Return to Video

2 cách đơn giản giúp người bệnh Parkinson cải thiện cuộc sống

  • 0:01 - 0:04
    Ở Ấn Độ, chúng tôi có những đại gia đình.
  • 0:04 - 0:06
    Hẳn nhiều người đã biết điều này.
  • 0:06 - 0:09
    Do đó cũng có nhiều buổi họp mặt gia đình.
  • 0:10 - 0:14
    Khi tôi còn nhỏ, ba mẹ thường
    đưa tôi đến các buổi họp mặt.
  • 0:14 - 0:17
    Nhưng chỉ có một điều
    mà tôi luôn mong đợi
  • 0:17 - 0:19
    đó là được chơi với các anh em họ.
  • 0:20 - 0:22
    Và tôi có một người chú
  • 0:22 - 0:24
    người luôn có mặt,
  • 0:24 - 0:26
    luôn sẵn lòng chơi đùa với chúng tôi,
  • 0:26 - 0:27
    chú bày đủ trò chơi,
  • 0:27 - 0:30
    giúp bọn trẻ chúng tôi
    tận hưởng thời thơ ấu.
  • 0:31 - 0:33
    Chú tôi là người cực kỳ thành công:
  • 0:33 - 0:35
    ông tự tin và mạnh mẽ.
  • 0:36 - 0:40
    Nhưng con người nồng nhiệt ấy
    dần sa sút sức khỏe.
  • 0:41 - 0:44
    Ông bị chẩn đoán mắc bệnh Parkinson.
  • 0:45 - 0:49
    Parkinson là căn bệnh
    làm thoái hóa hệ thần kinh,
  • 0:49 - 0:52
    khiến chú tôi,
    một người từng rất độc lập
  • 0:52 - 0:57
    đột nhiên cảm thấy những việc
    như uống cà phê trở nên quá khó khăn.
  • 0:58 - 1:00
    Chú tôi bắt đầu dùng
    khung tập đi để di chuyển,
  • 1:00 - 1:02
    và khi xoay trở,
  • 1:02 - 1:06
    ông phải bước từng bước một,
    như thế này,
  • 1:06 - 1:07
    rất khó nhọc.
  • 1:08 - 1:11
    Từ đó, chú tôi,
    người từng là trung tâm
  • 1:11 - 1:13
    trong mọi buổi họp mặt gia đình,
  • 1:14 - 1:16
    đột nhiên trở nên lặng lẽ.
  • 1:16 - 1:20
    Ông tránh né ánh mắt thương hại
    của mọi người.
  • 1:20 - 1:23
    Và ông không phải người duy nhất
    trên thế giới.
  • 1:23 - 1:29
    Mỗi năm, 60.000 người
    được chẩn đoán mắc Parkinson,
  • 1:29 - 1:31
    và con số này không ngừng gia tăng.
  • 1:32 - 1:38
    Là kỹ sư, ta luôn mong thiết kế của mình
    giải quyết được mọi mặt vấn đề,
  • 1:38 - 1:41
    một giải pháp giải quyết được tất cả,
  • 1:41 - 1:43
    nhưng không phải lúc nào
    cũng cần giải pháp phức tạp.
  • 1:44 - 1:46
    Bạn có thể tập trung vào
    những vấn đề đơn giản
  • 1:47 - 1:50
    và thiết kế những giải pháp nhỏ hơn
    để cuối cùng tạo nên tác động lớn.
  • 1:51 - 1:54
    Vì vậy, mục tiêu của tôi
    không phải là chữa bệnh Parkinson,
  • 1:55 - 1:58
    mà là giúp người bệnh
    làm mọi việc hàng ngày dễ dàng hơn,
  • 1:58 - 1:59
    và tạo nên chuyển biến thực sự.
  • 2:00 - 2:04
    Như vậy, trước tiên tôi cần quan tâm
    đến chứng run rẩy, đúng không?
  • 2:04 - 2:09
    Chú tôi nói rằng ông không còn
    uống cà phê hay trà ở nơi công cộng nữa
  • 2:09 - 2:10
    chỉ để khỏi phải lúng túng,
  • 2:11 - 2:14
    vậy nên, tôi đã thiết kế
    một chiếc cốc-không-tràn.
  • 2:15 - 2:18
    Hiệu quả của nó
    hoàn toàn nhờ vào hình dạng.
  • 2:18 - 2:23
    Đường cong trên đỉnh giúp chất lỏng
    chảy ngược vào phía trong nếu cốc bị rung,
  • 2:23 - 2:26
