Return to Video

Patricia Kuhl: Thiên tài ngôn ngữ của trẻ em

  • 0:00 - 0:03
    Tôi muốn bạn nhìn vào đứa bé này.
  • 0:03 - 0:06
    Bạn bị thu hút bởi ánh mắt của bé gái này
  • 0:06 - 0:09
    và làn da mà ai cũng thích vuốt ve.
  • 0:09 - 0:12
    Nhưng hôm nay tôi sẽ nói về một điều mà bạn không thể thấy,
  • 0:12 - 0:15
    những gì đang diễn ra trong bộ não bé nhỏ của đứa bé này.
  • 0:16 - 0:18
    Những công cụ tối tân của thần kinh học
  • 0:18 - 0:21
    giải thích cho chúng rằng những gì đang diễn ra trong đầu cô ấy
  • 0:21 - 0:24
    không thua gì so với ngành khoa học tân tiến nhất.
  • 0:24 - 0:26
    Và những gì chúng ta đang hiểu được
  • 0:26 - 0:28
    sẽ đưa ra một vài cách giải thích
  • 0:28 - 0:31
    về cái mà những và văn và nhà thơ
  • 0:31 - 0:34
    mô tả như là "khung trời rộng mở"
  • 0:34 - 0:36
    của một đứa trẻ.
  • 0:36 - 0:38
    Người mà chúng ta thấy ở đây
  • 0:38 - 0:40
    là một người mẹ ở Ấn Độ,
  • 0:40 - 0:42
    và cô ấy đang nói tiếng Koro,
  • 0:42 - 0:44
    một ngôn ngữ vừa được khám phá.
  • 0:44 - 0:46
    Và cô ấy đang nói chuyện với đứa con nhỏ của cô ấy.
  • 0:46 - 0:48
    Cái mà người mẹ này --
  • 0:48 - 0:51
    cũng như 800 người nói tiếng Koro trên toàn thế giới --
  • 0:51 - 0:54
    hiểu rằng, để bảo toàn ngôn ngữ này,
  • 0:54 - 0:57
    họ cần phải dùng ngôn ngữ đó với những đứa trẻ.
  • 0:57 - 1:00
    Và điều đó đặt ra cho ta một câu hỏi.
  • 1:00 - 1:02
    Tại sao bạn không thể duy trì một ngôn ngữ
  • 1:02 - 1:05
    bằng cách nói chuyện với bạn và tôi, hay nói cách khác, người lớn?
  • 1:05 - 1:08
    Bởi vì điều đó có liên quan tới bộ não của bạn.
  • 1:08 - 1:10
    Cái mà chúng ta nhận thấy ở đây
  • 1:10 - 1:13
    là ngôn ngữ có một khoảng thời gian quan trọng nhất định để học.
  • 1:13 - 1:16
    Để đọc biểu đồ này, bạn hãy nhìn vào tuổi của bạn ở năm trên trục ngang.
  • 1:16 - 1:19
    (Cười)
  • 1:19 - 1:21
    Và bạn sẽ thấy trên trục dọc
  • 1:21 - 1:23
    khả năng học thêm một ngôn ngữ thứ hai.
  • 1:23 - 1:25
    Trẻ sơ sinh và trẻ em là thiên tài
  • 1:25 - 1:27
    cho đến khi chúng lên bảy tuổi,
  • 1:27 - 1:30
    khả năng của chúng sẽ giảm đi.
  • 1:30 - 1:32
    Sau dậy thì, chúng ta không còn ở trên biểu đồ nữa.
  • 1:32 - 1:35
    Không có một nhà khoa học nào bất đồng với biểu đồ này,
  • 1:35 - 1:37
    nhưng những phòng thí nghiệm trên toàn thế gới
  • 1:37 - 1:40
    đang cố gắng tìm hiểu tại sao nó lại như thế.
  • 1:40 - 1:42
    Cái nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của tôi tập trung
  • 1:42 - 1:44
    vào giai đoạn quan trọng đầu tiên trong sự phát triển --
  • 1:44 - 1:46
    và đó là khoảng thời gian mà
  • 1:46 - 1:49
    những đứa trẻ cố gắng nhận biết những âm điệu sử dụng trong ngôn ngữ của chúng.
