963, khi tôi còn đi học, số con thực sự của mỗi bà mẹ trên thế giới đã giảm một chút, xuống 5.
  • 20:27 - 20:32
    Và lý do cho việc tăng dân số nhanh chính là trẻ con sống sót nhiều hơn.
  • 20:32 - 20:35
    4 đứa con sống sót vào thời điểm đó.
  • 20:35 - 20:40
    Nhưng vẫn có 1 trong 5 đứa chết, điều này vẫn thật kinh khủng.
  • 20:40 - 20:49
    Chỉ tới vài thập kỷ gần đây, phần lớn các quốc gia mới có được những bước tiến lớn trong việc cải thiện triển vọng sống của trẻ nhỏ và kế hoạch hóa gia đình.
  • 20:50 - 20:53
    Nhờ đó mà chúng ta đang đạt được thế cân bằng mới.
  • 20:53 - 20:59
    Và đó là một cân bằng rất tốt: 2 bố mẹ trung bình có 2 con sống sót.
  • 20:59 - 21:02
    Chúng ta có những gia đình tồn tại trong một hệ cân bằng hạnh phúc.
  • 21:02 - 21:06
    Đây là tình huống gia đình thường gặp nhất trên thế giới ngày nay.
  • 21:06 - 21:09
    Và điều này có nghĩa gì cho tương lai?
  • 21:10 - 21:13
    Tôi sẽ chỉ cho quý vị thấy dự đoán tương lai tốt nhất,
  • 21:13 - 21:19
    từ những nhà nhân khẩu học hàng đầu mà chúng ta có, tại Ủy ban Dân số của Liên Hiệp Quốc.
  • 21:19 - 21:21
    Và nó như thế này.
  • 21:21 - 21:28
    Đầu tiên, dân số tiếp tục tăng lên 8... và lên 9... và nó lên tới đây...
  • 21:28 - 21:30
    Nhưng nhìn này: nó đang chậm lại!
  • 21:30 - 21:34
    Vào cuối thế kỷ này, đường chạy của dân số sẽ phẳng hơn.
  • 21:34 - 21:38
    Và nếu tôi phóng to chỗ này, quý vị sẽ thấy
  • 21:38 - 21:44
    rằng chúng ta đang kỳ vọng và một sự chậm lại, và kết thúc của thời kỳ dân số tăng nhanh.
  • 21:45 - 21:50
    Nhưng tất nhiên, dự đoán này cũng có một độ không tin cậy nào đó.
  • 21:50 - 21:55
    Nhưng chúng tôi tin rằng chúng ta sẽ đạt tới điểm cuối cùng của thời kỳ dân số tăng nhanh trong thế kỷ này.
  • 21:56 - 22:00
    Tất cả những điều này là nhờ ảnh hưởng đáng kể của việc giảm tỉ lệ sinh.
  • 22:00 - 22:02
    Hãy nhìn vào đây. Nếu chúng ta quay trở lại chỗ này
  • 22:03 - 22:06
    Tôi sẽ làm rõ điều này bằng cách chỉ cho quý vị số lượng trẻ em trên thế giới.
  • 22:06 - 22:10
    Số lượng trẻ em từ 0 đến 15 tuổi.
  • 22:10 - 22:12
    Đây rồi. Hãy xem:
  • 22:13 - 22:17
    Số lượng trẻ em tăng một cách chậm chạp... và sau đó thì tăng nhanh...
  • 22:17 - 22:20
    Vì vậy vào thời điểm chuyển giao thế kỷ ở đây
  • 22:20 - 22:23
    thế giới có 2 tỉ trẻ em.
  • 22:23 - 22:30
    Với tôi, đây là một năm quan trọng vì đó là khi Doris ra đời. Đó là đứa cháu đầu tiên của tôi.
  • 22:30 - 22:35
    Cô bé ra đời vào một thời điểm đặc biệt cho trẻ em thế giới.
  • 22:35 - 22:41
    Vì những nhà nhân khẩu học ước tính rằng từ năm này trở đi
  • 22:41 - 22:45
    số lượng trẻ em trên thế giới sẽ giữ nguyên như vậy.
  • 22:45 - 22:47
    Nó không tăng thêm nữa.
  • 22:47 - 22:52
    Vào cuối thế kỷ, chúng ta vẫn có 2 tỉ trẻ em trên thế giới.
  • 22:52 - 23:00
    Khi Doris được sinh ra là thời điểm thế giới bước vào thời kỳ đạt mốc cao nhất về số lượng trẻ em.
  • 23:00 - 23:03
    Con số này không tăng lên.
  • 23:03 - 23:06
    Bây giờ, điều này có thể làm bạn thấy khó hiểu.
  • 23:06 - 23:13
    Bởi vì... tại sao tổng dân số có thể tăng thế này khi mà lượng trẻ con lại không tăng?
  • 23:13 - 23:16
    Vậy tất cả những người lớn này ở đâu ra?
  • 23:16 - 23:20
    Và để giải thích cho điều này tôi sẽ rời khỏi những biểu đồ điện tử thần kỳ này
  • 23:20 - 23:26
    và giới thiệu tới quý vị công cụ giáo dục thật sự hiệu quả mà chúng tôi đã phát triển.
  • 23:26 - 23:30
    Tôi sẽ trình bày cho quý vị về dân số thế giới, thưa quý bà và quý ông...
  • 23:30 - 23:34
    dưới dạng mô phỏng của những khối hộp xốp.
  • 23:35 - 23:40
    Mỗi khối hộp này là 1 tỉ.
  • 23:40 - 23:44
    Và như thế này nghĩa là chúng ta đang có 2 tỉ trẻ em trên thế giới.
  • 23:44 - 23:50
    Rồi chúng ta có 2 tỉ người từ 15 đến 30 tuổi.
  • 23:50 - 23:52
    Đây là những con số đã làm tròn.
  • 23:52 - 23:54
    Chúng ta có 1 tỉ người từ 30 đến 45 tuổi,
  • 23:54 - 23:58
    chúng ta có 1 tỉ người 45 đến 60 tuổi
  • 23:58 - 24:03
    và sau đó chúng ta có khối xốp của tôi: từ 60 tuổi trở lên. Chúng tôi ở đây, trên đỉnh của tháp.
  • 24:03 - 24:06
    Đây là toàn bộ dân số thế giới hiện tại.
  • 24:06 - 24:10
    Quý vị có thể thấy rằng có 3 tỉ người đang khuyết ở đây.
  • 24:10 - 24:13
    Chỉ một số nhỏ khuyết là do họ đã chết.
  • 24:13 - 24:16
    Phần lớn là do họ chưa bao giờ được sinh ra.
  • 24:16 - 24:22
    Bởi vì trước năm 1980 số lượng trẻ được sinh ra trên thế giới ít hơn nhiều
  • 24:22 - 24:25
    vì có ít phụ nữ sinh con hơn.
  • 24:25 - 24:27
    Kết quả là những gì chúng ta có hôm nay.
  • 24:27 - 24:29
    Rồi điều gì sẽ xảy ra trong tương lai?
  • 24:29 - 24:32
    Quý vị có biết những người già như tôi sẽ ra sao không?
  • 24:33 - 24:34
    Họ chết!
  • 24:34 - 24:38
    Vâng! Giá có ai đó ở đây làm việc tại bệnh viện.