    nên giữ chất lỏng nằm bên trong cốc
    hiệu quả hơn cốc thường.
  • 2:27 - 2:32
    Nhưng quan trọng là chiếc cốc không có vẻ
    là sản phẩm dành cho người bệnh Parkinson.
  • 2:32 - 2:36
    Nó giống một chiếc cốc bình thường
    mà tôi, bạn, hay ai đó vụng về có thể dùng
  • 2:36 - 2:40
    điều đó giúp người bệnh Parkinson
    dễ sử dụng cốc, và dễ hòa nhập.
  • 2:42 - 2:45
    Rất tốt, vậy là giải quyết xong
    một vấn đề,
  • 2:45 - 2:46
    nhưng còn nhiều việc khác.
  • 2:47 - 2:49
    Suốt một thời gian,
    tôi trò chuyện với chú tôi,
  • 2:49 - 2:51
    hỏi thăm ông,
  • 2:51 - 2:54
    nhưng rồi nhận ra mình chỉ có được
    những thông tin rất sơ sài,
  • 2:54 - 2:57
    hay chỉ tự trả lời câu hỏi của chính mình.
  • 2:57 - 3:00
    Nhưng tôi thật sự cần đào sâu vấn đề
    để có hướng đi mới.
  • 3:01 - 3:05
    Nên tôi nghĩ, mình hãy quan sát chú
    làm công việc hàng ngày,
  • 3:05 - 3:07
    khi ông dùng bữa, lúc ông xem TV.
  • 3:08 - 3:12
    Và rồi, khi tôi đang chăm chú
    nhìn ông bước đến bàn ăn,
  • 3:12 - 3:17
    tôi chợt nhận ra, người đàn ông này
    bước đi trên mặt đất phẳng rất khó nhọc,
  • 3:17 - 3:19
    vậy làm sao ông leo cầu thang?
  • 3:19 - 3:23
    Bởi vì ở Ấn Độ, chúng tôi không có
    loại thanh trượt để đưa bạn lên cầu thang
  • 3:23 - 3:25
    như ở các nước phát triển.
  • 3:25 - 3:27
    Mỗi người phải thực sự leo lên cầu thang.
  • 3:28 - 3:29
    Vì vậy chú tôi nói,
  • 3:29 - 3:32
    "Được thôi, để chú cho con xem
    chú làm thế nào."
  • 3:32 - 3:34
    Hãy xem tôi đã nhìn thấy gì.
  • 3:37 - 3:40
    Chú tôi đã mất rất lâu
    để đến được vị trí này,
  • 3:40 - 3:41
    và suốt lúc đó, tôi chỉ nghĩ,
  • 3:42 - 3:43
    "Lạy Chúa tôi, chú làm thiệt hở trời?
  • 3:43 - 3:46
    Chú sẽ thực sự leo thang
    mà không cần khung tập đi sao?
  • 3:46 - 3:48
    Và rồi...
  • 3:50 - 3:53
    (Tiếng cười)
  • 3:57 - 3:59
    Và khi trở lên, ông cũng làm rất dễ dàng.
  • 4:01 - 4:02
    Ngạc nhiên chưa?
  • 4:03 - 4:04
    Vâng, tôi cũng hết hồn.
  • 4:07 - 4:10
    Như vậy, người đàn ông này
    vốn không thể bước đi trên đất bằng
  • 4:10 - 4:12
    đột nhiên lại leo thang
    hết sức thành thạo.
  • 4:14 - 4:18
    Khi nghiên cứu, tôi nhận ra lý do:
    vì leo thang là một chuyển động liên tục.
  • 4:18 - 4:22
    Một người đàn ông khác
    cũng mắc triệu chứng tương tự chú tôi
  • 4:22 - 4:23
    và cũng dùng khung tập đi,
  • 4:23 - 4:25
    nhưng khoảnh khắc ông ta leo lên xe đạp,
  • 4:25 - 4:27
    mọi triệu chứng đều biến mất,
  • 4:27 - 4:29
    bởi vì đó cũng là
    một chuyển động liên tục.
  • 4:30 - 4:34
    Vì vậy, chìa khóa cho giải pháp của tôi
    là chuyển cảm giác leo cầu thang
  • 4:34 - 4:35
    lên trên mặt đất.
  • 4:36 - 4:39
    Nhiều ý tưởng đã được thử nghiệm
    và kiểm chứng bởi chú tôi
  • 4:39 - 4:42
    Nhưng ý tưởng cuối cùng hiệu quả là đây.
    Hãy xem thử.
  • 4:45 - 4:48
    (Tiếng cười)
  • 4:49 - 4:53
    (Vỗ tay)