  • 1:49 - 1:52
    Chúng tôi nghĩ là bằng việc nghiên cứu về cách những đứa trẻ tiếp thu âm điệu
  • 1:52 - 1:54
    chúng tôi sẽ có một một hình cho ngôn ngữ đó,
  • 1:54 - 1:57
    và có thể là cho những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ
  • 1:57 - 1:59
    về cách xã giao, cảm xúc
  • 1:59 - 2:01
    và sự phát triển tư duy.
  • 2:01 - 2:03
    Vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu những đứa trẻ
  • 2:03 - 2:05
    sử dụng một phương pháp mà chúng ta sử dụng khắp mọi nơi trên toàn thế giới
  • 2:05 - 2:07
    và âm điệu của mọi ngôn ngữ.
  • 2:07 - 2:09
    Đứa trẻ ngồi trong lòng của mẹ,
  • 2:09 - 2:11
    và chúng tôi dạy chúng lắc đầu mỗi khi một âm điệu thay đổi --
  • 2:11 - 2:13
    ví dụ như từ "a" tới "i".
  • 2:13 - 2:15
    Nếu chúng làm như thế vào thời điểm thích hợp,
  • 2:15 - 2:17
    cái hộp đen sẽ sáng lên
  • 2:17 - 2:19
    và một con gấu trúc sẽ đánh một hồi trống.
  • 2:19 - 2:21
    Một đứa trẻ sáu tháng tuổi rất thích thú với thí nghiệm này.
  • 2:21 - 2:23
    Chúng ta đã thấy được gì?
  • 2:23 - 2:25
    Thật vậy, mọi đứa trẻ trên thế giới
  • 2:25 - 2:27
    đều là những con người mà tôi gọi là
  • 2:27 - 2:29
    công dân của thế giới
  • 2:29 - 2:32
    Chúng có thể phân biệt mọi âm điệu của mọi ngôn ngữ,
  • 2:32 - 2:35
    bất kể quốc gia nào mà chúng tôi kiểm tra và bất kể ngôn ngữ nào mà chúng tôi sử dụng.
  • 2:35 - 2:38
    Và điều đặc biệt ở đây là tôi và các bạn không thể làm được như thế.
  • 2:38 - 2:40
    Chúng ta là những người lắng nghe theo sự ràng buộc của văn hóa.
  • 2:40 - 2:42
    Chúng ta có thể phân biệt âm điệu của ngôn ngữ của chúng ta,
  • 2:42 - 2:44
    nhưng chúng ta không thể làm điều đó với tiếng nước ngoài.
  • 2:44 - 2:46
    Vì vậy dẫn đến một thắc mắc,
  • 2:46 - 2:48
    khi nào những công dân của thế giới đó
  • 2:48 - 2:51
    trở thành những người lắng nghe theo văn hóa ngôn ngữ như chúng ta?
  • 2:51 - 2:54
    Và câu trả lời là: trước ngày sinh nhật lần thứ nhất của chúng.
  • 2:54 - 2:57
    Cái mà bạn thấy ở đây là hiệu suất của thí nghiệm xoay đầu
  • 2:57 - 2:59
    của nhưng đứa trẻ được kiểm tra ở Nhật và Mỹ,
  • 2:59 - 3:01
    ở Seattle,
  • 3:01 - 3:03
    khi chúng nghe âm "ra" và "la" --
  • 3:03 - 3:06
    những âm quan trọng trong tiếng Anh, nhưng lại không quan trọng trong tiếng Nhật.
  • 3:06 - 3:09
    Từ khoảng sáu đến tám tháng, những đứa trẻ hoàn toàn giống nhau.
  • 3:09 - 3:12
    Hai tháng sau một điều kì diệu xảy ra.