  • 24:39 - 24:41
    Vậy là... họ chết!
  • 24:41 - 24:46
    Những người còn lại già thêm 15 tuổi và có 2 tỉ trẻ em.
  • 24:47 - 24:50
    Những người này giờ lại già rồi, đến lúc chết.
  • 24:50 - 24:54
    Và rồi những người này già thêm 15 tuổi và họ có 2 tỉ trẻ em.
  • 24:54 - 24:59
    Phần này chết đi và phần còn lại già thêm 15 tuổi và có 2 tỉ trẻ em.
  • 24:59 - 25:00
    A!
  • 25:00 - 25:03
    Nếu như số lượng trẻ em không tăng,
  • 25:03 - 25:06
    nếu như độ tuổi trung bình không tăng,
  • 25:06 - 25:11
    chúng ta có thêm 3 tỉ người và toàn là người lớn,
  • 25:11 - 25:15
    điều này xảy ra ngay khi thế hệ trẻ lớn lên.
  • 25:15 - 25:21
    Thêm một chi tiết nữa, một tin vui cho những người cao tuổi ở đây, giống như tôi.
  • 25:22 - 25:25
    Người ta ước tính rằng người già sẽ sống lâu hơn một chút.
  • 25:25 - 25:29
    Vì vậy chúng ta có thể thêm 1 tỉ người già nữa lên đỉnh của tháp này.
  • 25:29 - 25:33
    Và tôi cực kỳ hi vọng rằng mình sẽ nằm trong nhóm này.
  • 25:33 - 25:39
    Vì khi đó tôi có thể sống lâu và đọc các thống kê hàng năm, báo cáo mỗi năm...
  • 25:39 - 25:46
    Nhưng khi tôi trao đổi với rất nhiều nhà hoạt động môi trường tốt bụng, những người đều có một mối quan tâm về môi trường
  • 25:46 - 25:51
    họ rất hay nói với tôi rằng "Chúng ta nên dừng sự gia tăng dân số ở mức 8 tỉ."
  • 25:51 - 25:56
    Sau đó, khi tôi nói với họ... đầu tiên là họ không biết rằng số lượng trẻ em của chúng ta đã đạt tới đỉnh
  • 25:56 - 26:04
    và họ cũng hoàn toàn không biết rằng phần lớn sự gia tăng dân số là không thể tránh khỏi, và đó toàn là người lớn
  • 26:04 - 26:10
    Vì vậy chúng ta sẽ dừng lại với số lượng người vào khoảng như thế này.
  • 26:11 - 26:16
    Vậy chúng ta sẽ biết được dân số thế giới sẽ vào khoảng mấy tỉ người. Nhưng họ sẽ sống ở đâu?
  • 26:16 - 26:19
    Bây giờ và trong tương lai.
  • 26:21 - 26:26
    Ở kia là thế giới và đây là 7 tỉ người.
  • 26:26 - 26:33
    Trong số 7 tỉ này, 1 tỉ sống ở châu Mỹ, cả bắc và nam Mỹ.
  • 26:33 - 26:38
    1 tỉ ở châu Âu, 1 tỉ ở châu Phi,
  • 26:38 - 26:42
    và 4 tỉ ở châu Á.
  • 26:42 - 26:44
    Đó là vào thời điểm hiện tại. Nhưng làm thế nào để nhớ con số này?
  • 26:44 - 26:48
    Tôi có một cách đơn giản để ghi nhớ: Tôi đặt các số cạnh nhau như thế này
  • 26:48 - 26:51
    và rồi tôi gọi nó là mã an toàn của thế giới: 1114.
  • 26:52 - 26:55
    Bây giờ, điều gì sẽ xảy ra cho tới giữa thế kỷ này?
  • 26:55 - 26:57
    Chúng ta biết điều này khá rõ.
  • 26:57 - 27:02
    Châu Âu... không tăng. Thực tế là dân số châu Âu đang giảm.
  • 27:02 - 27:06
    Ở châu Mỹ, thêm một ít người. Phần lớn là người sống ẩn dật ở châu Mỹ Latin,
  • 27:06 - 27:10
    Vì vậy chúng không đáng kể, hầu như vẫn giữ nguyên.
  • 27:10 - 27:13
    Tại châu Á, chúng ta có thêm 1 tỉ nữa.
  • 27:13 - 27:16
    và sau đó dân số ngừng tăng ở châu Á.
  • 27:16 - 27:21
    Tại châu Phi, trong 40 năm tới, dân số tăng gấp đôi, lên 2 tỉ.
  • 27:21 - 27:25
    Bây giờ... tới cuối thế kỷ này
  • 27:25 - 27:30
    Chúng ta biết khá rõ: không thêm người ở châu Âu, không thêm ở châu Mỹ, không thêm ở châu Á...
  • 27:30 - 27:35
    Nhưng ở châu Phi, theo số liệu hiện tại, dân số sẽ tăng gấp đôi.
  • 27:35 - 27:40
    Vậy là có 4 tỉ người ở châu Phi.
  • 27:40 - 27:45
    Vào năm 2100, và có thể là mãi về sau này, mã an toàn cuối cùng sẽ là 1145.
  • 27:46 - 27:50
    Vậy là năm 2100 thế giới sẽ rất khác.
  • 27:50 - 27:54
    Những người sống ở nơi tôi gọi là phương Tây trước kia,
  • 27:54 - 27:59
    Tây Âu và Bắc Mỹ, lúc đó chỉ chiếm dưới 10% dân số thế giới.
  • 27:59 - 28:03
    80% dân số thế giới sẽ sống tại châu Á và châu Phi.
  • 28:04 - 28:07
    Nhưng liệu có đủ tài nguyên để nuôi sống họ không?
  • 28:08 - 28:14
    Đây là một thách thức khổng lồ và không điều gì có thể đến một cách tự động cả.
  • 28:14 - 28:22
    Nhưng theo tôi thì việc hàng tỉ người này sống cùng nhau là khả thi.
  • 28:29 - 28:37
    Chắc chắn châu Á sẽ dễ dàng đạt được sự thịnh vượng và hòa bình, với 5 tỉ người.
  • 28:37 - 28:40
    Nhật Bản, Hàn Quốc và những nước khác đã giàu rồi.
  • 28:40 - 28:49
    Theo sau các nước này là những phần lãnh thổ lơn hơn của Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và nhiều quốc gia châu Á khác.
  • 28:49 - 28:55
    Thậm chí ở những đất nước châu Á nghèo hơn, ngày càng nhiều quốc gia đã có cuộc sống tươm tất hơn.
  • 28:57 - 29:02
    Nhưng còn tương lai của châu Phi, với 4 tỉ người?
  • 29:03 - 29:08
    Phần lớn trong số họ không sống trong cái nghèo khủng khiếp chứ?
  • 29:08 - 29:12
    Tôi từng chứng kiến cái nghèo cùng cực tại châu Phi.
  • 29:12 - 29:19
    30 năm trước, tôi đã từng sống 2 năm nhiệt huyết nhất trong đời, làm bác sĩ
  • 29:19 - 29:25
    tại một trong những quốc gia nghèo nhất, Mozambique, ở bờ biển phía đông châu Phi.
  • 29:25 - 29:33
    Mozambique đã được độc lập sau một thời gian dài chiến tranh với thực dân Bồ Đào Nha hùng mạnh.
