Return to Video

Làm bố mẹ trong vùng chiến tranh là như thế nào

  • 0:00 - 0:05
    Trên toàn thế giới, hơn 1,5 tỉ người
    trải qua sự xung đột vũ trang.
  • 0:07 - 0:10
    Vì vậy, họ buộc phải
    rời bỏ khỏi đất nước của mình,
  • 0:10 - 0:13
    và góp phần tạo ra
    hơn 15 triệu người di cư.
  • 0:14 - 0:15
    Trẻ em, chắc chắn là
  • 0:15 - 0:17
    những nạn nhân vô tội
    và đáng thương nhất ...
  • 0:19 - 0:21
    nhưng không chỉ đối mặt
    ảnh hưởng về thể xác
  • 0:21 - 0:25
    mà còn từ các hậu quả ngầm mà chiến tranh
    đã gây ra cho gia đình của chúng.
  • 0:26 - 0:29
    Việc trải qua chiến tranh
    khiến trẻ em có nguy cơ cao
  • 0:30 - 0:32
    bị ảnh hưởng đến
    sự phát triển tâm lý và hành vi.
  • 0:34 - 0:36
    Trẻ em, như chúng ta vẫn thường nghĩ,
  • 0:36 - 0:38
    sẽ cảm thấy lo sợ, bị đe dọa
    và nguy hiểm.
  • 0:39 - 0:40
    Nhưng đã có tin tốt.
  • 0:40 - 0:44
    Sự quan tâm mà trẻ em
    nhận được từ gia đình
  • 0:44 - 0:48
    có thể có ảnh hưởng lớn hơn
    đến nhân cách của chúng,
  • 0:48 - 0:51
    hơn là những trải nghiệm về chiến tranh
    mà chúng buộc phải trải qua.
  • 0:52 - 0:55
    Vậy nên thực ra, trẻ em có thể được bảo vệ
  • 0:55 - 1:00
    Bằng sự quan tâm của cha mẹ trong
    và sau chiến tranh.
  • 1:02 - 1:05
    Trong năm 2011,
    tôi là sinh viên năm nhất bậc tiến sĩ
  • 1:05 - 1:08
    tại trường đại học Manchester
    ngành khoa học tâm lý
  • 1:09 - 1:10
    Giống như nhiều người tại đây,
  • 1:11 - 1:14
    Tôi đã xem cuộc khủng hoảng Syria
    được chiếu trên TV.
  • 1:15 - 1:17
    Gia đình tôi có nguồn gốc từ Syria
  • 1:17 - 1:18
    Và từ khi còn rất sớm,
  • 1:18 - 1:21
    tôi đã mất một vài thành viên trong
    gia đình
  • 1:22 - 1:24
    Tôi ngồi quây quần bên gia đình và xem TV
  • 1:25 - 1:27
    Chúng tôi đã xem những cảnh:
  • 1:27 - 1:29
    Bom phá hủy những công trình
  • 1:29 - 1:30
    Sự hỗn loạn, tàn phá
  • 1:31 - 1:33
    mọi người la hét và chạy tán loạn
  • 1:33 - 1:37
    Điều đó ám ảnh tôi nhất,
  • 1:37 - 1:40
    đặc biệt là ánh mắt sợ hãi của lũ trẻ.
  • 1:41 - 1:45
    Tôi đã từng là mẹ của hai đứa nhỏ,
    tính chúng rất tò mò.
  • 1:45 - 1:47
    Đứa năm tuổi và sáu tuổi,
  • 1:47 - 1:50
    cái độ tuổi mà đương nhiên sẽ
    đặt rất nhiều câu hỏi,
  • 1:50 - 1:52
    và muốn nhận được câu trả lời thuyết phục.
  • 1:53 - 1:56
    vì vậy, tôi đã bắt đầu thử nghĩ
    sẽ như thế nào
  • 1:56 - 1:59
    để làm bố mẹ trong vùng chiến tranh
    tại trại tị nạn.
  • 2:00 - 2:02
    Liệu con tôi sẽ thay đổi?