  • 3:12 - 3:14
    Những đứa trẻ ở Mỹ tiến triển tốt hơn,
  • 3:14 - 3:16
    những đứa trẻ ở Nhật thì lại tiến triển thụt lùi,
  • 3:16 - 3:18
    nhưng cả hai nhóm trẻ em
  • 3:18 - 3:21
    đang chuẩn bị cho cùng một ngôn ngữ mà chúng sẽ học.
  • 3:21 - 3:24
    Vì vậy câu hỏi ở đây là, chuyện gì đang xảy ra
  • 3:24 - 3:26
    trong thời gian hai tháng quan trọng này?
  • 3:26 - 3:28
    Đây là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của âm thanh,
  • 3:28 - 3:30
    nhưng điều gì đang xảy ra ở đó?
  • 3:30 - 3:32
    Có hai điều đang xảy ra.
  • 3:32 - 3:35
    Thứ nhất, những đứa trẻ vừa chăm chú lắng nghe chúng ta,
  • 3:35 - 3:38
    vừa thu nhập số liệu khi chúng nghe những gì chúng ta nói --
  • 3:38 - 3:40
    chúng đang thu nhập số liệu.
  • 3:40 - 3:43
    Vậy hãy lắng nghe hai người mẹ nói bằng ngôn ngữ của mẹ --
  • 3:43 - 3:46
    ngôn ngử phổ thông mà chúng ta dùng khi nói chuyện với trẻ em --
  • 3:46 - 3:49
    đầu tiên bằng Tiếng anh và sau đó bằng tiếng Nhật.
  • 3:49 - 3:52
    (Video) Người mẹ từ Mỹ: Ah, Mẹ yêu đôi mắt vừa to vừa xanh của con --
  • 3:52 - 3:55
    thật là đẹp và đáng yêu.
  • 3:56 - 4:02
    Người mẹ Nhật: [ tiếng Nhật ]
  • 4:02 - 4:04
    Patricia Kuhl: Trong quá trình xây dựng một cuộc hội thoại
  • 4:04 - 4:06
    khi những đứa trẻ lắng nghe,
  • 4:06 - 4:08
    cái mà chúng thức sự làm là thu nhập số liệu
  • 4:08 - 4:11
    của ngôn ngữ mà chúng nghe.
  • 4:11 - 4:14
    Và những sự phân bố đó lớn dần lên.
  • 4:14 - 4:16
    Và điều mà chúng ta đã khám phá ra
  • 4:16 - 4:19
    chính là những đứa trẻ rất nhạy cảm với các thống kê,
  • 4:19 - 4:22
    và số liệu thống kê của tiếng Nhật và tiếng Anh rất khác nhau.
  • 4:22 - 4:25
    Tiếng Anh có rất nhiều âm R và L
  • 4:25 - 4:27
    điều mà sự phân bố cho ta thấy.
  • 4:27 - 4:29
    Và sự phân bố của tiếng Nhật thì hoàn toàn khác,
  • 4:29 - 4:32
    ở đây chúng ta thấy một nhóm của những âm điệu trung trung,
  • 4:32 - 4:35
    được biết đến như âm R của tiếng Nhật
  • 4:35 - 4:37
    Vì vậy những đứa trẻ tiếp thu
  • 4:37 - 4:39
    các thông kê của ngôn ngữ đó
  • 4:39 - 4:41
    và điều đó làm thay đổi bộ óc của chúng;
  • 4:41 - 4:43
    từ những người công dân của tế giới
  • 4:43 - 4:46
    thành những người lắng nghe theo văn hóa dân tộc như chúng ta.
  • 4:46 - 4:48
    Nhưng những người lớn như chúng ta
  • 4:48 - 4:50
    không thể tiếp thu những sác xuất đó được nữa.
  • 4:50 - 4:53
    Chúng ta đã bị chi phối bởi những âm thanh trong trí nhớ
  • 4:53 - 4:56
    mà đã được hình thành rất sớm trong quá trình phát triển của chúng ta.
  • 4:56 - 4:58
    Những gì chúng ta đang thấy ở đây
  • 4:58 - 5:01
    đang thay đổi nhận thức của chúng ta về quá trình phát triển của trẻ.