  • 29:33 - 29:41
    Công việc của tôi là một trong 2 bác sĩ, đều là người ngoại quốc, chăm sóc cho 300,000 người.
  • 29:41 - 29:47
    Và đây là bệnh viện đó. Vợ tôi cũng làm việc đỡ đẻ tại đó.
  • 29:47 - 29:50
    Đây là toàn bộ nhân viên của bệnh viện.
  • 29:50 - 29:58
    Những người mặc áo trắng kia từng được đào tạo chuyên môn trong một năm dưới thời kỳ thực dân.
  • 29:58 - 30:01
    Những người khác... nhiều người trong số họ còn không biết đọc hoặc viết.
  • 30:01 - 30:06
    Nhưng tất cả họ đều có một tinh thần cống hiến và động lực làm việc.
  • 30:06 - 30:12
    Nhưng người bệnh đến với những căn bệnh ngày càng trầm trọng hơn của sự đói nghèo cùng cực
  • 30:12 - 30:15
    và nguồn lực của chúng tôi thường không đủ,
  • 30:15 - 30:22
    và đặc biệt là kỹ năng của một bác sĩ trẻ như tôi không đủ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.
  • 30:22 - 30:26
    Mozambique ngày nay vẫn là một quốc gia nghèo.
  • 30:26 - 30:31
    Nhưng mọi thứ đã phát triển vô cùng kể từ khi tôi ở đó, 30 năm trước.
  • 30:36 - 30:43
    Bắt đầu là một bệnh viện hoàn toàn mới đã mọc lên ở thị trấn nơi tôi làm việc 30 năm trước.
  • 30:44 - 30:50
    Bệnh viện mới, to hơn rất nhiều, có 15 bác sĩ và 11 người trong số họ là người Mozambique.
  • 30:50 - 30:54
    Tất cả nhân viên đều được đào tạo đầy đủ.
  • 30:55 - 31:01
    Giám đốc bệnh viện là bác sĩ Cashimo, chuyên khoa sản.
  • 31:02 - 31:04
    Mọi thứ có dấu hiệu của...
  • 31:04 - 31:06
    Chúng có vẻ sẽ là...
  • 31:06 - 31:08
    sinh đôi!
  • 31:09 - 31:13
    Sự biến đổi của nơi này làm tôi kinh ngạc!
  • 31:14 - 31:16
    Chúng tôi có những ca tai nạn và cấp cứu...
  • 31:16 - 31:20
    và phẫu thuật nhi khoa và phẫu thuật chỉnh hình.
  • 31:21 - 31:25
    Chúng tôi các những phòng thí nghiệm lớn và một nhà thuốc hoạt động 24 giờ.
  • 31:25 - 31:32
    Việc thường ngày của họ là mổ đẻ, một điều từng là bất khả thi khi tôi còn ở đó.
  • 31:34 - 31:38
    Ngày nay chúng tôi có thể làm điều đó tại đây, với một đội ngũ chuyên nghiệp...
  • 31:38 - 31:45
    trong một phòng phẫu thuật được trang bị đầy đủ như bất cứ nơi nào trên thế giới.
  • 31:48 - 31:52
    Mọi thứ đã phát triển rất nhiều.
  • 31:52 - 31:57
    Trẻ con sinh ra ở Mozambique ngày nay hẳn đã có một tương lai tươi sáng hơn.
  • 32:00 - 32:05
    Không chỉ vì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt hơn, mà còn do kinh tế phồn thịnh
  • 32:05 - 32:08
    với những bến cảng và khu chợ nhộn nhịp
  • 32:08 - 32:12
    và những ngành công nghiệp mới với nhiều việc làm mới.
  • 32:16 - 32:20
    Tôi biết quý vị có thể đang nghĩ rằng tin tốt lành này chỉ xảy ra ở các thành phố và đô thị.
  • 32:20 - 32:22
    Và đúng như vậy!
  • 32:22 - 32:27
    Thách thức tệ hơn nằm ở những vùng nông thôn, nơi mà phần lớn dân cư sinh sống.
  • 32:27 - 32:30
    Nhưng mọi thứ ở đây cũng đang thay đổi.
  • 32:33 - 32:39
    Khu Mogovolas nằm sâu trong vùng nông thôn miền bắc Mozambique.
  • 32:40 - 32:45
    Đây là nhà của Olivia, Andre và gia đình non trẻ của họ.
  • 32:47 - 32:51
    Giống như nhiều người nghèo khác trên thế giới, Olivia và Andre là nông dân,
  • 32:52 - 32:56
    cái ăn của họ phụ thuộc vào những gì họ nuôi trồng được.
  • 33:00 - 33:04
    Bây giờ là 4 giờ sáng và những công việc hàng ngày bắt đầu.
  • 33:07 - 33:09
    Andre đi thẳng về phía những cánh đồng.
  • 33:10 - 33:13
    Olivia đi lấy nước đầu tiên.
  • 33:13 - 33:16
    Cả hai người đều phải đi bộ hàng dặm đường để tới nơi nào đó.
  • 33:18 - 33:20
    Tôi mất 2 tiếng để đi tới đó
  • 33:22 - 33:26
    Khi đông, việc này có thể mất 2 tiếng.
  • 33:28 - 33:32
    Khi trở về tôi rất mệt và đói
  • 33:34 - 33:40
    Không có phương tiện vận chuyển, mọi thứ đều phải được mang vác.
  • 33:43 - 33:47
    Olivia và Andre có 8 đứa con.
  • 33:47 - 33:50
    Tỉ lệ sinh vẫn rất cao ở phần lớn vùng nông thôn châu Phi.
  • 33:50 - 33:55
    Và những gia đình nghèo nhất chính là những gia đình đông miệng ăn nhất.
  • 33:55 - 33:59
    Tất cả những gì mà gia đình này không dùng tới, họ sẽ bán hết.
  • 34:00 - 34:02
    Tôi thật sự đang sống rất chật vật
  • 34:03 - 34:10
    Tôi trồng đủ loại cây trồng nhưng thậm chí với tất cả số cây trồng đó...
  • 34:10 - 34:18
    Tôi vẫn không có đủ tiền nuôi con.
  • 34:19 - 34:23
    Nhưng sự phát triển kinh tế đang dần ảnh hưởng tới vùng nông thôn này một cách chậm chạp.
  • 34:24 - 34:30
    Tôi đã tiết kiệm tới 3 năm để lợp mái cho căn nhà của mình.
  • 34:30 - 34:35
    Bây giờ Andre đang quyết tâm để có được cái mà anh tin rằng sẽ thay đổi mọi thứ.
  • 34:36 - 34:40
    Tôi thật sự cần một chiếc xe đạp. Tôi không thể đi tới đâu mà không có nó.
  • 34:42 - 34:47
    Xe đạp đã mang lại những biến đổi lớn tới cuộc sống của những người nghèo tại nông thôn.
  • 34:47 - 34:52
    Họ tiết kiệm nhiều thời gian mỗi ngày và làm được nhiều việc hơn.
  • 34:52 - 34:56
    Với một chiếc xe đạp, họ có thể mang những khối hàng nặng hơn ra chợ,
  • 34:56 - 34:58
    và kiếm được nhiều tiền hơn.
  • 34:58 - 35:00
    Họ có thể đi xa hơn để tìm việc
  • 35:00 - 35:04
    và khi họ ốm, họ có thể tới bác sĩ đúng lúc.