  • 2:03 - 2:06
    Liệu đôi mắt của con gái tôi
    có còn đầy ắp hạnh phúc
  • 2:07 - 2:12
    Liệu sự thoải mái, vô tư của con trai tôi
    sẽ trở thành sợ hãi và rụt rè?
  • 2:13 - 2:14
    Sao tôi có thể chịu được?
  • 2:15 - 2:17
    Liệu tôi sẽ thay đổi?
  • 2:19 - 2:21
    Là một nhà tâm lý học và
    giáo dục cho phụ huynh
  • 2:21 - 2:25
    chúng ta biết rằng trang bị cho bố mẹ
    những kỹ năng chăm sóc con trẻ
  • 2:25 - 2:27
    có thể tác động mạnh mẽ đến
    sự phát triển của chúng,
  • 2:28 - 2:30
    và chúng ta gọi đó là
    huấn luyện cha mẹ
  • 2:31 - 2:33
    Câu hỏi mà tôi đã đặt ra,
  • 2:33 - 2:36
    là chương trình giáo dục phụ huynh có thể
    hữu dụng cho những gia đình
  • 2:36 - 2:39
    khi mà họ vẫn còn ở trong vùng chiến
    hay trại tị nạn?
  • 2:39 - 2:42
    Liệu chúng ta có thể đưa ra
    lời khuyên hoặc huấn luyện
  • 2:42 - 2:44
    để giúp họ vượt qua những khó khăn này?
  • 2:46 - 2:49
    Vì vậy tôi liên hệ với
    cố vấn tiến sĩ của mình
  • 2:49 - 2:50
    giáo sư Rachel Calam,
  • 2:50 - 2:54
    cùng với ý tưởng sử dụng kĩ năng trong
    học tập để thay đổi thế giới thực tại.
  • 2:55 - 2:57
    Tôi không dám chắc chính xác
    mình muốn làm gì.
  • 2:58 - 3:00
    Bà ấy lắng nghe chăm chú và kiên nhẫn
  • 3:00 - 3:01
    và đã nói
  • 3:02 - 3:04
    "Nếu đó là điều em muốn làm,
    và có ý nghĩa rất nhiều với em,
  • 3:04 - 3:06
    thì hãy làm đi.
  • 3:06 - 3:09
    Hãy tìm những cách để thấy liệu
    chương trình cho bậc phụ huynh
  • 3:09 - 3:11
    hữu ích với các gia đình
    trong bối cảnh như vậy."
  • 3:12 - 3:15
    Vì thế trong suốt 5 năm qua,
    tôi và đồng nghiệp --
  • 3:15 - 3:17
    Giáo sư Calam và bác sĩ Kim Cartwright --
  • 3:17 - 3:20
    đã luôn làm việc để hỗ trợ những gia đình
  • 3:20 - 3:22
    đã trải qua chiến tranh và nạn di cư
  • 3:24 - 3:27
    Bây giờ, để biết làm sao giúp các
    gia đình mà trải qua xung đột
  • 3:27 - 3:28
    giáo dục con trẻ,
  • 3:28 - 3:32
    bước đầu tiên chắc chắn phải là hỏi họ
    đang gặp khó khăn với những gì,
  • 3:32 - 3:33
    đúng không?
  • 3:34 - 3:35
    Ý tôi điều đó là hiển nhiên.
  • 3:35 - 3:37
    Nhưng thông thường lại là nhạy cảm nhất,
  • 3:37 - 3:39
    chúng tôi đã cố gắng hỗ trợ
  • 3:39 - 3:40
    nhưng thực chất không hề hỏi
  • 3:40 - 3:43
    Đã bao lần chúng tôi cho rằng
    mình biết rõ những việc làm đúng
  • 3:43 - 3:47
    để tiến hành mà không cần
    hỏi qua ý kiến trước?
  • 3:47 - 3:51
    Vì thế tôi đã đến các trại tị nạn
    ở Syria và Thổ Nhĩ Kỳ,
  • 3:51 - 3:53
    ngồi xuống cùng với các gia đình,
    và lắng nghe
  • 3:54 - 3:57
    Tôi lắng nghe những thử thách
    khi làm bố mẹ,
  • 3:57 - 3:59
    Tôi lắng nghe những khó khăn
    khi làm bố mẹ
  • 3:59 - 4:01
    Và tôi lắng nghe ước muốn
    được giúp đỡ của họ.