  • 5:01 - 5:04
    Chúng ta đang tranh luận từ góc nhìn của toán học
  • 5:04 - 5:07
    rằng quá trình học ngôn ngữ có thể chậm lại
  • 5:07 - 5:09
    khi sự phân bố (của các thống kê) trở nên ổn định.
  • 5:09 - 5:12
    Điều này gây ra nhiều thắc mắc về những người biết nói hai thứ tiếng.
  • 5:12 - 5:16
    Những người nói ha tứ tiếng phải có trong đầu 2 bộ thống kê cùng một lúc
  • 5:16 - 5:19
    và dùng chúng ở thời điểm khác nhau,
  • 5:19 - 5:21
    tùy theo người mà họ đang nói chuyện.
  • 5:21 - 5:23
    Vì vậy chúng tôi tự hỏi,
  • 5:23 - 5:26
    những đứa trẻ có thể tính thu nhập số liệu của một ngôn ngữ hoàn toàn mới không?
  • 5:26 - 5:28
    Và chúng tôi kiểm tra điều này bằng cách cho những đứa trẻ Mỹ
  • 5:28 - 5:30
    những đứa chưa bao giờ tiếp cận một ngôn ngữ thứ hai,
  • 5:30 - 5:33
    tiếp cận với tiếng Trung Quốc lần đầu tiên trong quá trình phát triển của chúng.
  • 5:33 - 5:35
    Chúng tôi biết rằng, khi những người nói một thứ tiếng được kiểm tra
  • 5:35 - 5:38
    ở Taipei và Seattle về âm điệu của tiếng Trung Quốc
  • 5:38 - 5:40
    cho kết quả giống nhau.
  • 5:40 - 5:42
    Sáu, tám tháng, chúng hoàn toàn như nhau.
  • 5:42 - 5:45
    Hai tháng sau, một điều kì diệu xảy ra.
  • 5:45 - 5:48
    Nhưng những đứa trẻ Đài Loan cho kết quả tốt hơn chứ không phải những đứa trẻ Mỹ.
  • 5:48 - 5:51
    Cái mà chúng tôi làm là để cho những đứa trẻ Mỹ, trong khoảng thời gian này
  • 5:51 - 5:53
    tiếp cận với tiếng Trung Quốc.
  • 5:53 - 5:56
    Giống như các bạn có bà con người Trung Quốc đến thăm trong vòng một tháng
  • 5:56 - 5:58
    và họ đến ở nhà của bạn
  • 5:58 - 6:00
    và nói chuyện với những đứa trẻ 12 lần.
  • 6:00 - 6:02
    Đây là những gì chúng tôi làm trong thí nghiệm này.
  • 6:02 - 6:24
    (Video)Người nói tiếng Trung Quốc: [ tiếng Trung Quốc ]
  • 6:24 - 6:26
    PK: Vậy chúng tôi đã làm gì với bộ não bé nhỏ của chúng?
  • 6:26 - 6:29
    (Cười)
  • 6:29 - 6:31
    Chúng tôi đã phải có một nhóm kiểm soát
  • 6:31 - 6:33
    để bảo đảm rằng chỉ với việc vào phòng thí nghiệm
  • 6:33 - 6:35
    không thể cải thiện khả năng nói tiếng Trung của bạn.
  • 6:35 - 6:37
    Vì vậy một nhóm trẻ em đến và nghe tiếng Anh.
  • 6:37 - 6:39
    Và chúng ta có thể thấy từ biểu đồ
  • 6:39 - 6:41
    rằng tiếp cận với tiếng Anh không cải thiện tiếng Trung của chúng.
  • 6:41 - 6:43
    Những hãy nhìn vào những gì đã xảy ra với những đứa trẻ
  • 6:43 - 6:45
    mà được tiếp cận với tiếng Trung 12 lần.
  • 6:45 - 6:47
    Chúng đã rành tiếng Trung như những đứa trẻ ở Đài Loan
  • 6:47 - 6:50
    những đứa trẻ đã nghe tiếng Trung trong 10 tháng rưỡi.