  • 35:06 - 35:13
    Nếu tôi có một chiếc xe tôi sẽ rất hạnh phúc
  • 35:13 - 35:17
    Vì một căn nhà mà không có xe đạp thì không phải một gia đình.
  • 35:18 - 35:24
    Andre và Olivia đã dành dụm tiền được 2 năm. Họ vẫn chưa có đủ tiền.
  • 35:24 - 35:29
    Mọi thứ phụ thuộc vào những hạt vừng mà họ đang thu hoạch.
  • 35:29 - 35:34
    Nếu họ được giá tốt, họ có thể đạt được mục tiêu.
  • 35:36 - 35:40
    Andre và Olivia sống tại một trong những nước nghèo nhất.
  • 35:40 - 35:44
    Và họ sống ở vùng nông thôn nghèo nhất của đất nước đó.
  • 35:44 - 35:51
    Vậy có bao nhiêu người trên thế giới đang sống như họ? Và có bao nhiêu người nghèo?
  • 35:51 - 35:53
    Tôi sẽ đưa cho quý vị một thước đo.
  • 35:53 - 35:56
    Rất đơn giản. Nghèo... và ... giàu.
  • 35:56 - 35:59
    Ở đây tôi lại có 7 tỉ người.
  • 36:00 - 36:05
    Họ được minh họa một cách đơn giản và xếp hàng ở đó, từ nghèo nhất tới giàu nhất.
  • 36:05 - 36:11
    Bây giờ, một tỉ người giàu nhất kiếm được bao nhiều đô la mỗi ngày?
  • 36:11 - 36:13
    Hãy nhìn vào đây.
  • 36:13 - 36:15
    Ồ...
  • 36:15 - 36:16
    Nó đang tăng lên, nó đang tăng...
  • 36:16 - 36:18
    Ồ...
  • 36:18 - 36:20
    Tôi không thể với tới. 100 đô/ngày.
  • 36:21 - 36:26
    Rồi, hãy xem một tỉ người nằm ở giữa. Họ kiếm được bao nhiêu?
  • 36:26 - 36:31
    Nó vẫn chưa tới... Chỉ có 10 đô.
  • 36:31 - 36:36
    Và rồi tôi đi tới một tỉ người nghèo nhất. Họ kiếm được bao nhiêu?
  • 36:36 - 36:38
    Ồ...
  • 36:38 - 36:40
    Chỉ có 1 đô.
  • 36:41 - 36:43
    Đó là sự khác biệt của thế giới hiện tại.
  • 36:43 - 36:48
    Những nhà kinh tế học vẽ một đường thẳng, mà họ gọi là đường cực nghèo.
  • 36:48 - 36:50
    Cao hơn 1 đô một chút.
  • 36:50 - 36:56
    Đường này minh họa mức thu nhập khi quý vị khó có đủ thức ăn để nuôi gia đình và không thể chắc chắn mình có thức ăn mỗi ngày.
  • 36:57 - 36:59
    1 tỉ người rõ ràng nằm dưới mức này
  • 36:59 - 37:03
    và một tỉ người thứ hai được chia ra bởi đường thẳng này.
  • 37:03 - 37:05
    Và những nhóm người khác thì ở phía trên nó.
  • 37:06 - 37:10
    Những người nghèo nhất khó mà mua nổi giày để đi,
  • 37:10 - 37:15
    và khi họ có giày... điều tiếp theo họ nghĩ tới là tiết kiệm để mua xe đạp.
  • 37:15 - 37:17
    Đó là hoàn cảnh của Andre và Olivia.
  • 37:17 - 37:21
    Và sau xe đạp, bạn sẽ tiến lên xe máy.
  • 37:21 - 37:24
    Và sau xe máy, đó là ôtô.
  • 37:25 - 37:29
    Và tôi nhớ khi gia đình mình có chiếc xe ôtô đầu tiên, đó là một chiếc Volkswagen nhỏ màu xám.
  • 37:30 - 37:35
    Điều đầu tiên chúng tôi làm là đi tới Nauy du lịch, vì Nauy đẹp hơn Thụy Điển rất nhiều.
  • 37:35 - 37:39
    Đó là một chuyến đi tuyệt vời!
  • 37:39 - 37:45
    Và bây giờ, tôi ở trong nhóm này. Tôi có thể di chuyển giống như 1 tỉ người giàu có nhất, chúng ta có thể đi du lịch bằng máy bay.
  • 37:45 - 37:48
    Tất nhiên có những người giàu hơn nhiều so với những người đi máy bay.
  • 37:49 - 37:55
    Nhiều người giàu tới nỗi họ còn đang suy tính có nên đi du lịch vào không gian không.
  • 37:55 - 38:00
    Và sự khác biệt về thu nhập giữa những người đi máy bay lên tới những người rất giàu ở đằng kia
  • 38:00 - 38:05
    gần như lớn bằng khoảng cách về thu nhập giữa những người đi máy bay ở đây
  • 38:05 - 38:08
    xuống tới những người nghèo nhất ở kia.
  • 38:08 - 38:14
    Đó là điều quan trọng nhất cần nhớ về thước đó này.
  • 38:14 - 38:18
    Để chỉ rõ hơn cho quý vị, tôi cần đến chiếc thang của mình.
  • 38:18 - 38:23
    Đôi khi quý vị cũng cần tới một công nghệ cổ lỗ sĩ nhưng vẫn hoạt động tốt thế này.
  • 38:23 - 38:26
    Đây.
  • 38:29 - 38:33
    Tôi chỉ có thể đi lên... Họ đây rồi. Tôi đã ở trên đỉnh.
  • 38:33 - 38:40
    Vấn để của những người sống với $100/ngày như chúng ta là khi ta nhìn xuống
  • 38:40 - 38:45
    xuống những người chỉ có $10 hay $1, họ đều nghèo như nhau.
  • 38:45 - 38:47
    Chúng ta không hề thấy sự khác biệt.
  • 38:47 - 38:51
    Nó giống như thể mọi ngươi đều sống với một số tiền như nhau.
  • 38:51 - 38:53
    Và họ nói, "Ồ, tất cả bọn họ đều nghèo."
  • 38:53 - 39:00
    Không, tôi có thể đảm bảo với quý vị, vì tôi đã gặp và nói chuyện với những người sống dưới đó
  • 39:00 - 39:05
    và tôi đảm bảo với quý vị rằng những người sống dưới đây
  • 39:05 - 39:11
    họ biết rõ cuộc sống của họ sẽ tốt hơn đến mức nào nếu từ $1, họ chuyển lên mức $10
  • 39:11 - 39:13
    Thu nhập nhiều hơn 10 lần.
  • 39:13 - 39:17
    Đó là một khác biệt rất lớn.
  • 39:17 - 39:23
    Để hiểu điều này, thì đây chính là điều mà Olivia và Andre đang cố thực hiện.
  • 39:23 - 39:27
    Mỗi bước nhỏ mà họ thực hiện dọc đường này
  • 39:27 - 39:30
    từ những đôi giày cho tới xe đạp
  • 39:30 - 39:36
    những bước này rất nhỏ nếu so trên quãng đường dài, sẽ tạo nên khác biệt rất lớn cho cuộc đời của họ.