  • 4:02 - 4:04
    Và có lúc tôi tạm dừng lại,
  • 4:04 - 4:06
    chỉ để nắm lấy đôi bàn tay của họ
  • 4:06 - 4:08
    cùng khóc và cầu nguyện trong im lặng.
  • 4:09 - 4:11
    Họ kể cho tôi về những khó khăn,
  • 4:11 - 4:15
    Họ kể cho tôi về tình trạng thống khổ,
    khắc nghiệt tại trại tị nạn
  • 4:15 - 4:18
    mà khiến họ gặp khó khăn tập trung
    việc khác ngoại trừ
  • 4:18 - 4:20
    lao động như đi tìm nước sạch.
  • 4:21 - 4:23
    Họ kể tôi nghe về cách họ nhìn thấy
    con mình rụt rè
  • 4:24 - 4:27
    nỗi buồn, áp lực, tức giận,
  • 4:27 - 4:30
    tiểu dầm, mút ngón tay,
    sợ tiếng ồn,
  • 4:30 - 4:32
    sợ ác mộng --
  • 4:32 - 4:34
    hết sức đáng sợ.
  • 4:35 - 4:39
    Những gia đình này đã trải qua những gì
    chúng ta đã thường xem trên TV.
  • 4:39 - 4:40
    Những người mẹ --
  • 4:40 - 4:43
    một nửa số họ giờ là
    góa phụ do chiến tranh,
  • 4:43 - 4:45
    hoặc thậm chí không biết chồng mình
    đã chết hay chưa --
  • 4:45 - 4:48
    nói về cảm xúc của mình khi chịu đựng.
  • 4:49 - 4:54
    Họ chứng kiến con mình thay đổi mà không
    biết làm cách nào để giúp đỡ.
  • 4:54 - 4:57
    Họ không biết làm sao để
    trả lời các câu hỏi của chúng.
  • 4:57 - 5:01
    Điều tôi phát hiện thật lạ lùng
    nhưng tràn đầy cảm hứng
  • 5:01 - 5:06
    đó là những gia đình đó sẵn lòng để hỗ trợ
    con cái của mình.
  • 5:06 - 5:08
    Mặc cho những thử thách họ đã đối mặt
  • 5:08 - 5:10
    họ luôn cố gắng giúp đỡ con mình.
  • 5:10 - 5:14
    Cố gắng tìm kiếm sự trợ giúp
    từ các tổ chức phi lợi nhuận,
  • 5:14 - 5:16
    từ đội ngũ giáo viên trong trại tị nạn,
  • 5:16 - 5:17
    các giáo sư bác sĩ,
  • 5:17 - 5:18
    và những phụ huynh khác.
  • 5:19 - 5:22
    Một người mẹ tôi đã từng gặp trong trại
    khoảng bốn ngày
  • 5:22 - 5:24
    đã thử hai lần tìm kiếm sự giúp đỡ
  • 5:24 - 5:26
    cho cô con gái tám tuổi của mình
  • 5:26 - 5:28
    mà luôn có những cơn ác mộng tồi tệ.
  • 5:30 - 5:33
    Đáng tiếc thay, những nỗ lực
    như thế này thường vô ích.
  • 5:34 - 5:36
    Các bác sĩ trong trại tị nạn
  • 5:36 - 5:38
    hầu như luôn bận rộn,
  • 5:38 - 5:42
    hoặc không có kiến thức hoặc thời gian cho
    những vấn đề cơ bản trên.
  • 5:42 - 5:45
    Các giáo viên và phụ huynh khác trong trại
    tị nạn cũng thế --
  • 5:46 - 5:50
    thành phần của trại tị nạn mới
    sẽ đương đầu với khó khăn mới
  • 5:51 - 5:53
    Vì thế chúng tôi đã bắt đầu suy nghĩ
  • 5:54 - 5:56
    Làm sao để giúp những gia đình này đây?