  • 6:50 - 6:52
    Điều mà thí nghiệm này chứng minh
  • 6:52 - 6:54
    chính là những đứa trẻ thu nhập số liệu của ngôn ngữ mới.
  • 6:54 - 6:58
    Bất cứ cái gì bạn để trước mặt chúng, chứng sẽ thu nhập số liệu của cái đó.
  • 6:58 - 7:00
    Nhưng chúng tôi tự hỏi con người
  • 7:00 - 7:02
    đã có ảnh hưởng gì
  • 7:02 - 7:04
    trong thí nghiệm này.
  • 7:04 - 7:06
    Vì vậy chúng tôi kiểm tra một nhóm trẻ em nữa
  • 7:06 - 7:09
    bằng cách mà chúng tôi đã làm như trước, vẫn 12 lần,
  • 7:09 - 7:11
    nhưng bằng tivi
  • 7:11 - 7:14
    và một nhóm trẻ em khác chỉ tiếp cận duy nhất với âm thanh
  • 7:14 - 7:16
    và nhìn vào con thú bông ở trên màn hình.
  • 7:16 - 7:19
    Chúng ta đã làm gì với bộ não của chúng?
  • 7:19 - 7:22
    Cái mà bạn thấy ở đây là kết quả của những đứa trẻ chỉ tiếp cận với âm thanh --
  • 7:22 - 7:24
    không học được thêm bất cứ cái gì --
  • 7:24 - 7:27
    và kết quả của những đứa trẻ xem tivi --
  • 7:27 - 7:29
    cũng không học được điều gì.
  • 7:29 - 7:31
    Nó đòi hỏi một con người
  • 7:31 - 7:33
    để cho những đứa trẻ thu nhập số liệu.
  • 7:33 - 7:35
    Bộ não xã hội điều khiển
  • 7:35 - 7:37
    khi những đứ trẻ thu nhập số liệu.
  • 7:37 - 7:39
    Chúng tôi muốn vào trong bộ não của chúng
  • 7:39 - 7:41
    và xem sự khác biệt này xảy ra
  • 7:41 - 7:43
    khi những đứa trẻ xem tivi
  • 7:43 - 7:45
    thay vì tiếp xúc với con người.
  • 7:45 - 7:47
    May thay, chúng tôi có một thiệt bị mới,
  • 7:47 - 7:49
    gọi là magnetoencephalography,
  • 7:49 - 7:51
    cho phép chúng tôi làm được điều này.
  • 7:51 - 7:53
    Nó nhìn giống như máy sấy tóc ở Sao hỏa.
  • 7:53 - 7:55
    Nhưng nó hoàn toàn an toàn,
  • 7:55 - 7:58
    hoàn toàn im lặng.
  • 7:58 - 8:00
    Chúng ta đang nhìn thấy chính xác đến từng mili mét
  • 8:00 - 8:02
    về chiều dài
  • 8:02 - 8:04
    và chính xác đến từng mili giây
  • 8:04 - 8:06
    sử dụng 306 SQUID --
  • 8:06 - 8:08
    đây là những thiết bị
  • 8:08 - 8:10
    lượng tử siêu dẫn --
  • 8:10 - 8:12
    để lọc ra những từ trường
  • 8:12 - 8:14
    thay đổi khi chúng ta suy nghĩ.
  • 8:14 - 8:16
    Chúng ta là những người đầu tiên trên thế giới
  • 8:16 - 8:18
    nghiên cứu những đứa trẻ
  • 8:18 - 8:20
    với cái máy MEG
  • 8:20 - 8:22
    khi bọn trẻ đang học tập.
  • 8:22 - 8:24
    Đây là bé Emma.
  • 8:24 - 8:26
    Bé ấy được sáu tháng tuổi.
  • 8:26 - 8:28
    Và bé ấy đang lắng nghe nhiều thứ tiếng khác nhau
  • 8:28 - 8:31
    bằng cái tai nghe ở trong tai cô ấy.