  • 39:37 - 39:46
    Và nếu Andre và Olivia có được chiếc xe đạp, nó sẽ giúp họ tăng tốc để tới cuộc sống tốt hơn và giàu lên nhanh hơn tới điểm này.
  • 39:47 - 39:54
    Hôm nay, Andre và Olivia đang chuẩn bị bán số vừng mà họ trồng trong nhiều tháng qua.
  • 39:54 - 39:58
    Giá trước đây là 25 Metical.
  • 39:59 - 40:02
    Năm nay được giá hơn.
  • 40:02 - 40:05
    Chúng tôi hi vọng sẽ bán được khoảng 40-45 Metical.
  • 40:06 - 40:12
    Nhưng Andre và Olivia sẽ phải cẩn thận để được trả một cái giá hợp lý.
  • 40:12 - 40:20
    Chúng tôi phát hiện ra một số người mua vừng đã dùng cân gian lận
  • 40:20 - 40:26
    Nếu chúng tôi tự cân thì được 10kg...
  • 40:26 - 40:36
    .... rồi khi giao cho người mua hàng, họ có thể nói với chúng tôi là 7 hoặc 8kg
  • 40:36 - 40:39
    Andre chuẩn bị bán vừng.
  • 40:39 - 40:45
    Và trong lần cuối này, anh hi vọng, anh sẽ được giúp mang vừng ra chợ.
  • 40:48 - 40:51
    Andre bây giờ rất thận trọng.
  • 40:53 - 40:57
    Này này ông bạn. Tính toán cho cẩn thận đấy!
  • 40:58 - 41:03
    Giao dịch xong. Và Andre rất vui vì cái giá đã nhận được.
  • 41:06 - 41:09
    Giờ thì tôi chuẩn bị tiêu tiền đây!
  • 41:10 - 41:15
    Đó là giây phút mà cả gia đình đã làm việc rất vất vả để có được.
  • 41:33 - 41:38
    Andre đã mất cả buổi sáng để đi bộ ra chợ.
  • 41:38 - 41:43
    Còn bây giờ, anh có thể đạp xe về tới nhà trong chưa đầy một giờ.
  • 41:50 - 41:52
    Anh mua xe rồi à!
  • 41:52 - 41:54
    Đúng thế, anh đã mua một cái xe đạp!
  • 42:02 - 42:05
    Chiếc xe được mang ra dùng ngay lập tức.
  • 42:06 - 42:08
    Trẻ con dùng nó để đi lấy nước.
  • 42:08 - 42:12
    Andre mang được nhiều cây trồng ra chợ hơn
  • 42:12 - 42:18
    và, quan trọng không kém, Olivia và Andre giờ có thể theo các lớp học bổ túc cho người lớn
  • 42:18 - 42:23
    và họ có thể học toán, đọc và viết tốt hơn.
  • 42:25 - 42:31
    Giờ tôi muốn tiết kiệm tiền để mua xe máy chở vợ và các con
  • 42:32 - 42:34
    Đó là thứ mà tôi muốn tiếp theo.
  • 42:39 - 42:46
    Thật là tuyệt khi nhìn Olivia và Andre đạp xe thoát khỏi sự nghèo đói cùng cực của họ.
  • 42:46 - 42:49
    Và họ dùng chiếc xe đạp để tới lớp học văn hóa.
  • 42:50 - 42:55
    Giáo dục rất quan trọng cho sự tiến bộ của con người và các quốc gia.
  • 42:55 - 43:01
    Nhưng bao nhiêu người thực sự hiểu được những gì đang diễn ra với nền giáo dục trên thế giới?
  • 43:01 - 43:05
    Đã đến lúc xem lại cuộc khảo sát về sự hờ hững của những người Anh vĩ đại.
  • 43:05 - 43:06
    Đây rồi.
  • 43:06 - 43:11
    Chúng tôi hỏi bao nhiêu phần trăm số người trưởng thành trên thế giới hiện nay biết chữ, có thể đọc và viết?
  • 43:12 - 43:18
    Tôi có thể hỏi các quý vị khán giả được không? Bao nhiêu người đoán 20%? Xin mời giơ tay.
  • 43:18 - 43:20
    40%?
  • 43:22 - 43:24
    60%?
  • 43:24 - 43:27
    Và 80%? A...
  • 43:27 - 43:31
    Đây là kết quả của những người Anh.
  • 43:36 - 43:43
    Đến giờ quý vị có thể dùng kết quả cuộc khảo sát với người Anh để tìm ra câu trả lời rồi chứ?
  • 43:43 - 43:47
    Tất nhiên, 80% là câu trả lời chính xác.
  • 43:47 - 43:51
    Ít nhất quý vị ngồi đây rõ ràng cũng biết rõ hơn so với những người Anh.
  • 43:51 - 43:55
    Vâng, ngày nay 80% dân số thế giới có thể đọc và viết.
  • 43:55 - 44:00
    Tỉ lệ biết chữ là 80%... thực ra, con số thật còn cao hơn một chút.
  • 44:00 - 44:05
    Vậy nếu tôi lại so sánh kết quả này với những con tinh tinh, quý vị thấy đấy...
  • 44:05 - 44:08
    một lần nữa chúng ta thấy tinh tinh chỉ chọn ngẫu nhiên.
  • 44:08 - 44:13
    Nhưng chúng có thể đoán đúng gấp 3 lần so với những người Anh.
  • 44:13 - 44:17
    Còn bây giờ là những người học đại học
  • 44:17 - 44:20
    Có lẽ họ biết điều này... ồ, thậm chí còn tệ hơn.
  • 44:20 - 44:24
    Họ đang dạy cái gì ở các trường học bên Anh vậy?
  • 44:24 - 44:31
    Quan điểm thông thường về thế giới như thế này đã lỗi thời tới vài thập niên rồi. Truyền thông đã không cung cấp các thông tin này.
  • 44:31 - 44:35
    Nhưng có lẽ đó là vì thế giới đổi thay quá nhanh.
  • 44:35 - 44:37
    Thưa quý bà và quý ông,
  • 44:37 - 44:41
    tôi sẽ cho quý vị thấy biểu đồ yêu thích nhất của mình,
  • 44:41 - 44:49
    tôi sẽ chỉ cho quý vị xem lịch sử của 200 quốc gia trong vòng 200 năm chỉ trong chưa tới 1 phút.
  • 44:49 - 44:55
    Tôi có một trục thu nhập, và một trục tuổi thọ.
  • 44:55 - 45:00
    Tôi bắt đầu vào năm 1800 với tất cả các nước trên thế giới.
  • 45:00 - 45:04
    Quý vị thấy không? Vào năm 1800, mọi người đều chìm trong góc nghèo đói và bệnh tật.
  • 45:04 - 45:07
    Tuổi thọ thấp, ít tiền.
  • 45:07 - 45:09
    Và đây là ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Công nghiệp.
  • 45:09 - 45:15
    Tất nhiên, các quốc gia ở Tây Âu đang giàu lên, nhưng lúc đầu không phải là họ có sức khỏe tốt hơn.
  • 45:15 - 45:19
    Và những nước thuộc địa thì không hưởng lợi gì từ việc này,
  • 45:19 - 45:21
    họ vẫn ở trong góc của nghèo đói.
  • 45:21 - 45:27
    Và rồi sức khỏe đang khá lên một cách chậm chạp, nó đạt tới đây và chúng ta đang bước vào một thế kỷ mới.