  • 5:57 - 6:01
    Những gia đình đang trải qua những điều
    to lớn hơn những gì họ có thể chống chọi
  • 6:01 - 6:03
    Khủng hoảng Syria đã cho thấy rằng
  • 6:03 - 6:08
    việc tiếp cận các gia đình dựa vào
    một cá nhân là hoàn toàn không thể.
  • 6:08 - 6:10
    Còn cách gì khác có thể giúp họ không?
  • 6:10 - 6:14
    Làm sao chúng ta có thể
    tiếp cận họ trên diện rộng
  • 6:14 - 6:16
    và tốn ít chi phí.
  • 6:17 - 6:20
    trong lúc khủng hoảng như vậy?
  • 6:21 - 6:23
    Sau hàng tiếng nói chuyện
    với tổ chức phi lợi nhuận,
  • 6:23 - 6:26
    Một người có sáng kiến cực kỳ thú vị:
  • 6:26 - 6:31
    lan rộng các thông tin về nuôi dạy con
    bằng giấy gói bánh mì
  • 6:31 - 6:35
    Những giấy gói bánh mì này được chuyển
    đến gia đình trong vùng xung đột ở Syria
  • 6:35 - 6:37
    thông qua nhân viên tình nguyện.
  • 6:37 - 6:39
    Đó là những gì chúng tôi đã làm.
  • 6:39 - 6:42
    Những tờ gói bánh mì này không thay đổi
    gì bên ngoài nhiều,
  • 6:42 - 6:44
    ngoại trừ thêm vài thứ vào 2 mảnh tờ giấy.
  • 6:45 - 6:50
    Một là tờ rơi về thông tin dạy con
    trong đó gồm lời khuyên, kiến thức căn bản
  • 6:50 - 6:53
    được bình thường hoá cho phù hợp với
    những trải nghiệm của bậc phụ huynh
  • 6:53 - 6:55
    cũng như của con cái họ.
  • 6:55 - 6:59
    Và thông tin về cách mà bố mẹ
    có thể hỗ trợ chính mình & con cái họ,
  • 6:59 - 7:03
    ví dụ như cách sử dụng thời gian
    trò chuyện với con cái,
  • 7:03 - 7:05
    cho chúng thấy những ảnh hưởng,
  • 7:05 - 7:07
    kiên nhẫn hơn với chúng,
  • 7:07 - 7:09
    trò chuyện với chúng.
  • 7:09 - 7:12
    Còn mặt kia của tờ giấy là
    các câu hỏi phản hồi,
  • 7:12 - 7:14
    đương nhiên, sẽ có bút đi kèm.
  • 7:14 - 7:18
    Vậy đó có đơn giản chỉ
    là một tờ rơi lan truyền
  • 7:18 - 7:21
    hay thực sự là một phương thức
    truyền tải tâm lý
  • 7:22 - 7:25
    để mang đến sự ấm áp, an toàn,
    hay là tình cha mẹ?
  • 7:25 - 7:29
    Chúng tôi phân phối khoảng 3000 giấy gói
    chỉ trong một tuần.
  • 7:30 - 7:34
    Điều kinh ngạc nhất đó là
    nhận được 60% tỷ lệ phản hồi.
  • 7:34 - 7:38
    Là 60% trong 3000 gia đình
    đã phản hồi đấy.
  • 7:38 - 7:41
    Tôi không biết hiện tại
    có bao nhiêu nhà nghiên cứu
  • 7:41 - 7:43
    Nhưng tỷ lệ phản hồi đó quá sức tuyệt vời.
  • 7:43 - 7:46
    Để điều đó xảy ra ở Manchester thực sự
    là một thành công lớn,
  • 7:46 - 7:49
    để lại sự lạc lõng tại vùng chiến sự Syria
  • 7:49 - 7:53
    thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của
    những thông điệp này đến các gia đình.
  • 7:55 - 7:59
    Tôi nhớ mình đã phấn khích và háo hức
    như thế nào khi đọc các phản hồi.
  • 7:59 - 8:02
    Các gia đình để lại hàng trăm lời nhắn --
  • 8:02 - 8:04
    hầu hết là sự lạc quan và khích lệ.