  • 4:53 - 4:54
    Ông đi nhanh hơn hẳn, đúng không?
  • 4:54 - 4:58
    (Vỗ tay)
  • 4:59 - 5:02
    Tôi gọi ý tưởng này là "cầu thang ảo",
  • 5:02 - 5:07
    khi cầu thang ảo đột ngột chấm dứt,
    chú tôi đã sững người,
  • 5:07 - 5:09
    đó là hội chứng chuyển-động-bị-ngắt-quãng
  • 5:09 - 5:10
    Nó rất thường xảy ra,
  • 5:10 - 5:14
    Vậy sao chúng ta không làm
    một cầu thang ảo dẫn đến mọi căn phòng,
  • 5:14 - 5:16
    để giúp họ cảm thấy tự tin hơn?
  • 5:17 - 5:20
    Bạn biết đó, công nghệ
    không luôn như ta tưởng.
  • 5:20 - 5:23
    Cái ta cần là những giải pháp
    lấy con người làm trọng tâm.
  • 5:23 - 5:25
    Tôi có thể dễ dàng tạo thang ảo
    bằng máy chiếu
  • 5:25 - 5:27
    hay kính Google Glass,
    hoặc thứ gì đó giống vậy.
  • 5:28 - 5:30
    Nhưng tôi chỉ đơn giản
    "in" nó lên sàn nhà.
  • 5:30 - 5:33
    Phương pháp "in" này
    có thể áp dụng trong bệnh viện
  • 5:33 - 5:36
    để giúp bệnh nhân cảm thấy
    thoải mái hơn.
  • 5:37 - 5:40
    Điều tôi muốn làm là giúp
    mọi người bệnh Parkinson
  • 5:40 - 5:42
    cảm thấy như chú tôi ngày hôm đó.
  • 5:42 - 5:46
    Chú nói, tôi đã giúp ông
    cảm thấy mình trở lại như xưa.
  • 5:47 - 5:51
    Từ "Thông minh" ngày nay thường được
    đánh đồng với công nghệ cao,
  • 5:52 - 5:55
    và thế giới chỉ trở nên thông minh
    và thông minh hơn mỗi ngày.
  • 5:56 - 6:00
    Nhưng tại sao "thông minh" không thể là
    thứ gì đó đơn giản mà vẫn hiệu quả?
  • 6:00 - 6:04
    Tất cả những gì chúng ta cần là
    một chút cảm thông, và một chút hiếu kỳ,
  • 6:04 - 6:07
    để nghĩ khác đi, và quan sát.
  • 6:07 - 6:08
    Nhưng chúng ta đừng ngừng lại ở đó.
  • 6:09 - 6:12
    Hãy tìm kiếm những vấn đề phức tạp.
    Đừng ngại khó.
  • 6:12 - 6:16
    Hãy mổ xẻ vấn đề, biến vấn đề
    thành nhiều vấn đề nhỏ hơn.
  • 6:16 - 6:18
    rồi tìm giải pháp đơn giản cho chúng.
  • 6:18 - 6:21
    Hãy thử nghiệm các giải pháp,
    cứ thất bại nếu cần,
  • 6:21 - 6:24
    nhưng có thêm hiểu biết
    để cải tiến nó.
  • 6:24 - 6:28
    Thử tưởng tượng ta có thể làm gì nếu
    mọi người đều tìm kiếm giải pháp đơn giản.
  • 6:29 - 6:32
    Thế giới sẽ thế nào nếu ta kết hợp
    mọi giải pháp đơn giản của mọi người?
  • 6:33 - 6:36
    Hãy tạo nên một thế giới thông minh hơn
    nhưng bằng sự giản đơn.
  • 6:36 - 6:37
    Xin cảm ơn.
  • 6:37 - 6:40
    (Vỗ tay)
Title:
2 cách đơn giản giúp người bệnh Parkinson cải thiện cuộc sống
Speaker:
Mileha Soneji
Description:

Giải pháp đơn giản thường là giải pháp tối ưu, ngay cả khi phải xử lý những vấn đề phức tạp như bệnh Parkinson. Trong bài thuyết trình đầy cảm hứng, Mileha Soneji đã chia sẻ những thiết kế đơn giản giúp người bệnh Parkinson làm công việc thường ngày dễ dàng hơn. “Công nghệ không phải luôn như ta tưởng tượng”, cô nói. “Điều chúng ta cần là những giải pháp lấy con người làm trọng tâm”.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
06:57

Vietnamese subtitles

Revisions