  • 45:27 - 45:32
    Và cuộc Đại chiến thế giới I khúng khiếp, và sau đó là suy thoái kinh tế.
  • 45:32 - 45:34
    Và rồi Đại chiến thế giới II
  • 45:34 - 45:37
    Ồ. Và giờ là độc lập.
  • 45:37 - 45:41
    Và với nền độc lập, sức khỏe tại các nước này được cải thiện nhanh hơn so với trước đây.
  • 45:42 - 45:47
    Rồi Trung Quốc và các nước Mỹ Latin khác bắt đầu nhảy vọt về kinh tế.
  • 45:48 - 45:49
    Họ lên tới đây.
  • 45:49 - 45:53
    Và Ấn Độ theo sau đó, rồi tới các nước châu Phi cũng theo sau.
  • 45:53 - 45:56
    Một thay đổi đáng kinh ngạc đã diễn ra trên thế giới.
  • 45:57 - 46:03
    Thưa quý vị, trước mặt chúng ta đây là Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh, nhưng họ không tiến nhanh hơn được nữa.
  • 46:03 - 46:05
    Những kẻ đi nhanh đang nằm ở giữa đây.
  • 46:05 - 46:09
    Trung Quốc đang đi rất nhanh để bắt kịp. Và Bangladesh...
  • 46:09 - 46:15
    Nhìn này, Bangladesh đã ở đây rồi, đã khá khỏe mạnh và cũng bắt đầu phát triển kinh tế nhanh.
  • 46:15 - 46:20
    Còn Mozambique... Vâng, Mozambique ở sau đây, nhưng họ cũng đang tiến rất nhanh về phía bên phải.
  • 46:21 - 46:25
    Nhưng những điều tôi đang cho quý vị xem chỉ là trung bình của các quốc gia.
  • 46:25 - 46:30
    Còn người dân thì sao? Cuộc sống của họ có thực sự khá hơn không?
  • 46:30 - 46:34
    Tôi sẽ chỉ cho quý vị xem điều khiến tôi rất hứng thú khi làm một nhà thống kê học.
  • 46:34 - 46:39
    Tôi sẽ chỉ cho quý vị về sự phân phối thu nhập. Sự khác nhau giữa người với người.
  • 46:39 - 46:42
    Và để làm điều đó, tôi đặt tất cả các chấm này lùi lại 50 năm
  • 46:42 - 46:45
    và giờ chúng ta chỉ quan tâm tới tiền thôi.
  • 46:45 - 46:52
    Để làm được điều này, chúng ta phải mở rộng và điều chỉnh trục tọa độ, vì những người giàu nhất thì cực kỳ giàu còn những người nghèo nhất lại cực kỳ nghèo,
  • 46:52 - 46:55
    do đó phân biệt giữa người với người sẽ lớn hơn khi so sánh khoảng cách giữa các nước với nhau.
  • 46:55 - 47:00
    Rồi chúng ta đặt một nước xuống đây. Đây là Hoa Kỳ,
  • 47:00 - 47:03
    và trải rộng ra để biểu diễn khoảng thu nhập của nước đó.
  • 47:03 - 47:06
    Rồi tôi đưa tất cả các quốc gia châu Mỹ xuống.
  • 47:06 - 47:10
    Giờ quý vị có thể thấy được khoảng cách giữa người giàu nhất và người nghèo nhất rồi.
  • 47:10 - 47:15
    Còn độ cao này thể hiện số lượng người hiện có ở mỗi mức thu nhập.
  • 47:15 - 47:19
    Giờ ta lôi châu Âu xuống.
  • 47:19 - 47:23
    Và trên đỉnh này tôi đặt châu Phi.
  • 47:23 - 47:30
    Và cuối cùng, khu vực đông dân nhất, trên đỉnh tất cả, châu Á.
  • 47:30 - 47:36
    Vậy, vào năm 1963 thế giới được hình thành bởi hai cái gò:
  • 47:36 - 47:40
    đầu tiên, là cái gò giàu nhất, trông giống như một con lạc đà, phải không?
  • 47:40 - 47:44
    Cái gò đầu tiên ở đây tập trung những người giàu nhất, chủ yếu thuộc châu Âu và châu Mỹ.
  • 47:44 - 47:49
    Và cái gò nghèo nhất ở đây chủ yếu là châu Á và châu Phi.
  • 47:49 - 47:52
    Và đây là đường giới hạn nghèo đói.
  • 47:52 - 47:58
    Quý vị có thể thấy 50 năm trước có bao nhiêu người cực nghèo không?
  • 47:58 - 48:00
    Và phần lớn họ sống tại châu Á.
  • 48:00 - 48:06
    Và người ta đã nói rằng châu Á không bao giờ thoát khỏi nghèo đói được, giống như những gì người ta đang nói về châu Phi ngày nay.
  • 48:06 - 48:08
    Rồi, điều gì đã diễn ra?
  • 48:08 - 48:09
    Tôi bắt đầu cho thế giới chuyển động.
  • 48:10 - 48:15
    Và quý vị có thể thấy nhiều người đang được sinh ra trong cảnh nghèo đói ở đây, nhưng châu Á đang tiến về phía thu nhập cao hơn
  • 48:15 - 48:19
    và 1 tỉ người đã thoát khỏi tình trạng cực nghèo đói
  • 48:19 - 48:24
    và hình dáng của thế giới thay đổi, con lạc đà hai bướu kia đã chết.
  • 48:24 - 48:27
    Nó tái sinh thành con lạc đà một bướu.
  • 48:28 - 48:31
    Và điều quý vị thấy ở đây,
  • 48:31 - 48:36
    chính là sự biến đổi từ mức giàu nhất sang mức nghèo nhất, và phần lớn dân số thế giới tập trung ở giữa,
  • 48:36 - 48:41
    và chỉ còn lại một tỉ lệ nhỏ dân số thế giới đang sống trong cảnh cực nghèo đói
  • 48:41 - 48:46
    nhưng hãy cẩn thận, vẫn còn rất nhiều người: trên 1 tỉ người sống trong cảnh cực nghèo.
  • 48:47 - 48:53
    Và câu hỏi ở đây là: Liệu xu hướng 'chạy thoát khỏi sự nghèo đói' còn tiếp tục không
  • 48:53 - 48:57
    với những người ở châu Phi hiện nay và hàng tỉ người mới sẽ xuất hiện ở châu Phi?
  • 48:59 - 49:07
    Tôi nghĩ điều này là có thể, thậm chí là chắc chắn, rằng phần lớn các quốc gia tại châu Phi cũng sẽ vươn lên để thoát khỏi nghèo đói.
  • 49:07 - 49:12
    Điều này sẽ cần tới các hành động khôn ngoan và những khoản đầu tư khổng lồ, nhưng nó có thể xảy ra.
  • 49:14 - 49:20
    Nhiều quốc gia châu Phi không còn tiến lên trước với cùng một tốc độ nữa.
  • 49:20 - 49:24
    Một số đang di chuyển rất nhanh, trong khi số khác lại tắc nghẽn trong các cuộc xung đột.
  • 49:24 - 49:29
    Nhưng phần lớn, như Mozambique, đang tiến những bước chắc chắn.
  • 49:31 - 49:35
    Thế còn vấn đề nuôi sống những người châu Phi mới trong tương lai?