  • 8:04 - 8:06
    Nhưng tôi yêu thích nhất là,
  • 8:06 - 8:09
    " Cảm ơn vì đã không quên chúng tôi và
    con cái mình."
  • 8:10 - 8:12
    Đây thực sự đã minh chứng cho tiềm năng
  • 8:12 - 8:15
    trong việc truyền tải hỗ trợ tâm lý
    đến các gia đình.
  • 8:15 - 8:17
    và kể cả các phản hồi.
  • 8:17 - 8:20
    Cứ tưởng tượng làm giống việc này bằng
    các hình thức
  • 8:20 - 8:24
    như việc đóng góp sữa mẹ hoặc
    bộ vệ sinh phụ nữ,
  • 8:24 - 8:26
    thậm chí là rổ thức ăn.
  • 8:28 - 8:30
    Nhưng hãy làm rõ vấn đề này hơn,
  • 8:30 - 8:31
    vì khủng hoảng tị nạn
  • 8:31 - 8:34
    là một trong những tác nhân ảnh hưởng
    đến từng cá thể chúng ta.
  • 8:35 - 8:39
    Chúng ta hằng ngày bị đòi hỏi quá nhiều
    về hình ảnh & số lượng thống kê,
  • 8:39 - 8:41
    Và đó chưa hẳn là quá ngạc nhiên,
  • 8:41 - 8:42
    vì chỉ mới tháng trước,
  • 8:42 - 8:45
    hơn 1 triệu dân tị nạn đã đến châu Âu.
  • 8:45 - 8:46
    Vâng, một triệu đấy.
  • 8:47 - 8:50
    Dân tị nạn đang gia nhập
    vào cộng đồng của chúng tôi,
  • 8:50 - 8:52
    trở thành hàng xóm chúng tôi,
  • 8:52 - 8:54
    con cái họ thì đi học
    trường con của chúng tôi.
  • 8:55 - 8:59
    Vậy nên chúng tôi đã chỉnh sửa lại
    những tờ rơi cho phù hợp với nhu cầu
  • 9:00 - 9:02
    của dân tị nạn châu Âu,
    và đăng nó trên mạng,
  • 9:02 - 9:05
    tại các khu vực có lượng người tị nạn cao.
  • 9:05 - 9:08
    Ví dụ dịch vụ y tế của Thuỵ Điển
    sẽ được đăng lên website của họ,
  • 9:08 - 9:10
    và chỉ trong 45 phút,
  • 9:10 - 9:13
    nó được tải về 343 lần --
  • 9:13 - 9:15
    đã chứng tỏ phần nào tầm quan trọng
  • 9:15 - 9:18
    đối với tình nguyện viên, chuyên gia
    và phụ huynh khác
  • 9:18 - 9:21
    để truy cập tự do vào các thông báo
    về cứu trợ tâm lý.
  • 9:23 - 9:29
    Trong năm 2013, tôi đang ngồi trong
    một lều tị nạn lạnh lẽo
  • 9:29 - 9:33
    với các bà mẹ xung quanh vì tôi đang
    phỏng vấn một nhóm cụ thể
  • 9:33 - 9:36
    Kế tôi một chút là một bà già
  • 9:36 - 9:39
    và một bé gái trông như
    13 tuổi đang nằm cạnh,
  • 9:39 - 9:42
    đầu gác lên gối bà kia.
  • 9:42 - 9:45
    Bé gái im lặng nhất trong nhóm người đó,
  • 9:45 - 9:46
    không hề nói chuyện
  • 9:46 - 9:48
    chân gập lại ngang ngực.
  • 9:49 - 9:51
    Với những người còn lại,
  • 9:51 - 9:54
    và trong lúc tôi thầm cảm ơn
    các bà mẹ lúc đó,
  • 9:54 - 9:57
    thì bà già kia nhìn tôi
    trong khi đang hướng về phía cô bé ấy,
  • 9:57 - 9:59
    nói rằng:
    "Cô có thể giúp chúng tôi bằng...?"