  • 8:31 - 8:33
    Bạn có thể thấy, bé gái này có thể di chuyển được.
  • 8:33 - 8:35
    Chúng tôi đang theo dõi diễn biến của bộ não của cô ấy
  • 8:35 - 8:37
    với một quả cầu nhỏ trong cái nón,
  • 8:37 - 8:40
    để cô ấy có thể tự do di chuyển.
  • 8:40 - 8:42
    Đây là một kỹ thuật chưa từng có.
  • 8:42 - 8:44
    Chúng ta đang thấy gì ở đây?
  • 8:44 - 8:46
    Chúng ta đang thấy bộ não của đứa bé này
  • 8:46 - 8:49
    Khi đứa bé nghe một từ trong ngôn ngữ của cô ấy
  • 8:49 - 8:51
    vùng âm thanh trong đầu cô ấy sáng lên,
  • 8:51 - 8:53
    và sau đó những vùng xung quanh
  • 8:53 - 8:56
    có liên quan đến tư duy,
  • 8:56 - 8:58
    làm cho bộ não hoạt động với những vùng khác nhau,
  • 8:58 - 9:00
    và vì thế,
  • 9:00 - 9:03
    một vùng của bộ não làm cho vùng khác bắt đầu hoạt động.
  • 9:03 - 9:05
    Chúng ta đang đi trên
  • 9:05 - 9:08
    một thời đại vàng
  • 9:08 - 9:11
    của kiến thức về sự phát triển của bộ não của trẻ em.
  • 9:11 - 9:13
    Chúng ta sẽ có đủ khả năng để thấy bộ não của một đứa trẻ
  • 9:13 - 9:15
    khi chúng trải qua một cảm xúc nào đó,
  • 9:15 - 9:17
    khi chúng học nói và đọc,
  • 9:17 - 9:19
    khi chúng giải một bài toán,
  • 9:19 - 9:21
    khi chúng có một sáng kiến.
  • 9:21 - 9:24
    Và chúng ta có thể có khả năng sáng tạo ra những can thiệp dựa trên não bộ
  • 9:24 - 9:27
    cho những đứa trẻ gặp khó khăn trong học tập.
  • 9:27 - 9:30
    Cũng như nhà thơ và nhà văn miêu tả,
  • 9:30 - 9:32
    chũng ta sẽ thấy, tôi nghĩ,
  • 9:32 - 9:34
    sự mở mang kì diệu,
  • 9:34 - 9:36
    tối đa và hoàn toàn mở mang,
  • 9:36 - 9:39
    của đầu óc của một đứa trẻ.
  • 9:39 - 9:41
    Trong quá trình tìm hiểu về bộ não trẻ em,
  • 9:41 - 9:43
    chúng ta dẽ khám phá những chân lý sâu sắc
  • 9:43 - 9:45
    về cái gì làm con người đặc biệt,
  • 9:45 - 9:47
    và trong quá trình đó,
  • 9:47 - 9:49
    chúng ta có thể giữ đầu óc chúng ta luôn mở rộng để học tập
  • 9:49 - 9:51
    trong suốt cuộc đời của chúng ta
  • 9:51 - 9:53
    Cám ơn
  • 9:53 - 9:56
    (vỗ tay)
Title:
Patricia Kuhl: Thiên tài ngôn ngữ của trẻ em
Speaker:
Patricia Kuhl
Description:

Tại TEDxRainier, Patricia Kuhl chia sẻ một khám phá rất thú vị về cách trẻ em học nhiều ngôn ngữ khác nhau -- bằng cách lắng nghe những người xung quanh chúng nói chuyện và "thu thập thống kê" của những âm mà những đứa trẻ cần phải biết. Các thí nghiệm khéo léo (và chụp hình não) cho thấy những đứa trẻ sáu tháng tuổi dùng những cách tư duy rất sắc sảo để hiểu được tế giới xung quanh chúng.

more » « less
Video Language:
English
Team:
closed TED
Project:
TEDTalks
Duration:
09:57
Nhu Nguyen added a translation

Vietnamese subtitles

Revisions