  • 49:35 - 49:42
    Vâng, hiện nay vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhưng cũng có rất nhiều tiềm năng ở đây.
  • 49:42 - 49:49
    Sản lượng nông nghiệp tại châu Phi chỉ là một phần trong số những gì họ có thể đạt được khi được hỗ trợ công nghệ tốt hơn.
  • 49:53 - 49:57
    Và những dòng sông châu Phi chỉ vừa mới được dùng cho tưới tiêu.
  • 49:57 - 50:05
    Một ngày nào đó, châu Phi có thể rền vang tiếng máy gặt đập liên hợp và máy kéo và có thể sản xuất lương thực cho nhiều tỉ người nữa.
  • 50:06 - 50:11
    Và xin quý vị đừng tưởng chỉ có mình tôi nghĩ rằng châu Phi có thể làm được điều này.
  • 50:11 - 50:20
    Liên Hiệp Quốc sắp đặt ra một mục tiêu mới: Loại bỏ hoàn toàn tình trạng cực nghèo trong vòng 20 năm tới.
  • 50:21 - 50:27
    Mọi người đều hiểu rằng đây là một thách thức lơn, nhưng tôi hoàn toàn tin rằng nó khả thi.
  • 50:28 - 50:30
    Hãy tưởng tượng rằng điều này sẽ diễn ra.
  • 50:30 - 50:35
    Và, điều mà chúng ta vừa nhìn thấy là những người giàu đã ngừng di chuyển...
  • 50:35 - 50:41
    và khoảng giữa... nó đang chuyển động. Nhưng phần nghèo nhất lại bị tắc lại.
  • 50:42 - 50:47
    Vùng cực nghèo này là nơi có phần lớn những người không biết chữ.
  • 50:47 - 50:51
    Ở đây vẫn còn tỉ lệ trẻ tử vong cao và mỗi phụ nữ vẫn sinh nhiều con.
  • 50:52 - 50:59
    Dường như sự cực nghèo đói cứ tự sản sinh lại mình nếu bạn chấm dứt nó ngay.
  • 50:59 - 51:05
    Nhưng Andre và Olivia, và những người giống họ, đang lao động rất chăm chỉ để thoát khỏi nghèo đói,
  • 51:05 - 51:11
    và nếu họ có được sự trợ giúp đúng đắn từ chính phủ và từ các nguồn quốc tế
  • 51:11 - 51:19
    về các phương diện như trường học, chăm sóc sức khỏe, vaccine, đường xá, điện, phòng tránh thai,
  • 51:19 - 51:25
    thì họ có thể xoay xở được, nhưng họ sẽ chủ yếu xoay xở bằng chính sức lao động của mình.
  • 51:25 - 51:32
    Nào... hãy tiến lên... theo bước Andre và Olivia dọc đường này.
  • 51:32 - 51:37
    Điều đó sẽ xảy ra trong vài thập kỷ nữa... Vâng!
  • 51:37 - 51:41
    Nhưng thoát khỏi nghèo đói chỉ mới là bước đầu.
  • 51:41 - 51:46
    Con người muốn tiếp tục đi dọc con đường này để tới một cuộc sống tốt đẹp.
  • 51:46 - 51:49
    Nhưng một cuộc sống tốt đẹp nghĩa là gì?
  • 51:51 - 51:58
    Với phần lớn mọi người trên thế giới, cuộc sống tốt đẹp mà họ đang vật lộn để có được nghĩa là nhiều máy móc hơn và sử dụng nhiều năng lượng hơn.
  • 51:58 - 52:07
    Và đó chính là vấn đề. Vì tất cả những điều này sẽ góp phần gây nên mối đe dọa cho tương lai: tình trạng biến đổi khí hậu trầm trọng.
  • 52:07 - 52:12
    80% năng lượng mà thế giới sử dụng vẫn là nhiên liệu hóa thạch,
  • 52:12 - 52:17
    và khoa học chỉ ra rằng khí hậu sẽ thay đổi nghiêm trọng trong tương lai
  • 52:17 - 52:25
    do lượng khí thải carbon dioxide từ việc đốt liên tục các nhiên liệu hóa thạch này.
  • 52:26 - 52:31
    Tôi không phải là người giỏi nhất để nói với quý vị về việc biến đổi khí hậu sẽ trở nên nghiêm trọng ra sao
  • 52:31 - 52:34
    mà tôi cũng không phải là chuyên gia về cách ngăn chặn nó.
  • 52:35 - 52:42
    Điều tôi có thể làm là cung cấp số liệu để quý vị hiểu rằng ai là người đang thải ra carbon dioxide.
  • 52:42 - 52:45
    Tôi sẽ trình bày điều này.
  • 52:45 - 52:49
    Quý vị nhớ thước đo dùng để đo từ nhóm những người nghèo nhất tới những người giàu nhất
  • 52:49 - 52:54
    từ những người khó có thể mua nổi đôi giày để đi tới những người di chuyển bằng máy bay chứ?
  • 52:54 - 53:03
    Còn cái này thể hiện số lượng nhiên liệu hóa thạch được dùng trên thế giới trong vòng 1 năm
  • 53:03 - 53:05
    than, dầu và gas tự nhiên.
  • 53:05 - 53:09
    Và nó thể hiện tổng lượng carbon dioxide thải ra nhiều hơn hay ít đi.
  • 53:09 - 53:13
    Bây giờ, 1 tỉ người giàu nhất đang dùng bao nhiêu nhiên liệu?
  • 53:14 - 53:16
    Một nửa số đó.
  • 53:16 - 53:19
    Còn 1 tỉ người giàu tiếp theo?
  • 53:19 - 53:21
    Nửa số còn lại.
  • 53:21 - 53:24
    Vậy quý vị đoán được 1 tỉ người tiếp theo dùng bao nhiêu chứ
  • 53:24 - 53:28
    nửa số còn lại. Và những người còn lại hầu như không dùng gì.
  • 53:28 - 53:38
    Đây là những con số đã làm tròn, nhưng nó chỉ ra rõ rằng hầu hết nhiên liệu hóa thạch trên thế giới do 1,2,3 tỉ người giàu nhất sử dụng
  • 53:38 - 53:40
    Họ dùng trên 85%.
  • 53:40 - 53:48
    1 tỉ người giàu nhất giờ đã ngừng tăng, nhưng chúng ta chưa biết liệu họ có giảm đi không.
  • 53:48 - 53:53
    Và trong những thập kỷ tới chính sự phát triển kinh tế của hai khu vực này
  • 53:53 - 53:57
    sẽ làm tăng lượng nhiên liệu tiêu thụ và lượng khí thải ra.
  • 53:58 - 54:03
    Ngay cả khi những người này thoát khỏi cảnh cực nghèo và giàu hơn để mua được xe máy
  • 54:03 - 54:08
    họ cũng không góp phần nhiều vào lượng CO2 thải ra.
  • 54:08 - 54:15
    Và theo sự gia tăng dân số, phần lớn số người được sinh ra trong 40 năm tới sẽ thuộc nhóm này.
  • 54:15 - 54:20
    Nhưng nếu quý vị hỏi những người giàu nhất, có vẻ họ sẽ hiểu sai
  • 54:20 - 54:25
    Họ nhìn xuống từ lượng khí thải cao ngất của mình và nói:
  • 54:25 - 54:30
    "Ồ, những người ở dưới kia, các ông không sống được như chúng tôi, các ông sẽ phá hỏng cái hành tinh này mất."