  • 10:00 - 10:02
    Tôi không chắc cô ấy muốn mình làm gì,
  • 10:02 - 10:04
    Tôi nhìn cô bé và cười,
  • 10:04 - 10:06
    nói bằng ngôn ngữ Ả Rập rằng
  • 10:06 - 10:08
    "Salaam alaikum. Shu-ismak?"
  • 10:08 - 10:09
    "Tên em là gì?"
  • 10:10 - 10:12
    Cô bé nhìn tôi bối rối
    và trông như không muốn trả lời
  • 10:12 - 10:14
    nhưng rồi lại nói: "Halul."
  • 10:15 - 10:19
    Halul là biệt danh
    cho các cô gái Ả rập, Hala,
  • 10:19 - 10:22
    và chỉ dùng để nói về các cô gái rất trẻ.
  • 10:23 - 10:27
    Lúc đó tôi nhận ra rằng
    Hala thực ra hơn 13 tuổi nhiều.
  • 10:28 - 10:32
    Hóa ra Hala là một bà mẹ
    25 tuổi của ba đứa con nhỏ.
  • 10:33 - 10:37
    Hala từng là một bà mẹ tự tin,
    dễ mến, đầy tình thương và lương thiện
  • 10:37 - 10:38
    đối với con của cô ấy,
  • 10:38 - 10:40
    nhưng chiến tranh đã thay đổi tất cả.
  • 10:41 - 10:45
    Cô ấy đã sống
    trong một thị trấn bị đánh bom;
  • 10:45 - 10:48
    và trải qua các trận nổ lớn.
  • 10:48 - 10:51
    Khi các máy bay chiến đấu
    bay quanh các tòa nhà,
  • 10:51 - 10:52
    thả bom xuống,
  • 10:52 - 10:55
    những đứa trẻ đã sợ hãi
    và hét toáng lên bởi tiếng ồn đó.
  • 10:55 - 10:58
    Hala liền lấy chiếc gối bịt tai các em lại
  • 10:58 - 10:59
    để ngăn những tiếng nổ lớn,
  • 10:59 - 11:01
    trong khi lòng cô lại gào thét.
  • 11:02 - 11:04
    Khi họ tới trại tị nạn
  • 11:04 - 11:07
    và cô ấy biết rằng
    cuối cùng mình đã đến nơi khá an toàn,
  • 11:07 - 11:10
    Cô ấy thu mình lại
    và hành xử như trẻ con.
  • 11:11 - 11:13
    Cô hoàn toàn từ bỏ gia đình mình --
  • 11:14 - 11:16
    Con cô, chồng cô.
  • 11:17 - 11:19
    Hala không thể chống chọi lâu hơn nữa.
  • 11:21 - 11:23
    Đó là khó khăn phụ huynh gặp phải
    với kết cục rất đáng thương
  • 11:24 - 11:25
    buồn thay khi nó lại rất phổ biến.
  • 11:25 - 11:28
    Những người trải qua
    xung đột vũ trang và nạn di cư
  • 11:28 - 11:31
    sẽ đối mặt với vấn đề tâm lý trầm trọng.
  • 11:32 - 11:34
    Và đó là những gì chúng tôi đồng cảm được.
  • 11:35 - 11:38
    Nếu bạn đã trải qua
    những thời điểm kinh hoàng trong cuộc đời,
  • 11:39 - 11:42
    Nếu bạn mất một người
    hay thứ gì bạn rất yêu quý,
  • 11:43 - 11:45
    Làm sao bạn có thể tiếp tục đối mặt đây?
  • 11:47 - 11:50
    Bạn có thể tự tin mình đủ khả năng
    chăm sóc bản thân và gia đình?
  • 11:51 - 11:55
    Những năm đầu đời
    của một đứa trẻ rất quan trọng
  • 11:55 - 11:58
    đến sự phát triển thể chất và tinh thần,
  • 11:58 - 12:03
    và trong số 1.5 tỉ người
    đang trải qua khó khăn ấy,
  • 12:03 - 12:06
    nhiều trong số họ
    đang gia nhập cộng đồng của chúng tôi
  • 12:06 - 12:08
    chúng tôi không thể thờ ơ
  • 12:08 - 12:11
    với những người
    đang trải qua chiến tranh & nạn di cư
  • 12:13 - 12:15
    Chúng tôi phải ưu tiên những gia đình này
  • 12:15 - 12:20
    cả những người
    di cư vùng nội địa và trên toàn thế giới.