  • 54:31 - 54:38
    Quý vị biết đấy, tôi thấy rằng lý lẽ của những người ở đây đưa ra để ngắt lời có vẻ chính xác và logic hơn.
  • 54:38 - 54:43
    Họ nói: "Sao? Ai nói rằng chúng tôi không thể sống được như các ông?
  • 54:43 - 54:48
    Tốt hơn là các ông nên thay đổi trước nếu muốn chúng tôi sống khác đi."
  • 54:50 - 54:56
    Có rất nhiều điều cần thiết để có một cuộc sống tốt hơn mà hàng tỉ người trên thế giới chưa có.
  • 54:56 - 55:03
    Nhà và làng của Andre, và rất nhiều người như họ, thậm chí không có điện.
  • 55:04 - 55:07
    Mozambique có một nguồn dự trữ than khổng lồ
  • 55:07 - 55:14
    và nếu quốc gia này và các nước nghèo khác xây được những nhà máy nhiệt điện dùng than để cung cấp điện cho công nghiệp
  • 55:14 - 55:20
    Tô không nghĩ rằng những kẻ thải ra nhiều CO2 hơn có thể cản trở được.
  • 55:20 - 55:26
    Bây giờ tôi xin hỏi quý vị 2 câu hỏi mà tôi thường hỏi các sinh viên Thụy Điển của mình.
  • 55:26 - 55:31
    Câu đầu tiên là: Có bao nhiêu người trong số quý vị không đi máy bay trong năm nay?
  • 55:34 - 55:35
    À ha.
  • 55:35 - 55:40
    Rất ít việc có thể làm xong mà không cần tới máy bay. Câu tiếp theo là:
  • 55:40 - 55:46
    Bao nhiêu người trong số quý vị không dùng máy giặt và giặt tay tất cả chăn ga gối đệm,
  • 55:46 - 55:49
    quần áo và các thứ khác trong năm vừa rồi?
  • 55:50 - 55:53
    Tôi đã nghĩ vậy mà, không ai cả.
  • 55:53 - 55:59
    Tất cả những ai có thể mua một cái máy giặt, ngay cả những người nòng cốt của phong trào bảo vệ môi trường.
  • 56:00 - 56:03
    Và tôi vẫn nhớ ngày mà gia đình tôi có cái máy giặt đầu tiên.
  • 56:04 - 56:07
    Đó là ngày 1/11/1952.
  • 56:07 - 56:11
    Bà tôi được mời làm người đầu tiên khởi động cái máy.
  • 56:11 - 56:15
    Bà đã giặt tay suốt cuộc đời mình cho một gia đình có 9 người.
  • 56:15 - 56:24
    Và khi bà bật cái máy, bà ngồi vào ghế và xem cái máy chạy suốt một giờ đồng hồ.
  • 56:24 - 56:26
    Bà hoàn toàn bị mê hoặc.
  • 56:26 - 56:32
    Với mẹ tôi, điều đó có nghĩa là có nhiều thời giờ hơn cho những việc khác.
  • 56:32 - 56:37
    Mẹ có thể đọc sách cho tôi, tôi nghĩ chính điều này đã giúp tôi trở thành một giáo sư.
  • 56:37 - 56:41
    Không có gì lạ khi chúng tôi nói cảm ơn những nhà máy thép
  • 56:41 - 56:46
    cảm ơn nhà máy bột giặt, cảm ơn nhà máy điện.
  • 56:48 - 56:50
    Và giờ...
  • 56:50 - 56:57
    Khi nghĩ về những gì mà tất cả những điều này mang lại cho chúng ta, tôi mạo muội khuyên quý vị một điều nhỏ,
  • 56:57 - 57:01
    ngoài những thứ khác: hãy xem các số liệu.
  • 57:01 - 57:03
    Hãy nhìn vào thực tế của thế giới.
  • 57:03 - 57:11
    Và quý vị sẽ thấy chúng ta đang ở đâu và chúng ta có thể tiến lên như thế nào với những tỉ người này trên hành tinh tuyệt vời của mình.
  • 57:12 - 57:16
    Những thách thức về nghèo đói đã giảm đi rất nhiều
  • 57:16 - 57:21
    và lần đầu tiên trong lịch sử, chúng ta có thể kết thúc nó.
  • 57:23 - 57:27
    Thách thức về dân số, trên thực tế, đang được giải quyết,
  • 57:28 - 57:31
    số trẻ em đã ngừng tăng.
  • 57:31 - 57:37
    Còn thách thức về biến đổi khí hâu, chúng ta vẫn có thể tránh được những tình huống tệ nhất.
  • 57:37 - 57:44
    Nhưng điều cần thiết là những người giàu nhất, càng sớm càng tốt,
  • 57:44 - 57:52
    hãy tìm cách điều chỉnh lại việc sử dụng các nguồn tài nguyên của mình xuống một mức độ nào đó, để dần dần
  • 57:52 - 57:58
    các tài nguyên có thể chia sẻ với 10 tỉ người, hoặc 11 tỉ người vào cuối thế kỷ này.
  • 57:58 - 58:01
    Tôi không bao giờ gọi mình là một kẻ lạc quan,
  • 58:01 - 58:04
    nhưng tôi công nhận mình là một người tin vào các khả năng.
  • 58:04 - 58:08
    Và tôi cũng muốn nói thêm rằng thế giới thực ra tốt đẹp hơn nhiều so với nhiều người trong quý vị nghĩ.
  • 58:08 - 58:11
    Xin cảm ơn rất nhiều.
Title:
ĐỪNG HOẢNG SỢ — Hans Rosling trình bày thực tế về dân số thế giới
Description:

Đừng hoảng sợ - là một phim tài liệu dài một giờ được sản xuất bởi Wingspan Productions.
http://www.wingspanproductions.co.uk/

Những mô phỏng trong phim được dựa trên thiết kế đồ họa và các câu chuyện thực hiện bởi Gapminder và minh họa cho những nguồn dữ liệu tại đây.
http://www.gapminder.org/news/sources-for-data-shown-in-dont-panic/

BẢN QUYỀN
Gapminder có quyền dùng bộ phim này cho mục đích giáo dục. Chúng tôi thậm chí sẽ tặng bạn file gốc của phim để bạn phân phối lại nó.

Bằng việc xem, giới thiệu và phân phối bộ phim này, bạn đồng ý với giấy phép sau: http://goo.gl/s1yTUO

Nội dung cơ bản của giấy phép nói rằng: bạn có thể tải bộ phim và dùng nó cho mục đích giáo dụng với bất cứ đối tượng khán giả nào, trừ việc:
a) Sử dụng với mục đích thương mại b) Chiếu tại vương quốc Anh hoặc c) Chiếu rộng rãi tại các nước thu nhập cao.

Hãy thông báo với chúng tôi qua email info@gapminder.org về việc sử dụng của bạn để chúng tôi có thể đánh giá xem nó có xứng đáng với sự cung cấp miễn phí này không và chúng tôi cũng có thể giúp người khác biết tới công việc mà bạn đang làm!

Enjoy!
:) Gapminder

more » « less
Video Language:
English
Duration:
58:51

Vietnamese subtitles

Revisions