  • 12:21 - 12:26
    Các tổ chức, nhà hoạch định chính sách
    phải ưu tiên những người này,
  • 12:26 - 12:30
    Tổ chức WHO, UNHCR
    cũng như mỗi người chúng ta
  • 12:30 - 12:34
    bất kể mình đang làm gì trong xã hội.
  • 12:36 - 12:41
    Khi chúng ta bắt đầu nhận ra
    từng khó khăn của một cuộc xung đột,
  • 12:41 - 12:45
    khi chúng ta bắt đầu để ý đến
    những cảm xúc phức tạp trên khuôn mặt họ,
  • 12:45 - 12:47
    ta sẽ cảm nhận thấy tình người.
  • 12:48 - 12:51
    Khi ta có thể hiểu những
    nhu cầu của các gia đình này,
  • 12:51 - 12:52
    đây là nhu cầu thực của con người.
  • 12:54 - 12:57
    Khi những nhu cầu này được ưu tiên,
  • 12:57 - 13:00
    các chính sách nhân đạo
    cho trẻ em được can thiệp
  • 13:00 - 13:05
    sẽ ưu tiên và công nhận
    vai trò thiết yếu của việc bảo vệ con cái.
  • 13:06 - 13:08
    Sức khỏe tinh thần
    của các gia đình cần được phổ cập
  • 13:08 - 13:10
    trên toàn thế giới.
  • 13:11 - 13:15
    Những đứa trẻ sẽ
    ít tiếp xúc với dịch vụ xã hội,
  • 13:15 - 13:16
    tại các nước tị nạn
  • 13:16 - 13:19
    bời vì gia đình họ đã được hỗ trợ từ sớm.
  • 13:21 - 13:23
    Và chúng ta sẽ trở nên cởi mở hơn,
  • 13:23 - 13:25
    nồng nhiệt hơn, thân thiện hơn
  • 13:25 - 13:29
    và càng tin tưởng những người
    tham gia cộng đồng của mình hơn
  • 13:30 - 13:32
    Chúng ta cần chấm dứt chiến tranh.
  • 13:33 - 13:37
    Chúng ta cần xây dựng một nơi
    trẻ em có thể mơ về máy bay thả quà xuống
  • 13:37 - 13:39
    chứ không phải bom.
  • 13:39 - 13:43
    Nếu chưa đến khi chúng ta chấm dứt
    xung đột vũ trang trên toàn thế giới
  • 13:43 - 13:46
    các gia đình sẽ phải tiếp tục di cư,
  • 13:46 - 13:47
    và làm tổn thương con trẻ.
  • 13:48 - 13:51
    Nhưng nhờ cải thiện hỗ trợ
    trong việc hướng dẫn làm bố mẹ,
  • 13:51 - 13:56
    nó có thể làm suy yếu đi việc
    kết nối chiến tranh và khó khăn tâm lý,
  • 13:56 - 13:58
    của những đứa trẻ và gia đình chúng.
  • 13:59 - 14:00
    Cảm ơn
  • 14:00 - 14:02
    (Vỗ tay)
Title:
Làm bố mẹ trong vùng chiến tranh là như thế nào
Speaker:
Aala El-Khani
Description:

Làm thế nào để bố mẹ có thể bảo vệ và giúp con mình cảm thấy an toàn trong khi nhà của họ đã bị tàn phá bởi chiến tranh? Xuyên suốt cuộc nói chuyện đầy tình cảm và xúc động này, nhà tâm lý học Aala El-Khani chia sẻ những đóng góp & hỗ trợ, cũng như học hỏi từ các gia đình tị nạn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thế giới ở Syria. Aala El-Khani hỏi: chúng tôi phải làm thế nào để giúp những người làm cha làm mẹ bảo vệ và mang lại sự an toàn cho con của họ?

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
14:16

Vietnamese subtitles

Revisions